Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo trang 73 (Cánh diều)

Với soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 18,159 03/02/2023
Tải về


Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin cần thiết giúp đọc hiểu bài thơ; chú ý năm ra đời của bài thơ (1982).

- Đọc trước bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo.

- Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy?

Trả lời:

- Nhà thơ Trần Đăng Khoa:

+ Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958.

+ Quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

+ Là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

+ Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam.

+ Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Xuất xứ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo.

+ Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo được nhà thơ Trần Đăng Khoa viết năm 1982, khi là anh lính hải quân cùng đồng đội ở ngoài Trường Sa sóng nước.
- Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy?

+ Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây quần đảo Trường Sa thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa v.v...

+ Cuộc sống của những người chiến sĩ trên đảo rất khó khăn gian khổ nhưng họ lúc nào cũng lạc quan và yêu đời.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài thơ khắc họa hiện thực về cuộc sống khó khăn, gian khổ, thiếu thốn đủ thứ của những người lính trên quần đảo Trường Sa.

Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.

Trả lời:

- Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng: Em - chúng anh, ta.

Sự thân thiết, gần gũi giữa những người lính.

- Sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn thành cánh gà, phông màn là gió Trường Sa.

Hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn lạc quan yêu đời.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Khổ 3, 4: Chú ý chi tiết người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ.

Trả lời:

- Chi tiết những người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ: lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau, gọi đùa nhau là sư cụ, là bà con xa với bụt ốc.

 Ngoại hình đáng thương nhưng vẫn yêu đời.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Bản tình ca của lính đảo đặc biệt ở chỗ mặc dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, cùng cực nhưng họ vẫn luôn luôn lạc quan, yêu đời.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý đến phép điệp trong các khổ thơ 8, 9.

Trả lời:

- Biện pháp điệp trong các khổ thơ 8,9: nào hát lên...

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?

Trả lời:

     Kết thúc bài thơ là một câu cảm thán mang ngữ khí bất ngờ, đặc biệt: “Ô, hóa ra toàn những đá trọc đầu…”, thể hiện thái độ bất ngờ về sự xuất hiện của những người lính đảo. Họ được ví như những hòn đá, chịu nắng chịu mưa để bảo vệ cho an nguy tổ quốc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó.

Trả lời:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là những người lính trên đảo.

- Bố cục bài thơ gồm 2 phần:

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Khái quát về những người lính đảo.

+ Phần 2: Còn lại: Bản tình ca của những người lính

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Sân khấu của buổi biểu diễn: đơn sơ, là không gian của biển cả, có đá san hô, vài tấm tôn. Diên viên, khán giả của buổi biểu diễn: những người lính đảo.

- Lí do tạo ra sự đặc biệt này: khung cảnh biển đảo, sóng to giữ dội, những người lính đảo vẫn giữ được tinh thần lạc quan, tươi trẻ nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ.

- Qua đó, em thấy biết ơn, trân trọng những người lính đảo vô cùng, dù họ đang phải sống trong hoàn cảnh gian khổ, cùng cực nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sáu khổ thơ cuối.

Trả lời:

- Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn.

- Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời.

- Điệp cấu trúc: Nào hát lên.

Tác dụng: Qua các biện pháp tu từ làm cho lời văn trở nên sinh động, sáng tạo, cuốn hút người đọc.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ.

Trả lời:

- Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo theo mạch của một buổi diễn về âm nhạc trên biển đảo, bắt đầu từ những khâu chuẩn bị sân khấu àlúc trình diễn.

- Về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ: ngôn ngữ giản dị, dễ nhớ, dễ hiểu,...

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ về một cuộc sống trên đảo Trường Sa đầy gian khổ, khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ.

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Trả lời:

Giai điệu về những ca khúc của các chiễn sĩ lính đảo ở Trường Sa cứ ngân nga mãi trong đầu em. Giữa khung cảnh gió biển lồng lộng, cùng với lớp sỏi cát bay như lũ chim hoang, một sân khấu ca hát được dựng lên giữa những tảng đá san hô và vài tấm tôn làm cánh gà. Các ca sĩ nơi đây nổi tiếng với những đầu "trọc lốc" cùng với biệt danh siêu ngộ "sư cụ". Có lẽ vậy, khi mà họ cất tiếng hát ngang tàng của mình lên giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây, hình ảnh người lính lại càng được tô đậm thêm nét duyên dáng. Những lời ca tiếng hát cứ thế được vang lên, lúc say đắm, lúc lại ngân vang những nốt cao chót vót đầy tự hào, khiến cho không chỉ em mà những khán giả lắng nghe đều cảm thấy thổn thức. Nhờ những lời bài trong bài hát được thể hiện bởi những ca sĩ "sư cụ" nơi đây, em càng cảm thấy hình tượng người lính giữa đất trời bao la một lần nữa hiện lên sự thiêng liêng, đó là những trách nhiệm lớn lao, như vùng trời biển cả nơi đây, một sự thiêng liêng không gì sánh bằng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tri thức ngữ văn trang 68

Đất nước

Đi trong hương tràm

Mùa hoa mận

Thực hành tiếng Việt trang 79

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ

Tự đánh giá: Khoảng trời, hố bom

Hướng dẫn tự học trang 90

1 18,159 03/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: