Những điều bạn cần biết về giấy phép lái xe và hướng dẫn tra cứu mới nhất 2023
Các loại bằng lái xe hiện nay nhìn chung đều cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, và một kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt với các thủ tục. Cùng Vietjack.me tham khảo để rõ hơn các loại bằng lái xe hiện nay ở Việt Nam nhé!
Những điều bạn cần biết về giấy phép lái xe và hướng dẫn tra cứu mới nhất 2023
I. Giấy phép lái xe là gì?
Khi sử dụng, tiến hành một hoạt động nào đó nằm trong sự quản lý của cơ quan chức năng và cơ quan có thẩm quyền, người thực hiện phải được sự đồng ý của những cơ quan đó và sự đồng ý này thường được thể hiện qua một loại giấy tờ gọi là giấy phép.
Việc sử dụng và điều khiển phương tiện là xe cộ lưu thông trên đường bộ cũng nằm trong sự quản lý của cơ quan nhà nước, vì vậy người nào muốn điều khiển các loại phương tiện trên thì phải có Giấy phép lái xe. Loại giấy phép này sẽ được cấp cho người có nhu cầu khi họ đã trải qua kỳ thi sát hạch kiểm tra trình độ và khả năng của họ trong việc điều khiển xe, đồng nghĩa với việc cơ quan có thẩm quyền công nhận việc họ có thể sử dụng xe để tham gia giao thông và dùng nó làm một trong các công cụ quản lý người điều khiển.
Như vậy, có thể hiểu, Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.
Căn cứ Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe gồm:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.
- Sở Giao thông vận tải: Cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II. Các loại giấy phép lái xe ở Việt Nam
Phương tiện cơ giới tham gia giao thông không chỉ có một loại, cho nên bằng lái xe cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Và bởi vì các loại xe hiện nay có hình dáng, mục đích và cách sử dụng không giống nhau cho nên pháp luật cũng phân loại và quy định cho chúng những giấy phép lái xe không giống nhau.
Thông qua Điều 16 và 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về việc phân hạng giấy phép lái xe, ta có thể tổng kết các loại bằng lái xe ở Việt Nam như sau:
1. Giấy phép lái xe hạng A1
Bằng lái này được cấp cho:
- Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Giấy phép lái xe hạng A2
Bằng lái này được cấp cho:
- Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Giấy phép lái xe hạng A3
Bằng lái này được cấp cho:
- Người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Giấy phép lái xe hạng A4
Bằng lái này cấp cho:
- Người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
Giấy phép lái xe hạng A4 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
5. Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động
Bằng lái này cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
Ngoài ra, còn có một loại Giấy phép lái xe hạng B1 là giấy phép lái xe thông thường: bằng lái này cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
6. Giấy phép lái xe hạng B2
Bằng lái này cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
7. Giấy phép lái xe hạng C
Bằng lái này cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
8. Giấy phép lái xe hạng D
Bằng lái xe này cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
9. Giấy phép lái xe hạng E
Bằng lái này cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
10. Giấy phép lái xe hạng F
Bằng lái xe này cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
- Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
- Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
- Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
- Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Giấy phép lái xe dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông năm 2023
III. Giấy phép lái xe có thời hạn bao lâu?
Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT đã chỉ rõ thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (nữ) và đủ 60 tuổi (nam); trường hợp người lái xe trên 45 tuổi (nữ) và trên 50 tuổi (nam) thì Giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Thời hạn này được ghi trực tiếp trên giấy phép lái xe được cấp cho mỗi cá nhân.
IV. Tra cứu giấy phép lái xe 2023
1. Tại sao phải tra cứu giấy phép lái xe?
Giấy phép lái xe (GPLX) được cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Sở GTVT địa phương cấp đối với những cá nhân đã thi sát hạch lái xe. Nó là bằng chứng chứng minh đủ điều kiện điều khiển xe cơ giới.
Tuy nhiên, có rất nhiều đối tượng làm giả loại giấy tờ này có mưu đồ xấu hoặc kiếm lời bất chính. Do đó:
Việc tra cứu giấy phép lái xe giúp chủ phương tiện cũng như cơ quan chức năng có thể kiểm tra, đối chiếu thông tin trên giấy phép lái xe có phù hợp với cơ sở dữ liệu của Tổng cục đường bộ Việt Nam hay không.
Giúp cho chủ xe có thể kiểm tra thông tin giấy phép lái xe của mình xem có chính xác hay không. Nếu không chính xác thì có thể tiến hành đính chính và sửa chữa.
Bên cạnh đó, chủ phương tiện hoặc cơ quan chức năng có thể phát hiện các bằng lái xe giả. Hoặc một số trường hợp bằng lái xe bị sai thông tin từ đó có thể tiến hành điều chỉnh một cách nhanh chóng, kịp thời.
Tra cứu giấy phép lái xe giúp chủ phương tiện cũng như cơ quan chức năng có thể kiểm tra, đối chiếu thông tin trên giấy phép lái xe.
2. TOP 3 cách tra cứu giấy phép lái xe 2023
Cách 1: tra cứu trực tiếp trên website https://gplx.gov.vn/
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần truy cập vào link: https://gplx.gov.vn/ trên điện thoại, máy tính.
Bước 2: Tại đây, bạn nhập đầy đủ các thông tin bên dưới > Nhấn nút Tra cứu giấy phép lái xe.
- Chọn Loại GPLX tương ứng với bằng lái xe của bạn, gồm:
+ GPLX PET (có thời hạn) tương ứng với bằng lái xe hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE;
+ GPLX PET (không thời hạn) tương ứng với bằng lái hạng A1, A2 và A3; GPLX cũ (làm bằng giấy bìa) tương ứng với bằng lái được cấp trước 07/2013.
Chọn Loại GPLX tương ứng với bằng lái xe của bạn
- Số GPLX: dãy số được ghi trên Giấy phép lái xe của bạn.
Số GPLX
- Ngày/tháng/năm sinh: nhập ngày, tháng, năm sinh ghi trên giấy phép lái xe của bạn.
- Mã bảo vệ: gồm 6 chữ số do hệ thống cung cấp
Nhập đầy đủ các thông tin trên, nhấn nút Tra cứu giấy phép lái xe
Bước 3: Nếu trang web hiện ra bảng Thông tin tra cứu giâý phép lái xe như hình bên dưới và những thông tin đó giống với nội dung ghi trên giấy phép lái xe của bạn thì bằng lái xe của bạn là thật và ngược lại.
Trang web hiện ra bảng Thông tin tra cứu
Bước 4: Nếu trang web hiện ra thông báo Có lỗi. Không tìm thấy thông tin GPLX trong CSDL GPLX quốc gia! như hình bên dưới thì có thể bạn gặp phải 1 trong các trường hợp sau:
- Bạn đã nhập sai thông tin, thông tin chưa kịp cập nhật lên hệ thống;
- Giấy phép lái xe của bạn là giả.
Xem thông báo Không tìm thấy thông tin GPLX trong CSDL GPLX quốc gia!
Một vài trường hợp đặc biệt:
Bằng lái được cấp lâu – có những bằng từ năm 1990-1995 – thông tin có thể chưa cập nhật. Người dân mang hồ sơ gốc và GPLX lên Sở GTVT để được đổi sang Pet mới.
Đối với bằng lái hạng A2 cấp trong khoảng từ 1995-1999, nếu thông tin không cập nhật trên tổng cục, không có hồ sơ gốc thì khi đổi lại sẽ mặc nhiên hạ xuống bằng A1 (giai đoạn này việc thi GPLX mô tô phân khối lớn A2 có nhiều kẽ hở - nhiều trường hợp là bằng giả)
Tổng cục đường bộ chỉ quản lí những bằng lái dân sự do Sở GTVT cấp, còn bằng lái Quân Sự, Công An cấp thì không quản lí, nên những trường hợp có GPLX Quân Sự, Công An cấp bạn vui lòng liên hệ lại cơ quan cấp bằng để được hướng dẫn đổi lại.
Cách 2: Tra cứu giấy phép lái xe qua điện thoại bằng tin nhắn SMS
Lưu ý: Cách này chỉ dành cho giấy phép lái xe loại mới làm bằng vật liệu PET. Có thể soạn tin theo cú pháp dưới đây:
TC [dấu cách] [Số GPLX] [Số Seri]
Gửi đến số 0936.081.778 hoặc 0936.083.578. Phí tin nhắn dao động khoảng 500 – 2.000 đồng.
Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin giấy phép lái xe cần tra cứu đến điện thoại bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, trạng thái vi phạm (nếu có).
Cách 3: Tra cứu giấy phép lái xe theo CMND/CCCD
Bước 1. Bạn tải ứng dụng VNEID về điện thoại của mình.
Bước 2. Bạn mở ứng dụng VNEID, tiến hành Đăng nhập. Nếu chưa có tài khoản, nhấn Đăng ký. Sau đó chọn Quét mã.
Bước 3. Bạn hướng camera vào mã QR trên thẻ Căn cước công dân để quét. Vuốt lên để mở thông tin Giấy phép lái xe của mình.
3. Những lưu ý khi tra cứu giấy phép lái xe
Trong quá trình tra cứu giấy phép lái xe, chúng ta cần phải chú ý một số vấn đề quan trọng. Điều đó sẽ giúp bạn tránh được khá nhiều phiền phức và đảm bảo kết quả nhận về là chính xác:
- Kiểm tra kỹ thông tin từ chứng minh nhân dân có trùng khớp với thông tin bạn nhập lên hệ thống hay không. Nếu bạn nhập sai một thông tin thôi cũng có thể khiến hệ thống không thể tìm kiếm thông tin giấy phép chính xác.
- Ngay khi có nghi ngờ giấy phép lái xe của mình không hợp lệ, bạn cần lập tức tra cứu để có hướng xử lý kịp thời.
- Dữ liệu khi tra cứu giấy phép lái xe theo CMND không thể sử dụng thay bằng lái trong quá trình tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.
- Chỉ nên tra cứu thông tin về bằng lái xe trên cổng thông tin chứng thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Dữ liệu khi tra cứu giấy phép lái xe theo CMND không thể sử dụng thay bằng lái
Giấy phép lái xe là một loại chứng chỉ, giấy tờ quan trọng khi điều khiển phương tiện giao thông. Do đó, người dùng phải hết sức chú ý, thi bằng lái tại nơi uy tín và nên tra cứu giấy phép lái xe theo chứng minh nhân dân để xác định một lần nữa tính xác thực thông tin, tính pháp lý của bằng mình đang sử dụng.
V. Xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả
Việc sử dụng Giấy phép lái xe giả thì tùy từng trường hợp mà người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP với các mức sau:
Phương tiện |
Mức phạt lỗi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp |
|
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự |
800.000 – 01 triệu đồng (Điểm a khoản 5 Điều 21) |
Tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp (Điểm a khoản 9 Điều 21) |
Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh |
03 – 04 triệu đồng (Điểm b khoản 7 Điều 21) |
|
Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô |
04 – 06 triệu đồng (Điểm b khoản 8 Điều 21) |
VI. Thủ tục cấp Giấy phép lái xe theo quy định mới nhất
1. Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ thi bằng lái xe bao gồm các giấy tờ:
- Hồ sơ của người học lái xe;
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe;
- Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
Thủ tục làm giấy phép lái xe mới nhất (Ảnh minh họa)
2. Địa điểm làm thủ tục
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người dự thi sát hạch cấp bằng lái xe nộp hồ sơ cho trung tâm đào tạo lái xe nơi mình theo học.
Sau đó, trung tâm đào tạo lái xe nhận hồ sơ của học viên, hoàn thiện hồ sơ và gửi trực tiếp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
3. Lệ phí phải đóng
Theo Thông tư số 188/2016/TT-BTC, khi thi sát hạch cấp bằng lái xe, mỗi học viên phải đóng lệ phí thi và lệ phí cấp giấy phép lái xe. Cụ thể như sau:
4. Thời hạn có kết quả
Kết quả thi sát hạch lái xe ô tô sẽ có ngay sau khi kết thúc bài thi. Người được đạt kết quả kỳ sát hạch sẽ được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển.
Căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, cá nhân vượt qua kì thi sát hạch lái xe sẽ được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Xem thêm các chương trình khác: