Soạn bài Người ở bến sông Châu (Cánh diều)
Với soạn bài Người ở bến sông Châu Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
Soạn bài Người ở bến sông Châu
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý:
+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chia sẻ những hiểu biết ấy.
Trả lời:
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.
+ Nhân vật chính trong truyện là Dì Mây, có số phận đáng thương, phải chịu nhiều đớn đau, mất mát, hi sinh. Tính cách nhân vật được thể hiện trong tình huống khi dì trở về chú San đã đi lấy vợ mới và khi vợ chú San vượt cạn thiếu tháng.
+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là sự mất mát, tổn thương của những con người trong chiến tranh. Người kể chuyện có thái độ thương xót, cảm thông trước số phận của Dì Mây.
+ Hậu quả của chiến tranh là không chỉ để lại những mất mát, tổn thương về thể xác mà còn mang tới những nỗi đau về tinh thần không sao quên được.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản thể hiện những góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh. Qua đó rút ra bài học cho con người sống nhân ái, yêu thương và bao dung hơn.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Trả lời:
- Dì Mây trở về làng sau bao năm xa quê nhưng khi trở về thì chú San – người yêu của dì đã không chờ được mà đi lấy vợ mới.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
Trả lời:
- Lời đối thoại giữa dì Mây và chú San: Dì cương quyết bảo chú về, không muốn nói chuyện vì mọi chuyện đã kết thúc, chú San vẫn cố gắng muốn nói lời xin lỗi tới dì.
à Tính cách cương quyết, dứt khoát của dì Mây
- Lời bình luận của người kể:
+ Bố ngồi bó gối quay mặt đi nơi khác. Mẹ ngại ngùng chào đãi bôi. Ông tra thuốc vào nõ điếu, rít liên tục.
+ Dì Mây nuốt nước mắt vào trong; dì chống nạng gỗ, lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ, dì May thở hổn hển, tay vịn cảnh dựa hẳn vào cây bưởi, dì Mây tức tưởi;
+ Chú San đứng phắt dậy đi theo, chú San nắm hai tay đập liên hồi vào thân cây. Lá bưởi xào xạc. Vài con chim giật mình bay vút len không trung.
à Sự chua xót, tổn thương sâu sắc của dì Mây.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn này.
Trả lời:
- Tác dụng:
+ Tạo khung cảnh lặng im, buồn, âu sầu làm khắc họa lên rõ nét tâm trạng của dì San và chú Mây.
+ Khắc họa không gian thơ mộng, chan chứa tình yêu thường giữa đôi trai gái.
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình dung tâm trạng của các nhân vật
Trả lời:
Tâm trạng của các nhân vật:
- Chú San: Nhớ lại những hồi ức kỉ niệm xưa cũ trong sự tiếc nuối, nhớ nhung
- Dì Mây: Cũng thể hiện sự trân trọng những tình cảm quý giá, trân trọng.
Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về quyết định của nhân vật dì Mây
Trả lời:
- Thái độ và quyết định của dì Mây thể hiện sự cương quyết, cứng rắn của dì. Mặc dù buồn bã và tiếc nuối nhưng dì vẫn quyết tâm dứt khoát với chú San.
Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý thái độ của các nhân vật
Trả lời:
- Thái độ của dì Mây: ngượng ngùng tiếp khách, ngẩn ngơ nhìn hoa gạo đỏ rắc đầy bến sông Châu, dì mơ màng như không nghe lời Mai nói, dì thở dài, nuối tiếc.
- Thái độ người ở xóm Trại: người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa.
- Thái độ của Mai: an ủi dì.
Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Chi tiết mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ cho ta thấy được sự thay đổi của mái tóc khi dì đi bồ đội. Đối với người con gái, mái tóc tượng trưng cho vẻ đẹp, vậy mà tham gia chiến đấu rồi, dì đã không còn giữ được mái tóc trước kia nữa, nó "rụng nhiều, xơ và thưa" nhiều do hậu quả mà chiến tranh để lại.
Câu 8 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây.
Trả lời:
- Tâm trạng của dì Mây: dì nao lòng, có hôm bỏ bữa; dì chợt thoảng buồn.
Câu 9 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách
Trả lời:
- Tình huống vợ chú San - cô Thanh vượt cạn thiếu tháng và dì Mây đã cố gắng hết sức đỡ đẻ cho cô mặc kệ lời thím Ba can ngăn.
à Qua tình huống này thể hiện sự tốt bụng, vị tha, nhân hậu của dì Mây.
Câu 10 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Trả lời:
Theo em, dì Mây lại khóc vì dì sót thương trước số phận bất hạnh của chính bản thân mình.
Câu 11 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh.?
Trả lời:
- Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi cho em có những suy ngẫm về những hậu quả chiến tranh để lại. Con mât mẹ, gia đình tan nát, đau thương, đó là nỗi đau dai dẳng, lặng thầm nhưng không kém phần dữ dội ở số phận, cuộc đời của hai nhân vật.
Câu 12 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng nào?
Trả lời:
- Thông tin đoạn: những bàn tán về dì Mây với câu chuyện dì lấy chồng.
Câu 13 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
Trả lời:
- Sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây: lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau lại êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sâu thảm con tim người lính.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Trả lời:
à Cách xây dựng cốt truyện của tác giả đặc sắc ở chỗ tác giả đã cụ thể hóa những sự kiện, biến cố, hành động trong truyện giúp cho người đọc có những cái nhìn trầm lặng, sâu lắng về chủ đề chiến tranh thông qua nhân vật dì Mây.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện
Trả lời:
- Dì Mây là nhân vật trung tâm trong câu chuyện này.
Trả lời:
- Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn: Dì Mây
Trả lời:
- Cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật trên bến sông Châu:
+ Trong mắt hai người không phải màn đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sống.
+ Bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lỗi xuống đò....
+ Người con gái chèo đò đưa người con trai đi nước ngoài học. Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh... người con gái bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu. Con đò cứ trôi đi, chở hai người lặng im ôm nhau như không hề có chiến tranh, không có cuộc chia ly.
+ Hai người kể lại cho nhau nghe những hồi ức đẹp "Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu", "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh".
+ Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ, tình yêu, tình thương lại bùng lên bớt chợt, cồn cào, da diết.
+ Không khí ngột ngạt nghẹt thở. Đó đây im ắng hãi hùng như đang dồn nén cho một trận cuồng phong bão tố sắp cuộn lên ở bến sông Châu.
à Bút pháp miêu tả cảnh đã giúp làm nổi bật lên tâm trạng, cảm xúc đau buồn, tiếc nuối, những suy nghĩ "chúng ta sẽ làm lại", "anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau" giằng xé nội tâm của hai nhân vật dì Mây và chú San.
Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
Trả lời:
Không gian |
Trên bến sông Châu, ở nhà dì Mây, ở nhà chú San. |
Thời gian |
Khi dì Mây đi lính trở về, chú San lấy vợ. |
Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện: |
Nó gắn liền với tình yêu của dì Mây và chú San, đồng thời nó hiện lên sự thật nghiệt ngã về chiến tranh đầy tan tác, đau thương. |
Trả lời:
-Truyện ngắn Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh) người kể chuyện toàn tri mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.
Trả lời:
Thông qua truyện ngắn Người ở bến sông Châu của nhà văn Sương Nguyệt Minh, đã cho em thấy sự nghiệt ngã về cuộc chiến tranh để lại thông qua hình ảnh người phụ nữ. Đó là một người phụ nữ rất đẹp, rất sắc sảo thông minh, đầy lòng nhân hậu vị tha... Nhưng người phụ nữ ấy có "định mệnh của nàng Kiều", nỗi đau thân thế cứ vây hãm cuộc đời của họ. Chiến tranh đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của người phụ nữ trở về sau chiến tranh. Chưa bao giờ, trong văn học Việt Nam xuất hiện người phụ nữ trở về sau chiến tranh lại bi thương đến vậy. Đành rằng hiện thực chiến tranh còn bi thảm hơn thế, nhưng những gì từ trước mà thế hệ trẻ ngày hôm nay biết được đều mang vẻ bi tráng hào hùng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Thực hành Tiếng Việt trang 54, 55
Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều