Giải SBT Toán 6 Bài 19 (Kết nối tri thức): Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân

Lời giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Toán 6. 

1 912 04/11/2022
Tải về


Giải SBT Toán 6 Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân

Bài 4.8 trang 68 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Quan sát Hình 4.11 và cho biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào là hình thoi.

Lời giải.

Quan sát hình 4. 11, ta thấy:

+) Hình chữ nhật là: hình b

+) Hình thoi là: hình d

Bài 4.9 trang 68 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Quan sát Hình 4.12 và cho biết hình nào là hình bình hành, hình nào là hình thang cân.

Lời giải.

Quan sát hình 4. 12, ta thấy:

+) Hình bình hành là: hình c

+) Hình thang cân là: hình b

Bài 4.10 trang 68 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Vẽ hình chữ nhật DEFG có DE = 3cm; EF = 5cm.

Lời giải.

Vẽ hình chữ nhật DEFG có DE = 3cm; EF = 5cm.

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng EF = 5 cm.

Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với EF tại E. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho ED = 3 cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với EF tại F. Trên đường thẳng đó lấy điểm G sao cho FG = 3 cm.

Bước 4. Nối D với G ta được hình chữ nhật DEFG.

Bài 4.11 trang 68 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Vẽ hình thoi MNPQ có cạnh MN = 4cm.

Lời giải.

Vẽ hình thoi MNPQ có cạnh MN = 4cm hướng dẫn sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng MN = 4cm

Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua N. lấy điểm P trên đường thẳng đó sao cho

NP = 4 cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua P và song song với cạnh MN. Vẽ đường thẳng đi qua M và song song với cạnh NP.

Bước 4. Hai đường thẳng này cắt nhau tại Q, ta được hình thoi MNPQ.

Bài 4.12 trang 68 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Vẽ hình bình hành EFHK có EF = 3cm; FH = 4cm.

Lời giải.

Vẽ hình bình hành EFHK có EF = 3 cm; FH = 4 cm theo hướng dẫn sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng HF = 4 cm.

Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua F. Trên đường thẳng đó lấy điểm E sao cho

FE = 3 cm.

Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua E và song song với FH, đường thẳng qua H và song song với FE. Hai đường thẳng này cắt nhau tại K, ta được hình bình hành EFHK.

Bài 4.13 trang 68 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 3cm; BC = 5cm; AC = 6cm.

Lời giải.

Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 3cm; BC = 5cm; AC = 6cm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AC = 6cm.

Bước 2: Vẽ cung tròn tâm A bán kính 3cm, cung tròn tâm C bán kính 5 cm. Hai cung tròn này cắt nhau tại B

Bước 3: Nối A với B, B với C ta được AB = 3cm, BC = 5cm.

Bước 4: Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.

Bài 4.14 trang 68 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Vẽ hình thoi MNPQ có cạnh bằng 5cm và một góc bằng .

Lời giải.

Vẽ hình thoi MNPQ có cạnh MN = 5cm và có một góc bằng  theo hướng dẫn sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng MN = 5cm

Bước 2: Đặt ê ke có góc  trùng với điểm M, kẻ đường thẳng Mx

Bước 3: Trên đường thẳng Mx lấy điểm Q sao cho MQ = 5cm.

Bước 4. Vẽ đường thẳng đi qua Q song song với MN, đường thẳng qua N song song với MQ, hai đường thẳng này cắt nhau tại P. Ta được hình thoi MNPQ.

Bài 4.15 trang 69 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Quan sát Hình 4.13 và kiểm tra xem tứ giác MNPQ có là hình thoi không?

Lời giải.

Dùng thước thẳng hoặc compa kiểm tra ta thấy: MN = NP = PQ = MQ, nghĩa là 4 cạnh bằng nhau nên MNPQ là hình thoi.

Bài 4.16 trang 69 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Quan sát Hình 4.14 và kiểm tra xem tứ giác EFPQ có là hình bình hành không. Tứ giác ABCD có là hình chữ nhật không?

Lời giải.

+) Dùng thước thẳng để kiểm tra ta thấy EF = PQ; EQ = PF

Do đó EFPQ là hình bình hành.

+) Dùng ê ke để kiểm tra góc ta thấy:

Hình ABCD có: các góc A, góc B, góc C, góc D đều bằng  nên ABCD là hình chữ nhật.

Bài 4.17 trang 69 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Quan sát Hình 4.15 và kiểm tra xem các tứ giác OABC, OCDE có là hình thoi không. Tứ giác BEDC có là hình thang cân không?

Lời giải.

+) Dùng thước thẳng đo ta thấy AB = AO = OC = CB nên tứ giác OABC là hình thoi

+) Dùng thước thẳng đo ta thấy CO = OE = ED = DC nên tứ giác COED là hình thoi

+) Đặt ê ke vuông góc với BE, ta thấy ê ke cũng vuông góc với CD. Do đó hai đường thẳng BE và CD song song với nhau.

+) Dùng thước thẳng đo, ta thấy BD = CE nghĩa là hai đường chéo bằng nhau

Do đó BCDE là hình thang cân.

Bài 4.18 trang 69 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Cắt ba hình tam giác đều có cạnh 4cm rồi ghép thành một hình thang cân.

Lời giải.

+) Cắt ba hình tam giác đều cạnh 4 cm

 +) Ghép lại như hình vẽ dưới ta được hình thang cân

Bài 4.19 trang 69 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Cắt tám hình thang cân có đáy nhỏ bằng cạnh bên để xếp thành mặt chiếc khay đựng mứt Tết như hình Hình 4.16

Lời giải.

+) Cắt 8 hình thang như hình vẽ:

+) Xếp lại như hình 4.16

 

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học

Ôn tập Chương 4

Bài 21: Hình có trục đối xứng

Bài 22: Hình có tâm đối xứng

Ôn tập Chương 5

Xem thêm tài liệu Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân

Trắc nghiệm Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân

1 912 04/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: