Soạn bài Xúy Vân giả dại trang 64 (Cánh diều)

Với soạn bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 19059 lượt xem
Tải về


Soạn bài Xúy Vân giả dại

Bài giảng Xúy Vân giả dại-Cánh diều

Chuẩn bị

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Khi đọc văn bản chèo hoặc tuồng, các em cần chú ý.

+ Văn bản kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó như thế nào?

+ Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nhân vật được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng... như thế nào?

+ Văn bản có các chỉ dẫn sân khấu, các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,... nào được sử dụng? Các chỉ dẫn, biện pháp,... đó giúp em hình dung ra bối cảnh, hành động, tâm trạng.... của nhân vật ra sao?

- Tóm tắt vở chèo:

Xuý Vân, con gái của viên huyện Tể, là người đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định. Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An trọ học để dùi mài kinh sử. Xuý Vân buồn bã trong cảnh chờ đợi. Giữa lúc đó, Trần Phương, một gã nhà giàu phong tỉnh ở Đông Ngàn (Bắc Ninh) tìm cách tán tỉnh nàng, xui nàng giả điện dại để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo. Được tin, Kim Nham vội trở về để chạy chữa cho vợ song không có kết quả. Chàng đành phải làm giấy cho Xuý Vân được tự do. Lúc này, Trần Phương lộ rõ bộ mặt “Sở Khanh". Lỡ làng, đau khổ, Xuý Văn không dám về nhà, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật. Kim Nham quyết chỉ học hành, đỗ đạt cao, được bổ làm quan. Gặp lại vợ cũ, giờ là kẻ ăn xin, chàng sai người mang cho nắm cơm, trong đó có một nén bạc. Bẻ nắm cơm, thấy có nén bạc, hỏi ra mới biết sự tình, Xuý Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

Đoạn trích dưới đây kể sự việc Xuý Vân giả dại theo lời Trần Phương để buộc Kim Nham trả nàng về nhà.

- Đọc trước văn bản Xuý Vân giả dại.

- Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gọi cho em ấn tượng ban đầu như thể nào về nhân vật Xuý Vân?

Trả lời:

- Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diển trên gợi cho em ấn tượng ban đầu về hình ảnh một người phụ nữ có vài phần nhan sắc đang giả điên giả dại giữa chốn đông người.

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Nội dung chính Xúy Vân giả dại: Đoạn trích kể về sự việc Xúy Vân giả dại theo loeif của Trần Phương để buộc Kim Nham trở về nhà.

Soạn bài Xúy Vân giả dại Cánh diều (ảnh 1)

Câu 1 trang 65 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động, cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân.

Trả lời:

- Các chỉ dẫn sân khấu:

+ nói lệch

+ vía

+ hát quá giang

+ đế

+…

Câu 2 trang 65 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Cách dùng từ ngữ trong lời bài hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?

Trả lời:

- Cách dùng từ ngữ trong lời bài hát của Xúy Vân độc đáo ở chỗ:

+ Lặp từ “lụy” 3 lần

+ Hình ảnh ẩn dụ: đò, con sông, cô bán hàng, gió trăng.

Câu 3 trang 66 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?

Trả lời:

Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể về họ tên mình, phẩm chất, tài năng và hoàn cảnh của mình.

Câu 4 trang 66 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý hình ảnh thể hiện tình cảm, mơ ước và tâm trạng của Xúy Vân.

Trả lời:

- Các hình ảnh thể hiện tình cảm: Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với con công/ Đắng cay chẳng có chịu được ức

- Các hình ảnh thể hiện mơ ước: Để anh đi gặt, để nàng mang cơm

- Các hình ảnh thể hiện tâm trạng: ức bởi xuân huyên

Câu 5 trang 66 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Hình dung điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu.

Trả lời:

Điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu thể hiện Xúy Vân là một người khéo léo, đảm đang trong việc nhà “điệu múa bắt nhện, xe tơ, dệt cửi…” đó đều được coi là công việc thể hiện sự đảm đang tháo vát của người phụ nữ xưa kia. Kết hợp với tâm trạng vốn đang đầy ngổn ngang, bi kịch của nàng khiến cho người nhìn có phần cảm thấy nàng như đang gỉa điên giả dại.

Câu 6 trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.

Trả lời:

- Xúy Vân than về nỗi nhớ người yêu của mình

- Biện pháp ẩn dụ: con cá rô nằm trong vũng trâu, năm bảy cần câu châu vào.

→ Hình ảnh đó thể hiện một trạng thái cùng cực, phẫn uất của của người phụ nữ trong một tình cảnh đầy bế tắc, bị mọi người nói ra nói vào, làm nổi bật bất hạnh của nhân vật Xúy Vân.

Câu 7 trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân.

Trả lời:

Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân:

- Trống cơm – vỗ nên bông

- Cô gái lội sông té bèo

- Chuột đậu cảnh rào – muỗi ấp cánh dơi

- Ông bụt bẻ cổ con nai

- Trứng gà – tha quạ

- Con vâm ấp trứng ba ba

- Cưỡi gà đi đánh giặc

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xuý Vân giả dại"?

Trả lời:

- Lối nói: vỉa, nói lệch, nói điệu sử rầu

- Làn điệu: điệu sa lệch, hát quá giang, hát ngược, hát điệu con gà rừng.

- Vũ điệu: điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi…

- Chỉ dẫn sân khấu: đế

Câu 2 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:

a) Sự "nhập vai" là người bị điên dại của Xuý Vân.

b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

Trả lời:

a) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân:

- Lời nói: Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười/ Tôi không trăng gió gặp người trăng gió/ Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên

- Câu hát: Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông/ Một đàn các cô gái lội té bèo/ Chuột đậu cành rào, mỗi ấp cánh dơi… Cưỡi con gà mà đi đánh giặc”

- Chỉ dẫn sân khấu: đế, Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười.

b) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng là:

- Lời nói, câu hát: Chờ cho bông lúa chín vàng/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm

- Chỉ dẫn sân khấu: Xúy Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.

c) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng

- Câu hát: Con gà rừng ăn lẫn với con công/ Đắng cay chẳng có chịu được, Xa xa lắc, xa xa líu/ Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

- Chỉ dẫn sân khấu: hát điệu sa lệch

Câu 3 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

Trả lời:

Tâm trạng của Xúy Vân được khắc họa rõ nét qua tiếng gọi đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược. Đó là sự day dứt về tình cảnh của mình, là sự chờ đợi đằng đẵng hết cả tuổi xuân qua tiếng gọi chờ đò. Hay tình cảnh khốn khổ, chứa đựng đầy bi kịch của bản thân trong điệu hát con gà rừng. Tiếp đến là sự bi kịch trong tình yêu khi vừa thương chồng, vừa nhớ người tình của mình, nỗi sầu tương tư khiến nàng thức trắng đêm. Nhưng với nàng giờ đây, chồng nàng đã là mỗi tình cũ, là người xưa. Cuối cùng là tâm trạng ngổn ngang chứa đầy sự phi lí, chán trường của Xúy Vân được thể hiện rõ nét trong lời hát ngược.

Câu 4 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.

Trả lời:

Yếu tố nghệ thuật được sử dụng thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo là nghệ thuật diễn tả nhân vật. Nó bao gồm diễn tả nội tâm, tâm trạng phức tạp của nhân vật qua lời than, câu hát hay cử chỉ, hành động. Đan xem với đó là lối nói, chỉ dẫn sân khấu đa dạng nhằm làm nổi bật sự thay đổi trong tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được thể hiện theo một trình tự hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh bi kịch của nhân vật.

Câu 5 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Theo em, nhân vật Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, nhân vật Xúy Vân vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng trách. Đáng thương ở chỗ, cuộc sống của nàng, tình duyên của nàng lận đận, lấy chồng nhưng lại phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc, chịu sự khổ đau, tủi nhục ở nhà chồng khi chồng không có nhà. Dù vậy, nhưng nàng vẫn có phần đáng trách bởi sự không chung thủy của mình. Nàng còn nghe lời người tình, giả điên để chồng bỏ mình, trả lại cho mình cuộc sống tự do để bản thân đi theo nhân tình. Như chúng ta đã biết, Xúy Vân cũng chỉ muốn theo đuổi khát khao được hạnh phúc, được thỏa mãn tình yêu lứa đôi, được sống bên nhau trọn đời. Nhưng nàng đã chọn cách phản bội chồng mình, đi theo nhân tình – tiếng gọi của tình yêu mà đánh mất bản tính vốn có của người phụ nữ, thủy chung, nghĩa tình.

Câu 6 trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Nếu nhân vật Xuý Văn trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?

Trả lời:

Theo em, nếu nhân vật Xuý Văn trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, nàng có thể giải bày tình cảnh, suy nghĩ, tâm tư của mình với Kim Nham. ởi xã hội hiện đại, con người đều bình đẳng và vợ chồng sẽ đều phải tôn trong quyết định của nhau. Vậy nên, thay vì giả điên, giả ngốc, nàng nên thổ lộ tấm lòng của mình với Kim Nham, nói rõ mong muốn của bản thân với chồng và kết thúc cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc này trong êm đẹp. Đồng thời, nàng cũng cần tìm hiểu rõ con người của Trần Phương, không nên yêu một cách mù quáng để cuối cùng bị lừa. Từ đó, đưa ra được quyết định đúng đắn là nên tiếp tục, hay dừng lại, suy tính kĩ cho cuộc sống tương lai của chính mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 63

Soạn bài Mắc mưu Thị Hến

Soạn bài Thị Mầu lên chùa

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 80

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác

Soạn bài Tự đánh giá: Xử kiện

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 91

1 19059 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: