Soạn bài Tự tình (bài 2) trang 47 (Cánh diều)

Với soạn bài Tự tình (bài 2) Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

1 9,827 06/12/2022
Tải về


Soạn bài Tự tình (bài 2)

Bài giảng Tự tình (bài 2)-Cánh diều

Chuẩn bị

- Tự tình (bài 2) nằm trong chùm thơ Nôm Tự tình gồm ba bài của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có khoảng trên 50 bài, là tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, thể hiện nỗi thương cảm với thân phận và khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của người phụ nữ nói chung, Hồ Xuân Hương nói riêng. Nữ sĩ đã đưa vào thơ Nôm Đường luật những hình ảnh sống động từ cuộc sống tận dụng các phép đối, sử dụng từ ngữ hình ảnh hết sức độc đáo, táo bạo, làm thay đến kết cấu nghệ thuật của thể thơ và phá vỡ nhiều quy phạm trong thơ trung đại. Hồ Xuân Hương được tôn xưng là “Ba chúa thơ Nôm". Thơ của bà đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Năm 2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh và tổ chức kỉ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sĩ – Danh nhân văn hoá Hồ Xuân Hương.

- Đọc trước văn bản Tự tình (bài 2) và lưu ý cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Hồ Xuân Hương giúp cho việc đọc hiểu văn bản này.

Trả lời:

- Hồ Xuân Hương sinh năm 1772, quê ở Nghệ An. Cuộc đời của bà có nhiều lận đận khi trải qua hai lần lấy chồng nhưng đều là làm lẽ. Cuối cùng bà vẫn sống cuộc sống cô độc, một mình. Thơ của bà chủ yếu viết về người phụ nữ, thể hiện niềm thương cảm và khẳng định vẻ đẹp và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ xưa kia. Thơ của bà giản dị, trữ tình mang theo chút phóng túng.

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Nội dung chính Tự tình (bài 2): Bài thơ là dòng tâm trạng buồn của tác giả khi ngẫm về thân phận của chính mình.

Soạn bài Tự tình (bài 2) Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Chú ý cách gieo vần, dùng từ ngữ, đặc biệt là động từ; tính từ chỉ màu sắc, mức độ; thời gian và không gian.

Trả lời:

- Cách gieo vần: vần cách (non, tròn, hòn, con)

- Động từ: trơ, xiên ngang, đâm toạc

- Tính từ: văng vẳng.

- Thời gian: ban đêm

- Không gian: tĩnh lặng với ánh trăng.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình?

Trả lời:

- Bố cục bài thơ gồm 4 phần:

+ Hai câu đề: nỗi buồn của nhân vật trữ tình

+ Hai câu thực: miêu tả sự vật làm bổi bật sự lẻ loi, cô đơn

+ Hai câu luận: sự phẫn uất của tác giả

+ Hai câu kết: sự chán trường của tác giả

- Tác phẩm là lời tâm sự của tác giả (Hồ Xuân Hương) về chính cuộc đời bất hạnh của bà.

- Tự tình là diễn tả sự tự bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Ở đây, tác giả đang trong hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi, không người bầu bạn nên chỉ có thể mượn rượu và giải bày tâm sự của chính mình cho chính mình nghe. Đó cũng chính là bi kịch của cuộc đời bà.

Câu 2 trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Trả lời:

4 câu thơ đầu là sự giãi bày, tâm sự về hoàn cảnh của mình của tác giả:

- Câu 1: không gian đêm tối, hiu quạnh với tiếng trống vẳng lại từ xa gợi lên cảm nhận về một không gian rộng lớn, hiu quạnh, tiếng trống dồn canh đã phá vỡ bầu không khí im lặng đó nhưng không thể phá đi nỗi buồn tủi thân của nhân vật trữ tình.

- Câu 2: câu thơ thể hiện sự cô đơn, trơ trọi của nhân vật trữ tình trước dòng đời bạc bẽo, nỗi chua xót của kẻ có tài có sắc mà không được hạnh phúc.

- Câu 3: như bao người, nhân vật tìm đến rượu nhằm mượn rượu giải sầu, nhưng nỗi sầu quá lớn, rượu vốn không hề có tác dụng, vì vậy cứ say rồi lại tỉnh, sầu không giảm mà càng sầu thêm.

- Câu 4: hình ảnh “vầng trăng bóng xế” gợi đến sự trôi qua của thời gian, tuổi xuân của người phụ nữ cũng đang trôi đi mà hạnh phúc vẫn chưa đến, điều đó càng làm cho nỗi buồn càng thêm buồn, chua xót càng thêm chua xót.

Câu 3 trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận được sử dụng hết sức tài tình. Thiên nhiên giản dị hiện lên là hình ảnh rêu và đá cùng với việc sử dụng động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” được đảo lên đầu câu gợi lên một sự bứt phá, chống lại mạnh mẽ. Sự vật vô tri đều được hình tượng hóa mạnh mẽ, phá vỡ giới hạn của bản thân.

- Qua đó, nhà thơ thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ, dữ dội trước số phận đầy bất hạnh, uất ức của mình, như muốn phá hủy tất cả, mong muốn được giải thoát khỏi nỗi u sầu này.

Câu 4 trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.

Trả lời:

Hai câu cuối tác giả như thay cho lời của nhiều phụ nữ phong kiến mà bộc bạch thành lời. Xuân cứ đến rồi đi, tuổi xuân cũng theo đó mà đi không trở lại, chỉ còn lại là niềm tiếc nuối. Mấy ai gặp được tình duyên như ý nguyện, ngay cả tác giả, đến tình yêu của mình cũng phải san sẻ bởi phận làm lẽ, mấy ai cảm nhận được tình yêu trọn vẹn. Tác giả khóc thay cho số phận bất hạnh của mình cũng như một bộ phận phụ nữ trong xã hội chịu cảnh làm lẽ phải chấp nhận sự cô đơn, lẻ loi, giường đơn gối chiếc trong suốt quãng đời của mình.

Câu 5 trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Theo em, bài thơ Tự tình nói lên những suy nghĩ và tình cảm gì của nhà thơ Hồ Xuân Hương? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào với ngày nay?

Trả lời:

- Theo em, bài thơ Tự tình nói lên sự uất ức, căm phẫn cùng sự buồn rầu của tác giả trước cảnh làm lẽ của mình. Cả tuổi xuân của bà đã bị trôn vùi trong sự lẻ loi, cô đơn, không có cuộc sống hạnh phúc cho riêng mình. Dù phản kháng, phẫn uất như thế nào vẫn không thể thay đổi. Qua đó thể hiện khát vọng được sống hạnh phúc mãnh liệt của tác giả.

- Ý nghĩa: trong cuộc sống ngày nay, sự bất hạnh của người phụ nữ vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức và họ vẫn luôn đấu tranh vượt lên số phận của chính mình, kiếm tìm hạnh phúc thuộc về bản thân mình.

Câu 6 trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Bài thơ để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại điều đó.

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc về một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng không nhận được hạnh phúc. Số phận bất hạnh đẩy họ đến cảnh phai làm lẽ, ngay cả tình yêu cũng phải chia sẻ với người khác, khiến họ phải chịu cảnh cô đơn lẻ loi một mình. Họ đã muốn vượt lên số phận, kiếm tìm hạnh phúc nhưng nó không hề dễ dàng. Hạnh phúc dành cho họ là xứng đáng hơn bao giờ hết nhưng sự bất công trong xã hội cũ đã đẩy họ đến tình cảnh bất hạnh, tước đi năng lực phản kháng của họ, chôn vùi những năm tháng tuổi xuân đẹp đẽ của họ trong sự chờ đợi, cô đơn. Điều đó khiến em không khỏi xót xa, thương cho phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 43

Soạn bài Cảm xúc mùa thu

Soạn bài Câu cá mùa thu

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51

Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Soạn bài Tự đánh giá: Thuật hoài (Tỏ lòng) - Phạm Ngũ Lão

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 61

1 9,827 06/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: