Đăng kiểm là gì? Mức phí, hồ sơ và quy trình Đăng kiểm xe ô tô cập nhật mới nhất [năm 2023]
Đăng kiểm là gì? Quy trình và hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng kí đăng kiểm như thế nào? Cùng một số quy định và mức phí đăng kiểm xe ô tô cập nhật mới nhất 2023 sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Đăng kiểm là gì? Mức phí, hồ sơ và quy trình Đăng kiểm xe ô tô cập nhật mới nhất [năm 2023]
I. Đăng kiểm là gì?
1. Khái niệm về đăng kiểm
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT “Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.”
Đăng khiểm là (Cơ quan nhà nước) kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ, an toàn của người và hàng hóa ở trên các phương tiện đó.
Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Công việc đăng kiểm sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác.
Đăng kiểm xe là việc các cơ quan chuyên ngành kiểm định việc chất lượng xe về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có đảm bảo theo quy đinh hay không. Đăng kiểm xe giúp nhà nước giám sát được số lượng, chất lượng xe hiện hành. Hiện nay, nhằm đảm bảo sự an toàn khi lưu thông, nắm bắt tình hình các phương tiện giao thông, nhà nước đã giao cho mỗi tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 1 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Việc đăng kiểm xe ô tô sẽ tùy thuộc vào từng loại xe cụ thể, tuổi thọ hiện có của xe để đưa ra thời hạn đăng kiểm theo đúng quy định. Theo thông lệ, thời hạn đăng kiểm xe ô tô sẽ được ghi cụ thể trên tem đăng kiểm xe và dán trực tiếp lên chắn gió phía trên.
Cơ quan đăng kiểm làm nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra kĩ thuật, thiết kế, công nghệ đóng tàu mới và tình trạng kĩ thuật của tàu thuyền sau khi bảo dưỡng, sửa chữa, bảo đảm đủ điều kiện cho phép trở lại hoạt động.
2. Tác dụng của việc Đăng kiểm
Có thể nói, mục đích quan trọng nhất của việc đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này cũng nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn đối với bản thân cũng như cho những người xung quanh bạn.
Đăng kiểm xe ô tô là việc làm cần thiết và bắt buộc. Đừng sợ tốn chút ít phí hay mất thời gian mà bỏ qua việc đăng kiểm xe này để rồi có thể gây nguy hại cho người tham gia giao thông hoặc bị xử phạt khi công an tuýt còi.
II. Quy trình thực hiện Đăng kiểm
1. Địa điểm đăng kiểm
Địa điểm đăng kiểm được quy định tại Điều 5 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT như sau:
- Việc lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước.
- Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định.
Trường hợp xe cơ giới quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định thì được kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh trên đường thử ngoài dây chuyền.
Đối với xe cơ giới hoạt động tại các vùng đảo không có đường bộ để di chuyển đến đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới hoạt động tại các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng không đủ điều kiện đưa xe tới đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (phòng chống thiên tai, dịch bệnh) thì được kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư 16/2021/TT-BGTVT.
2. Hồ sơ khi đăng kiểm xe ô tô
2.1. Giấy tờ khi lập hồ sơ phương tiện:
Việc lập Hồ sơ phương tiện được thực hiện khi xe cơ giới kiểm định lần đầu để tham gia giao thông (trường hợp kiểm định lần đầu để cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày thì không lập Hồ sơ phương tiện). Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:
- Xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;
- Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);
- Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
2.2. Giấy tờ khi kiểm định ô tô:
Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
- Xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;
- Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
- Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;
- Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT.
(Điều 6 của Thông tư 16/2021/TT-BGTVT)
3. Quy trình Đăng kiểm xe ô tô
Đăng kiểm lần đầu với xe mới cũng không quá phức tạp, chỉ cần nẵm rõ quy trình dưới đây, chủ xe có thể tự làm mà không cần qua dịch vụ. Trước khi đăng kiểm ô tô mới, chúng ta cần phải tiến hành đăng ký xe theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính)
- Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)
- Tờ khai công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định
- Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường)
- Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định)
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính
Bước 2: Đóng thuế trước bạ
- Tờ khai thuế trước bạ 2 bản chính (Theo mẫu qui định, điền đúng, đầy đủ)
- Giấy tờ xe nguyên bộ (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường … kèm theo 1 bản photo cho mỗi chứng từ)
- Tiền đóng thuế trước bạ: Tùy theo loại xe và địa phương mà mức đóng khác nhau: Xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, thuế trước bạ là 10%/tổng giá trị xe (Hà Nội 12%). Trên 9 chỗ ngồi/xe tải/các loại xe khác, thuế trước bạ là 2% /tổng giá trị xe)
- Biên lai nộp thuế: Bản chính, lấy từ kho bạc
Bước 3: Đăng ký xe
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ bên trên, chủ sở hữu xe xuất trình lên phòng CSGTĐB theo quy trình: Nộp hồ sơ -> Chờ kiểm tra xe -> Nộp tiền lệ phí đăng ký -> Bốc số tự động -> Lấy biển số -> Giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe.
Bước 4: Đăng kiểm xe
Chủ xe đưa xe đến trạm đăng kiểm được Bộ Giao Thông vận tải cấp phép, đồng thời nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, giấy hẹn cấp đăng ký xe.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện) gồm 1 trong các giấy tờ sau: Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia.
- Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo).
- Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực.
- Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Sau khi nộp đủ giấy tờ, chủ xe đóng lệ phí đăng kiểm và phí bảo trì đường bộ. Sau đó chờ xe đăng kiểm xong và dán tem đăng kiểm là có thể lưu thông tự do trên đường.
4. Các bước thực hiện Đăng kiểm
Dưới đây là 10 bước thực hiện đăng kiểm theo quy định pháp luật:
Bước 1. Kiểm tra biển số xe có được gắn chắc chắn hay chưa
Bước 2. Lau số máy và tìm số khung.
Bước 3. Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái xem có gì bất ổn.
Bước 4. Kiểm tra 4 bánh xe có bị mòn, dính đinh, đủ áp xuất.
Bước 5. Kiểm tra hệ thống đèn trên xe có bị hư hỏng.
Bước 6. Kiểm tra cần gạt nước, phun nước có hoạt động tốt.
Bước 7. Kiểm tra bảng đồng hồ.
Bước 8. Hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở.
Bước 9. Phanh tay có làm việc tốt.
Bước 10. Bảo dưỡng xe.
III. Quy định về đăng kiểm ô tô
Theo điều 55, chương IV, luật giao thông đường bộ 2008 cũng quy định chi tiết về đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:
- Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách
- Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định)
- Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định
- Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
1. Mức xử phạt khi quá hạn đăng kiểm
STT |
Thời gian quá hạn đăng kiểm |
Mức phạt đối với lái xe |
Mức phạt với chủ xe |
1 |
Dưới 01 tháng |
02 - 03 triệu đồng Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng |
04 - 06 triệu đồng đối với cá nhân 08 - 12 triệu đồng đối với tổ chức |
2 |
Trên 01 tháng |
04 - 06 triệu đồng Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng |
06 - 08 triệu đồng đối với cá nhân 12 - 16 triệu đồng đối với tổ chức |
Nếu chủ xe đồng thời là người điều khiển xe thì mức phạt tiền sẽ áp dụng như đối với chủ xe và chủ xe cũng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.
Do đó, chủ xe cần lên lịch để đưa xe đi đăng kiểm đúng thời hạn. Trường hợp bận công tác đột xuất, chủ xe có thể nhờ người thân.
IV. Chu kỳ đăng kiểm xe ô tô
Chu kỳ đăng kiểm xe ô tô theo Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BGTVT như sau:
V. Chi phí đăng kiểm xe ô tô
1. Chi phí đăng kiểm
STT |
Loại xe ô tô |
Mức giá theo Thông tư 55/2022/TT-BTC |
1 |
Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng |
570.000 đồng |
2 |
Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 7 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông đến 20 tấn và các loại máy kéo |
360.000 đồng |
3 |
Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 2 tấn đến 7 tấn |
330.000 đồng |
4 |
Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 2 tấn |
290.000 đồng |
5 |
Xe ô tô chở người trên 40 chỗ (kể cả lái xe), xe buýt |
360.000 đồng |
6 |
Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 chỗ (kể cả lái xe) |
330.000 đồng |
7 |
Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 chỗ (kể cả lái xe) |
290.000 đồng |
8 |
Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi, xe ô tô cứu thương |
250.000 đồng |
2. Chi phí cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm xe ô tô
Theo Biểu thuế thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 199/2016/TT-BTC (sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 36/2022/TT-BTC) thì chi phí cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm xe ô tô là 40.000 đồng;
Riêng đối với xe ô tô dưới 10 chỗ (không bao gồm xe cứu thương) là 90.000 đồng.
VI. Một số câu hỏi liên quan
1. Không đăng kiểm có sao không?
Câu trả lời là “Có”. Đối với những xe không qua đăng kiểm cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều 19 về xử phạt người điều khiển ô tô hay các loại xe tương tự vi phạm quy định khi tham gia giao thông như: Không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc theo quy định; Không gắn biển số; Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;… Sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Việc đăng kiểm ô tô là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bảo đảm an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường cho xe còn giúp người lái và khách hàng cảm thấy an tâm hơn trong quá trình lưu thông.
2. Xe máy có phải tiến hành đăng kiểm không?
Đăng kiểm xe nói chung cũng như đăng kiểm xe máy nói riêng, được hiểu là việc tiến hành thực hiện một chuỗi các quy trình thực hiện việc kiểm tra tính an toàn của xe nói chung, xe máy nói riêng. Việc kiểm định được thực hiện dựa trên các yếu tố yêu cầu như sau: yếu tố về độ an toàn của phanh xe hoạt động có đạt chuẩn hay không?, phần lái xe hoạt động đạt yêu cầu hay không? Ngoài ra yếu tố về mức độ bảo vệ môi trường cũng được coi là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá đăng kiểm đối với xe máy.
Theo quy định tại Điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008 việc đăng kiểm xe máy có những mục đích sau:
Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Xe ô tô,và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).
Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Như vậy, ta có thể thấy việc đăng kiểm xe máy là một trong những thủ tục bắt buộc người sở hữu phương tiện phải thực hiện. Bởi thủ tục đăng kiểm chính là hình thức hợp thức hóa việc lưu thông phương tiện trong quá trình sử dụng phương tiện. Việc đăng kiểm xe phải được thực hiện đối với cả xe mua mới hoặc hình thức mua lại xe có thực hiện việc sang tên đổi chủ, di chuyển xe máy từ tỉnh thành này, sang tỉnh thành khác.
Xem thêm các chương trình khác: