Lương tháng 13 là gì? 8 câu hỏi liên quan đến lương tháng thứ 13? TOP 10 nghề nghiệp lương thưởng cao nhất năm 2024 [MỚI NHẤT]

Hiện nay, nhiều người lao động vẫn còn băn khoăn về khoản tiền lương tháng thứ 13 có phải tiền thưởng Tết không? đây đều là quyền lợi của người lao động được nhận sau cả năm làm việc tuy nhiên về bản chất 2 khoản tiền này lại khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1 331 10/08/2023


Lương tháng 13 là gì? 8 câu hỏi liên quan đến lương tháng thứ 13? TOP 10 nghề nghiệp lương thưởng cao nhất năm 2024 [MỚI NHẤT]

1. Lương tháng 13 là gì?

Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa thế nào là “lương tháng 13”, tuy nhiên ở một số văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cũng đã đề cập đến.

Ví dụ: Công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2018 của Bộ LĐ-TB&XH.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, lương tháng 13 là tên gọi do người lao động và doanh nghiệp tự đặt, bản chất nó là khoản thưởng theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.

Lương tháng 13 là gì? 8 câu hỏi liên quan đến lương tháng thứ 13? TOP 10 nghề nghiệp lương thưởng cao nhất năm 2024 [MỚI NHẤT] (ảnh 1)

2. Doanh nghiệp có bắt buộc trả lương tháng 13 không?

Hiện nay, không có một quy định nào bắt buộc tất cả doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 (thưởng Tết) cho người lao động. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 (thưởng tết) cho người lao động khi đáp ứng đủ cả 02 điều kiện sau đây:

- Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;

- Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng Tết trong quy chế thưởng đã được công bố đó.

Lương tháng 13 là gì? 8 câu hỏi liên quan đến lương tháng thứ 13? TOP 10 nghề nghiệp lương thưởng cao nhất năm 2024 [MỚI NHẤT] (ảnh 1)

3. Doanh nghiệp không trả lương tháng 13 cho người lao động bị xử lý thế nào?

Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp bắt buộc phải trả lương tháng 13 (thưởng Tết) cho người lao động như đã phân tích tại mục (2) nhưng doanh nghiệp không thưởng thì pháp luật cũng không có bất kỳ chế tài xử phạt nào.

Hiện nay, pháp luật về lao động chỉ quy định 02 hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính liên quan đến thưởng, cụ thể tại điểm a, e khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Không công bố công khai tại nơi làm việc quy chế thưởng;

- Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng quy chế thưởng.

Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Lương tháng 13 là gì? 8 câu hỏi liên quan đến lương tháng thứ 13? TOP 10 nghề nghiệp lương thưởng cao nhất năm 2024 [MỚI NHẤT] (ảnh 1)

4. Lương tháng 13 có phải đóng BHXH không?

Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

...

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, lương tháng 13 (thưởng Tết) không phải đóng BHXH.

Lương tháng 13 là gì? 8 câu hỏi liên quan đến lương tháng thứ 13? TOP 10 nghề nghiệp lương thưởng cao nhất năm 2024 [MỚI NHẤT] (ảnh 1)

5. Lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Theo điểm e, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, lương tháng 13 (thưởng Tết) của người lao động là thu nhập chịu thuế.

Tuy nhiên, nếu khoản thưởng Tết sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (như: khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học,…) mà vẫn còn thì mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

6. Lương tháng 13 tính như thế nào?

Do lương tháng 13 bản chất là khoản tiền thưởng của doanh nghiệp, do đó, cách tính lương tháng 13 sẽ do doanh nghiệp quy định. Quý khách hàng có thể tham khảo 02 cách tính lương tháng 13 sau:

- Cách 1: Tính lương tháng 13 theo theo lương tháng 12. Theo đó, người lao động nhận được lương tháng 12 bao nhiêu thì lương tháng 13 cũng bằng số tiền lương tháng 12.

- Cách 2: Tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình: Lương tháng 13 = Lương trung bình của 12 tháng.

Lương tháng 13 là gì? 8 câu hỏi liên quan đến lương tháng thứ 13? TOP 10 nghề nghiệp lương thưởng cao nhất năm 2024 [MỚI NHẤT] (ảnh 1)

7. Lương tháng thứ 13 có phải là thưởng Tết không?

Trên thực tế trong các văn bản Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về lương tháng 13. Tuy nhiên, lương tháng thứ 13 có thể được hiểu là khoản lương được người sử dụng lao động chi cho người lao động vào dịp cuối năm. Mức lương tháng thứ 13 sẽ phụ thuộc vào quy chế của từng doanh nghiệp (thông thường thì bằng với mức lương tháng của người lao động được chi trả).

Lương tháng 13 là khoản lương được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động và là khoản lương không bắt buộc phải có. Trong hợp đồng lao động tại nhiều đơn vị sẽ có điều khoản quy định về lương tháng thứ 13, nhiều đơn vị không có. Nếu trong hợp đồng lao động có quy định về khoản lương thứ 13 thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện chi khoản lương này.

Nhiều người lao động nghĩ rằng lương tháng 13 là thưởng Tết là giống nhau. Điều này là không đúng.

Căn cứ theo Điều 104, Bộ luật Lao động năm 2019 ban hành ngày 20/11/2020 (có hiệu lực ngày 01/01/2021) quy định:

“1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”

Như vậy, về bản chất lương tháng thứ 13 không phải là thưởng Tết. Thưởng Tết là khoản tiền thưởng do người sử dụng lao động quyết định thưởng cho người lao động khi đơn vị hay doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hoặc khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

Lương tháng thứ 13 và thưởng Tết đều có đặc điểm được chi vào dịp cuối năm và do người sử dụng quyết định nên nhiều người lao động đã đồng nhất lương thứ 13 với thưởng Tết. Người sử dụng lao động có thể lấy lương tháng thứ 13 như một khoản lương để thu hút người lao động khi tuyển dụng hoặc là yếu tố để động viên người lao động cố gắng nỗ lực hơn trong công việc.

8. Giáo viên người lao động có lương tháng 13 không?

Về câu hỏi người lao động làm việc trong ngành giáo dục như giáo viên, lao động thử việc có được hưởng lương tháng 13, Luật sư Nguyễn Văn Hà phản hồi: Lương tháng 13 bản chất là tiền thưởng, chưa có văn bản quy định rõ về nội dung này; chủ yếu là do thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động. Nếu trong trường hợp là viên chức, người lao động ngành giáo dục theo hợp đồng làm việc, tiền lương tháng thứ 13 là do người lao động và đơn vị tự thỏa thuận dựa trên quá trình hoạt động, tự hạch toán thu chi của đơn vị để quyết định người lao động có được hưởng hay không. Lao động thử việc có được hưởng lương tháng 13 hay không thì cũng tùy thuộc vào thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động.

Khi người lao động kiêm nhiệm hai vị trí lãnh đạo thì phụ cấp chức vụ quản lý được tính theo phụ cấp cao nhất và hưởng thêm mức phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp cơ quan này bổ nhiệm biên chế người đứng đầu. Tuy nhiên, có một số DN, người lao động đảm nhận 2 vị trí nhưng được hưởng phụ cấp ở vị trí cao hơn. Do vậy, mức phụ cấp chức vụ là tùy theo vị trí quản lý, chi tiêu của từng đơn vị.

9. TOP 10 nghề lương, thưởng cao nhất Việt Nam năm 2023

9.1. Lập trình viên

Thu nhập trung bình: 10 – 60 triệu đồng/tháng

Không chỉ nằm trong danh sách ngành nghề được ưa chuộng, lập trình viên còn mang đến nguồn thu nhập khủng mà mọi người hằng mơ ước. Theo báo cáo từ Bộ TT&TT, nhóm ngành CNTT sẽ có tốc độ phát triển mạnh nhất trong tương lai.

Vì thế, mức lương cho vị trí lập trình viên cũng ở mức khá cao. Ngoài làm việc cho doanh nghiệp và công ty trong nước, bạn còn có thể phát triển bản thân ở các tập đoàn nước ngoài với thu nhập lên đến 2.500 USD.

 9.2. Quản lý nhân sự

          Thu nhập trung bình: 25 – 90 triệu đồng/tháng

Nghề nhân sự luôn là vị trí quan trọng và không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp, công ty nào, dù là tư nhân hay thuộc quản lý Nhà nước. Nhân viên hành chính nhân sự mới ra trường đã có mức lương tối thiểu khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng.

Vì quyết định đến sự phát triển của cả hệ thống công ty, quản lý nhân sự có thể đem về gần 100 triệu đồng/tháng. Hơn thế, khi làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia, mức thu nhập sẽ khiến bạn phải bất ngờ.

 9.3. Quản lý nhà hàng - khách sạn – du lịch

          Thu nhập trung bình: 18 – 28 triệu đồng/tháng

          Sau đại dịch Covid-19, có thể nói những ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, du lịch nhanh chóng lấy lại phong độ và ngày càng phát triển. Điều đó cũng kéo theo nhu cầu “khủng” về nhân lực quản trị nhà hàng, khách sạn và du lịch.

Người ta cho rằng, những vị trí kể trên sẽ được trọng dụng nhiều hơn trong tương lai. Đồng thời, sinh viên mới ra trường cũng sẽ dễ dàng xin việc và thăng tiến.

 9.4. Tiếp viên hàng không

          Thu nhập trung bình: 15 – 25 triệu đồng/tháng

Tiếp viên của mỗi hãng hàng không và cấp bậc vị trí khác nhau sẽ có mức thu nhập chênh lệch. Tuy nhiên đây cũng là ngành thuộc top thu nhập khi bạn có thể thu về khoảng 25 triệu đồng/tháng.

Đòi hỏi việc di chuyển liên tục và giữ đúng thái độ, tiếp viên hàng không luôn xuất hiện với hình ảnh chỉnh chu. Hình ảnh những cô gái, chàng trai với vẻ ngoài thu hút, sáng sủa và lịch thiệp luôn gắn liền với tiếp viên hàng không.

9.5. Phi công

          Thu nhập trung bình: 75 – 120 triệu đồng/tháng

Như tiếp viên hàng không, đặc thù ngành nghề của phi công là cực kỳ nghiêm ngặt. Phi công phải trải qua kiểm tra sức khoẻ và quá trình học tập, rèn luyện khắc nghiệt.

Là một nghề có độ rủi ro cao và quyết định sự sống của rất nhiều người, phi công phải chịu áp lực trong khi làm việc. Vì thế, mức lương của phi công cũng tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.

 9.6. Quản lý ngân hàng

          Thu nhập trung bình: 21 – 63 triệu đồng/tháng

Nhóm ngành Tài chính - ngân hàng có mức lương trung bình rất khả quan. Quản lý ngân hàng quyết định phần lớn đến tăng trưởng lợi nhuận nên các ngân hàng thường yêu cầu nhân viên giỏi và có kinh nghiệm.

Phụ trách khoản quỹ và đầu tư lớn đồng nghĩa với việc đối mặt nhiều rủi ro, quản lý ngân hàng cực kỳ xứng đáng với thu nhập cao. Trưởng nhóm sẽ có mức lương lên đến 60 triệu đồng/ tháng.

 9.7. Bác sĩ phẫu thuật

          Thu nhập trung bình: 35 – 100 triệu đồng/tháng

Từ lâu, vấn đề sức khỏe đã được đặt lên cao. Bác sĩ luôn là một nghề cao quý và nhận được sự kính trọng từ mọi người. Trong ngành Y, bác sĩ phẫu thuật chắc chắn nằm ở vị trí đầu tiên trong bảng thu nhập.

Bác sĩ phẫu thuật mang trên mình gánh nặng khi trực tiếp quyết định sinh mạng của con người. Ngoài việc trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu, họ không ngừng trau dồi để phát triển tay nghề. Tuỳ theo trình độ chuyên môn, bác sĩ phẫu thuật sẽ có thang bảng lương cụ thể. 

 9.8. Kinh doanh bất động sản

          Thu nhập trung bình: 16 – 70 triệu đồng/tháng

Nhắc đến những nghề lương cao nhất Việt Nam năm 2023 thì không thể thiếu bất động sản. Lương của nhân viên bất động sản bao gồm cả hai phần là lương cứng và hoa hồng. 

Phần trăm từ hoa hồng sau mỗi giao dịch thành công quyết định phần lớn đến mức thu nhập hằng tháng của bạn. Nếu khéo léo và có kỹ năng bán hàng tốt, bạn sẽ đem về mức thu nhập khủng cũng như tạo dựng uy tín ngày càng cao.

 9.9. Truyền thông – Marketing

Thu nhập trung bình: 15 – 45 triệu đồng/tháng

Ngành nghề Truyền thông – Marketing ngày nay là “chìa khóa” cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đòi hỏi tư duy sáng tạo và nắm bắt tốt tâm lí, truyền thông giúp doanh nghiệp đến gần hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.

Triển vọng nghề nghiệp của ngành này luôn rộng mở, nhất là ở mảng truyền thông số. Do đó, bạn hãy xem xét lại khả năng bản thân và theo đuổi ngành Marketing nếu có hứng thú.

 9.10. Giám đốc điều hành

          Thu nhập trung bình: 80 – 300 triệu đồng/tháng

Không khó để biết rằng vị trí đầu tiên trong những nghề lương cao nhất thuộc về giám đốc điều hành của các doanh nghiệp. Là đầu tàu và chịu trách nhiệm cho việc thành – bại của công ty, trách nhiệm của CEO sẽ cực kì lớn.

Với một doanh nghiệp nổi tiếng, mức lương của Giám đốc điều hành có thể lên đến 300 triệu đồng hay thậm chí cao hơn. Đối với công ty của chính mình, mức thu nhập sẽ dựa hoàn toàn vào lợi nhuận và nếu làm tốt, việc thu vào vài tỉ/ tháng là điều tất nhiên.

 

1 331 10/08/2023