Cập nhật mức phạt không đội mũ bảo hiểm [Mới nhất] năm 2023

Người điều khiển mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính với các mức quy định khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này các bạn nhé

1 303 04/08/2023


Cập nhật mức phạt không đội mũ bảo hiểm mới nhất năm 2023

1. Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy.

- Mũ bảo hiểm được hiểu là vật dụng có tác dụng giúp bảo vệ phần đầu của người đội luôn an toàn trước các tình huống va chạm bất ngờ khi đi xe máy, mô tô. Mặc dù vậy, rất nhiều người điều khiển phương tiện giao thông coi nhẹ điều này, không đội mũ bảo hiểm dẫn tới bị phạt hành chính đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nếu xảy ra va chạm. Vậy mức phạt không đội mũ bảo hiểm mới nhất trong năm 2023 là bao nhiêu?

Cập nhật mức phạt không đội mũ bảo hiểm [Mới nhất] năm 2023 (ảnh 1)2. Hình phạt cho các đối tượng không sử dụng mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy.

- Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm B khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung, nếu người đi xe máy, mô tô có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt cụ thể như sau:

+ Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng: Áp dụng với hành vi chở người ngồi trên xe không đội ‘mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy’ hoặc ‘đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy’ nhưng không cài quai đúng quy cách trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi hay áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

+ Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng: Áp dụng với hành khi không đội ‘mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy’ hoặc đội ‘mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy’ không cài quai theo đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

+ Phạt tiền từ 800 nghìn – 1,2 triệu đồng: Áp dụng cho trường hợp cả người điều khiển và người ngồi sau xe đều không đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định.

- Mức phạt đối với hành vi không đội ngũ bảo hiểm đã cao gấp đôi so với trước đây.

- Theo đó, mức phạt đối với hành vi không đội ngũ bảo hiểm đã cao gấp đôi so với trước đây. Được biết, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy chỉ bị phạt tiền dao động từ 200 - 300 nghìn đồng.

- Ngoài ra, rất nhiều người thắc mắc rằng khi bị CSGT phát hiện hành vi vi phạm và dừng xe kiểm tra, liệu có thể xử phạt tại chỗ hay không?. Trên thực tế, việc xử phạt tại chỗ khác với hành vi nhận hối hộ ở chỗ vẫn phải lập biên bản, nhưng người dân sẽ có quyền nộp phạt theo đúng quy định.

- Tuy nhiên, với lỗi không đội mũ bảo hiểm, người điều khiển phương tiện sẽ buộc bị lập biên bản, ra quyết định xử phạt và nộp tiền cho kho bạc nhà nước. Nguyên nhân bởi lỗi vi phạm không đội mũ có mức phạt thấp nhất từ 400 nghìn đồng, trong khi đó những trường hợp nộp phạt tại chỗ theo quy định chỉ dưới 250 nghìn đồng.

- Do vậy, nếu gặp lỗi này, người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông sẽ không có quyền yêu cầu CSGT lập biên bản xử phạt tại chỗ.

3. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng mạnh khi xử phạt người vi phạm giao thông?

- Dù có ý nghĩa lớn đối với mức tiền phạt vi phạm giao thông nhưng không phải ai cũng biết rõ về các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng mạnh.

* Các tình tiết giảm nhẹ mức tiền xử phạt (theo điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012):

 - Người vi phạm có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại

- Người vi phạm tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;

- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

- Người vi phạm là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.

Cập nhật mức phạt không đội mũ bảo hiểm [Mới nhất] năm 2023 (ảnh 1)

* Các tình tiết tăng mạnh mức tiền phạt (Theo điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012):

- Vi phạm hành chính có tổ chức;

- Tái phạm nhiều lần;

- Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

- Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

- Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; 

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

- Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

- Có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

- Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

Cập nhật mức phạt không đội mũ bảo hiểm [Mới nhất] năm 2023 (ảnh 1)

4. Trường hợp nào loại trừ xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm?

- Nghị định 100/2019/NĐ-CP loại trừ xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau:

+ Chở người bệnh đi cấp cứu;

+ Chở trẻ em dưới 06 tuổi;

+ Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

- Lưu ý, các trường hợp trên chỉ áp dụng cho người được chở. Ví dụ bạn đội mũ bảo hiểm điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở những người thuộc các trường hợp trên không đội mũ bảo hiểm thì sẽ được loại trừ xử phạt.

5. Lỗi không đội mũ bảo hiểm có bị lập biên bản?

Theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

- Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

- Như vậy, nếu mức tiền phạt của không quá 250.000 (đối với cá nhân) và không quá 500.000 (đối với tổ chức) thì sẽ không bị lập biên bản.

 

 

1 303 04/08/2023