Vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là một trong những dạng vi phạm phổ biến bậc nhất trong các vi phạm pháp luật nói chung. Ranh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm pháp luật hình sự khá mong manh nên cần tìm hiểu về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với các đối tượng vi phạm pháp luật khác. 

1 199 21/11/2023


Vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Vi phạm hành chính là gì?

Vi phạm hành chính là gì? Nguyên tắc, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (ảnh 1)

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc xử phạt bao gồm:

– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

(Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020)

3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

+ Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

+ Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

+ Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

+ Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

- Trong thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

(Khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020)

4. Áp giải người vi phạm hành chính được quy định ra sao?

Đây là biện pháp được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền về tạm giữ theo thủ tục hành chính hoặc bỏ trốn khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc mà cần phải áp dụng biện pháp này để buộc phải chấp hành.

Đây là việc giao cho gia đình, tổ chức xã hội quản lí, giám sát người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đổi tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét quyết định việc áp dụng các biện pháp này. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp này thuộc chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ. Nêu người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì giao cho gia đình quản lí; nếu họ không có nơi cư trú ổn định thì việc này sẽ giao cho các tổ chức xã hội quản lí.

* Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn

Đây là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đổi với đổi tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc nhưng bỏ ttốn không thi hành các biện pháp xử lí hành chính này.

1 199 21/11/2023