Văn bản bàn về vấn đề gì

Trả lời Câu hỏi trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 10.

1 1477 lượt xem


Giải Soạn văn 10 - Cánh diều: Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi

Câu hỏi (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Văn bản bàn về vấn đề gì?

- Xác định luận đề và luận điểm của văn bản

- Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng

- Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, …

- Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

Trả lời:

- Văn bản bàn về vấn đề:

 Nguyễn Trãi luôn coi mình là trí thức và đã có những đóng góp vẻ vang của người trí thức vào sự nghiệp của dân tộc anh hùng.

- Xác định luận đề và luận điểm của văn bản:

+ Ưu hoạn của Nguyễn Trãi là ưu hoạn của người gắn bó với nhân dân, là ưu hoạn của bản thân nhân dân, là ưu hoạn đã tạo nên chính sự nghiệp của người trí thức.

- Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng:

Lí lẽ:

+ Sao có thể gọi trí thức là những kẻ chỉ lo lắng cho bản thân và chỉ băn khoăn trước sự mất còn nhỏ nhặt của cuộc sống?

+ Sao có thể gọi trí thức là những kẻ không ra khỏi cái vỏ ốc của thân phận mình, không thấy được lẽ sống của nhân loại, không xác định được trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc và nhân dân?

Bằng chứng:

+ Khi Trần Hưng Đạo “ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, lòng đau như cắt” thì ưu hoạn của ông chính là ưu hoạn của người trí thức anh hùng trước sự tàn bạo của quân thù và nguy cơ diệt vong của cả dân tộc.

- Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh, …:

+ Thao tác giải thích: Đau khổ của người trí thức chính là ….

+ Thao tác phân tích: Phân tích Nguyễn Trãi suốt đời suy tư trước nỗi đau khổ của nhân dân …

+ Thao tác bác bỏ: Khắc hẳn với những nhà nho đương thời mà một bộ phận đã theo giặc, một bộ phận khác đi với các vua Hậu Trần, Nguyễn Trãi tìm đến Lê Lợi….

…..

- Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

+ Bối cảnh lịch sử, văn hóa: Lê Lợi – người anh hùng áo vải Lam Sơn không thuộc dòng họ vua chúa nhưng có khả năng tập hợp quảng đại nhân dân để giải phóng đất nước. Nguyễn Trãi đã đi theo Lê Lợi đánh giặc.

+ Hiểu biết về Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi tình nguyện suốt đời trung thành dưới cờ của Lê Lợi

b) Để viết được bài nghị luận về một vấn đề xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí, các em cần lưu ý:

- Lựa chọn một vấn đề tư tưởng, đạo lí nổi bật trong đời sống xã hội để làm đề tải cho bài nghị luận. Loại đề nghị luận này thường thông qua các câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao hoặc lời phát biểu nổi tiếng của các nhân vật lịch sử... để yêu cầu người viết bàn luận, làm rõ.

- Nên tìm tòi các vấn đề tư tưởng, đạo lí có tính thời sự và liên quan đến thế hệ trẻ. Ví dụ như: lí tưởng sống của thanh niên xưa và nay, quan niệm về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc của lớp trẻ thời kì hội nhập,...

- Tìm hiểu kĩ vấn đề được lựa chọn, xác định nội dung cần được trình bày.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Bố cục bài viết theo ba phần các luận điểm, lí lẽ được triển khai phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học.

- Xác định rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề đã nêu. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm trong thực tế để bài viết trở nên sâu sắc và có ý nghĩa xã hội hơn.

Xem thêm các bài giải Soạn văn lớp 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2: Đề bài: Quan niệm của em về lòng yêu nước...

1 1477 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: