Giải Tin học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng

Với giải bài tập Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 7.

1 2,651 11/10/2024
Tải về


Giải Tin học lớp 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng

Khởi động

Khởi động trang 33 Tin học 10: Em có biết các thiết bị có trong hình dưới đây có tên gọi là gì không?

Giải Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Các thiết bị trên có tên gọi lần lượt là: Máy tính bảng, Ipad, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh.

1. Trợ thủ số cá nhân

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 33 Tin học 10: Tìm hiểu thiết bị trợ thủ số cá nhân

Sự phát triển của Công nghệ thông tin và ví điện tử đã dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các thiết bị số hỗ trợ cá nhân, còn gọi là trợ thủ số cá nhân. Các em hãy liệt kê một số thiết bị có thể là trợ thủ số cá nhân và các ứng dụng tiêu biểu đi kèm.

Trả lời:

Trợ thủ số cá nhân như:

+ Điện thoại thông minh để nghe gọi, chụp ảnh, kết nối Wifi, …

+ Đồng hồ thông minh: xem đồng hồ, nghe gọi, báo thức, …

+ Ipad: kết nối Internet, học tập, giải trí…

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 34 Tin học 10: Kết nối nào không phải là kết nối phổ biến trên các PDA hiện nay?

A. Wifi.

B. Bluetooth.

C. Hồng ngoại.

D. USB.

Trả lời:

Kết nối không phải là kết nối phổ biến trên các PDA hiện nay là hồng ngoại.

2. Thực hành sử dụng thiết bị số cá nhân

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 37 Tin học 10: Điện thoại thông minh khác với điện thoại thường ở điểm nào?

A. Có danh bạ.

B. Có thể nhắn tin.

C. Có thể kết nối Internet.

D. Có hệ điều hành và có thể chạy được một số ứng dụng.

Trả lời:

Đáp án: C

Điện thoại thông minh khác với điện thoại thường là có thể kết nối Internet.

Luyện tập 2 trang 37 Tin học 10: Em hãy chụp một tấm ảnh bằng điện thoại thông minh. Sau đó vào hệ thống quản lí tệp để tìm đến thư mục ảnh chứa ảnh đã chụp. Em hãy mở xem ảnh đó, sau đó xoá đi.

Trả lời:

Học sinh tự mở ứng dụng camera/Máy ảnh để chụp 1 bức ảnh.

Giải Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Sau đó chúng ta tìm ứng dụng Ảnh/Thư viện tùy từng máy, mở ra xem sau đó xóa ảnh.

Giải Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 37 Tin học 10: Em hãy kết nối điện thoại thông minh với máy tính để sao chép ảnh chụp vào thư mục trên máy tính.

Trả lời:

- Gợi ý: có thể kết nối Internet hoặc dùng đầu đọc thẻ, USB để kết nối điện thoại và máy tính.

Ví dụ: Kết nối điện thoại với máy tính bằng dây cap USB.

Bước 1. Kết nối điện thoại với máy tính. Khi đó trên màn hình điện thoại hiện thông báo và chọn ta chọn cho phép hoặc chọn truyền file tùy từng máy.

Giải Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bước 2. Sử dụng máy tính, vào This PC sau đó tìm xuống biểu tượng điện thoại → Tìm và chọn ảnh cần sao chép → Copy ảnh → Chọn 1 thư mục trên máy tính/Tạo thư mục mới → Paste ảnh vào.

Vận dụng 2 trang 37 Tin học 10: Hãy thực hành lưu trữ các ảnh đó trên dịch vụ lưu trữ đám mây.

Trả lời:

Các em tham khảo cách lưu trữ các ảnh trên dịch vụ lưu trữ đám mây:

1. OneDrive

- Tải và cài đặt OneDrive trên máy tính.

- Đăng nhập tài khoản Microsoft.

- Điều hướng đến %UserProfile%/OneDrive cho thư mục OneDrive của bạn.

- Thêm bất cứ file hoặc thư mục nào để thêm nó vào đám mây OneDrive. Nó sẽ tự động bắt đầu đồng bộ hóa.

- Khởi chạy ứng dụng OneDrive hoặc đi tới trang web OneDrive để truy cập vào file bất cứ khi nào bạn muốn.

2. Google Drive

- Tải và cài đặt công cụ Backup and Sync, sau đó khởi chạy nó.

- Chọn thư mục bạn muốn giữ sao lưu. Thêm số lượng thư mục theo ý muốn sử dụng Choose Folder.

- Chọn thư mục mà bạn cũng muốn giữ đồng bộ hóa trên máy tính. Điều này cơ bản giống như Google Drive với tính linh hoạt hơn.

- Giữ cho công cụ chạy và các thư mục được chọn sẽ được sao lưu.

Vận dụng 3 trang 37 Tin học 10: Hãy thực hành gửi các ảnh này qua phần mềm hỗ trợ học trực tuyến như Zoom.

Trả lời:

Bước 1. Mở cuộc trò chuyện mà bạn muốn gửi ảnh qua zoom.

Bước 2. Nhấn vào dấu cộng (+)

Giải Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bước 3. Nhấn vào Photo Album.

Giải Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bước 4. Nhấn vào hình ảnh bạn muốn gửi.

Bước 5. Nhấn Done.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng

1. Trợ thủ cá nhân

- Trợ thủ cá nhân (PDA) là các thiết bị số trong đó tích hợp một số chức năng hữu ích cho người dùng trong đời sống hằng ngày.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 1: Màn hình PDA

- Ban đầu PDA có một số chức năng cơ bản như sổ lịch để ghi công tác, sổ danh bạ ghi địa chỉ, số điện thoại liên hệ, …

- Ngày nay, PDA tích hợp thêm nhiều chức năng quan trọng như nghe nhạc, ghi âm, xem phim, gọi điện thoại, quay phim, tìm đường, … và có khả năng kết nối mạng.

2. Thực hành sử dụng thiết bị số cá nhân

Nhiệm vụ 1: Quan sát để nhận biết các nút bấm của điện thoại thông minh. Khởi động điện thoại thông minh, tìm hiểu hệ điều hành đang sử dụng và các chế độ của màn hình.

Hướng dẫn

Bước 1: Quan sát điện thoại thông minh.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 2: Các nút trên điện thoại thông minh

Phía hai bên thân máy thường có một số nút bấm sau:

- Nút khóa: Dùng để bật máy hoặc tắt màn hình.

- Nút tăng/giảm âm lượng. Một số máy có nút bật/tắt âm thanh.

Bước 2: Bấm nút khóa để khởi động điện thoại di động. Quan sát và nhận biết hệ điều hành trên điện thoại đang dùng.

Nhiệm vụ 2: Làm quen với màn hình làm việc và các chức năng trên màn hình của điện thoại thông minh.

Hướng dẫn

Bước 1: Quan sát màn hình làm việc của điện thoại thông minh. Màn hình chính có một số thông tin sau:

- Thanh trạng thái: hiển thị tình trạng kết nối, thời gian hiện tại, tỉ lệ % pin còn lại, …

- Các biểu tượng ứng dụng cài sẵn trên máy hoặc được người dùng cài. Với kích thước hữu hạn của màn hình chính, sau một thời gian, màn hình sẽ hết chỗ, khi đó sẽ có thêm trang để chứa các biểu tượng của các ứng dụng mới.

- Thanh truy cập nhanh chứa các ứng dụng hay dùng, sẽ được lặp lại ở cuối tất cả các trang của màn hình chính.

- Thanh điều hướng: Hầu hết các thiết bị sử dụng hệ điều hành. Android không trang bị nút Home vật lí, thay vào đó là thanh điều hướng với các nút ảo ở dưới màn hình cảm ứng, trong đó có hai nút cảm ứng rất quan trọng là nút quay lại và nút hiển thị danh sách tất cả các ứng dụng đang chạy là nút Tổng quan.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 3: Màn hình chính

Bước 2: Thực hiện các thao tác sau và nhận xét

- Bấm nút Home.

- Vuốt màn hình cảm ứng theo các chiều trái, phải, lên.

- Bấm vào phím quay lại và phím tổng quan (nếu dùng điện thoại có hệ điều hành Android).

Nhiệm vụ 3: Quan sát các biểu tượng điện thoại thông minh. Tìm hiểu thêm về các chức năng và các ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Hướng dẫn

Bước 1: Quan sát các biểu tượng Hình 3 và cho biết những ứng dụng mà em biết.

- Các chức năng và các ứng dụng có sẵn hoặc được cài đặt sau này đều được thể hiện bởi các biểu tượng trên màn hình.

- Một số chức năng thiết yếu của điện thoại là Gọi điện, Nhắn tin, Quản lí danh bạ, …

- Một số ứng dụng thường dùng có sẵn trên điện thoại là: Chụp ảnh và quản lí kho ảnh, Trình duyệt, Email, Máy tính, Lịch, Hẹn giờ, Báo thức, Chợ phần mềm, …

- Người sử dụng có thể cài đặt thêm các ứng dụng khác lấy từ chợ phần mềm trên mạng xuống như các chương trình hỗ trợ học tập trực tuyến Zoom, MS Teams, …

Bước 2:

- Mở một ứng dụng hỗ trợ học tập trực tuyến như Zoom, Google Meets, …

- Mở và đăng kí dịch vụ lưu trữ đám mây như OneDrive, Google Drive.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 4: Một số ứng dụng trên điện thoại

Nhiệm vụ 4: Hãy tìm xem trên điện thoại của bạn một ứng dụng quản lí tệp. Mở một tệp ảnh bất kì để xem thông tin, xóa tệp trên máy.

Hướng dẫn

Bước 1: Mỗi dòng điện thoại có thể ứng dụng quản lí tệp có giao diện riêng, hãy tìm xem trên điện thoại của bạn có một ứng dụng nào có tên như trong danh sách sau File Manager, My File, Files, File Master, FileApp, File Explorer,…

Hệ thống tệp tổ chức theo cấu trúc phân cấp tương tự như trên máy tính. Các không gian nhớ của máy, của thẻ nhớ hay dịch vụ lưu trữ đám mây tương tự như các ổ đĩa trong máy tính. Cấu trúc thư mục cũng tương tự như trên máy tính, bắt đầu từ thư mục gốc, trong mỗi thư mục lại có thể mở nhiều thư mục, các tệp đặt trong các thư mục.

Bước 2: Thao tác mở, chọn, xem, sao chép, di chuyển các tệp tin trên điện thoại.

Ví dụ để truy cập vào thư mục ảnh chụp ở bộ nhớ để xem các tệp ảnh.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 5: Mở để xem các tệp ảnh chụp

Nếu chọn thư mục hay tệp bằng cách chạm và giữ lâu một chút, sẽ xuất hiện các nút điều khiển để ta có thể di chuyển, sao chép, chia sẻ hoặc xóa thư mục hay tệp.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 6: Mở tệp để di chuyển, sao chép, chia sẻ và xóa

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại

Bài 9: An toàn trên không gian mạng

Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên internet

Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Bài 12: Phần mềm thiết kế đồ họa

Xem thêm tài liệu Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 7: Thực hành sử dụng thiết bị số thông dụng

1 2,651 11/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: