Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề trang 58 (Cánh diều)

Với soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 14,914 19/10/2022
Tải về


Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Bài giảng Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề-Cánh diều

1. Định hướng

a) Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là giới thiệu, thuyết trình trước người nghe về vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu.

b) Để trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, các em cần chú ý.

- Xác định rõ người nghe là ai để có cách trình bày phù hợp.

- Hiểu rõ nội dung vấn đề để có thể trình bày một cách rõ ràng, tự tin, chính xác,...

- Xác định thời lượng trình bày bài thuyết trình. Chuẩn bị dàn ý bài thuyết trình và các thiết bị hỗ trợ (hiện vật, tranh, ảnh, máy chiếu,...).

- Biết trình bày vấn đề theo trình tự ba phần: mở đầu, nội dung và kết thúc; nói rõ ràng, có cảm xúc; biết kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ và các thiết bị hỗ trợ.

- Tiến hành việc chuẩn bị (có thể chuẩn bị theo nhóm; tìm hiểu tài liệu trên sách, báo, Internet,...) và dự kiến các câu hỏi mà người nghe có thể đặt ra khi thảo luận.

2. Thực hành

Đề bài: Em hãy trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về vấn đề đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

Bài trình bày tham khảo

Chúng ta đã được học, được nghe nhiều bài thơ thời kì trung đại Việt Nam như Câu cá mùa thu, Tự tình hay bài Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan… Tất cả những bài thơ ấy đều được làm theo một thể thơ rất đặc biệt được gọi là Đường luật – một thể loại thơ xuất hiện vào thời nhà Đường ở Trung Quốc và được các nhà thơ Việt Nam sử dụng. Hôm nay, em muốn giới thiệu với mọi người nghiên cứu của mình về đặc điểm hình thức của thơ Đường luật để cùng tìm hiểu xem các nhà thơ Việt Nam đã có những sáng tạo gì để khiến nó trở nên dễ sử dụng, dễ nhớ.

1. Giới thiệu

Trong văn học trung đại, thơ Đường luật là một hình thức không thể thiếu góp phần làm lên vẻ đẹp văn học của thời kì này. Nhiều nhà thơ không chỉ nhà thơ Trung Quốc mà cả những nhà thơ Việt Nam cũng sử dụng thể loại thơ này để gửi gắm tâm tư, tình cảm sâu lắng của mình vào trong đó qua những lời thơ rất đỗi giản dị và thân thuộc. Bởi vậy, hiểu được hình thức của một bài thơ Đường luật sẽ giúp ta dễ dàng hiểu hơn về nội dung của toàn bài thơ.

2. Cách thức tiến hành nghiên cứu

Căn cứ vào các tác phẩm văn học trung đại trong kho tàng văn học Việt Nam, ta có thể dễ dàng bắt gặp những tác phẩm được làm theo thể thơ Đường luật của một số tác giả như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… Dựa trên việc phân tích một số bài thơ tiêu biểu nhằm làm nổi bật lên đặc điểm hình thức của thơ Đường luật.

3. Bài thơ Đường luật

* Hai thể thơ chính được sử dụng nhiều trong kho tàng văn học Việt Nam là

- Thất ngôn bát cú Đường luật: Câu cá mùa thu, Tự tình

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: Bánh trôi nước, Tỏ lòng

Ngoài ra còn có thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

* Bố cục chung của một bài thơ Đường luật

- Gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết

- Về nguyên tắc, thơ Đường luật là đối, nó được  thể hiện ở chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của câu trên phải đối với chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của câu về âm và về ý. Để nới lỏng hơn về luật thơ, người ta thường quy ước đối chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật.

Ví dụ: trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, trong câu 1 và câu 2 của bài thơ ta bắt gặp sự đối ý:

Câu 1: ao thu, trong veo

Câu 2: một chiếc thuyền câu, tẻo teo

- Về đối âm (luật bằng trắc), thơ Đường luật dựa trên thanh bằng và thanh trắc, thường xuất hiện ở các chữ 2, 4, 6 và 7 trong một câu thơ. Nếu chữ thứ hai của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có “luật bằng” và nếu chữ thứ hai câu đầu dùng thanh trắc thì bài thơ có “luật trắc”. Trong một câu, chứ thứ 2 và 6 phải giống nhau về thanh điệu và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Nếu nằm ngoài hai cách kia thì bài thơ được làm theo thể thất luật.

Ví dụ: trong hai câu thơ đầu bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, ta có thể nhận thấy bài thơ được làm theo luật bằng:

Ao   thu   lạnh   lẽo   nước   trong   veo

B      B     T         T     T        B         B

- Về nguyên tắc, câu 3-4 và 5-6 phải đối nhau. Đối là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép hay đối động từ-động từ, danh từ-dạnh từ. Đối cảnh thường là cảnh động-cảnh tĩnh, cảnh trên-dưới… Nếu trong thơ luật câu 3-4 hoặc 5-6 không đối nhau thì được gọi là thất đối.

Ví dụ: Trong bài thơ Tự tình của Xuân Quỳnh, câu 5-6 đối với nhau cả về động từ, danh từ và đối cảnh:

Động từ: xiên-đâm

Danh từ: rêu-đá

Đối cảnh: mặt đất-chân mây

3. Kết luận

Trên đây là một số điểm nổi bật trong hình thức thơ Đường luật Việt Nam. Đó là sự kết hợp giữa luật lệ, phép đối tạo nên một sự cân đối, hài hòa trong lời thơ, ý cảnh của từng tác phẩm. Mặc dù nó đã được các tác giả tinh giản đi trong cách sử dụng cũng như luật lệ, nhưng nó vẫn mang sự đặc trưng của thơ ca Việt Nam giản dị, gần gũi và thấm đượm tình cảm của tác giả.

Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu, phân tích và tổng hợp của em về hình thức của thơ Đường luật, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn bè và thầy cô để bản nghiên cứu của em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 43

Soạn bài Cảm xúc mùa thu

Soạn bài Tự tình (bài 2)

Soạn bài Câu cá mùa thu

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51

Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Soạn bài Tự đánh giá: Thuật hoài (Tỏ lòng) - Phạm Ngũ Lão

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 61

1 14,914 19/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: