Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm trang 81 (Cánh diều)

Với soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 7,648 09/12/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Bài giảng Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm-Cánh diều

1. Định hướng

a) Trong cuộc sống, mỗi người thường có những cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại lâu ngày thành thói quen, có những quan niệm (cách hiểu, nhận thức,...) đã thành nếp nghĩ, khó thay đổi. Có nhiều thói quen tốt, quan niệm đúng đắn cần giữ gìn, phát huy. Tuy vậy, cũng có những thói quen xấu, quan niệm lạc hậu cần phải thay đổi, từ bỏ vì chúng tạo ra tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cá nhân hoặc cộng đồng.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm là nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người có thói quen, quan niệm chưa đúng, tiêu cực thay đổi theo chiều hướng đúng dặn, tích cực.

b) Để viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, các em cần chú ý.

- Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào).

- Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ.

- Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó. Một số loại dẫn chứng có thể lựa chọn sử dụng là số liệu thống kê, ví dụ cụ thể, sự kiện hoặc tỉnh huống mà bản thân em đã trải qua, các câu chuyện truyền tải thông điệp phù hợp với quan điểm của em, các trích dẫn phát biểu của những người có liên quan,...

- Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em.

2. Thực hành

Đề bài: Một người bạn của em luôn tin tưởng và hành động theo phương châm “Im lặng là vàng”. Hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục người bạn đó cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.

Bài viết tham khảo

Im lặng là vàng – một phương châm có thể coi là sống còn của một số người khi họ nghĩ rằng nó là đúng. Tôi cũng vậy, có một người bạn luôn tin tưởng và hành động theo phương châm đó và tôi nghĩ rằng nó không hoàn toàn đúng. Tôi muốn câu ấy và mọi người biết rằng “Im lặng là vàng” không đúng trong rất nhiều trường hợp.

Vàng luôn được dùng để so sánh với những thứ quý giá mà ta không thể cân, đo, đong và đếm được như thời gian là vàng. Theo quan điểm trên, im lặng cũng được coi là như vậy. Im lặng là chỉ sự bình thản, không hành động, không phản kháng trước bất cứ sự vật, sự việc gì. Nó được ví quý như vàng với một số người và điều đó là không đúng.

Phải, im lặng trong một vài trường hợp có thể coi là vàng thật. Ví dụ, bạn và mọi người đang có một cuộc cãi vã rất lớn và đang đứng trước bờ vực của sự tan vỡ tình cảm, lúc này, im lặng có thể coi là một lựa chọn tốt để bạn có thể giữ được tình cảm đó, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Nhưng trong những trường hợp khác, nó thật sự không đúng. Khi bạn thấy một người làm sai, bạn tiếp tục im lặng để giữ cho mọi chuyện được êm xuôi, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang giết chết người kia. Họ sẽ vẫn làm sai và có khi là càng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn nói ra, chỉ ra lỗi sai của họ, giải thích cho họ hiểu có lẽ họ sẽ không phạm sai lầm nghiêm trọng. Nhưng vì sự hèn nhát đó của bạn, nó có thể phá hủy một con người. Một người hôm nay ăn trộm cái kẹo, nếu bạn không nhắc nhở chúng thì sau này có thể chúng sẽ ăn trộm những thứ lớn hơn như tiền bạc, của cải giá trị. Đừng lo sợ động vào lòng tự ti của họ bởi người sai là họ.

Bạn lầm tưởng “Im lặng là vàng” nhưng đôi khi nó sẽ là một con dao hai lưỡi “giết chết” cả một con người. Ai cũng muốn chuyện xấu của mình được dấu đi và chuyện tốt được nói đến nhưng chuyện tốt khó học, chuyện xấu dễ lây. Chúng ta không thể cứ im lặng mãi mà để mặc đúng sai, thị phi của xã hội. Mỗi người đều là một phần của xã hội, là một người tạo nên xã hội nên chúng ta cần phải có trách nhiệm với nó.

Trong một số trường hợp, im lặng là đúng nhưng ta cũng cần phải lên tiếng đúng lúc, đúng nơi để ngăn chặn những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra. Và đương nhiên “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, chúng ta nên dùng lời lẽ một cách thuyết phục, nhẹ nhàng và mang ý nghĩa tích cực để tránh xảy ra những cuộc tranh chấp không mong muốn. Hãy là một người hiểu lí lẽ và sáng suốt trong mọi trường hợp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 63

Soạn bài Xúy Vân giả dại

Soạn bài Mắc mưu Thị Hến

Soạn bài Thị Mầu lên chùa

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 80

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác

Soạn bài Tự đánh giá: Xử kiện

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 91

1 7,648 09/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: