Mức xử phạt lỗi đi ngược chiều cập nhật mới nhất 2024
Lỗi đi ngược chiều là lỗi vi phạm giao thông mà nhiều người mắc phải, việc chủ quan này có thể gây nguy hiểm cho người khác trong quá trình tham gia giao thông. Cùng tìm hiểu xem mức xử phạt lỗi đi ngược chiều theo quy định của pháp luật năm 2024 như thế nào?
Mức xử phạt lỗi đi ngược chiều cập nhật mới nhất 2024
I. Thế nào là lỗi đi ngược chiều?
1. Khái niệm lỗi đi ngược chiều
Trước khi trả lời câu hỏi “Đi ngược chiều phạt bao nhiêu” thì bạn cần hiểu rõ khái niệm thế nào là lỗi đi ngược chiều.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, lỗi đi ngược chiều được xác định khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm các trường hợp:
- Đi ngược chiều của đường một chiều
- Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Khi các phương tiện khác bất ngờ xuất hiện trên đường một chiều, lái xe khó xử lý và không kịp phản ứng. Điều này gây ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm. Rất nhiều vụ để lại hậu quả di chứng như bị khuyết tật thậm chí tử vong.
2. Làm thế nào để xác định được lỗi xe máy đi ngược chiều?
Hướng di chuyển cùng với chiều đặt biển báo là hướng bị cấm, hướng di chuyển ngược với chiều đặt biển báo là hướng được phép đi. Có nghĩa là những phương tiện đang di chuyển đúng hướng sẽ không được phép quay đầu xe theo hướng ngược lại.
Nếu các phương tiện cơ giới vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị phạt theo quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi xe máy đi ngược chiều là phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng (Nguồn: Sưu tầm)
3. Lỗi đi ngược chiều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông
Lỗi đi ngược chiều đã bị tăng mức phạt lên gấp nhiều lần so với trước đây cho thấy các nhà làm luật đã đánh giá rất cao sự nguy hiểm của hành vi này.
Để rút ngắn một đoạn đường đi mà những người đi ngược chiều trên đường đã cố tình đặt mình và các phương tiện giao thông khác vào tình thế nguy hiểm, đặc biệt trên các tuyến đường được lưu thông với tốc độ cao.
Khi có phương tiện khác bất ngờ xuất hiện trên đường một chiều, lái xe rất khó xử lý và phản ứng với tình huống bất ngờ xảy ra, dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông.
4. Phân biệt lỗi điều khiển xe máy ngược chiều và lỗi không đi bên phải chiều đi
Đối chiếu với lỗi điều khiển xe đi ngược chiều thì lỗi không đi bên phải chiều đi sẽ áp dụng với đường hai chiều, có vạch sơn phân chia hai chiều đường riêng biệt.
Như vậy, khi điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều ở đường một chiều hoặc ở đường có biển “Cấm đi ngược chiều” sẽ bị vi phạm về lỗi đi ngược chiều xe máy. Trường hợp xe máy đi ngược chiều ở đường 2 chiều sẽ vi phạm về lỗi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình.
Căn cứ Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định đối với lỗi xe máy không đi bên phải theo chiều đi của mình sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
II. Cách nhận dạng và ý nghĩa của biển báo cấm đi ngược chiều
1. Nhận dạng biển báo cấm đi ngược chiều
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, biển cấm đi ngược chiều có số hiệu là P.102. Biển có hình tròn, nền đỏ và một gạch ngang màu trắng ở giữa. Biển báo cấm đi ngược chiều được đặt ở đầu các tuyến đường một chiều nên còn có thể hiểu là biển báo đường một chiều.
Biển báo cấm đi ngược chiều có màu đỏ, trắng nổi bật. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi di chuyển trên đường bạn vẫn có thể nhìn được biển này. (Nguồn: Sưu tầm)
2. Ý nghĩa của biển cấm đi ngược chiều
Căn cứ Phụ lục B ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định ý nghĩa của biển báo cấm đi ngược chiều như sau:
- Tất cả các phương tiện (cơ giới và thô sơ) trừ các xe được ưu tiên theo quy định (như xe chữa cháy, xe quân sự, xe cứu thương… đang làm nhiệm vụ) đều không được phép lưu thông vào đoạn đường có đặt biển báo P.102 này ở đầu.
- Riêng người đi bộ thì được phép đi trên lề đường, vỉa hè.
III. Quy định về các quy tắc khi tham gia giao thông
Căn cứ vào Điều 9 Luật an toàn giao thông 2008 quy định về các quy tắc chung khi tham gia giao thông cụ thể như sau:
“Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.”
Theo đó các phương tiện khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ làn đường, tốc độ, phần đường và các hệ thống biển báo đường bộ và đặc biệt là phải tuân thủ theo nguyên tắc chiều đi của mình.
IV. Quy định xử phạt đối với trường hợp mắc lỗi đi ngược chiều
1. Phạt hành chính
Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tất cả các trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều sẽ bị xử phạt theo các mức. Cụ thể như sau:
1.1. Mức phạt đi ngược chiều cho ô tô
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; (điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. (điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. (điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
1.2. Mức phạt đi ngược chiều cho xe máy, xe điện
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; (điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 - 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
1.3. Mức phạt đi ngược chiều cho máy kéo, xe máy chuyên dùng
Khi máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm đi ngược chiều phạt bao nhiêu? Theo khoản 4, Điều 7 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính. Đối với lỗi xe máy kéo, xe chuyên dụng đi ngược chiều là phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Điều này áp dụng với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Ngoại trừ hành vi đi ngược chiều trên đường cao tốc và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Ngoài ra người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 01 – 03 tháng.
1.4. Mức phạt đi ngược chiều cho xe đạp
Cuối cùng thì xe đạp điện đi ngược chiều phạt bao nhiêu? Theo khoản 3 Điều 8 Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” .
2. Thu giữ bằng lái xe
Phương tiện |
Thời gian thu giữ bằng |
Lỗi vi phạm |
Xe ô tô |
- Từ 02 – 04 tháng. - Từ 05- 07 tháng. |
- Lỗi đi ngược chiều và việc đi ngược chiều gây nên tai nạn - Đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) |
- Từ 01 – 03 tháng. - Từ 02 – 04 tháng. |
- Lỗi đi ngược chiều. - Việc đi ngược chiều gây nên tai nạn. |
Xe máy kéo, xe chuyên dụng |
- Từ 01 – 03 tháng. - Từ 02 – 04 tháng. - Từ 05- 07 tháng. |
- Lỗi đi ngược chiều - Việc đi ngược chiều gây nên tai nạn. - Đi ngược chiều trên đường cao tốc. |
Việc tước giấy phép lái xe sẽ được áp dụng không kể vi phạm lần đầu hay tái phạm.
3. Tạm giữ xe
Sau khi bạn có câu trả lời “luật giao thông đi ngược chiều phạt bao nhiêu” và “thu giữ bằng lái xe như thế nào”. Bạn cũng cần hiểu rõ các mức xử phạt tạm giữ xe để xử lý đối với người vi phạm lỗi đi ngược chiều xe ô tô.Thời gian tạm giữ xe đối với người vi phạm là khoảng 07 ngày hoặc có thể lâu hơn nhưng không dài quá 30 ngày.
V. Tránh lỗi đi ngược chiều như thế nào?
1. Nguyên tắc 1: Có ý thức chấp hành luật giao thông
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất giúp người lái xe tránh bị phạt khi đi ngược chiều là chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
Thực tế thời gian gần đây đã xảy ra nhiều trường hợp quay đầu xe ngược chiều trên đường cao tốc. Đây được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đến an toàn giao thông.
Bởi trên thực tế, việc đi ngược chiều có thể gây xáo trộn và nguy hiểm cho các phương tiện đi đúng hướng. Không chỉ vậy, tốc độ di chuyển trên đường cao tốc cũng rất cao, những tình huống lắt léo có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào.
Vì vậy, ý thức chấp hành luật giao thông không những tránh vi phạm pháp luật mà còn bảo vệ tối đa sự an toàn của chính người lái xe.
2. Nguyên tắc 2: Luôn quan sát biển báo
Trên tất cả các con đường đều có biển chỉ dẫn rõ ràng bạn có thể đi hay không. Đối với đường cấm đi ngược chiều rất dễ nhận biết, bởi biển báo giao thông là hình tròn có nền màu đỏ, bên trong có vạch kẻ lớn màu trắng.
Vì vậy, các tài xế cần chú ý quan sát kỹ các loại biển báo khi lái xe để không bị CSGT “thỏi còi” xử lý nhé.
VI. Những câu hỏi thường gặp khi đi xe ngược chiều
Chắc hẳn ai cũng có những câu hỏi liên quan đến các vấn đề khi đi xe ngược chiều. Dưới đây, sẽ là một số lỗi thường gặp khi tham gia giao thông.
1. Đi ngược chiều mà không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp người đi ngược chiều và không mang theo giấy phép lái xe như vậy được coi là vi phạm 2 lỗi trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đó lỗi đi ngược chiều và lỗi lái xe không mang theo bằng lái xe.
Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính xử phạt 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Bạn cũng sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng trong lĩnh vực giao thông đường bộ người điều khiển xe đi ngược chiều.
Người điều khiển xe mô tô, xe máy bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi không mang theo giấy phép lái xe.
2. Đi xe ngược chiều, mở cửa xe thì bị phạt bao nhiêu?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã có quy định xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều như sau:
Đối với ô tô:
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Khi người lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Đi ngược chiều trên đường một chiều hoặc những đường cấm đi ngược chiều, ngoại trừ các trường hợp: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe;….sẽ bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và trừ các xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ khẩn cấp như xe công an đang bắt tội phạm; xe cứu hỏa đang đến vụ cháy,…
- Ngoài ra, nếu thực hiện hành vi điều khiển xe ô tô đi ngược chiều này mà gây tai nạn giao thông, gây ra thương tích cho người khác sẽ thì bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với xe máy:
Đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều. Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Hơn nữa, người vi phạm lỗi bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
3. Lỗi đi xe máy ngược chiều trên vỉa hè có bị xử phạt không?
Theo Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định xe máy điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng. Trừ một số trường hợp điều khiển phương tiện đi qua vỉa hè để về nhà.
Tuy nhiên, không có biển báo cấm đi ngược chiều trên vỉa hè. Vì vậy người lái xe đi ngược chiều trên vỉa hè cũng chỉ bị xử phạt lỗi đi xe trên hè phố chứ không mắc lỗi đi ngược chiều.
4. Điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Nếu người điều khiển phương tiện đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông gây ra hậu quả ngoài việc xử lý vi phạm hành chính thì còn phải bồi thường căn cứ theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ pháp sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”
Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển phương tiện có lỗi – đi ngược chiều gây ra thiệt hại cho chủ xe nên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do sức khỏe của người đó bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Một, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Hai, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của chị đi xe máy; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Ba, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc chị kia trong thời gian điều trị;
Bốn, người điều khiển phương tiện sẽ phải có trách nhiệm bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Và hiện tại mức lương cơ sở nhà nước là 1.800.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, nếu như người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra tai nạn thì người điều khiển phương tiện sẽ không phải bồi thường toàn bộ các khoản chi phí trên mà sẽ dựa vào mức độ lỗi để bồi thường đầy đủ. Do đó, các bên có thể dựa trên các khoản chi phí bồi thường tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 để thỏa thuận lại với người bị thiệt hại thống nhất được mức bồi thường phù hợp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mức xử phạt lỗi đi ngược chiều cập nhật mới nhất 2024. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn.
Xem thêm các chương trình khác: