Giải SBT Toán 6 Bài 40 (Kết nối tri thức): Biểu đồ cột
Lời giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 40: Biểu đồ cột sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Toán 6.
Giải SBT Toán 6 Bài 40: Biểu đồ cột
Bài 9.19 trang 72 sách bài tập Toán 6 Tập 2 - KNTT: Biểu đồ dưới đây cho biết nhiệt độ trung bình năm 2019 của một số địa phương.
a) Cho biết địa phương nào có nhiệt độ trung bình cao nhất, thấp nhất?
b) Hãy lập bảng thống kê nhiệt độ trung bình năm 2019 của các địa phương trên.
Lời giải:
Dựa vào biểu đồ trên, nhiệt độ trung bình năm 2019 của Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Đà Lạt lần lượt là 26oC; 26,5oC; 27,3oC và 18,5oC.
a) Địa phương có nhiệt độ trung bình cao nhất là Đà Nẵng (26,5oC) và thấp nhất là Đà Lạt (18,5oC).
b) Bảng thống kê nhiệt độ trung bình năm 2019 của các địa phương như sau:
Thành phố |
Hà Nội |
Huế |
Đà Nẵng |
Đà Lạt |
Nhiệt độ trung bình (oC) |
26 |
26,5 |
27,3 |
18,5 |
Bài 9.20 trang 72 sách bài tập Toán 6 Tập 2 - KNTT: Lớp 6A dự định tổ chức một trò chơi dân gian khi đi dã ngoại. Lớp trưởng đã yêu cầu mỗi bạn đề xuất một trò chơi bằng cách ghi vào phiếu. Sau khi thu phiếu, tổng hợp kết quả lớp trưởng thu được bảng sau:
a) Hãy cho biết lớp 6A có bao nhiêu học sinh?
b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu trên.
Lời giải:
a) Số học sinh lớp 6A bằng tổng số bạn chọn các trò chơi và bằng:
5 + 12 + 6 + 8 + 9 = 40 (học sinh)
Vậy lớp 6A có 40 học sinh.
b) Các bước vẽ biểu đồ cột:
Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau.
- Trục ngang ghi danh sách các trò chơi: cướp cờ, nhảy bao bố, đua thuyền, bịt mắt bắt dê, kéo co;
- Trục dọc:
+ Ở đây số bạn chọn trò chơi cướp cờ là ít nhất là 5 bạn và nhảy bao bố là nhiều nhất là 12 bạn.
+ Ta chọn khoảng chia là 2.
Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật
- Cách đều nhau;
- Có cùng chiều rộng;
- Có chiều cao thể hiện số bạn chọn loại trò chơi dân gian, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
+ Cướp cờ: 5 bạn;
+ Nhảy bao bố: 12 bạn;
+ Đua thuyền là: 6 bạn;
+ Bịt mắt bắt dê: 8 bạn;
+ Kéo co: 9 bạn.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ: Số bạn chọn trò chơi dân gian.
- Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột:
+ Trục ngang: Trò chơi
+ Trục dọc: Số bạn.
Ta được biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu trên như sau:
Bài 9.21 trang 73 sách bài tập Toán 6 Tập 2 - KNTT: Biểu đồ dưới đây cho biết tổng lượng mưa tại thành phố Hà Nội trong một số năm.
a) Biểu đồ biểu thị thông tin gì và những năm nào?
b) Đơn vị đo tổng lượng mưa của thành phố Hà Nội trong biểu đồ là gì?
c) Lập bảng thống kê dữ liệu trong biểu đồ.
Lời giải:
a) Biểu đồ biểu thị tổng lượng mưa của thành phố Hà Nội trong các năm từ năm 2015 đến năm 2019.
b) Đơn vị đo tổng lượng mưa của thành phố Hà Nội trong biểu đồ là mm.
c) Ta có bảng thống kê dữ liệu trong biểu đồ:
Năm |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
Lượng mưa (mm) |
1 520 |
1 631 |
1 858 |
1 695 |
1 331 |
Bài 9.22 trang 73 sách bài tập Toán 6 Tập 2 - KNTT: Số lượng xem trên YouTube của một số nhóm nhạc tại các nước Đông Nam Á được biểu diễn bằng biểu đồ cột sau đây:
b) Lập bảng thống kê biểu thị dữ liệu đã được biểu diễn trong biểu đồ trên.
Lời giải:
a) Số lượng lượt người xem trên YouTube của nhóm C là 1 475 triệu lượt xem.
Vậy dấu “?” là 1 475.
b) Dựa vào biểu đồ, ta có số lượt xem trên trên YouTube của một số nhóm nhạc tại các nước Đông Nam Á như sau:
- Nhóm A: 540 triệu lượt xem;
- Nhóm B: 1 448 triệu lượt xem;
- Nhóm C: 1 485 triệu lượt xem;
- Nhóm D: 324 triệu lượt xem.
Vậy ta có bảng thống kê số lượt xem trên trên YouTube của một số nhóm nhạc tại các nước Đông Nam Á như sau:
Nhóm nhạc |
A |
B |
C |
D |
Số lượt xem (triệu lượt) |
540 |
1 448 |
1 475 |
324 |
Bài 9.23 trang 74 sách bài tập Toán 6 Tập 2 - KNTT: Biểu đồ tranh dưới đây biểu diễn số lượng đôi giày thể thao bán được của một cửa hàng trong 4 năm gần đây:
a) Hãy lập bảng thống kê số đôi giày thể thao bán được của một cửa hàng trong 4 năm.
b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê ở câu a.
Lời giải:
a) Số đôi giày thể thao bán được của cửa hàng trong các năm như sau:
- Số đôi giày thể thao bán được trong năm 2016 là:
5 . 100 = 500 (đôi)
- Số đôi giày thể thao bán được trong năm 2017 là:
6 . 100 = 600 (đôi)
- Số đôi giày thể thao bán được trong năm 2018 là:
3 . 100 = 300 (đôi)
- Số đôi giày thể thao bán được trong năm 2019 là:
5 . 100 = 500 (đôi)
Ta có bảng thống kê số đôi giày thể thao bán được của một cửa hàng trong 4 năm:
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
Số đôi giày |
500 |
600 |
300 |
500 |
b) Các bước vẽ biểu đồ cột:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
- Trục ngang ghi danh sách các năm trong bảng trên.
- Trục dọc: ở trong bảng có giá trị lớn nhất là 600 đôi (năm 2017) và nhỏ nhất là 300 đôi (năm 2017).
Do đó, ta chia các khoảng cách đều là 100.
Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật
- Cách đều nhau
- Có cùng chiều rộng
- Có chiều cao thể hiện số đôi giày bán được mỗi năm của cửa hàng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ: Số đôi giày thể thao bán được của một cửa hàng.
- Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột:
+ Trục ngang: năm
+ Trục dọc: số đôi giày.
b) Ta có biểu đồ số đôi giày thể thao bán được của một cửa hàng trong 4 năm:
Bài 9.24 trang 74 sách bài tập Toán 6 Tập 2 - KNTT: Biểu đồ sau đây cho biết màu sắc yêu thích của 20 học sinh.
a) Những màu nào được nhiều bạn yêu thích hơn so với màu vàng?
b) Lập bảng thống kê số lượng học sinh yêu thích mỗi màu.
Lời giải:
a) Cột cao hơn cột màu vàng biểu diễn màu được nhiều bạn yêu thích hơn so với màu vàng.
Vậy những màu được nhiều bạn yêu thích hơn so với màu vàng là: xanh da trời, da cam, hồng.
b) Dựa vào biểu đồ, ta thấy:
- Số học sinh thích màu đỏ là 2 học sinh;
- Số học sinh thích màu xanh da trời là 6 học sinh;
- Số học sinh thích màu xanh lá cây là 1 học sinh;
- Số học sinh thích màu vàng là 2 học sinh;
- Số học sinh thích màu da cam là 5 học sinh;
- Số học sinh thích màu hồng là 4 học sinh.
Ta được bảng thống kê số lượng học sinh yêu thích mỗi màu như sau:
Màu |
Đỏ |
Xanh da trời |
Xanh lá cây |
Vàng |
Da cam |
Hồng |
Số bạn yêu thích |
2 |
6 |
1 |
2 |
5 |
4 |
Bài 9.25 trang 74 sách bài tập Toán 6 Tập 2 - KNTT: Bảng dưới đây cho biết thời gian An dành cho một số hoạt động trong ngày:
Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số liệu trên.
Lời giải:
Các bước vẽ biểu đồ cột:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
- Trục ngang ghi các hoạt động trong ngày
- Trục dọc: ở trong bảng có giá trị lớn nhất là 8,5 giờ (ngủ) và nhỏ nhất là 2 giờ (xem ti vi)
Ta chọn khoảng chia cách đều là 1.
Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật
- Cách đều nhau
- Có cùng chiều rộng
- Có chiều cao thể hiện thời gian thực hiện các hoạt động trong ngày của An, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ: Hoạt động trong ngày của An
- Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột:
+ Trục ngang: các hoạt động
+ Trục dọc: thời gian.
Ta được biểu đồ thời gian An dành cho một số hoạt động trong ngày như sau:
Bài 9.26 trang 74 sách bài tập Toán 6 Tập 2 - KNTT: Nam thăm dò ý kiến của các bạn trong lớp với câu hỏi sau:
Bạn thích chỗ nào nhất trong ngôi nhà của mình?
Lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê đó.
Lời giải:
* Các bước vẽ biểu đồ cột:
Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
- Trục ngang ghi các không gian trong nhà
- Trục dọc: ở đây giá trị lớn nhất là 21 bạn (phòng khách) và nhỏ nhất là 6 bạn (không gian khác).
Ta chia các khoảng cách đều là 5.
Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật
- Cách đều nhau
- Có cùng chiều rộng
- Có chiều cao thể hiện số bạn yêu thích các không gian trong nhà, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ: Không gian yêu thích trong nhà
- Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột:
+ Trục ngang: các phòng
+ Trục dọc: số bạn.
* Ta có bảng thống kê:
Không gian |
Phòng bếp |
Phòng ngủ |
Phòng khách |
Không gian khác |
Số bạn yêu thích |
9 |
15 |
21 |
6 |
* Ta có biểu đồ biểu diễn số bạn yêu thích các không gian trong nhà:
Bài 9.27 trang 74 sách bài tập Toán 6 Tập 2 - KNTT: Biểu đồ cột dưới đây biểu diễn số lượng vé bán được với các mức giá khác nhau của một buổi hòa nhạc.
a) Tổng số vé bán được là bao nhiêu?
b) Tổng số tiền bán vé thu được là bao nhiêu?
c) Nếu nhà hát có 2 000 ghế thì số vé bán được chiếm bao nhiêu phần trăm?
Lời giải:
a) Tổng số vé bán được là:
700 + 500 + 300 + 100 + 100 = 1 700 (vé)
b) Số tiền = Số vé . Giá vé
Số tiền thu được khi bán loại vé 100 nghìn đồng là:
700 . 100 = 70 000 (nghìn đồng)
Số tiền thu được khi bán loại vé 150 nghìn đồng là:
500 . 150 = 75 000 (nghìn đồng)
Số tiền thu được khi bán loại vé 200 nghìn đồng là:
300 . 200 = 60 000 (nghìn đồng)
Số tiền thu được khi bán loại vé 500 nghìn đồng là:
100 . 500 = 50 000 (nghìn đồng)
Số tiền thu được khi bán loại vé 1 triệu đồng là:
100 . 1 = 100 (triệu đồng) = 100 000 (nghìn đồng)
Tổng số tiền bán vé thu được từ các loại vé là:
70 000 + 75 000 + 60 000 + 50 000 + 100 000 = 355 000 (nghìn đồng) = 355 000 000 (đồng)
Vậy tổng số tiền bán vé thu được là 355 000 000 đồng.
c) Phần trăm số vé bán được = Tổng số vé bán được : tổng số ghế . 100%
Nếu nhà hát có 2 000 ghế thì phần trăm số vé bán được so với tổng số ghế là:
. 100% = . 100% = 85%
Vậy nếu nhà hát có 2 000 ghế thì số vé bán được chiếm 85%.
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu
Bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh
Bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success