Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng năm 2023 [Mới nhất]

Bạn băn khoăn không biết sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng là gì? Giá trị pháp lý giữa sổ đỏ và sổ hồng có giống nhau không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn lí giải những thắc mắc này nhé!

1 250 lượt xem


Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng năm 2023 [Mới nhất]

1. Cách hiểu đúng về sổ đỏsổ hồng

Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Sổ hồng hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu tại nội thành, nội thị xã, thị trấn theo quy định.

+ Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một Giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng năm 2023 [Mới nhất] (ảnh 1)2. Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng theo quy định của pháp luật?

- Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng theo quy định của pháp luật.

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng năm 2023 [Mới nhất] (ảnh 1)

STT

Tiêu chí

Sổ đỏ

Sổ hồng

1.

Khái niệm

Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Sổ hồng hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu tại nội thành, nội thị xã, thị trấn theo quy định.

2.

Nội dung

Sổ đỏ thể hiện tên người sử dụng đất; thửa đất được quyền sử dụng (tên thửa đất, địa chỉ, diện tích, hình thức, mục đích, thời hạn và nguồn gốc sử dụng); và tài sản gắn liền với đất.

Sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diên tích, loại đất, thời hạn sử dụng...) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng...).

3.

Cơ quan ban hành

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bộ Xây dựng ban hành trước ngày 10/8/2005, đổi thành Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009

4.

Đặc điểm

Sổ đỏ là sổ có bìa ngoài màu đỏ tươi, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

ổ hồng là sổ có màu hồng nhạt, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

5.

Đối tượng cấp

Người sử dụng đất

Người sử hữu nhà ở, sở hữu căn hộ

Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

3. Ưu và nhược điểm khi ban hành sổ hồng mới.

- So với sổ hồng và sổ đỏ, sổ hồng mới tạo ra sự thuận tiện cho người dân về mặt giấy tờ trong các vấn đề hành chính liên quan đến đất đai.

- Tuy nhiên, việc ban hành sổ hồng mới cũng tồn tại một số hạn chế do sổ hồng và sổ đỏ đã thông dụng trong thời gian dài, khiến nhiều người chưa nắm bắt được nội dung cũng như quy tắc sử dụng sổ hồng mới.

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng năm 2023 [Mới nhất] (ảnh 1)

4. Vậy sổ hồng và sổ đỏ, sổ nào giá trị hơn?

- Đến thời điểm hiện tại người mua không cần lo lắng về việc phân biệt hai loại sổ nữa. Bởi vì tất cả đã được thống nhất thành một tên gọi chung có nội dung giống nhau là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Cụ thể, Chính phủ đã ban hành nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009. Bộ tài nguyên môi trường ban hành tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Người mua không cần băn khoẳn về giá trị của hai loại sổ

- Theo đó, hai loại giấy chứng nhận nhà đất nói trên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thực tế, trên thị trường nhà đất hiện vẫn đang lưu hành cả 3 loại giấy tờ nhà đất chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tương đương sổ đỏ), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (tương đương sổ hồng) và Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tính đến nay, cả 3 đều có giá trị pháp lý như nhau.

5. Kinh nghiệm mua nhà đối với sổ đỏ và sổ hồng.

- Để tránh bị lừa đảo khi mua nhà, chung cư có sổ hồng hay sổ đỏ thì bạn cần tìm được người chủ của ngôi nhà, căn hộ đó. Khi tìm được hãy kiểm tra chứng minh nhân dân xem có khớp với sổ hồng hay không.

- Đồng thời, bạn nên đến trung tâm địa chính xác minh quy hoạch của ngôi nhà đó. Lưu ý, khi kiểm tra nhà ở đất ở không nên xem ngoài thực địa trước mà phải tiến hành xem trên sổ đỏ, sổ hồng trước. Nhiều trường hợp trong thực địa đất, nhà rộng nhưng thực tế trong sổ đỏ, sổ hồng đã bị quy hoạch khác. 

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng năm 2023 [Mới nhất] (ảnh 1)

6. Sổ hồng và sổ đỏ sổ nào có giá trị vay, thế chấp cao hơn?

- Như đã giải thích ở trên, 2 loại sổ trên có giá trị như nhau vì thế giá trị thế chấp vay vốn là ngang nhau. Vay được nhiều hay ít thì phụ thuộc vào giá trị của căn nhà đó, diện tích và ngân hàng định giá ra sao. Điều này khá tốt cho những nhà đầu tư muốn xoay vòng vốn để tăng thêm lợi nhuận

- Việc dùng 2 sổ này để thế chấp vay vốn thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi đó bạn sẽ phải đưa cho ngân hàng giữ những loại giấy tờ đó và tiến hành ký hợp đồng vay vốn. Thời gian ngân hàng giữ từ khi bắt đầu ký vào hợp đồng vay vốn đến lúc trả toàn bộ cả số tiền gốc lẫn tiền lãi đúng thời hạn như hợp đồng ghi rõ.

- Khi vay vốn dùng sổ hồng hay sổ đỏ để thế chấp thì bạn phải xem xét về khả năng chi trả của mình. Nếu đến hạn trả mà chưa chuẩn bị đủ tiền bạn có thể đảo hạn. Nhưng nếu tiếp tục không thể đáp ứng được yêu cầu về thời gian trả hay hoàn toàn không có khả năng chi trả thì nhà ở hay mảnh đất đó sẽ được thanh lý. Do vậy cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

 

1 250 lượt xem