Soạn bài Đừng gây tổn thương trang 100 (Cánh diều)

Với soạn bài Đừng gây tổn thương Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 5,962 23/10/2022
Tải về


Soạn bài Đừng gây tổn thương

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Đừng gây tổn thương là văn bản trích từ tác phẩm Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay của Ca-ren Ca-xây (Karen Casey).

- Đọc trước văn bản Đừng gây tổn thương và tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm, lựa chọn những thông tin liên quan để giúp em hiểu thêm văn bản nghị luận này.

Trả lời:

+ Karen Casey sinh năm 1947, là một tác giả nổi tiếng của Mỹ chuyên về tâm lý và nghệ thuật sống.

+ Tác phẩm Khi Ta Thay Đổi Thế Giới Sẽ Đổi Thay đã đưa tên tuổi Casey lên tầm quốc tế

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:  Rất khó để chúng ta biết được mình có đang gây ra tổn thương cho người khác không, đặc biệt khi họ không bị tổn hại gì về thân thể thì càng khó. Sự tổn thương có thể được ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau và chắc chắn rằng tất cả đều không cảm thấy hạnh phúc. Đừng gây tổn thương người khác bằng lời nói. Phương pháp giải quyết nó là tập trung trí óc, tuân theo quy tắc ứng xử cơ bản: Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe. Mỗi ngày đừng gây tổn thương cho ai là một phương pháp quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc, cam kết với bản thân mỗi ngày. Chỉ cần cố gắng, chúng ta đều có thể làm được và không ai sẽ phải bị tổn thương.

Soạn bài Đừng gây tổn thương Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý cách nêu vấn đề của tác giả

Trả lời:

- Cách nêu vấn đề của tác giả được bắt đầu bằng một câu hỏi gợi mở "Đừng bao giờ khiến người khác tổn thương" ư?"

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề gì?

Trả lời:

- Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề: sự tổn thương bằng lời nói.

Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác.

Trả lời:

- Cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác: Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép hay đôi môi trễ xuống… bộc lộ cảm xúc thật.

Trực diện và khách quan.

Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận biết các lí lẽ và dẫn chứng của người viết.

Trả lời:

Lí lẽ:

Bằng chứng:

Phương pháp giải quyết vấn đề này là tập trung trí óc.

Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe. Tôi muốn bạn nhớ lại câu chuyện về người phóng viên vẫn mua báo từ một ẻ bán báo vô văn hóa...

Câu 5 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo tác giả, thế nào là “thô lỗ”?

Trả lời:

- Theo tác giả “thô lỗ” là khi “Bất cứ điều gì không thể hiện sự chú tâm của chúng ta thì được coi là sự thô lỗ”.

Câu 6 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý cách lí giải: “Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ”?

Trả lời:

- Chúng ta thô lỗ vì:

+ Vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác

+ Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an

Câu 7 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nội dung “cam kết” ở phần này là gì?

Trả lời:

- Nội dung "cam kết" ở phần này là cách chúng ta cư xử trong cuộc sống, "sống sao cho xứng đáng", "không làm tổn thương người khác".

Câu 8 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả gì?

Trả lời:

 - Không làm tổn thương người khác sẽ khiến cho cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Khiến cho con người cảm thấy yêu thương nhau nhiều hơn.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Em hiểu như thế nào nhan đề Đừng gây tổn thương?

Trả lời:

- Theo em nhan đề Đừng gây tổn thương như một lời giáo dục khuyên răn mọi người về lối sống văn minh, có ý nghĩa mà mỗi người đều phải cố gắng thực hiện.

Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra mối quan hệ giữa phần mở đầu và hai phần sau trong văn bản

Trả lời:

- Phần mở đầu là phần nêu khát quát, giới thiệu vấn đề cần bàn luận tới "Đừng bao giờ khiến người khác tổn thương".

- Phần thứ hai là phần nối tiếp, phần này mở đầu cho việc chỉ ra quan điểm làm sáng tỏ cho vấn đề được nêu ở phần mở đầu. Phần này bày tò về việc đừng gây tổn thương với lí lẽ: Không gây tổn thương bằng lời nói.

Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Dựa vào văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến của tác giả nêu ở phần đầu văn bản: “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”

Trả lời:

- Không lắng nghe khi người khác đang cố nói điều gì với bạn, cảm giác bị lờ đi, không quan tâm tới được ví như cảm giác họ "bị xâm phạm thân thể".

- Coi nhẹ lời nói của người khác.

- Không giao tiếp bằng ánh mắt khi đang nói chuyện

- Không đáp lại khi ai đó cần bạn trả lời

à Tất cả những hành vi dù chỉ là đơn giản, mà ít ai để ý đến cũng có thể gây ra sự tổn thương sâu sắc đến với người khác.

Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích tác hại của việc làm tổn thương người khác và những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”

Trả lời:

Soạn bài Đừng gây tổn thương Cánh diều (ảnh 1)

- Những hệ quả tích cực từ lời cam kết: "Không làm tổn thương người khác”: Giúp cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và yêu đời hơn. Con người sẽ biết yêu thương và quý trọng nhau nhiều hơn.

Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản “Đừng gây tổn thương” có ý nghĩa gì với cuộc sống ngày nay?

Trả lời:

Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản Đừng gây tổn thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống ngày nay. Bởi giới trẻ ngày nay, thường có thái độ thờ ơ, không quan tâm đến lời nói, cảm xúc của người khác, chỉ biết đến bản thân mình. Chính những điều đó vô tình làm tổn thương đến người xung quanh chúng. Vấn đề trong văn bày này giúp chúng ta nhìn nhận về cách đối xử, hành động của bản thân trong cuộc sống tốt hơn, hạn chế được việc "gây tổn thương" cho người khác.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 91

Bản sắc là hành trang

Gió thanh lay động cành cô trúc

Thực hành tiếng Việt trang 105

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

Tự đánh giá: "Phép mầu" kì diệu của văn học

Hướng dẫn tự học trang 115

1 5,962 23/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: