Giải Tin học 10 Bài 19 (Kết nối tri thức): Câu lệnh rẽ nhánh if

Với giải bài tập Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 19.

1 20,641 11/10/2024
Tải về


Giải Tin học lớp 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if

Khởi động

Khởi động trang 101 Tin học 10: Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường gặp các tình huống một việc được thực hiện hay không phụ thuộc vào một điều kiện. Ví dụ, em dự định sẽ đi chơi cùng bạn nếu ngày mai thời tiết đẹp, không mưa nhưng nếu trời mưa em sẽ ở nhà làm bài tập. Các tình huống như vậy trong lập trình gọi là rẽ nhánh. Em hãy điền thông tin ở tình huống trên vào vị trí <Điều kiện> và lệnh tương ứng trong sơ đồ cấu trúc rẽ nhanh ở Hình 19.1.

Giải Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

<Điều kiện>: Nếu ngày mai thời tiết đẹp hoặc nếu ngày mai thời tiết xấu.

1. Biểu thức Lôgic

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 101 Tin học 10: Khái niệm biểu thức lôgic

Biểu thức nào sau đây có thể đưa vào vị trí <điều kiện> trong lệnh:

Nếu <điều kiện> thì <lệnh> của các ngôn ngữ lập trình bậc cao?

A. m, n = 1, 2

B. a + b > 1

C. a * b < a + b

D. 12 + 15 > 2 * 13

Trả lời:

Đáp án: B, C, D

Điều kiện chính là biểu thức Lôgic (biểu thức so sánh số hoặc xâu kí tự). Trong các biểu thức trên có phương án B, C, D có thể đưa vào vị trí điều kiện.

Câu hỏi

Câu hỏi trang 102 Tin học 10: Mỗi biểu thức sau có giá trị True hay False?

a) 100%4 = = 0 b) 111//5 ! = 20 or 20%3 ! = 0

Trả lời:

a) 100%4 = = 0 true (vì số dư 100:4=0)

b) 111//5 ! = 20 or 20%3 ! = 0

22 ! = 20 or 2! = 0

True

2. Lệnh IF

Hoạt động

Hoạt động 2 trang 102 Tin học 10: Cấu trúc lệnh if trong Python

Cho trước số tự nhiên n (được gán hoặc nhập từ bàn phím). Đoạn chương trình như sau kiểm tra n > 0 thì thông báo “n là số lớn hơn 0”.

if n > 0:

print(“n là số lớn hơn 0”)

Em có nhận xét gì về cấu trúc lệnh if? Sau <điều kiện> lệnh if có kí tự gì?

Lệnh print() được viết như thế nào?

Trả lời:

Sau if là <điều kiện>

Sau <điều kiện> có dấu “:” và lệnh print được viết lùi vào và thẳng hàng.

Câu hỏi

Câu hỏi trang 103 Tin học 10: Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?

k = int( input(“Nhập một số nguyên dương: ”))

if k <= 0:

print( “Bạn nhập sai rồi!”)

Trả lời:

Đoạn chương trình kiểm tra số nguyên nhập vào có phải là số nguyên dương không.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 104 Tin học 10: Viết biểu thức lôgic ứng với mỗi câu sau:

a) Số x nằm trong khoảng (0; 10).

b) Số y nằm ngoài đoạn [1; 2].

c) Số z nằm trong đoạn [0; 1] hoặc [5; 10].

Trả lời:

a) x > 0 and x < 10

b) y >= 1 and y <= 2

c) (z >=0 and z <=1) or (z >= 5 and z <= 10)

Luyện tập 2 trang 104 Tin học 10: Tìm một vài giá trị m, n thoả mãn các biểu thức sau:

a) 100%m == 0 and n%5 ! = 0

b) m%100 == 0 and m%400 ! = 0

c) n%3 == 0 or (n%3 ! = 0 and n%4 == 0)

Trả lời:

a) m = {1; 2; 4; 10...}; n = {1; 2;3;4…}

b) m = {100; 200; 300}

c) n = {4; 8; 16; 20}

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 104 Tin học 10: Giá bán cam tại siêu thị tính như sau: nếu khối lượng cam mua dưới 5 kg thì giá bán là 12 000 đồng/kg, nếu khối lượng mua lớn hơn hoặc bằng 5 kg thì giá bán là 10 000 đồng/kg. Viết chương trình nhập số lượng mua (tính theo kg) sau đó tính số tiền phải trả.

Trả lời:

a = float (input(“nhập số lượng mua:”))

if a<5:

t=a*12000

else:

t=a * 10000

print (“số tiền phải trả là:”, t, “đồng”)

Giải Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 1. Chương trình minh họa

Giải Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 2. Kết quả chạy thử chương trình

Vận dụng 2 trang 104 Tin học 10: Năm n là năm nhuận nếu giá trị n thoả mãn điều kiện: n chia hết cho 400 hoặc n chia hết cho 4 đồng thời không chia hết cho 100. Viết chương trình nhập số năm n và cho biết năm n có phải là nhuận hay không.

Trả lời:

n = int (input(Nhập năm: ))

# Kiem tra nam nhuan

if (n % 400 == 0) or ((n % 4 == 0) and (n % 100 != 0)):

print(“Năm nhuận”)

else:

print(Năm không nhuận”)

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if

1. Biểu thức lôgic

- Biểu thức lôgic là biểu thức chỉ nhận giá trị True hoặc False. Giá trị biểu thức lôgic thuộc kiểu bool.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Các phép so sánh các giá trị số trong Python:

<

Nhỏ hơn

>

Lớn hơn

==

Bằng nhau

<=

Nhỏ hơn hoặc bằng

>=

Lớn hơn hoặc bằng

!=

Khác nhau

Chú ý: Với xâu kí tự cũng có đầy đủ các phép so sánh.

- Các phép toán trên kiểu dữ liệu lôgic gồm phép and (và), or (hoặc) và not (phủ định).

Bảng 1: Các phép toán lôgic

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

2. Lệnh if

- Để xử lí các tình huống rẽ nhánh, Python cũng có các câu lệnh để mô tả cấu trúc rẽ nhánh:

+ Câu điều kiện dạng thiếu:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Khi thực hiện lệnh, Python sẽ kiểm tra <điều kiện> nếu đúng thì thực hiện <khối lệnh>, ngược lại thì bỏ qua chuyển sang lệnh tiếp theo sau lệnh if.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

+ Câu điều kiện dạng đầy đủ:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Khi thực hiện lệnh, Python sẽ kiểm tra <điều kiện> nếu đúng thì thực hiện <khối lệnh 1>, ngược lại thì thực hiện <khối lệnh 2>.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Ví dụ: Nếu hai số đã cho đã được tạo thì lệnh sau sẽ in ra giá trị tuyệt đối của hiệu hai số:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Chú ý: Các khối lệnh trong Python đều cần viết sau dấu “:” và lùi vào, thẳng hàng.

Thực hành: Các bài tập liên quan đến kiểu dữ liệu bool và if

Nhiệm vụ 1: Viết chương trình nhập số tự nhiên n từ bàn phím. Sau đó thông báo số em đã nhập là số chẵn hay số lẻ phụ thuộc vào n chẵn hay n lẻ.

Hướng dẫn

- Dùng phép toán lấy số dư n%2. Nếu số dư bằng 0 thì n là số chẵn, ngược lại là số lẻ.

- Chương trình:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nhiệm vụ 2: Giả sử giá điện sinh hoạt trong khu vực gia đình em ở được tính lũy kế theo từng tháng như sau (giá tính theo kWh điện tiêu thụ).

- Với mức điện tiêu thu từ 0 đến 50 kWh, giá thành mỗi kWh là 1,678 nghìn đồng.

- Với mức từ 51 đến 100, giá thành mỗi kWh là 1, 734 nghìn đồng.

- Từ mức 101 trở lên, giá thành mỗi kWh là 2,014 nghìn đồng.

Viết chương trình nhập số điện tiêu thụ trong tháng của gia đình em và tính số tiền điện phải trả.

Hướng dẫn

Gọi k là số kWh điện tiêu thụ của gia đình em. Khi đó theo cách tích lũy kế trên chúng ta cần tính dựa trên điều kiện sau:

- Nếu k ≤ 50 thì số tiền cần trả là k × 1,678 nghìn đồng

- Nếu 50 < k ≤ 100 thì số tiền cần trả là 50 × 1,678 + (k - 50) × 1,734 nghìn đồng

- Nếu 100 < k thì số tiền cần trả là: 50 × 1,678 + 50 × 1,734 + (k - 100) ×2,014 nghìn đồng

- Sử dụng lệnh round(t) để làm tròn số thực t. Chú ý trong máy tính dùng dấu “.” để viết các số thập phân

- Chương trình:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 20: Câu lệnh lặp for

Bài 21: Câu lệnh lặp while

Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách

Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách

Bài 24: Xâu kí tự

Xem thêm tài liệu Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Câu lệnh điều kiện if

1 20,641 11/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: