Chi tiết mức phạt nồng độ cồn khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông cập nhật mới nhất 2023

Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông không phải ít gặp ở Việt Nam. Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đã gây ra không ít những hậu quả đáng tiếc khi tham gia giao thông. Vậy mức phạt nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, ô tô tham gia giao thông như thế nào? Cùng một số câu hỏi liên quan đến hình phạt này sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1 186 lượt xem


Chi tiết mức phạt nồng độ cồn khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông cập nhật mới nhất 2023

I. Nồng độ cồn được hiểu như thế nào?

Nồng độ cồn là lượng cồn hiện diện trong một chất lỏng hoặc trong hơi thở của một người, được đo bằng đơn vị phần trăm (%) hoặc theo đơn vị đồng phân (promille, ‰). Nó thường được sử dụng để đánh giá mức độ tác động của cồn lên cơ thể con người hoặc trong các sản phẩm chứa cồn như đồ uống có cồn, mỹ phẩm, hoặc dung dịch y tế.

Trong hầu hết các nước, nồng độ cồn trong máu là một thước đo quan trọng để đánh giá khả năng lái xe an toàn. Các giới hạn pháp lý về nồng độ cồn cho phép trong máu thường khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia hoặc khu vực. Ví dụ, trong nhiều nước, giới hạn nồng độ cồn cho phép trong máu để lái xe là 0,05% (0,5 g/l) hoặc thấp hơn. Nồng độ cồn càng cao, khả năng lái xe an toàn càng giảm đi và nguy cơ tai nạn giao thông càng tăng lên.

Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu cũng có thể được đo để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người, chẳng hạn trong các bệnh liên quan đến gan, thận, hoặc tim mạch. Nồng độ cồn trong máu cũng là một yếu tố quan trọng trong các chương trình hỗ trợ người nghiện rượu hoặc cố gắng giảm bớt việc tiêu thụ cồn.

II. Chi tiết mức phạt nồng độ cồn cập nhật mới nhất 2023

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

1. Đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn:

Mức vi phạm nồng độ cồn

Mức tiền phạt

Hình phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

2. Đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn:

Mức vi phạm nồng độ cồn

Mức tiền phạt

Hình phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

3. Đối với người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn:

 

 

Mức vi phạm nồng độ cồn

Mức tiền phạt

Hình phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)

 

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

 

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)

 

II. Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia

Theo hướng dẫn tại Khoản 1, Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 thì:

Đơn vị cồn là đơn vị đo lường được sử dụng để quy đổi rượu, bia và các đồ uống chứa cồn khác, dựa trên nồng độ cồn nguyên chất có trong chúng. Một đơn vị cồn tương đương với 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất có trong dung dịch uống.

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau:

Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Ví dụ: Chai bia có dung tích 330ml và nồng độ cồn là 5%, sẽ có số gam cồn là:

330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.

Do đó, một đơn vị cồn tương đương với:

- 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia có dung tích 330ml với nồng độ cồn 5%.

- Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có dung tích 330ml với nồng độ cồn 4,5%.

- Một cốc bia hơi có dung tích 330ml với nồng độ cồn 4%.

- Một ly rượu vang có dung tích 100ml với nồng độ cồn 13,5%.

- Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh có dung tích 40ml với nồng độ cồn 30%.

III. Cách thổi máy đo nồng độ cồn

- Trước khi thổi cần lấy nước lọc súc sạch miệng và họng, để loại bỏ cồn còn bám trong khoang miệng và họng

- Không sử dụng các loại nước súc miệng Listerine hoặc xịt thơm miệng có chứa cồn, nó có thể làm kết quả đo không chính xác

- Bản chất của cồn có trong hơi thở là do cồn có trong máu, di chuyển khắp cơ thể trong đó có phổi, tại đây cồn sẽ được khếch tán từ máu vào không khí trong phổi

- Do đó khi nín thở và giữ không khí càng lâu trong phổi thì lượng cồn khuếch tán sẽ càng nhiều, do đó tránh nín thở lâu sau đó mới thổi

- Muốn nồng độ cồn trong khí thở ở mức thấp, đầu tiên hít thở sâu và nhanh bằng cả mũi và miệng 3 đến 5 lần, để đẩy toàn bộ lượng khí đã bão hòa nồng độ cồn trong phổi ra.

- Sau đó hít 1 hơi thật nhanh và dài, rồi nhanh chóng thổi ngay vào ống thổi.

- Thời gian không khí ở trong phổi càng ngắn thì lượng cồn khuếch đại vào khí thở càng ít

- Chú ý tuyệt đối không được ợ hơi trong lúc thổi, vì khí từ dạ dày sẽ có nồng độ cồn cao hơn nhiều, do đó làm kết quả đo sẽ cao hơn thực tế.

IV. Một số câu hỏi liên quan

1. Uống 1 lon bia, nồng độ cồn sau bao lâu thì hết ?

Thời gian từ lúc uống rượu, bia đến khi không còn nồng độ cồn trong hơi thở phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Lượng và nồng độ rượu, thời gian uống trong bao lâu, uống lúc đói hay lúc no

Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau vẫn còn nồng độ cồn trong hơi thở.

Không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân, là uống rượu ias au bao lâu thì hết nồng độ cồn trong cơ thể.

Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường, sau 1 giờ, gan sẽ có thể chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn.

Cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa để đào thải hoàn toàn hết 1 đơn vị cồn

- Nếu một người nam giới khỏe mạnh, không có bệnh lý gì kèm theo, khi uống 1 đơn vị cồn, cơ thể phải mất trung bình từ 2-3 giờ mới phân rã hết hoàn toàn.

- Những người có chức năng gan suy yếu hoặc chuyển hóa chậm hơn thì sẽ mất thời gian lâu hơn, do đó thời gian trên chỉ là tham khảo.

- Ngoài ra để biết kết quả chính xác hơn có thể sử dụng máy đo nồng độ cồn

- Các máy đo nồng độ cồn hiện nay sử dụng công nghệ tiến tiến nhất Fuel Cell Sensor

- Kết quả đo nhanh chóng chỉ sau 1 vài giây, có thể xem lại kết quả đo

- Màn hình LCD hiển thị kết quả đo mg/lit, cùng chế độ âm báo âm thanh khi nồng độ vượt ngưỡng cao cho phép

2. Ăn hoa quả, thực phẩm lên men có bị thổi phạt nồng độ cồn?

Thực tế, không chỉ có rượu, bia mà một số thực phẩm như nho, sầu riêng, chuối, trái cây lên men, siro cảm cúm... cũng có khả năng để lại nồng độ cồn trong cơ thể. Tuy nhiên lượng cồn này thường rất nhỏ và rất khó phát hiện bằng máy đo nồng độ cồn.

Tuy nhiên do cơ địa, bệnh tật, do mắc hội chứng tự lên men rượu tại ruột cũng có một vài trường hợp hiện nồng độ cồn sau khi sử dụng các thực phẩm lên men.

Dẫu vậy, người tham gia giao thông cũng không cần quá lo lắng về việc bị phạt nồng độ cồn sau khi ăn hoa quả, thực phẩm lên men. Bởi về nguyên tắc, Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt vi phạm đối với trường hợp có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở do uống rượu, bia.

Trong nội bộ lực lượng Cảnh sát giao thông cũng đã có sự quán triệt, với những trường hợp xác định là vô tình có nồng độ cồn không phải do uống rượu bia, khi đó người vi phạm có thể ngồi nghỉ, đợi thổi lại nồng độ cồn trong khí thở hoặc có thể đề nghị chuyển sang đo nồng độ cồn trong máu.

Phía Cảnh sát giao thông cũng cho biết, công dân có quyền giải trình về hành vi của mình. Do đó, nếu không uống rượu, bia mà bị phát hiện có nồng độ cồn, tài xế cần giải thích lý do và xin nghỉ ngơi thêm 10 đến 15 phút sau đó thổi nồng độ cồn cồn lần hai hoặc xin đổi sang hình thức xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Độ cồn gây ra bởi thực phẩm lên men sau khi ăn vốn đã ít lại được chuyển hóa nhanh trong cơ thể nên chỉ cần ngồi nghỉ ngơi một lát rồi thổi lại nồng độ cồn thì sẽ cho chỉ số bằng 0.

Hay như với lựa chọn xét nghiệm máu, do lượng cồn từ hoa quả lên men rất thấp nên kết quả xét nghiệm máu thường cũng sẽ cho chỉ số bằng 0. Nhờ đó, tài xế sẽ không bị xử phạt.

3. Quá hạn tạm giữ không đến lấy xe có sao không?

Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 115/2013/NĐ-CP, cá nhân sở hữu phương tiện bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ trong thời hạn được ghi trong quyết định tạm giữ.

Thời gian tạm giữ đối với phương tiện thường là 07 ngày (theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Vì vậy, bạn phải đến nhận xe theo đúng thời hạn quy định. Nếu quá thời hạn này mà không đến lấy xe, xe máy của bạn có thể bị xử lý theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP. Theo đó:

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì người đã ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của cơ quan trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ phương tiện, và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền tạm giữ.

Sau khi đã hết 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai, thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật.

Sau khi phương tiện đã bị ra quyết định tịch thu, phương tiện được xác lập quyền sở hữu toàn dân và bị xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản liên quan.

Vì vậy, nếu sau 33 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ mà bạn không đến nhận lại xe bị tạm giữ, phương tiện sẽ bị tịch thu, điều đồng nghĩa với việc bạn sẽ không còn là chủ sở hữu của chiếc xe đó nữa. Thay vào đó, xe sẽ thuộc sở hữu toàn dân và được xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Hình phạt khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn là gì?

Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, theo đó hành vi này của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 6 của nghị định 100/2019/NĐ-CPLuật giao thông đường bộ 2008 như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ...

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.”

Theo quy định trên thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, ngoài hình phạt chính bạn còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại Điểm d Khoản 12 điều này như sau:

“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e khoản 4; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;”

              Trên đây là toàn bộ thông tin mức phạt nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông cập nhật mới nhất năm 2023. Mong rằng bài viết hữu ích và giúp các bạn trang bị cho mình kiến thức đầy đủ để không gặp phải những tình huống đáng tiếc khi tham gia giao thông.

1 186 lượt xem