Giải SBT Toán 10 trang 89 Tập 2 Cánh diều

Với Giải SBT Toán 10 trang 89 Tập 2 trong Bài 5: Phương trình đường tròn Toán lớp 10 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 10 trang 89.

1 304 13/10/2022


Giải SBT Toán 10 trang 89 Tập 2 Cánh diều

Bài 50 trang 89 SBT Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đường tròn tâm I(- 4; 2) bán kính R = 9 có phương trình là:

A. x42+y+22=81 ;

B. x+42+y22=9 ;

C. x42+y+22=9 ;

D. x+42+y22=81 .

Lời giải:

Đường tròn tâm I(- 4; 2) bán kính R = 9 có phương trình là:

 x+42+y22=81

Vậy chọn đáp án D.

Bài 51 trang 89 SBT Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) : (x – 3)2 + (y – 4)2 = 25. Tiếp tuyến tại điểm M(0; 8) thuộc đường tròn có một vectơ pháp tuyến là:

A. n=3;4 ;

B. n=3;4 ;

C. n=4;3 ;

D. n=4;3 .

Lời giải:

Đường tròn có tâm I(3; 4).

Tiếp tuyến tại M của đường tròn có vectơ pháp tuyến là vectơ  IM=3;4

Vậy chọn đáp án A.

Bài 52 trang 89 SBT Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn C:x62+y72=16 . Hai điểm M, N chuyển động trên đường tròn (C). Khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M và N bằng:

A. 16;

B. 8;

C. 4;

D. 256.

Lời giải:

Do M, N chuyển động trên đường tròn nên khoảng cách lớn nhất giữa 2 điểm M, N chính bằng đường kính của đường tròn.

Bán kính của đường tròn (C) là: R=16=4 .

Vậy độ dài lớn nhất của MN = 2R = 8. Chọn đáp án B.

Bài 53 trang 89 SBT Toán 10 Tập 2: Tìm k sao cho phương trình: x2 + y2 – 6x + 2ky + 2k + 12 = 0 là phương trình đường tròn.

Lời giải:

Ta biến đổi như sau:

x2 + y2 – 6x + 2ky + 2k + 12 = 0

(x – 3)2 + (y + k)2 = k2 – 2k – 3

Để phương trình trên là phương trình đường tròn thì

 k22k3>0k<1k>3

Vậy k < – 1 hoặc k > 3.

Bài 54 trang 89 SBT Toán 10 Tập 2: Viết phương trình đường tròn (C) trong mỗi trường hợp sau:

a) (C) có tâm I(- 6; 2) bán kính 7.

b) (C) có tâm I(3; - 7) và đi qua điểm A(4; 1)

c) (C) có tâm I(1; 2) và tiếp xúc với đường thẳng 3x + 4y + 19 = 0.

d) (C) có đường kính AB với A(- 2; 3) và B(0; 1)

e) (C) có tâm I thuộc đường thẳng Δ1:x=1+ty=1t  và (C) tiếp xúc với hai đường thẳng  Δ2:3x+4y1=0,Δ3:3x4y+2=0

Lời giải:

a) Phương trình (C) có tâm I(- 6; 2) bán kính 7 là: (x + 6)2 + (y – 2)2 = 72.

b) Bán kính của đường tròn (C) là: IA  =IA=432+1+72=65

Phương trình đường tròn là: x32+y+72=65 .

c) Bán kính của đường tròn chính bằng khoảng cách từ I đến đường thẳng d: 3x + 4y + 19 = 0.

Suy ra  R=dI,d=3.1+4.2+1932+42=305=6

Phương trình đường tròn là: x12+y22=36 .

d) Gọi I là tâm của đường tròn thì IA = R và I là trung điểm của AB

Suy ra I(-1; 2),  IA=IA=1+22+232=2

Phương trình đường tròn là: x+12+y22=2 .

e) Tâm I thuộc đường thẳng Δ1:x=1+ty=1t  nên I(1 + t; 1 – t)

Đường tròn có 2 tiếp tuyến nên khoảng cách từ I đến 2 tiếp tuyến bằng nhau và bằng bán kính của đường tròn.

Ta có:  dI,Δ2=dI,Δ3

 3.1+t+41t132+42=31+t41t+232+42t6=7t+1t6=7t+16t=7t+1t=76t=58

Với t = 58  thì I 138;38  và R = d(I; 2) = 58632+42=4340 . Khi đó phương trình đường tròn là: x1382+y382=43402 .

Với t = 76  thì I 16;138  và R = d(I; 2) = 76632+42=4330 . Khi đó phương trình đường tròn là: x+162+y1362=43302 .

Bài 55 trang 89 SBT Toán 10 Tập 2: Lập phương trình đường thẳng ∆ là tiếp tuyến của đường tròn C:x+22+y32=4  trong mỗi trường hợp sau:

a) ∆ tiếp xúc (C) tại điểm có tung độ bằng 3.

b) ∆ vuông góc với đường thẳng 5x – 12y + 1 = 0.

c) ∆ đi qua điểm D(0; 4).

Lời giải:

Đường tròn có tâm I(-2; 3) và bán kính R = 2.

a) Hoành độ của điểm có tung độ bằng 3 là:

 x+22+332=4x=0x=4

Suy ra ta có 2 điểm M(0; 3) và điểm N(-4; 3).

Vectơ pháp tuyến của đường thẳng IM là: IM=2;0 .

Phương trình đường thẳng IM: 2(x – 0) = 0 hay x = 0.

Vectơ pháp tuyến của đường thẳng IN là: .

Phương trình đường thẳng IN: - 2(x + 4) = 0 hay x + 4 = 0.

Vậy phương trình đường thẳng là: x = 0 hoặc x + 4 = 0.

b) ∆ vuông góc với đường thẳng 5x – 12y + 1 = 0

nên ∆ có dạng: 12x + 5y + c = 0.

Khoảng cách từ I đến ∆ bằng R nên  

 12.2+5.3+c122+52=2c=35c=17

Với c = 35 thì phương trình tiếp tuyến là: 12x + 5y + 35 =0

Với c = - 17 thì phương trình tiếp tuyến là: 12x + 5y – 17 =0

c) Gọi H(a ;b) là tiếp điểm.

Do D(0; 4) thuộc  nên DH vuông góc với IH và IH = R = 2.

Ta có: DH=a;b4    IH=a+2;b3

IH =IH=a+22+b32=2

a2 + 4a + 4 + b2 – 6b + 9 = 4

a2 + 4a  + b2 – 6b + 9 = 0 (1)

Ta lại có:  DH.IH=0aa+2+b4b3=0

a2 + 2a + b2 – 7b + 12 = 0 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:a2+ 4a + b2 6b + 9 = 0a2+ 2a + b2 7b + 12 = 0

2a + b=33a2+2a+b27b+12 = 0 b=32a a2+2a+32a2732a+12 = 0 b=32a a2+2a+912a+4a221+14a+12 = 0 b=32a 5a2+4a= 0a=0;  b=3a=45;  b=235

Với a = 0, b = 3 thì H(0; 3)

Suy ra IH=2;0

Do đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là: 2(x – 0) = 0 x = 0.

Với a=45;  b=235

Suy ra IH=65;85=253;4

Do đó phương trình tiếp tuyến cần tìm là: 3(x – 0) + 4(y – 4) = 0 3x + 4y – 16 = 0.

Vậy có hai đường thẳng thỏa mãn yêu cầu là x = 0 hoặc 3x + 4y – 16 = 0.

Bài 56 trang 89 SBT Toán 10 Tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn C:x+22+y42=25  và điểm A(- 1; 3)

a) Xác định vị trí tương đối của điểm A đối với đường tròn (C).

b) Đường thẳng d thay đổi đi qua A cắt đường tròn tại M và N. Viết phương trình đường thẳng d sao cho MN ngắn nhất.

Lời giải:

a) Đường tròn (C) có tâm I(-2; 4) và bán kính R = 25  = 5.

Ta có: IA=IA=2+12+432=2  < 5

Do đó A nằm trong đường tròn (C).

b) Dây cung MN ngắn nhất khi khoảng cách từ tâm I đến dây cung là lớn nhất

Do d đi qua A cố định nên khi d thay đổi thì khoảng cách lớn nhất từ I đến d chính bằng IA.

Hay IA vuông góc với d.

Vectơ pháp tuyến của đường thẳng d:  IA=1;1

Phương trình đường thẳng d: (x + 1) – (y – 3) = 0 x – y + 4 = 0.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Toán 10 trang 88 Tập 2

Giải SBT Toán 10 trang 90 Tập 2

1 304 13/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: