Giải Tin học 10 Bài 22 (Kết nối tri thức): Kiểu dữ liệu danh sách

Với giải bài tập Tin học 10 Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 22.

1 5,678 11/10/2024
Tải về


Giải Tin học lớp 10 Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách

Khởi động

Khởi động trang 111 Tin học 10: Em đã được học những kiểu dữ liệu cơ bản của Python như số nguyên, số thực, xâu kí tự, kiểu dữ liệu loogic. Tuy nhiên, khi em cần lưu một dãy các số hay một danh sách học sinh thì cần kiểu dữ liệu dạng danh sách (còn gọi là dãy hay mảng). Kiểu dữ liệu danh sách được dùng nhiều nhất trong Python là kiểu list. Em hãy tìm một số dữ liệu kiểu danh sách thường gặp trên thực tế.

Trả lời:

Kiểu danh sách thường gặp trên thực tế như bảng điểm, tên học sinh …

1. Kiểu dữ liệu danh sách

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 111 Tin học 10: Khởi tạo và tìm hiểu dữ liệu kiểu danh sách

Khởi tạo dữ liệu danh sách như thế nào? Cách truy cập, thay đổi giá trị và xoá một phần tử trong danh sách như thế nào?

Trả lời:

- Khởi tạo dữ liệu danh sách

<tên list>=[<v1>, <v2>,…,<vn>]

Trong đó <Vk> là kiểu số nguyên, số thực, xâu kí tự…

- Thay đổi giá trị thông qua chỉ số

- Xóa phần tử trong danh sách dùng lệnh del

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 112 Tin học 10: Cho danh sách A = [1, 0, “One”, 9 , 15, “Two”, True, False]. Hãy cho biết giá trị các phần tử:

a) A[0] b) A[2] c) a) A[7] d) A[len(A)]

Trả lời:

a) A[0]= 1

b) A[2]= “One”

c) A[7]= False

d) A[len(A)]=0

Câu hỏi 2 trang 112 Tin học 10: Giả sử A là một danh sách các số, mỗi lệnh sau thực hiện gì?

a) A = A + [10] b) del A[0]

c) A = [100] + A d) A = A[1] * 25

Trả lời:

a) Thêm số 10 vào cuối danh sách của A

b) Xóa phần tử đầu tiên của A

c) Thêm số 100 vào đầu danh sách của A

d) Gán mảng danh sách A bằng giá trị phần tử thứ 2 trong danh sách nhân với 25.

2. Duyệt các phần tử của danh sách

Hoạt động

Hoạt động 2 trang 112 Tin học 10: Dùng lệnh for để duyệt danh sách

Quan sát các lệnh sau để biết cách dùng lệnh for duyệt lần lượt các phần tử của một danh sách.

Trả lời:

Có thể duyệt lần lượt các phần tử của danh sách bằng lệnh for kết hợp với vùng giá trị của lệnh range( ).

Ví dụ: Duyệt và in ra từng phần tử của danh sách.

>>> A = [1,2,3,4,5]

>>> for i in range(len(A)):

print(A[i],end = “ “)

1 2 3 4 5

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 113 Tin học 10: Giải thích các lệnh ở mỗi câu sau thực hiện công việc gì?

Trả lời:

a) Tính tổng các số nguyên dương trong danh sách A.

b) Đếm số nguyên dương có trong danh sách A.

Câu hỏi 2 trang 113 Tin học 10: Cho dãy các số nguyên A, viết chương trình in ra các số chẵn của A.

Trả lời:

for i in range(len(A)):

if A[ i] % 2 == 0:

print(A[i], ” ”)

3. Thêm phần tử vào danh sách

Hoạt động

Hoạt động 3 trang 113 Tin học 10: Tìm hiểu lệnh thêm phần tử cho danh sách

Quan sát các lệnh sau đây để biết cách thêm phần tử vào một danh sách bằng phương thức append( ).

Trả lời:

- Python có một số lệnh dành riêng (phương thức) cho dữ liệu kiểu danh sách. Cú pháp các lệnh đó như sau:

.<phương thức>

- Lệnh thêm phần tử vào cuối danh sách là .append( )

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 113 Tin học 10: Sau khi thêm một phần tử vào danh sách A bằng lệnh append () thì độ dài danh sách A thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Sau khi thêm một phần tử vào danh sách A bằng lệnh append () thì độ dài danh sách A tăng thêm 1 đơn vị.

Câu hỏi 2 trang 113 Tin học 10: Danh sách A sẽ như thế nào sau các lệnh sau?

>>> A = [2,4,10,1,0]

>>> A.append(100)

>>> del A[1]

Trả lời:

>>>A.append(100) => A=[2,4,10,1,0,100]

>>> del A[1] => A=[2,10,1,0,100]

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 114 Tin học 10: Viết lệnh xoá phần tử cuối cùng của danh sách A bằng lệnh del.

Trả lời:

>>>del A[len(A)-1]

Luyện tập 2 trang 114 Tin học 10: Có thể thêm một phần tử vào đầu danh sách được không? Nếu có thì nêu cách thực hiện.

Trả lời:

Có thể thêm một phần tử vào đầu danh sách được bằng cách tạo danh sách chứa phần tử đó và sử dụng toán tử + để nối các danh sách với nhau.

Vận dụng

Vận dụng trang 114 Tin học 10: Cho dãy số A. Viết chương trình tính giá trị và chỉ số của phần tử lớn nhất của A. Tương tự với bài toán tìm phần tử nhỏ nhất.

Trả lời:

- Chương trình tính giá trị và chỉ số của phần tử lớn nhất của A

max=A[0]

vt=0

for i in range(len(A)):

if A[i]>max:

max=a[i]

vt=i

print(“Số lớn nhất là”, max, “tại vị trí” ,vt+1)

- Chương trình tính giá trị và chỉ số của phần tử nhỏ nhất của A

min=A[0]

vt=0

for i in range(len(A)):

if A[i]<min:

min=a[i]

vt=i

print(“Số nhỏ nhất là”, min, “tại vị trí” ,vt+1)

Lý thuyết Tin học 10 Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách

1. Kiểu dữ liệu danh sách

- List là kiểu dữ liệu danh sách (dãy, mảng) trong Python. Tạo list bằng lệnh gán với các phần tử trong cặp dấu ngoặc [].

- Kiểu dữ liệu danh sách trong Python được khởi tạo:

<tên list> = [<v1>, <v2>, …, <vn>]

Lưu ý: Các giá trị <vk> có thể có kiểu dữ liệu khác nhau (số nguyên, số thực, xâu kí tự, …).

- Có thể truy cập từng phần tử của danh sách thông qua chỉ số:

[<chỉ số>]

Ví dụ 1:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Chỉ số bắt đầu từ 0 đến len( ) -1, trong đó len( ) là lệnh tính độ dài danh sách.

Ví dụ 2: Tạo danh sách rỗng (có độ dài 0) và các phép toán ghép danh sách (+)

Lý thuyết Tin học 10 Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

2. Duyệt các phần tử của danh sách

Có thể duyệt lần lượt các phần tử của danh sách bằng lệnh for kết hợp với vùng giá trị của lệnh range().

- Ví dụ 1: Duyệt và in ra từng phần tử của danh sách

Lý thuyết Tin học 10 Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

⇒ Biến I chạy trên vùng chỉ số từ 0 đến len(A) -1.

- Ví dụ 2: Duyệt và in một phần của danh sách.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

3. Thêm phần tử vào danh sách

- Python có một số lệnh dành riêng (phương thức) cho kiểu dữ liệu danh sách.

- Cú pháp:

.<phương thức>

- Lệnh thêm phần tử vào cuối danh sách là .append()

Ví dụ: Thêm phần tử vào cuối danh sách

Lý thuyết Tin học 10 Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Thực hành

Nhiệm vụ 1: Nhập số n từ bàn phím, sau đó nhập danh sách n tên các bạn lớp em và in ra danh sách các tên đó, mỗi tên trên một dòng.

Hướng dẫn

Dùng phương thức append() để đưa dần vào danh sách.

Chú ý: Vì vùng giá trị của lệnh range(n) bắt đầu từ 0 nên trong thông báo nhập cần viết là str(i+1) để bắt đầu từ 1.

Chương trình như sau:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nhiệm vụ 2: Nhập một dãy số từ bàn phím. Tính tổng, trung bình của dãy và in dãy số trên một hàng ngang.

Hướng dẫn

Dùng lệnh int() để chuyển đổi dữ liệu.

Chương trình:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách

Bài 24: Xâu kí tự

Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Bài 26: Hàm trong python

Bài 27: Tham số của hàm

Xem thêm tài liệu Tin học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách

1 5,678 11/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: