Lý thuyết Tin học 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 10.

1 2912 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet 

Nhiệm vụ 1: Sử dụng phần mềm đa ngữ của Google Translate để học ngoại ngữ.

Hướng dẫn

Bước 1: Truy cập vào trang web có địa chỉ https://translate.google.com/?hl=vi sẽ xuất hiện trang màn hình tương tự như sau:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 1: Giao diện dịch đa ngữ của Google Translate

Bên trái là khung của ngôn ngữ nguồn, nơi nhập văn bản cần dịch. Bên phải là khung chứa kết quả dịch của ngôn ngữ đích.

Bước 2: Xác định ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.

Ngôn ngữ nguồn là ngôn ngữ đầu vào cần dịch và ngôn ngữ đích là ngôn ngữ đầu ra thể hiện kết quả của việc dịch. Để chọn ngôn ngữ hãy nháy chuột vào biểu tượng Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức (ảnh 1) sẽ mở ra danh sách các ngôn ngữ được phần mềm hỗ trợ. Chọn một ngôn ngữ mà mình muốn theo các bước minh họa sau đây:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 2: Chọn ngôn ngữ làm việc

Bước 3: Nhập văn bản để dịch.

Có ba cách nhập:

1. Nhập trực tiếp vào khung ngôn ngữ nguồn. Đây là chế độ mặc định, khi đó biểu tượng Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1) sẽ có màu xanh. Ta chỉ cần gõ trực tiếp văn bản vào khung của ngôn ngữ nguồn, bản dịch sẽ xuất hiện bên khung của ngôn ngữ đích (Hình 3).

Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 3: Nhập văn bản trực tiếp vào khung ngôn ngữ nguồn

2. Nhập bằng giọng nói. Trong trường hợp này, máy tính phải có micro để thu âm

Trước khi nói, phải chọn biểu tượng Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1) . Khi biểu tượng micro đổi thành màu xanh thì em hãy đọc đoạn văn bản cần dịch. Nếu nháy chuột vào biểu tượng micro một lần nữa thì chế độ nhập bằng lời dừng, chuyển sang chế độ gõ trực tiếp văn bản cần dịch.

Hình 4 là giao diện dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nga một câu trong đoạn văn. Kết quả dịch gần chính xác so với bản gốc trong tác phẩm.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 4: Nhập văn bản bằng giọng nói

Google Translate không chỉ “nghe” được mà còn “nói” được. Để nghe máy đọc, ta chỉ cần nháy vào biểu tượng loa Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1). Nháy chuột lần thứ nhất, máy sẽ đọc tốc độ bình thường, nháy chuột lần thứ hai, máy sẽ đọc với tốc độ chậm hơn.

3. Nhập từ một tệp. Nháy chuột vào Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1), phần mềm yêu cầu em chọn tệp sẽ dịch. Hãy nháy chuột vào nút lệnh Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1) để chọn tệp. tệp được chọn có thể là một tệp văn bản Word, tệp bảng tính Excel, tệp trình chiếu PowerPoint hay tệp PDF. Khi đó tên tệp sẽ xuất hiện như hình 5.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 5: Nhập văn bản từ tệp

Sau đó nháy vào nút lệnh Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1) để dịch.

Bước 4: Sao chép kết quả dịch vào tệp văn bản.

Kết quả được thể hiện dưới môt định dạng văn bản trung gian trong một cửa sổ riêng. Muốn lấy kết quả dịch, ta chọn phần văn bản ở khung ngôn ngữ đích, rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+C để sao chép, sau đó mở tệp văn bản và nhấn tổ hợp Ctrl+V để dán.

Bản dịch có thể chưa thực sự trau chuốt và vẫn còn có thể nhầm nhưng có thể dùng để hỗ trợ hoàn thiện bản dịch. Hình 6 là ví dụ về việc dịch một bảng tính từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 6: Kết quả dịch bảng tính

Nhiệm vụ 2: Khai thác một nguồn học liệu mở trên Internet để tìm các nguồn tài liệu học tập.

Hướng dẫn

Bước 1: Truy cập địa chỉ https://igiaoduc.vn/ trang chủ tương tự Hình 7.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 7: Trang chủ kho học liệu số

Bước 2: Tìm kiếm, truy cập các học liệu.

- Thư mục cấp một gồm 3 loại là Học liệu số, Sách giáo khoa và Dư địa chỉ.

- Nháy chuột vào một mục của thư mục cấp hai, ví dụ Học liệu số để mở ra thư mục cấp ba.

- Thư mục cấp ba của Học liệu số và Sách giáo khoa trải ra theo các môn học. Chỉ cần chọn môn để xem tất cả các học liệu của môn đó.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 8: Các bài giảng môn Đại số lớp 10

Bước 3: Xem bài giảng.

Để xem học liệu nào chỉ cần nháy chuột vào ảnh học liệu tương ứng. Khi đó xuất hiện mô tả của học liệu đó với tên bài, chủ đề, tác giả (Hình 9).

Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 9: Giới thiệu học liệu

Nháy chuột vào Lý thuyết Tin học 10 Bài 10: Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet - Kết nối tri thức  (ảnh 1) để xem bài giảng. Có nhiều dạng bài giảng như video quay trực tiếp bài giảng hoặc được chuyển thể từ các bản trình chiếu bài giảng của giáo viên.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Ứng xử trên môi trường số, nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Lý thuyết Bài 12: Phần mềm thiết kế đồ họa

Lý thuyết Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa

Lý thuyết Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Lý thuyết Bài 15: Hoàn thiện hình ảnh đồ họa

1 2912 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: