Giải SBT Toán 6 (Kết nối tri thức): Ôn tập Chương 3

Lời giải sách bài tập Toán lớp 6 Ôn tập Chương 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Toán 6. 

1 1114 lượt xem
Tải về


Giải SBT Toán 6 Ôn tập Chương 3

Câu hỏi (Trắc nghiệm)

Bài 1 trang 61 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

So sánh ba số 0; 3 và -12.

(A) 0 < 3 < -12;

(B) 0 < -12 < 0;

(C) 3 < -12 < 0;

(D) -12 < 0 < 3.

Lời giải.

Vì -12 là số nguyên âm nên – 12 < 0 mà 0 < 3 nên -12 < 0 < 3

Đáp án cần chọn là: D

Bài 2 trang 61 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

Cho tập hợp A = {x|15x<7 }

(A) -15  A và 7  A;

(B) -15  A và 7  A;

(C) -15  A và 7  A;

(D) -15  A và 7  A.

Lời giải.

Các phần tử thuộc A là số nguyên lớn hơn hoặc bằng -15 và nhỏ hơn 7.

Do đó: -15  A và 7  A

Đáp án cần chọn là: C

Bài 3 trang 61 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

Hai số nguyên a và b có tích a. b dương và tổng a + b dương. Khi đó:

(A) a > 0 và b > 0;

(B) a > 0 và b < 0;

(C) a < 0 và b > 0;

(D) a < 0 và b < 0.

Lời giải.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b dương nên a và b là hai số nguyên cùng dấu

Mà tổng a + b dương nên a > 0 và b > 0

Đáp án cần chọn là: A

Bài 4 trang 61 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

Hai số nguyên a và b có tích a. b dương và tổng a + b âm. Khi đó:

(A) a > 0 và b > 0;

(B) a > 0 và b < 0;

(C) a < 0 và b > 0;

(D) a < 0 và b < 0.

Lời giải.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b dương nên a và b là hai số nguyên cùng dấu

Mà tổng a + b âm nên a < 0 và b < 0

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5 trang 61 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

Hai số nguyên a và b có tích a. b âm và hiệu a - b âm. Khi đó:

(A) a > 0 và b > 0;

(B) a > 0 và b < 0;

(C) a < 0 và b > 0;

(D) a < 0 và b < 0.

Lời giải.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b âm nên a và b là hai số nguyên trái dấu

Mà hiệu a – b âm nên a < b.

Do vậy a < 0; b > 0

Đáp án cần chọn là: C

Bài 6 trang 61 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

Hai số nguyên a và b có tích a. b âm và hiệu a - b dương. Khi đó:

(A) a > 0 và b > 0;

(B) a > 0 và b < 0;

(C) a < 0 và b > 0;

(D) a < 0 và b < 0.

Lời giải.

Vì hai số nguyên a và b có tích a. b âm nên a và b là hai số nguyên trái dấu

Mà hiệu a – b dương nên a > b.

Do vậy a > 0; b < 0

Đáp án cần chọn là: B

 

Bài tập

Bài 3.41 trang 62 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Số nguyên a có phần dấu là "-" và phần số tự nhiên là 27. Hãy viết số a và tìm số đối của a.

Lời giải.

+) Vì số nguyên a có phần dấu là "-" và phần số tự nhiên là 27 nên a = - 27

+) Số đối của – 27 là 27.

Vậy a = -27, số đối của a là 27.

Bài 3.42 trang 62 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Hãy sắp xếp các số a, b, c, d theo thứ tự tăng dần, nếu:

a = 32 + (-28); b = (-7) – 5;   c = (-12). (-5);    d = (-28): 7.

Lời giải.

Ta có:

a = 32 + (-28) = 32 – 28 = 4

b = (-7) – 5 = - 7 – 5 = - (7 + 5) = - 12

c = (-12). (-5) = 12. 5 = 60

d = (-28): 7 = - (28: 7) = -4

Vì 12 > 4 nên -12 < -4 mà – 4 < 4 < 60 nên -12 < -4 < 4 < 60 hay b < d < a < c.

Vậy sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: b; d; a; c.

Bài 3.43 trang 62 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tính giá trị của biểu thức; tìm cách tính hợp lí:

a) 21. 23 – 3. 7. (-17);                                    

b) 42. 3 – 7. [(-34) + 18].

Lời giải.

a) 21. 23 – 3. 7. (-17) = 21. 23 – 21. (-17) = 21. [23 – (-17)] = 21. (23 + 17) = 21. 40

= 21. 4. 10 = (21. 4). 10 = 84. 10 = 840.                                   

b) 42. 3 – 7. [(-34) + 18] = 7. 6. 3 – 7. [(-34) + 18] = 7. 18 – 7. [(-34) + 18]

= 7. [18 - (- 34) – 18] = 7. [(18 – 18) + 34] = 7. (0 + 34) = 7. 34 = 238.

Bài 3.44 trang 62 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tính giá trị của biểu thức; tìm cách tính hợp lí:

a) 71. 64 + 32. (-7) – 13. 32;                             

b) 13. (23 – 17) – 13. (23 + 17).

Lời giải.

a) 71. 64 + 32. (-7) – 13. 32

= 71. 2. 32 + 32. (-7) – 13. 32

= 32. [71. 2 + (-7) – 13]

= 32. (142 – 7 – 13)

= 32. (135 – 13)

= 32. 122

= 3 904.

b) 13. (23 – 17) – 13. (23 + 17)

= 13. 23 – 13. 17 – 13. 23 – 13. 17

= (13. 23 – 13. 23) – (13. 17 + 13. 17)

= 0 – 2. (13. 17)

= 0 – 2. 221

= 0 – 442

= -442.

Bài 3.45 trang 62 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tìm x, nếu (38 – x). (x + 25) = 0.

Lời giải.

Tích hai thừa số bằng 0 chỉ xảy ra khi một trong hai thừa số bằng 0

(38 – x). (x + 25) = 0

Suy ra 38 – x = 0 hoặc x + 25 = 0

Trường hợp 1:                                         

38 – x = 0                                                     

x = 38 – 0                                             

x = 38                                                   

Trường hợp 2:

x + 25 = 0

x = 0 – 25

x = -25

Vậy x = 38, x = -25.

Bài 3.46 trang 62 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tìm các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19.

Lời giải.

Nhân 6 lần lượt với 0; 1; 2; 3; 4; … ta được các bội dương của 6 là: 0; 6; 12; 18; 24; …

Do đó các bội của 6 là: …; - 24; -18; -12; -6; 0; 6; 12; 18; 24; …

Mà bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19 là: -18; -12; -6; 0; 6; 12; 18

Vậy các bội của 6 lớn hơn -19 và nhỏ hơn 19 là -18; -12; -6; 0; 6; 12; 18.

Bài 3.47 trang 62 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Tìm tất cả các ước chung của hai số 36 và 42.

Lời giải.

+) Ta đi tìm các ước chung nguyên dương của 36 và 42.

Ta có: 36 = 22.32;       42 = 2. 3. 7

ƯCLN(36, 42) = 2. 3 = 6

ƯC(36, 42) = Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

Do đó tất cả các ước chung của hai số 36 và 42 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6

Vậy tất cả các ước chung của hai số 36 và 42 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6 viết gọn là .

Bài 3.48 trang 62 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Hãy điền các số nguyên thích hợp thay thế các dấu “?” trong bảng dưới đây sao cho tích của ba số ở ba ô liền nhau luôn bằng 120.

?

?

6

?

?

?

?

?

?

-4

?

Lời giải.

Giả sử bốn số ở bốn ô liên tiếp nào đó là a, b, c và d. Khi đó theo điều kiện của bài toán ta có: abc = bcd = 120. Từ đây ta suy ra a = d. Điều này có nghĩa là các số nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ hai, thứ năm, thứ tám, thứ mười một bằng nhau.

Chú ý rằng ô thứ mười là số -4 nên các số nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy đều là số -4

Ô thứ ba là số 6 nên các số nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín đều là số 6.

Đặt các ô còn lại chứa số x, ta có bảng sau:

Ta có: (-4). x. 6 = 120

             x. (-24) = 120

             x = 120: (-24)

             x = -5

Vậy ta được kết quả bảng là:

Bài 3.49 trang 62 sách bài tập Toán 6 Tập 1 - KNTT: Hãy điền các số nguyên thích hợp thay thế các dấu “?” trong bảng dưới đây sao cho tổng của ba số ở ba ô liền nhau luôn bằng 0.

?

-7

?

?

?

?

?

?

3

?

?

Lời giải.

Giả sử bốn số ở bốn ô liên tiếp nào đó là a, b, c và d. Khi đó theo điều kiện của bài toán ta có: a + b + c = b + c + d = 0. Từ đây ta suy ra a = d. Điều này có nghĩa là các số nằm ở ô thứ hai, thứ năm, thứ tám, thứ mười một bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu, thứ chín bằng nhau; các ô nằm ở ô thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười bằng nhau.

Chú ý rằng ô thứ hai là số -7 nên các số nằm ở ô thứ năm, thứ tám, thứ mười một đều là số -7

Ô thứ chín là số 3 nên các số nằm ở ô nằm ở ô thứ ba, thứ sáu đều là số 3.

Đặt các ô còn lại chứa số x, ta có bảng sau:

Ta có: x + (-7) + 3 = 0

           x – 7 + 3 = 0

           x – 7 = 0 – 3

           x – 7 = -3

           x = -3 + 7

           x = 4

Vậy ta được kết quả bảng là:

 

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều

Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân

Bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học

Ôn tập Chương 4

Bài 21: Hình có trục đối xứng

Xem thêm tài liệu Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài ôn tập chương 3

Trắc nghiệm Bài: ôn tập chương 3

1 1114 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: