Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề trang 52 (Cánh diều)
Với soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Bài giảng Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề-Cánh diều
1. Định hướng
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là viết thu hoạch sau khi nghiên cứu về một đề tài đã được thực hiện. Vấn đề nghiên cứu rất đa dạng. phong phú, có thể đó là một vấn đề đặt ra trong học tập gắn với môn học.
- Để viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, các em cần chú ý:
+ Lựa chọn một vấn đề cần phải viết báo cáo nghiên cứu tổng kết (có thể chọn vấn đề liên quan đến các bài đã học hoặc một vấn đề có ý nghĩa đặt ra từ cuộc sống).
+ Tiến hành nghiên cứu theo một quy trình: Xác định mục đích và cách thức nghiên cứu; thu thập và lựa chọn tài liệu; ghi chép, sử dụng các công cụ tra cứu như từ điển, sách, báo, Internet,...; tổng hợp kết quả nghiên cứu.
+ Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo kết quả nghiên cứu. Đề cương của báo cáo kết quả nghiên cứu thường có các nội dung lớn sau đây:
Kết quả nghiên cứu tuy mới chỉ dừng ở mức rèn luyện, tập dượt nhưng các em cần mạnh dạn tìm hiểu, cố gắng để có được những phát hiện của riêng mình; trích dẫn đầy đủ, đúng quy cách; tránh việc đạo văn hoặc vay mượn từ công trình, bài viết của người khác mà không dẫn nguồn tài liệu. Phần cuối báo cáo nêu rõ các tài liệu tham khao (nếu có).
2. Thực hành
Bài báo cáo tham khảo
1. Giới thiệu
Trong văn học trung đại, thơ Đường luật là một hình thức không thể thiếu góp phần làm lên vẻ đẹp của thời kì này. Nhiều nhà thơ không chỉ nhà thơ Trung Quốc mà cả những nhà thơ Việt Nam cũng sử dụng thể loại thơ này để gửi gắm tâm tư, tình cảm sâu lắng của mình vào trong đó qua những lời thơ rất đỗi giản dị và thân thuộc. Bởi vậy, hiểu được hình thức của một bài thơ Đường luật sẽ giúp ta dễ dàng hiểu hơn về nội dung của toàn bài thơ.
2. Cách thức tiến hành nghiên cứu
Căn cứ vào các tác phẩm văn học trung đại trong kho tàng văn học Việt Nam, ta có thể dễ dàng bắt gặp những tác phẩm được làm theo thể thơ Đường luật của một số tác giả như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… Dựa trên việc phân tích một số bài thơ tiêu biểu nhằm làm nổi bật lên đặc điểm hình thức của thơ Đường luật.
3. Bài thơ Đường luật
* Hai thể thơ chính được sử dụng nhiều trong kho tàng văn học Việt Nam là
- Thất ngôn bát cú Đường luật: Câu cá mùa thu, Tự tình
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Bánh trôi nước, Tỏ lòng
* Bố cục chung của một bài thơ Đường luật
- Gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết
- Về nguyên tắc, thơ Đường luật là đối, nó được thể hiện ở chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của câu trên phải đối với chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của câu về âm và về ý. Để nới lỏng hơn về luật thơ, người ta thường quy ước đối chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật.
Ví dụ: trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, trong câu 1 và câu 2 của bài thơ ta bắt gặp sự đối ý:
Câu 1: ao thu, trong veo
Câu 2: một chiếc thuyền câu, tẻo teo
- Về đối âm (luật bằng trắc), thơ Đường luật dựa trên thanh bằng và thanh trắc, thường xuất hiện ở các chữ 2, 4, 6 và 7 trong một câu thơ. Nếu chữ thứ hai của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có “luật bằng” và nếu chữ thứ hai câu đầu dùng thanh trắc thì bài thơ có “luật trắc”. Trong một câu, chứ thứ 2 và 6 phải giống nhau về thanh điệu và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Nếu nằm ngoài hai cách kia thì bài thơ được làm theo thể thất luật.
Ví dụ: trong hai câu thơ đầu bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, ta có thể nhận thấy bài thơ được làm theo luật bằng:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
B B T T T B B
Hay trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, bài thơ cũng sử dụng luật bằng:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
B B B T T B B
- Về nguyên tắc, câu 3-4 và 5-6 phải đối nhau. Đối là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép hay đối động từ-động từ, danh từ-dạnh từ. Đối cảnh thường là cảnh động-cảnh tĩnh, cảnh trên-dưới… Nếu trong thơ luật câu 3-4 hoặc 5-6 không đối nhau thì được gọi là thất đối.
Ví dụ: Trong bài thơ Tự tình của Xuân Quỳnh, câu 5-6 đối với nhau cả về động từ, danh từ và đối cảnh:
Động từ: xiên-đâm
Danh từ: rêu-đá
Đối cảnh: mặt đất-chân mây
3. Kết luận
Trên đây là một số điểm nổi bật trong hình thức thơ Đường luật Việt Nam. Đó là sự kết hợp giữa luật lệ, phép đối tạo nên một sự cân đối, hài hòa trong lời thơ, ý cảnh của từng tác phẩm. Mặc dù nó đã được các tác giả tinh giản đi trong cách sử dụng cũng như luật lệ, nhưng nó vẫn mang sự đặc trưng của thơ ca Việt Nam giản dị, gần gũi và thấm đượm tình cảm của tác giả.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 43
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51
Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều