Giải Tin học 10 Bài 13 (Kết nối tri thức): Bổ sung các đối tượng đồ họa

Với giải bài tập Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 13.

1 11,621 11/10/2024
Tải về


Giải Tin học lớp 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa

Khởi động

Khởi động trang 69 Tin học 10: Quan sát hình vẽ miếng dưa hấu ở Hình 13.1 và kể các đối tượng có trong hình vẽ. Xác định thứ tự các lớp của các đối tượng trong hình vẽ.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Thứ tự các lớp của các đối tượng trong hình vẽ là: lớp phía dưới là nửa hình tròn màu xanh, tiếp theo là lớp nửa hình tròn nhỏ hơn màu đỏ, lớp trên cùng là hình bầu dục màu đen.

1. Các đối tượng hình khối

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 69 Tin học 10: Các đối tượng hình khối

Các hình sau được vẽ từ một công cụ có sẵn của Inkscape. Theo em đó là công cụ nào? Thảo luận để tìm được cách vẽ các hình đó.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Các hình trong hình 13.2 được lấy trong hộp công cụ có sẵn của Inkscape.

Câu hỏi

Câu hỏi trang 70 Tin học 10: Nếu trên hình vẽ có sẵn một hình sao 5 cánh nhọn, em cần thay đổi tham số nào để các đỉnh ngôi sao trở lên cong?

Trả lời:

Nếu trên hình vẽ có sẵn một hình sao 5 cánh nhọn, em cần thay đổi tham số Rounded của đối tượng Hình đa giác, hình sao để các đỉnh ngôi sao trở lên cong.

2. Thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho đối tượng

Hoạt động

Hoạt động 2 trang 70 Tin học 10: So sánh điểm khác nhau

Quan sát các hình sau và nhận xét các hình có điểm gì khác nhau:

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Các hình có màu khác nhau.

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 71 Tin học 10: Để xác định đường viền của đối tượng dạng nét dứt, em cần chọn trang nào trong hộp thoại Fill and Stroke?

A. Fill.

B. Stroke paint.

C. Stroke style.

D. Cả A và B.

Trả lời:

Đáp án: C

Để xác định đường viền của đối tượng dạng nét dứt, em cần chọn Stroke style trong hộp thoại Fill and Stroke.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 70 Tin học 10: Để chỉnh thông số của gradient, em cần chọn biểu tượng nào?

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Đáp án: B

Để điều chỉnh thông số của gradient, cần chọn biểu tượng cây bút chì trong hộp Fill and Stroke.

3. Các phép ghép đối tượng đồ hoạ

Hoạt động

Hoạt động 3 trang 71 Tin học 10: Ghép các đối tượng hình khối

Tìm cách xếp ba mẩu giấy như Hình 13.5 thành một trái tim.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Gợi ý. Em có thể xoay hình hoặc xếp các hình lên nhau.

Trả lời:

Cách 1:

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cách 2:

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi

Câu hỏi trang 72 Tin học 10: Em hãy nêu phép ghép hình và các bước để vẽ đám mây như Hình 13.7.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Vẽ các hình tròn chồng lên nhau => Phép hợp

- Cắt bỏ các phần giao nhau của các hình tròn => phép giao và dùng phép cắt.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 74 Tin học 10: Hãy vẽ một hình sao rồi thay đổi giá trị Rounded và quan sát tác động của thuộc tính này. Vẽ bông hoa Hình 13.14 bằng hình sao và hình nhọn.

Gợi ý: Tuỳ chỉnh thuộc tính Comers, Rounded, Spoke rato của ngôi sao.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Luyện tập 2 trang 74 Tin học 10: Hãy vẽ hình như Hình 13.15

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Vẽ 1 hình trái tim ngược trong hộp công cụ.

- Vẽ hình chữ nhật và 2 hình tròn để tạo thân

- Ghép các hình lại để tạo thành cái cây, tô màu đỏ.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Luyện tập 3 trang 74 Tin học 10: Hãy vẽ chùm bóng (Hình 13.16).

Gợi ý: Sử dụng hình tròn, cắt hình để tạo hiệu ứng ánh sáng, sử dụng công cụ Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1) để vẽ dây.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Gợi ý: Sử dụng hình tròn, đường thẳng… trong hộp công cụ.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 74 Tin học 10: Hãy vẽ miếng dưa hấu Hình 13.1.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Bước 1. Vẽ nửa hình tròn màu xanh

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bước 2. Vẽ nửa hình tròn màu đỏ nhỏ hơn đè lên nửa hình tròn màu xanh.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bước 3. Vẽ hạt cho miếng dưa.

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 74 Tin học 10: Sử dụng kiến thức học trong bài, hãy vẽ hình trong không gian.

Trả lời:

Các em tham khảo vẽ hình hộp chữ nhật sau:

Giải Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa

1. Các đối tượng hình khối

Inkscape cung cấp một số đối tượng đã được định nghĩa sẵn trong hộp công cụ như hình chữ nhật, hình vuông, …

- Mỗi hình khối được đặc trưng bởi các thuộc tính khác nhau

Đối tượng

Thuộc tính

Ý nghĩa

Hình vuông, hình chữ nhật (Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1))

W, H

Chiều rộng, chiều dài

Rx, Ry

Bán kính của góc bo (bằng 0 nếu góc của hình là góc vuông)

Hình tròn, hình Elip (Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1))

Rx, Ry

Bán kính theo phương ngang và phương thẳng đứng

Start, End

Góc của điểm đầu và điểm cuối khi sử dụng chế độ vẽ Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1) (đơn vị độ)

Hình đa giác, hình sao

(Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1))

Corners

Số đỉnh của đa giác hoặc số cánh của hình sao

Rounded

Độ cong tại các đỉnh của hình

Spoke ratio

Tỉ lệ bán kính từ tâm đến góc trong và từ tâm đến đỉnh đầu hình sao

Randomized

Tham số làm méo hình ngẫu nhiên

Bảng 1: Các thuộc tính cơ bản của một số hình có sẵn

2. Thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho đối tượng

- Có thể thiết lập màu tô, màu vẽ và các thuộc tính về màu tô và màu vẽ cho đối tượng.

- Để tùy chỉnh màu tô và màu vẽ sử dụng hộp thoại Fill and Stroke.

+ Không màu (trong suốt) Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

+ Màu đồng nhất Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

+ Màu chuyển giữa hai hoặc nhiều màu Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

+ Màu chuyển giữa hai hoặc nhiều màu từ tâm của đối tượng Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

+ Hoa văn (đối tượng được lấp đầy bởi một mẫu hoa văn) Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

+ Hủy đặt Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Các bước chỉnh sửa nền và đường nét:

Bước 1: Chọn đối tượng cần chỉnh, chọn lệnh Objects/Fill and Stroke.

Bước 2: Chọn Fill để chọn kiểu cho màu tô, Stroke paint để chọn kiểu cho màu vẽ, Stroke Style để thay đổi thiết lập kiểu nét vẽ và độ dày mỏng của nét.

Bước 3: Tùy chỉnh màu sắc bằng cách chọn kiểu tô và thiết lập màu.

3. Các phép ghép đối tượng đồ họa

- Các hình phức tạp có thể thu được bằng cách ghép từ các hình đơn giản.

- Các phép ghép được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inkscape gồm: hợp, hiệu, giao, hiệu đối xứng, chia, cắt của hai hay nhiều đối tượng đơn.

+ Phép hợp (Ctrl++): tất cả các phần thuộc một trong các hình đơn.

+ Phép hiệu (Ctrl+-): phần thuộc hình lớp dưới nhưng không thuộc hình lớp trên.

+ Phép giao (Ctrl+*): phần thuộc cả hai hình được chọn.

+ Phép hiệu đối xứng (Ctrl+ ^): phần hình thuộc các hình trừ phần giao nhau.

+ Phép chia (Ctrl +/): Hình lớp dưới được chia thành các phần bởi đường nét của hình lớp trên.

+ Phép cắt (Ctrl + Alt+ /): Cắt hình lớp dưới thành các phần bởi hai điểm giao ở viền với hình lớp trên. Kết quả là các hình mới không có màu.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 1: Các phép ghép hai hay nhiều hình

Thực hành

Nhiệm vụ 1: Vẽ logo tương tự Hình 2.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 2: Vẽ logo

Hướng dẫn

1. Chọn công cụ Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1) vẽ hình tròn.

2. Chọn công cụ Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1) , kéo thả chuột thay đổi độ mở.

3. Chọn dạng của hình là Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1).

4. Thay đổi giá trị trong ô Width trong hộp thoại Fill and Stroke để có độ dày phù hợp

5. Tạo bản sao (Ctrl + D), quay hình và di chuyển vào vị trí phù hợp

6. Thiết lập màu vẽ như hình 2

Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 3: Các bước vẽ logo

Nhiệm vụ 2: Vẽ hình cây như hình 4

Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 4: Hình cây

Hướng dẫn

1. Vẽ một vòng tròn và sao chép thành ba hình, di chuyển về vị trí thích hợp.

2. Vẽ hình chữ nhật và hai hình tròn.

3. Chọn hình chữ nhật và một hình tròn rồi chọn Path/Difference. Tiếp tục chọn hình vừa được rạo với hình tròn còn lại rồi chọn lệnh Path/Difference.

4. Di chuyển kết quả của bước 3 vào vị trí của hình trong bước 1.

5. Chọn cả bốn phần trong bước 4 và chọn lệnh Path/Union tô màu xanh cho hình.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 5: Các bước vẽ hình cây

Nhiệm vụ 3: Vẽ hình cầu như hình 6

Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 6: Hình cầu

Hướng dẫn

1. Vẽ các hình có màu vẽ trong suốt, tô màu của hình chữ nhật màu vàng, hình tròn to màu đen và màu tô của hình tròn nhỏ màu trắng.

2. Chọn hình tròn màu đen. Chọn biểu tượng Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1), Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1), di chuyển các điểm điều khiển để hình tròn đen chuyển màu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

3. Chọn hình tròn màu trắng, chọn Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

4. Tăng cỡ của hình tròn trắng và di chuyển các hình cho phù hợp.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 7: Vẽ hình cầu

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Bài 15: Hoàn thiện hình ảnh đồ họa

Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python

Bài 17: Biến và lệnh gán

Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản

Xem thêm tài liệu Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa

1 11,621 11/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: