Giải Tin học 10 Bài 34 (Kết nối tri thức): Nghề phát triển phần mềm
Với giải bài tập Tin học 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 34.
Giải Tin học lớp 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm
Khởi động
Trả lời:
Phát triển phần mềm không phải là chỉ viết một đoạn mã lệnh bằng ngôn ngữ lập trình để máy tính hiểu và giải quyết là xong mà phải qua quá trình kiểm thử, chuyển giao, bảo trì quản trị dự án….
1. Phát triển phần mềm là gì?
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 160 Tin học 10: Hiểu về phát triển phần mềm
Trả lời:
Việc sản xuất phần mềm gồm các công đoạn như sau: Điều tra, khảo sát, phân tích hệ thông, thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm thử, chuyển giao, bảo trì.
Câu hỏi
Câu hỏi trang 161 Tin học 10: Theo em điều nào là đúng nhất trong các điều sau khi nói về phát triển phần mềm?
A. Phát triển phần mềm là lập trình.
B. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động.
C. Phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động, có thể lặp đi lặp lại.
D. Phát triển phần mềm là quả trị dự án phần mềm.
Trả lời:
Đáp án: C
Theo em, điều đúng nhất về phát triển phần mềm là quá trình gồm nhiều công việc và hoạt động, có thể lặp đi lặp lại.
2. Kiến thức, kĩ năng của người phát triển phần mềm
Hoạt động
Hoạt động 2 trang 161 Tin học 10: Tìm hiều về các vị trí trong phát triển phần mềm
Theo em, phát biểu “tất cả những người phát triển phần mềm đều có vai trò như nhau” là đúng hay sai?
Trả lời:
Theo em, phát biểu “tất cả những người phát triển phần mềm đều có vai trò như nhau” là sai vì để phát triển phần mềm cần có 3 người có vai trò khác nhau đó là: Lập trình viên, kĩ sư phần mềm và người quản lí dự án.
Câu hỏi
Câu hỏi trang 163 Tin học 10: Hãy ghép mỗi hoạt động phát triển phần mềm ở cột trái với tố chất ở cột phải cho thích hợp.
Trả lời:
1) – a), c), d)
2) – b)
3) – e), g)
3. Công việc phát triển phần mềm
Hoạt động
Hoạt động 3 trang 163 Tin học 10: Công việc của người phát triển phần mềm
Trả lời:
- Để trờ thành người tham gia phát triển phần mềm, em phải tham gia các khóa đào tạo về lập trình, phát triển phần mềm tại các trung tâm, các trường dạy nghề hoặc các công ty, tập đoàn, dần dần tích lũy kinh nghiệm thông qua các công việc thực tế.
- Những cơ hội nghề nghiệp cho người phát triển phần mềm là: Lập trình ứng dụng, phát triển giao diện người dùng, phát triển ứng dụng trên web, phát triển games, …
Câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 164 Tin học 10: Em đánh giá thế nào về cơ hội việc làm trong tương lai đối với nghề phát triển phần mềm?
Trả lời:
Nghề phát triển phần mềm luôn được đánh giá cao, nhu cầu nhân lực luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thông tin nên cơ hội việc làm của người phát triển phần mềm đang không ngừng mở ra.
Câu hỏi 2 trang 164 Tin học 10: Theo em, người tốt nghiệp các trường đại học về công nghệ thông tin có thể làm những công việc gì? Cho những đơn vị như thế nào?
Trả lời:
- Theo em, người tốt nghiệp các trường đại học về công nghệ thông tin có thể làm những công việc như sau: Lập trình ứng dụng, phát triển giao diện người dùng, phát triển ứng dụng trên web, phát triển games, …
- Sau khi tốt nghiệp có thể làm ở những đơn vị như: Tập đoàn công nghệ viễn thông (FPT, Viettel, VNPT, …), công ty công nghiệp, ...
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 164 Tin học 10: Mô tả quy trình phát triển phần mềm?
Trả lời:
Quy trình phát triển phần mềm là một cấu trúc bao gồm tập hợp các thao tác và các kết quả tương quan sử dụng trong việc phát triển để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Nhìn chung, một quy trình phát triển phần mềm bao gồm các giai đoạn như sau:
- Giải pháp, yêu cầu.
- Thiết kế.
- Lập trình.
- Kiểm thử.
- Triển khai.
- Bảo trì.
Luyện tập 2 trang 164 Tin học 10: Theo em, để theo học ngành phát triển phần mềm, em cần chuẩn bị tốt những môn học nào?
Trả lời:
Theo em, để theo học ngành phát triển phần mềm cần chuẩn bị tốt những môn học như: Toán học, Tin học, …
Luyện tập 3 trang 164 Tin học 10: Hãy liệt kê một vài phần mềm ứng dụng mà em biết.
Trả lời:
Ví dụ tiêu biểu cho phần mềm ứng dụng là chương trình xử lý văn bản, bảng tính, chương trình giải trí. Các phần mềm ứng dụng thường được gom lại thành bộ phần mềm. Microsoft Office và OpenOffice.org là những bộ phần mềm gồm có chương trình xử lý văn bản, bảng tính và các phần mềm khác. Các phần mềm riêng biệt trong bộ phần mềm thường có giao diện và tính năng tương tự làm người dùng dễ dàng học và sử dụng. Và các phần mềm thường tương tác được với nhau để đem lại lợi ích cho người dùng. Ví dụ, phần mềm bảng tính có thể nhúng một phần văn bản vào.
Trong một số hệ thống nhúng, người dùng không biết được phần mềm ứng dụng trong hệ thống, như các phần mềm điều khiển thiết bị cơ khí, y tế, DVD, VCD, máy giặt hay lò vi ba.
Vận dụng
Trả lời:
Trường Đại học đào tạo ngành phát triển phần mềm như trường Đại học Công Nghệ (ĐHQG), Đại học FPT, Đại học Công Nghiệp…
Khối thi là khối A00 (Toán, Lý, Hóa), khối A01 (Toán, Lý, Anh), khối C01 (Văn, Toán, Lý).
Vận dụng 2 trang 164 Tin học 10: Ở tỉnh/thành phố nơi em cư trú có Trung tâm dạy nghề phát triển phần mềm nào không? Liệt kê một vài khoá học tiêu biểu mà họ cung cấp. Chia sẻ thông tin em tìm hiểu được với các bạn.
Trả lời:
Các khóa học tiêu biểu gồm:
- Thiết kế phần mềm: Các kỹ sư phân tích và thiết kế hệ thống (phần mềm) sẽ dịch các yêu cầu về phần mềm thành một tập hợp các biểu diễn mô tả (dựa trên đồ họa, bảng hay ngôn ngữ) mô tả cho cấu trúc dữ liệu, kiến trúc, thủ tục thuật toán và đặc trưng giao diện.
- Lập trình: Kỹ sư lập trình hay lập trình viên bằng các ngôn ngữ lập trình chuyển những biểu diễn thiết kế trên thành ngôn ngữ nhân tạo, tạo ra các lệnh thực hiện được trên máy tính. Máy tính sẽ “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế phần mềm.
- Kiểm thử phần mềm: Trước khi đến tay người sử dụng, phần mềm còn được trải qua các bước thử nghiệm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời.
=> Cuối cùng, các kỹ sư bảo trì hệ thống phần mềm sẽ bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp phần mềm để thích ứng với môi trường phần mềm tiến hóa và yêu cầu của người sử dụng.
Người quản lý dự án phần mềm là người kết nối và vận hành trơn tru ba giai đoạn nói trên để có sản phẩm hoàn thiện.
Trả lời:
Công ty phát triển phần mềm Hưng Thịnh. Họ cung cấp chương trình đào tạo cho người muốn trở thành người phát triển phần mềm như:
– Các bạn Comtor muốn có kiến thức tổng quan về công việc phát triển phần mềm.
– Các bạn Tester muốn tìm hiểu thêm về phát triển phần mềm để giao tiếp và cộng tác tốt với lập trình viên.
– Các bạn BA muốn tìm hiểu về công việc phát triển phần mềm để giao tiếp và cộng tác tốt với các đối tác kỹ thuật.
– Các bạn chuyên viên làm việc trong các mảng về tuyển dụng IT có mong muốn hiểu về công việc phát triển phần mềm để tương tác với lập trình viên khi tuyển dụng.
– Những người không chuyên về lập trình và có nhu cầu hiểu biết về thế giới phát triển phần mềm.
Lý thuyết Tin học 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm
1. Phát triển phần mềm là gì?
Công đoạn cần thực hiện để sản xuất một phần mềm gồm có:
- Điều tra khảo sát: Tiếp xúc với khách hàng tìm hiểu về yêu cầu nghiệp vụ, xây dựng yêu cầu của hệ thống.
- Phân tích hệ thống: Dựa trên các tài liệu khảo sát, điều tra tạo ra tài liệu mô tả đầy đủ yêu cầu của phần mềm.
- Thiết kế hệ thống: Dựa vào tài liệu phân tích, đưa ra thiết kế tổng thể, thiết kế dữ liệu và thiết kế chức năng và cả giao diện chi tiết.
- Lập trình: Dựa vào tài liệu thiết kế, các lập trình viên sẽ tiến hành tạo cơ sở dữ liệu nếu cần và viết các đoạn mã thực hiện các chức năng.
- Kiểm thử: Phát hiện loại bỏ bất hợp lí và các lỗi, kiểm tra kết quả thực hiện các chức năng, …
- Chuyển giao: Cài đặt, khởi tạo dữ liệu, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao, …
- Bảo trì: Không có nhiều phần mềm khi mới làm ra tránh khỏi những sai sót hay đáp ứng đủ mọi yêu cầu từ phía người sử dụng. Bảo trì rất quan trọng nhằm khắc phục triệt để các lỗi, nâng cấp cả tính năng và giao diện của phần mềm.
Hoạt động bao trùm lên toàn bộ công việc cơ bản trên là quản trị dự án phần mềm, bao gồm lập kế hoạch, điều phối nhân sự, tài chính, phương tiện, kiểm soát chất lượng, để đảm bảo thành công của dự án.
2. Kiến thức, kĩ năng của người phát triển phần mềm
- Lập trình viên; kĩ sư phần mềm, người quản trị dự án là những người đảm nhận công việc quan trọng nhất trong phát triển phần mềm.
- Có những kiến thức nhất định về toán học, cấu trúc dữ liệu và giải thuật nói riêng và về khoa học máy tính nói chung ở các mức độ khác nhau cùng khả năng vận dụng thuần thục các kiến thức ấy vào thực tế là những yêu cầu cần có đối với lập trình viên và kĩ sư phần mềm – người đảm nhận những vị trí quan trọng trong tổ chức phát triển phần mềm.
- Quản trị dự án là công việc xuyên suốt quá trình sản xuất phần mềm, có vai trò cốt yếu cho sự thành công của dự án phần mềm. Việc có tầm nhìn, hiểu biết về quy trình làm phần mềm, hiểu biết xu hướng công nghệ, có khả năng tổ chức, lập kế hoạch, điều phối nguồn lực, tổ chức giám sát, … là những yêu cầu không thể thiếu đối với người quản trị dự án phát triển phần mềm.
3. Công việc phát triển phần mềm
- Có thể học phát triển phần mềm tại nhiều nơi khác nhau như các trung tâm, trường nghệ, các công ty, các nhà trường, …
- Các cơ hội nghề nghiệp cho người phát triển phần mềm rất đa dạng. Nhu cầu nhân lực phát triển phần mềm không ngừng tăng cao cùng với sự phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ.
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 1: Thông tin và xử lý thông tin
Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Xem thêm tài liệu Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức