Hóa đơn đỏ là gì? Tổng hợp thông tin chi tiết về hóa đơn đỏ

Hóa đơn đỏ thường xuyên được sử dụng trong kinh doanh. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hóa đơn đỏ và các quy định liên quan khi xuất hóa đơn đỏ. Trong bài viết hôm nay, cùng Vietjack.me tìm hiểu hóa đơn đỏ là gì? Những thông tin chi tiết về hóa đơn đỏ.

1 235 09/08/2023


Hóa đơn đỏ là gì? Tổng hợp thông tin chi tiết về hóa đơn đỏ

I. Khái niệm hóa đơn đỏ

1. Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ còn được gọi với cái tên khác là hóa đơn GTGT (hóa đơn giá trị gia tăng) hay hóa đơn VAT – một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế.

Hiện nay, cơ quan thuế chỉ chịu trách nhiệm phát hành các hóa đơn lẻ và biên lai thu phí, lệ phí theo pháp luật. Việc quản lý hoạt động in và sử dụng hóa đơn đỏ được cơ quan thuế giám sát.

Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ nhằm thể hiện giá trị hàng hóa bán/cung cấp cho người mua. Hóa đơn đỏ thể hiện thông tin của hai bên người bán, mua do bên cung cấp dịch vụ xuất và là căn cứ để xác định số thuế cần nộp.

2. Hoá đơn đỏ tên Tiếng Anh là gì?

Hóa đơn đỏ tên Tiếng Anh là Value Added tax invoice, hay còn gọi là VAT bill, Hoá đơn đỏ là một loại chứng từ thể hiện giá trị hàng bán dịch vụ cung cấp cho người mua, nội dung của hoá đơn đỏ bao gồm thông tin hai bên người bán, người mua do bên cung cấp dịch vụ xuất và là căn cứ xác định số thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp.

3. Hóa đơn đỏ dùng để làm gì?

Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải có hóa đơn. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ;

Trong bất cứ giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ nào cũng phải có hoá đơn, lập hoá đơn cũng là trách nhiệm của người bán hàng;

Hoá đơn đỏ là căn cứ để người mua, cũng là người lưu giữ hoá đơn, kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, hoàn thuế… 

II. Hoá đơn đỏ có là hoá đơn bán hàng không?

Hai loại hóa đơn này đều phổ biến trong doanh nghiệp, nhưng loại không giống nhau. Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT đều lập sau khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng. Việc phân biệt chúng rất quan trọng đối với kế toán để công tác kê khai, hoạch toán cho doanh nghiệp hiệu quả.

 

Hóa đơn đỏ

Hóa đơn bán hàng

Đối tượng lập HĐ

Được lập bởi doanh nghiệp/tổ chức khai, tính thuế GTGT theo hình thức khấu trừ trong các hoạt động:

- DN bán/cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và một số trường hợp coi như xuất khẩu

Được lập bởi doanh nghiệp/tổ chức khai thuế GTGT theo hình thức trực tiếp trong các hoạt động:

- DN sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan;

- Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo hình thức thuế khóa và hóa đơn của cơ quan thuế;

- Một số dịch vụ đặc thù

Đối tượng phát hành HĐ

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự in

Cơ quan thuế

Thuế

Không có

Chữ ký

Chữ ký của người bán, giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền

Chữ ký của người bán

Hình thức kê khai HĐ

Kê khai hóa đơn đầu ra và đầu vào

Chỉ kê khai hóa đơn đầu ra

 III. Quy định liên quan đến xuất hóa đơn đỏ VAT

1. Trường hợp nào phải xuất hóa đơn đỏ

Theo quy định, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải xuất hóa đơn đỏ. Với các hóa đơn có giá trị trên 200 ngàn đồng thì người mua phải trả thêm 10% thuế GTGT để người bán có thể thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh có hợp đồng thuê địa điểm để kinh doanh hoặc được phép in hóa đơn VAT nếu đã đăng ký hình thức tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Nếu được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật về đặt in hóa đơn và tự in hóa đơn.

Các doanh nghiệp được xuất hóa đơn đỏ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng theo quy định. Với các doanh nghiệp lâu đời thì doanh nghiệp cần là đơn vị được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tên riêng được Sở kế hoạch, Đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Những quy định xử phạt sai phạm liên quan đến hóa đơn đỏ

Trường hợp 1: Mất hóa đơn bán hàng mua

- Mất hoá đơn từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Nếu có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị Phạt hoặc nếu không sẽ phạt tối thiểu là 6 triệu;

- Mất hoá đơn từ sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 8 triệu đồng

Trường hợp 2: Mất hóa đơn GTGT đặt in, chưa thông báo phát hành

Nếu làm mất hóa đơn đỏ GTGT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành thì cũng sẽ căn cứ vào thời hạn báo cáo sự việc với Cơ quan thuế để xử phạt, cụ thể:

- Mất hoá đơn từ sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 18 triệu đồng;

- Mất hoá đơn từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Nếu có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị Phạt hoặc nếu không sẽ phạt tối thiểu là 6 triệu;

Trường hợp 3: Mất hóa đơn GTGT đầu ra đã thông báo phát hành

Không bị phạt trong các trường hợp:

- Hóa đơn đỏ bị mất, hỏng do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ, trường hợp bất khả kháng.

- Làm mất liên 2 (liên giao cho khách mua) khi chưa hết hạn lưu trữ nhưng tìm lại được hóa đơn trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.

Phạt cảnh cáo trong các trường hợp:

- Chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có 2 tình tiết giảm nhẹ.

-  Người bán làm mất các liên hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ (đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn sai và xóa bỏ).

- Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ

Phạt tiền trong các trường hợp:

- Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành (liên 2 giao cho khách hàng) nhưng khách chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến hạn lưu trữ; hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa thì bị phạt từ 4 triệu đến 8 triệu.

- Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất

- Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành (liên nội bộ 1-3) trong thời gian lưu trữ thì phạt từ 5-10 triệu theo luật kế toán.

- Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.

Trường hợp 4: Mất hóa đơn đầu vào

Các trường hợp không bị xử phạt:

- Bị mất, hỏng, cháy do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.

- Tìm lại được hóa đơn mất trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.

Phạt cảnh cáo các trường hợp sau:

- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đỏ (liên 2 giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh  toán vốn ngân sách: Phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu.

- Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.

- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn liên giao cho người mua, có lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.

IV. Mẫu hóa đơn đỏ

Tại sao phải xuất hóa đơn đỏ?

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp mua hóa đơn đỏ để thực hiện cân đối các khoản thuế GTGT và hạn chế tối đa số tiền thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước. Hóa đơn đỏ VAT cũng có thể là chứng từ ghi nhận chi phí tính thuế.

Mẫu hóa đơn đỏ hiện được áp dụng theo mẫu số 01GTKT3/001 ban hành theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC. Dựa vào mẫu hóa đơn đỏ của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp có thể thiết kế theo mẫu khác nhau để đáp ứng tính thẩm mỹ, thể hiện tinh thần doanh nghiệp theo mong muốn. Tuy nhiên, dù thiết kế nhưng hóa đơn đỏ vẫn cần phải đảm bảo các nội dung và tiêu thức bắt buộc theo đúng quy định.

Dưới đây là mẫu hóa đơn đỏ bạn đọc có thể tham khảo để đảm bảo thiết kế mẫu hóa đơn đỏ vừa có tính thẩm mỹ vừa đảm bảo các quy định của pháp luật.

V. Các lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ

Các lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ

Thông thường, hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT, hóa đơn VAT) sẽ được lập thành 3 liên, tương ứng với 3 màu là liên trắng, liên đỏ, liên xanh. Khi xuất hóa đơn đỏ, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Người viết phải kẹp 3 liên hóa đơn viết cùng 1 lúc để đảm bảo nội dung các liên là đồng nhất. Tuyệt đối không tách các liên ra viết riêng lẻ.

- Trên nội dung hóa đơn VAT, thông tin người mua phải được ghi đầy đủ, chính xác.

- Nội dung trên hóa đơn này phải đảm bảo không được tẩy xóa, sửa và phải được viết chỉ 01 màu mực.

- Nội dung hóa đơn đỏ khi viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết đè chữ lên nhau và phải gạch chéo phần còn trống.

- Số hóa đơn GTGT phải được lập liên tục theo số thứ tự nhỏ đến lớn.

- Thời gian ngày, tháng, năm sẽ ghi vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc khi đã hoàn thành giao dịch cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho người mua.

- Hình thức thanh toán được chấp nhận sẽ là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

VI. Thế nào là một hóa đơn đỏ hợp lệ?

Hoá đơn đỏ hợp lệ hoá đơn viết đúng theo Nguyên tắc quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC219/2013/TT-BTC như sau:

- Bao gồm đầy đủ nội dung bắt buộc trên hoá đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của hai bên giao dịch mua bán;

- Tên hàng hoá, dịch vụ phải gồm các chỉ tiêu như đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền (ghi bằng cả số và chữ);

- Hai bên mua bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán, ngày tháng năm lập hoá đơn.

VII. Khi nào các doanh nghiệp được xuất hóa đỏ?

Doanh nghiệp chỉ được phép xuất hóa đơn đỏ khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng theo quy định của pháp luật.

Khi nào các doanh nghiệp được xuất hóa đỏ?

Đối với các doanh nghiệp đã thành lập từ lâu thì doanh nghiệp phải là đơn vị được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tên riêng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau đó, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì có thể tự nguyện đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi đáp ứng được một trong những điều kiện sau:

- Là doanh nghiệp đang hoạt động, có nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc đã thực hiện đầu tư, mua sắm hay nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.

- Là doanh nghiệp đã có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc được phép in hóa đơn GTGT bởi đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn các điều kiện về đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.

- Với các doanh nghiệp đã đăng ký phương pháp khấu trừ thuế theo phương pháp trực tiếp thì phải thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế hoặc Cục thuế nơi doanh nghiệp chịu sự quản lý.

Lưu ý rằng, các doanh nghiệp khi làm thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế phải ghi rõ tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động; đồng thời trình bày lý do và kiến nghị của mình.

Theo quy định, các doanh nghiệp sau khi đã đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì được sử dụng hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT) hợp pháp.

VIII. Mua hóa đơn đỏ ở đâu

Theo từng trường hợp, người bán hàng có thể mua hoá đơn đỏ ở:

- Nếu Hóa đơn bán hàng trực tiếp không có VAT (thuế giá trị gia tăng), người mua xin cấp hoá đơn theo cuốn của Cơ quan thuế trực thuộc;

- Nếu Hóa đơn bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi có nhu cầu thì làm thủ tục với Cơ quan thuế.

1. Thực trạng mua bán hóa đơn đỏ

Nhiều doanh nghiệp mua và bán hóa đơn đỏ trên thị trường hiện nay để bù trừ, cân đối giữa thuế GTGT đầu ra và đầu vào. Hành động này nhằm mục tiêu hạn chế số tiền thuế GTGT phải nộp cho cơ quan nhà nước. Từ đó làm chứng từ ghi nhận chi phí tính thuế, giảm số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cần nộp trong năm.

Tình trạng mua bán hóa đơn đỏ này thường xảy ra tại các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực như thi công, vận tải, xây lắm và thương mại,…

Việc mua – bán hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT) là hành vi trái pháp luật và các bên liên quan sẽ phải chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn.

2. Rủi ro khi mua bán hóa đơn khống

1

Bên bán hóa đơn giao cho bên mua hóa đơn đỏ liên 2, nhưng giá trị giữa các liên hóa đơn khác nhau.

2

Hóa đơn giá trị từ 20 triệu đồng, bên mua hóa đơn đỏ buộc phải chuyển khoản cho bên bán.

3

Những giao dịch như trên của bên bán thường được cơ quan thuế kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ bị phát giác là rất cao.

4

Bên bán hóa đơn khống hoàn toàn có thể bị cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện sai phạm như trên,…

5

Chắc chắn bên liên quan (bên mua hóa đơn đỏ) cũng không tránh khỏi liên lụy, nặng thì có thể bị truy tố hình sự.

6

Doanh nghiệp có dấu hiệu bán hóa đơn đỏ (bán hóa đơn khống) nhưng chưa rõ hoặc đủ căn cứ để phạt, thường sẽ bị cơ quan thuế sát sao hơn.

7

Doanh nghiệp mua hóa đơn nếu không giải trình được tính hợp lý, có thực của hóa đơn GTGT đầu vào vẫn sẽ bị xuất toán, phạt hành chính, nặng thì có thể bị điều tra hình sự.

Nhưng dù là doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay cá nhân thì đều nên mua hóa đơn đỏ trực tiếp tại Chi cục thuế để tránh những rủi ro, sai phạm đáng tiếc.

3. Trường hợp nào người mua hàng cần lấy hóa đơn đỏ

Như đã phân tích ở trên, việc người mua hàng lấy hóa đơn đỏ khi giao dịch hàng hóa sẽ giúp Nhà nước kiểm soát được việc bên bán có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật hay không. Việc yêu cầu bên bán xuất hóa đơn đỏ vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của người mua hàng.

Tuy nhiên trong thực tế, việc người mua có lấy hóa đơn đỏ hay không lại phụ thuộc vào nhu cầu hay thói quen của họ.

Đối với trường hợp người mua hàng là doanh nghiệp, họ cần lấy hóa đơn đỏ (hóa đơn VAT) sau mỗi lần thực hiện giao dịch mua bán để làm căn cứ hạch toán chi phí doanh nghiệp.

Còn đối với người mua hàng là khách lẻ, rất ít người có thói quen lấy hóa đơn đỏ (đặc biệt là những hóa đơn có giá trị nhỏ).

Nếu khách lẻ không lấy (hoặc không yêu cầu xuất) hóa đơn đỏ, thì bên bán vẫn phải có nghĩa vụ xuất hóa đơn VAT đối với những đơn hàng có giá trên 200,000 đồng, nếu không sẽ bị phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng.

Những đơn hàng có giá dưới 200,000 đồng bên bán không cần lập hóa đơn từng lần, trừ phi người mua yêu cầu (theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC).

 

 

1 235 09/08/2023