Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt

Trả lời Câu 2 trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 10.

1 1,055 17/10/2022


Giải Soạn văn 10 - Cánh diều: Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Đại cáo bình Ngô là gì? Hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy.

Trả lời:

- Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt trong Đại cáo bình Ngô là tư tưởng nhân nghĩa, được thể hiện ở lòng tự hào về ý thức dân tộc, về nền văn hiến dân tộc. Nhân nghĩa là yêu nước thương dân, căm thù giặc, diệt bạo tàn mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.

+ Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc: nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể và phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

+ Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước:  khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..; bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất; phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...; bóc lột sức lao động: bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..; phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...Qua đó, thể hiện nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc và niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.

+ Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù: cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: lương hết mấy tuần, quân không một đội; Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn. Từ đó, ta thấy được, tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu.

+ Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc: sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa;  không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh và cấp thuyền, phát ngựa cho họ trở về. Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt.

Xem thêm các bài giải Soạn văn lớp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Yêu cầu trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Xem lại phần Kiến thức ngữ văn...

Câu 1 trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chỉ ra ý chính và tác dụng của nghệ thuật...

Câu 2 trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Những tư tưởng, sự việc khách quan nào...

Câu 3 trang 12 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chú ý giọng điệu, nghệ thuật đối lập...

Câu 4 trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chú ý việc tác giả hóa thân vào Lê Lợi...

Câu 5 trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Nghĩa quân đã gặp những khó khăn nào...

Câu 6 trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu...

Câu 7 trang 15 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta...

Câu 8 trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Tính chất hùng tráng hào sảng của đoạn văn...

Câu 9 trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chú ý những biện pháp nghệ thuật miêu tả...

Câu 10 trang 17 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Phần kết đã thể hiện tư tưởng, khát vọng...

Câu 1 trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Tìm hiểu bài Đại cáo bình Ngô theo yêu cầu...

Câu 3 trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Chọn một đoạn tiêu biểu trong bài...

Câu 4 trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm...

Câu 5 trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Quan niệm về quốc gia, dân tộc...

Câu 6 trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Liên hệ với những hiểu biết ở phần...

Câu 7 trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Theo em, bài học lịch sử nào được Nguyễn Trãi...

1 1,055 17/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: