Lý thuyết Tin học 10 Bài 29 (Kết nối tri thức): Nhận biết lỗi chương trình

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 10.

1 1826 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình 

1. Nhận biết lỗi chương trình

- Có thể phân biệt lỗi chương trình Python làm ba loại:

1. Lỗi khi có lệnh viết sai cú pháp hoặc sai cấu trúc ngôn ngữ Python quy định. Chương trình sẽ lập tức dừng và thông báo lỗi Syntax Error.

Ví dụ 1: Sai cú pháp lệnh

Lý thuyết Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

2. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh trong chương trình. Chương trình dừng lại và thông báo một mã lỗi. Lỗi này gọi lỗi ngoại lệ (Exceptions Error), mã lỗi trả lại gọi là mã lỗi ngoại lệ.

Ví dụ 2: Người dùng nhập sai dữ liệu

Lý thuyết Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

3. Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ, nhưng kết quả đưa ra sai, không chính xác. Đây là lỗi lôgic bên trong chương trình.

Ví dụ 3: Chương trình thông báo lỗi chỉ số vượt quá giới hạn cho phép

Chương trình:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Khi chạy chương trình sẽ báo lỗi:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình - Kết nối tri thức  (ảnh 1)     Ví dụ 4: Chương trình có lỗi lôgic

Lý thuyết Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Chương trình cho kết quả là 3 mà kết quả đúng là 1 + 2 + 3 = 6. Lí do là hàm range(3) trả lại vùng giá trị là 0, 1, 2 chứ không phải 1, 2, 3.

- Với mỗi loại lỗi, cách xử lí và kiểm soát lỗi sẽ khác nhau.

2. Một số lỗi ngoai lệ thường gặp

Bảng 1: Một số lỗi ngoại lệ thường gặp

Mã lỗi ngoại lệ

Mô tả lỗi

ZeroDivisionError

Khi thực hiện lệnh phép chia cho 0.

IndexError

Lệnh cố gắng truy cập phần tử của danh sách nhưng chỉ số vượt quá giới hạn.

NameError

Chương trình muốn tìm một tên nhưng không thấy. Ví dụ lệnh gọi một hàm nhưng không có hàm đó.

TypeError

Lỗi kiểu dữ liệu.

- Lệnh truy cập một phần tử của danh sách nhng chỉ số không là số nguyên.

- Lệnh tính biểu thức số nhưng toán hạng không phải là số.

ValueError

Lỗi liên quan đến giá trị của đối tượng.

Lỗi khi thực hiện lệnh chuyển đổi kiểu dữ liệu, đổi số của hàm có giá trị mà hàm không hỗ trợ. Ví dụ lệnh int(“1.55”).

IndentationError

Lỗi khi các dòng lệnh thụt vào không hàng hoặc không đúng vị trí.

SyntaxError

Lỗi cú pháp.

3. Thực hành: Lập trình và kiểm tra khả năng sinh lỗi của chương trình

Nhiệm vụ 1: Viết chương trình nhập các số nguyên m, n từ bàn phím, cách nhau bằng dấu cách. Chương trình đưa ra tổng, hiệu, thương của hai số đã nhập.

Hướng dẫn.

Dùng lệnh input() để nhập dữ liệu và int() để chuyển đổi sang kiểu số nguyên, split() tách xâu con. Kết quả thu được sẽ chuyển đổi thành hai số m, n bằng lệnh int().

Nhập chương trình sau và kiểm tra khả năng sinh lỗi khi chạy chương trình:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Kiểm tra khả năng sinh lỗi của chương trình:

- Các số m, n khi nhập không là số nguyên.

- Giữa m, n không có dấu cách.

- Số n nhập vào là số 0.

Nhiệm vụ 2: Viết chương trình nhập số tự nhiên n và nhập lần lượt số nguyên đưa vào danh sách số A. Sau khi nhập xong in danh sách A ra màn hình.

Hướng dẫn

Nhập chương trình sau và kiểm tra khả năng sinh lỗi:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Khả năng sinh lỗi:

+ Số n nhập vào không là số nguyên.

+ Mỗi số hạng của danh sách nhập vào không là số nguyên.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình

Lý thuyết Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản

Lý thuyết Bài 32: Ôn tập lập trình Python

Lý thuyết Bài 33: Nghề thiết kế đồ họa máy tính

Lý thuyết Bài 34: Nghề phát triển phần mềm

1 1826 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: