Soạn bài Thần Trụ Trời trang 26 (Cánh diều)

Với soạn bài Thần Trụ Trời Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 19274 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thần Trụ Trời

Bài giảng Thần Trụ Trời- Cánh diều

Chuẩn bĩ

- Đọc trước truyện Thần Trụ trời. Tìm hiểu thêm những thông tin về truyện thần thoại Việt Nam từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet,...); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về truyện thần thoại Việt Nam.

- Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp.

Trả lời:

- Truyện thần thoại Việt Nam là tập hợp những truyện dân gian kể về các vị thần, các anh hùng dân tộc, các nhân vật sáng tạo văn hóa và phản ánh quan niệm sống của con người. Truyện thần thoại Việt Nam thường viết theo thể loại tự sự dưới dạng văn xuôi, kể về sự tích các vị thần, phản ánh nhận thức của con người về tự nhiên và xã hội về nguồn gốc của thế giới và con người.

- Em có biết một truyện thần thoại của Việt Nam, đó là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể về đời Hùng Vương, khi giặc Ân lăm le xâm lược bờ cõi nước ta. Vua liền sai sứ đi khắp nơi cầu hiền tài. Đến làng Phù Đổng, sứ giả gặp một cậu bé con của nhà phú ông, ba tuổi biết nói, nằm ngửa không ngồi dậy được. Cậu nhờ mẹ nói: “Mẹ gọi sứ giả tới đây.” Khi sứ giả đến nhà, cậu nói: “Mau về tâu với vua rèn một con ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt.” Sứ giả về tâu với vua và nhà vua làm theo. Ở nhà, cậu bảo mẹ mang thật nhiều cơm đến cho cậu ăn. Người nhà và hàng xóm đều gom góp thức ăn vào cho cậu. Cậu lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc trở thành người cao hơn mười thước. Vừa lúc đó, giặc Ân đến, cậu cưỡi ngựa, cầm kiếm và đội nón, xông vào đánh tan tác kẻ thù. Tới đất Sóc Sơn huyện Kim Hoa, cậu cởi áo giáp cưỡi ngựa bay về trời. Từ đó trở đi, ngày 9 tháng 4 được coi là ngày tưởng nhớ Phù  Đổng Thiên Vương.

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Nội dung chính Thần Trụ Trời: Văn bản nói về sự khám phá thế giới tự nhiên đầy sáng tạo, giải thích những điều mà loài người chưa biết bằng cái nhìn của người xưa.

Soạn bài Thần Trụ Trời Cánh diều (ảnh 1)

Câu 1 trang 26 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện.

Trả lời:

- Thuở chưa có vũ trụ, chưa có muôn loài.

- Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo

Câu 2 trang 26 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Thần đã làm những gì?

Trả lời:

Thần đã dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Cột được đắp lên cao chừng nào thì trời tự như một tấm màn lớn được nâng lên cao chừng nấy.

Câu 3 trang 26 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Mục đích giải thích của người kể thể hiện những chi tiết nào.

Trả lời:

Mục đích giải thích của người kể thể hiện những chi tiết: trời cao, mặt đất chỗ cao, chỗ thấp, không được bằng phẳng, biển cả, cồn đồi, cao nguyên…

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 27 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nêu các sự kiện chính của truyện. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ trời.

Trả lời:

- Sự kiện chính của truyện:

+ Thần xây trụ trời

+ Vun đắp cho cột  cao lên

+ Phá cột đi tạo thành các địa hình khác nhau trên mặt đất.

- Sự kiện có ý nghĩa đến nhan đề là thần phá cột đá đi, ném ra khắp nơi tạo thành những địa hình khác nhau trên mặt đất.

Câu 2 trang 27 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Trả lời:

Một số chi tiết tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua chi tiết hoang đường, kì ảo là:

- Thần ở trong đám mờ mịt, hỗn độn không biết từ bao giờ, rồi một ngày bỗng đứng dậy, dùng đầu đội trời lên, tay đòa đất, đá; đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.

- Thần phá cột đá, ném vung khắp nơi.

- Mỗi hòn đá văng ra tạo thành hòn núi hay hòn đảo.

- Chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ gọi là biển cả…

Câu 3 trang 27 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Truyện Thần Trụ trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác với các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Giống, Su tich Hồ Gươm,...?

Trả lời:

- Truyện thần trụ trời giải thích nguồn gốc của đất trời, của địa hình tự nhiên đa dạng

- Cách giải thích ấy có điểm giống và khác với các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Giống, Su tich Hồ Gươm:

+ Giống: không có cơ sở khoa học, đều xuất phát từ trí tưởng tượng

+ Khác nhau: truyện giải thích chủ yếu liên quan về nguồn gốc của tự nhiên, truyện trong chương trình lớp 6 chủ yếu lí giải về các sự kiện lịch sử dân tộc.

Câu 4 trang 27 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Về hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thân Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em.

Trả lời:

Trong tưởng tượng của em, Thần Trụ trời sẽ là một vị thần to lớn, thân hình lực lưỡng và có sức mạnh phi thường. Khuôn mặt nghiêm túc, cương trực và là người có trách nhiệm.

Câu 5 trang 27 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Trong phần kết, truyện nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tương tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gi?

Trả lời:

Theo em, trong phần kết, truyện nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên, đó là Thần sông, Thần gió, Thần nông, Thần sấm… 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 11

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây

Soạn bài Ra-ma buộc tội

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32

Soạn bài Viết văn về một vấn đề nghị luận xã hội

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Soạn bài Tự đánh giá: Nữ Oa

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 42

1 19274 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: