Lý thuyết Tin học 10 Bài 26 (Kết nối tri thức): Hàm trong Python

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 26: Hàm trong Python ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 10.

1 7,210 09/01/2023
Tải về


Lý thuyết Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python  

1. Một số hàm thiết kế sẵn của Python

- Python cung cấp sẵn nhiều hàm thực hiện được những công việc khác nhau cho phép người dùng được tùy ý sử dụng khi viết chương trình bằng câu lệnh gọi hàm tương ứng.

Bảng 1: Một số lệnh trong Python

abs()

len()

range()

bool()

float()

list()

round()

chr()

input()

ord()

str()

divmod()

int()

print()

type()

- Ví dụ:

+ Lệnh print(“Học mãi”) thực hiện việc in xâu kí tự “Học mãi” trong dấu ngoặc ra màn hình.

+ Lệnh int(“52”) chuyển xâu “52” thành số nguyên 52.

+ Lệnh type(y) trả lại kiểu dữ liệu của biến y.

2. Thiết lập các hàm tự định nghĩa

- Hàm trong Python được định nghĩa bằng từ khóa def, theo sau là tên hàm (tên hàm sẽ theo quy tắc đặt tên định danh).

- Hàm có thể có hoặc không có tham số. Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “:” và viết lùi vào, thẳng hàng. Hàm có thể có hoặc không có giá tị trả lại sau từ khóa return.

+ Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị:

def <tên hàm>():

<khối lệnh>

return <giá trị>

Ví dụ 1: Cách viết hàm có trả lại giá trị

Lý thuyết Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

+ Cú pháp thiết lập hàm không trả lại giá trị:

def <tên hàm>():

<khối lệnh>

return

Ví dụ 2: Cách viết hàm không trả lại giá trị

Lý thuyết Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Thực hành: Thiết lập hàm trong Python

Nhiệm vụ 1: Viết hàm yêu cầu nhập họ tên, rồi đưa lời chào ra màn hình

Hướng dẫn

Chương trình có thể như sau:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Nhiệm vụ 2: Viết hàm prime(n) với tham số là số tự nhiên n và trả lại True nếu n là số nguyên tố, trả lại False nếu n không phải là số nguyên tố.

Hướng dẫn

Để thiết lập hàm prime() chúng ta cần tính số ước thực sự của n (từ 1 đến n - 1). Biến C dùng để đếm số các ước thực sự của n. Khi đó n sẽ là số nguyên tố khi và chỉ khi C = 1.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 27: Tham số của hàm

Lý thuyết Bài 28: Phạm vi của biến

Lý thuyết Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình

Lý thuyết Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình

Lý thuyết Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản

1 7,210 09/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: