Giải Tin học 10 Bài 26 (Kết nối tri thức): Hàm trong python
Với giải bài tập Tin học 10 Bài 26: Hàm trong python sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 26.
Giải Tin học lớp 10 Bài 26: Hàm trong python
Khởi động
Trả lời:
Một số hàm trong các lệnh đã học như hàm len(); str(); int()…có đặc điểm là có thể dùng tùy ý ở mọi nơi mình trong chương trình.
1. Một số hàm thiết kế sẵn của Python
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 127 Tin học 10: Tìm hiểu một số hàm của Python
Quan sát một số câu lệnh trong bảng 26.1 và cho biết những câu lệnh có điểm chung gì.
Bảng 26.1. Một số lệnh trong Python
Trả lời:
- Về hình thức: các lệnh đều có các dấu mở đóng ngoặc đi sau tên lệnh
- Bên trong dấu ngoặc, có thể ghi thêm tham số: các đại lượng, các biến, hoặc trong một số trường hợp, có cả biểu thức.
Câu hỏi
Câu hỏi trang 128 Tin học 10: Mô tả tham số và giá trị trả lại của mỗi hàm sau: float( ), str( ), len( ), list( ).
Trả lời:
+ float() chỉ có một tham số duy nhất, có thể là số nguyên hoặc số thập phân. Kết quả trả về là một số dấu phẩy động tương ứng.
+ str() sẽ đưa đối tượng được chọn về dạng chuỗi.
+ len() tham số là chuỗi, trả về số lượng chuỗi
+ list() tham số là chuỗi, hàm này có tác dụng chuyển đổi kiểu dữ liệu của một biến sang dạng danh sách.
2. Thiết lập các hàm tự định nghĩa
Hoạt động
Hoạt động 2 trang 128 Tin học 10: Cách thiết lập hàm trong Python
Quan sát các ví dụ sau để biết cách viết hàm.
Trả lời:
- Hàm trong Python được định nghĩa bằng từ khóa def, theo sau là tên hàm (tên hàm sẽ theo quy tắc đặt tên định danh).
- Hàm có thể có hoặc không có tham số. Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “:” và viết lùi vào, thẳng hàng.
- Hàm có thể có hoặc không có giá trị trả lại sau từ khóa return.
- Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị:
def <tên hàm>():
<khối lệnh>
return <giá trị>
- Cú pháp thiết lập hàm không trả lại giá trị:
def <tên hàm>():
<khối lệnh>
return
Ví dụ:
>>> def inc(n):
return n+1
>>> inc(3)
4
Câu hỏi
Câu hỏi trang 129 Tin học 10: Quan sát các hàm sau, giải thích cách thiết lập và chức năng của mỗi hàm.
Trả lời:
a) Thiết lập hàm có giá trị trả về là msg, hàm có chức năng nhập một xâu bất kì.
b) Thiết lập hàm không có giá trị trả về, hàm có chức năng in ra giá trị k từ 0 đến n-1.
Luyện tập
Gợi ý: Sử dụng hàm prime ( ) trong phần thực hành.
Trả lời:
import math
def KTNT(n): #Hàm kiểm tra số nguyên tố (Có thể dùng hàm prime trong SGK)
x=int(math.sqrt(n))+1
if n<2: return 0
for i in range(2,x):
if n%i==0:return 0
return 1
def UocNT(n):
for i in range(2,n+1):
if n%i==0 and KTNT(i)==1:print(i,end=' ')
#Gọi hàm
n=int(input("Nhập số tự nhiên: "))
print("Các ước nguyên tố của n là: ",end='')
UocNT(n)
Hình 1. Tìm ước là số nguyên tố
Hình 2. Kết quả chạy thử chương trình
Luyện tập 2 trang 130 Tin học 10: Viết hàm numbers (s) đếm số các chữ số có trong xâu s.
Ví dụ: numbers (“0101abc”) = 4.
Trả lời:
def numbers(s):
d=0
for i in s:
if i>='0' and i<='9': d=d+1
return d
print(numbers('010123abc'))
Vận dụng
Trả lời:
- Lệnh Return đầu tiên trả về không có giá trị khi n<2.
- Lệnh Return thứ 2 kiểm tra nếu số nhập vào lớn hơn 2 và chia hết k trong khoảng từ 1đến n thì trả về số đó là số nguyên tố, ngược lại trả về true.
- Hàm Prime() khác với phần thực hành là không phải sử dụng biến C để đếm ước thực sự.
Vận dụng 2 trang 130 Tin học 10: Viết chương trình yêu cầu nhập từ bàn phím một xâu kí tự, sau đó thông báo:
- Tổng số các kí tự là chữ số của xâu.
- Tổng số các kí tự là chữ cái tiếng Anh trong xâu.
Viết hàm cho mỗi yêu cầu trên.
Trả lời:
def numbers(s):
d=0
for i in s:
if i>='0' and i<='9': d=d+1
return d
def DemKT(s):
d=0
s=s.upper() #Biến xâu thành kí tự in hoa
for i in s:
m=ord(i) #Lấy mã Unicode từng kí tự của s đưa vào biến m
if m>=65 and m<=90:d=d+1
return d
#Gọi hàm
s=input("Nhập vào xâu kí tự:")
print("Số kí tự số trong xâu là:",numbers(s))
print("Số kí tự tiếng Anh trong xâu là:",DemKT(s))
Hình 1. Chương trình
Hình 2. Kết quả chạy thử
Lý thuyết Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python
1. Một số hàm thiết kế sẵn của Python
- Python cung cấp sẵn nhiều hàm thực hiện được những công việc khác nhau cho phép người dùng được tùy ý sử dụng khi viết chương trình bằng câu lệnh gọi hàm tương ứng.
Bảng 1: Một số lệnh trong Python
abs() |
len() |
range() |
bool() |
float() |
list() |
round() |
chr() |
input() |
ord() |
str() |
divmod() |
int() |
print() |
type() |
- Ví dụ:
+ Lệnh print(“Học mãi”) thực hiện việc in xâu kí tự “Học mãi” trong dấu ngoặc ra màn hình.
+ Lệnh int(“52”) chuyển xâu “52” thành số nguyên 52.
+ Lệnh type(y) trả lại kiểu dữ liệu của biến y.
2. Thiết lập các hàm tự định nghĩa
- Hàm trong Python được định nghĩa bằng từ khóa def, theo sau là tên hàm (tên hàm sẽ theo quy tắc đặt tên định danh).
- Hàm có thể có hoặc không có tham số. Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “:” và viết lùi vào, thẳng hàng. Hàm có thể có hoặc không có giá tị trả lại sau từ khóa return.
+ Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị:
def <tên hàm>():
<khối lệnh>
return <giá trị>
Ví dụ 1: Cách viết hàm có trả lại giá trị
+ Cú pháp thiết lập hàm không trả lại giá trị:
def <tên hàm>():
<khối lệnh>
return
Ví dụ 2: Cách viết hàm không trả lại giá trị
Thực hành: Thiết lập hàm trong Python
Nhiệm vụ 1: Viết hàm yêu cầu nhập họ tên, rồi đưa lời chào ra màn hình
Hướng dẫn
Chương trình có thể như sau:
Nhiệm vụ 2: Viết hàm prime(n) với tham số là số tự nhiên n và trả lại True nếu n là số nguyên tố, trả lại False nếu n không phải là số nguyên tố.
Hướng dẫn
Để thiết lập hàm prime() chúng ta cần tính số ước thực sự của n (từ 1 đến n - 1). Biến C dùng để đếm số các ước thực sự của n. Khi đó n sẽ là số nguyên tố khi và chỉ khi C = 1.
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình
Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản
Xem thêm tài liệu Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - KNTT
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Global Success – Kết nối tri thức
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Global success
- Bài tập Tiếng Anh 10 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Global success đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 10 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 10 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết KTPL 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Kết nối tri thức