TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 8 (có đáp án 2024): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 8.

1 3233 lượt xem


Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Bài giảng Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Câu hỏi NB

Câu 1. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là

A. tăng tỉ trọng cây công nghiệp thấp nhất và có xu hướng giảm.

B. tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

C. tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

D. tỉ trọng cây lương thực cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Đáp án: B

Giải thích: Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

Câu 2. Cây lương thực ở nước ta bao gồm

A. lúa, ngô, khoai, sắn.

B. lạc, khoai, sắn, mía.

C. lúa, ngô, đậu tương, lạc.

D. mía, đậu tương, khoai, sắn.

Đáp án: A

Giải thích: Cây lương thực ở nước ta bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn.

Câu 3. Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với

A. các đồng cỏ tươi tốt.

B. vùng trồng cây hoa màu.

C. vùng trồng cây công nghiệp.

D. vùng trồng cây lương thực.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với vùng trồng cây lương thực.

Câu 4. Trong cơ cấu của ngành trồng trọt nước ta, biểu hiện của việc đa dạng hóa là gì?

A. Cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành trồng trọt.

B. Tỉ trọng cây lương thực giảm, cây công nghiệp, cây ăn quả tỉ trọng tăng.

C. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

D. Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhưng trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã có nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả được phát triển.

Câu 5. Hiện nay, chăn nuôi bò sữa nước ta có xu hướng phát triển mạnh ở

A. các cao nguyên badan.

B. các vùng núi cao.

C. các vùng đồng bằng ven biển.

D. ven các thành phố lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Chăn nuôi bò sữa nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn.

Câu hỏi TH

Câu 6. Trong thời gian qua, diện tích trồng lúa không tăng nhiều nhưng sản lượng lúa tăng lên nhanh, điều đó chứng tỏ

A. tình trạng độc canh cây lúa nước ngày càng tăng.

B. nước ta đang đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.

C. diện tích đất thoái hóa, bạc màu ngày càng giảm.

D. thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Thâm canh trong nông nghiệp là việc tăng năng suất, sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích bằng cách sử dụng các giống mới có năng suất cao, nâng cao độ phì của đất, áp dụng kĩ thuật sản xuất tiên tiến.... => Hiện nay ở nước ta, vấn đề thâm canh tăng năng suất đang được chú trọng và áp dụng mạnh mẽ -> góp phần tăng nhanh sản lượng lúa mặc dù diện tích trồng lúa không tăng nhiều.

Câu 7. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa ở nước ta là

A. đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.

B. đất phù sa, khí hậu có nhiều thiên tai và nguồn nước dồi dào.

C. đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mùa khô thiếu nước.

D. đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.

Đáp án: D

Giải thích: Cây lúa phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa.

Câu 8. Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung.

B. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung.

D. Đồng bằng Thanh Hóa – Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Giải thích: Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: C

Giải thích: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 10. Vùng nào có đàn bò với quy mô lớn nhất nước ta?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Đàn bò có quy mô lớn nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ do khu vực này có nhiều đồng cỏ rộng lớn.

Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây khiến chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng

A. Nguồn thức ăn, phụ phẩm từ ngành trồng trọt đa dạng và thị trường tiêu thụ lớn.

B. Cơ sở dịch vụ thú y phát triển và hiện đại nhất cả nước.

C. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn.

D. Có nhiều giống lợn mới cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Đáp án: A

Giải thích:

Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng vì sự phân bố của đàn lợn thường gắn liền với vùng có nhiều hoa màu, lương thực hoặc đông dân.

- Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn thứ 2 của nước ta nên nguồn thức ăn cho đàn lợn rất dồi dào từ hoa màu, phụ phẩm lương thực, thủy sản, thức ăn công nghiệp.

- Vùng tập trung dân cư đông đúc, nhiều thành phố đô thị nên nhu cầu tiêu thụ thịt lợn rất lớn.

Câu 12. Ở nước ta, chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu do

A. Nước ta có khí hậu thất thường, nhiều thiên tai nên chăn nuôi khó phát triển.

B. Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu.

C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng thấp.

D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém.

Đáp án: D

Giải thích: Ở nước ta, do trình độ khoa học kĩ thuật ngành nông nghiệp chưa phát triển mạnh, việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi còn hạn chế nên giống gia súc gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng tốt còn thấp (đặc biệt là cho yêu cầu xuất khẩu). Do vậy hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao -> chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp.

Câu hỏi VD

Câu 13. Nguyên nhân tự nhiên chủ yếu giúp nước ta có cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng là do

A. địa hình ¾ diện tích là đồi núi và ¼ diện tích là đồng bằng.

B. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước và giàu phù sa.

C. khí hậu phân hóa đa dạng: theo mùa, độ cao, Bắc – Nam và Đông – Tây.

D. tiếp giáp với biển Đông – có nguồn nhiệt, ẩm dồi dào.

Đáp án: C

Giải thích: Việc lựa chọn các loại cây trồng và vật nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi sẽ thích hợp với điều kiện nhiệt độ và lượng mưa khác nhau. Khí hậu phân hóa đa dạng: theo mùa, độ cao, Bắc – Nam và Đông – Tây giúp nước ta phát triển cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng, bao gồm các loại cây của miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Câu 14. Các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, điều được trồng nhiều ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ

B. Trung Du Bắc Bộ

C. Tây Nguyên

D. Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đáp án: A

Giải thích: Các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, điều được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ.

Câu 15. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2009 - 2019

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

2009

2013

2014

2017

2019

Cây công nghiệp hàng năm

753,6

730,9

710,0

611,80

520,60

Cây công nghiệp lâu năm

1 936,0

2 110,9

2 133,5

2.219,80

2.192,30

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Thống kê, 2019)

Dựa vào bảng số liệu trên nhận xét nào sau đây đúng với diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2009 - 2019?

A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục.

B. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng liên tục.

C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn hàng năm.

D. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng nhanh hơn.

Đáp án: C

Giải thích: Qua bảng số liệu ta thấy diện tích cây công nghiệp hàng năm có sự giảm sút rõ rệt, còn cây công nghiệp lâu năm có sự tăng lên nhưng không ổn định đến năm 2019 lại có sự sụt giảm so với năm 2017. Vì vậy đáp án cần chọn là C.

Câu 16. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là

A. tăng tỉ trọng cây công nghiệp thấp nhất và có xu hướng giảm.

B. tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

C. tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

D. tỉ trọng cây lương thực cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Đáp án: B

Giải thích: Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

Câu 17. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt: tỉ trọng cây công nghiệp tăng, tỉ trọng cây lương thực giảm. Điều này thể hiện điều gì?

A. Ngành trồng trọt của nước ta không còn phát triển.

B. Phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

C. Cây lương thực không có vai trò quan trọng như trước.

D. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt sẽ ngày càng giảm.

Đáp án: B

Giải thích: Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực. Điều này chứng tỏ nền nông nghiệp nước ta đang dần phá thế độc canh của cây lúa, phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 18. Cây lương thực ở nước ta bao gồm

A. lúa, ngô, khoai, sắn.

B. lạc, khoai, sắn, mía.

C. lúa, ngô, đậu tương, lạc.

D. mía, đậu tương, khoai, sắn.

Đáp án: A

Giải thích: Cây lương thực ở nước ta bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn.

Câu 19. Lúa, ngô, khoai, sắn được xếp vào nhóm cây nào?

A. Cây công nghiệp.

B. Cây ăn quả.

C. Cây lương thực.

D. Cây rau đậu.

Đáp án: C

Giải thích: Lúa, ngô, khoai, sắn là những loại cây lương thực của nước ta.

Câu 20. Cây lương thực chính ở nước ta là

A. khoai

B. sắn

C. lúa

D. ngô

Đáp án: C

Giải thích: Cây lương thực chính ở nước ta là cây lúa, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu

Câu 21. Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng, đồng băng ven biển miền Trung.

B. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Cửu Long, đồng băng ven biển miền Trung.

D. Đồng bằng Thanh Hóa – Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Giải thích: Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 22. Vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là

A. đồng bằng sông Hồng.

B. đồng bằng ven biển miền Trung.

C. đồng bằng Thanh Hóa – Nghệ An.

D. đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: D

Giải thích: Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích và sản lượng lúa cao nhất nước ta.

Câu 23. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: C

Giải thích: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ

Câu 24. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai vùng

A. trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta.

B. chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

C. trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta.

D. trồng hoa màu, thực phẩm lớn nhất nước ta.

Đáp án: C

Giải thích:

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. -> C đúng.

Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa, trồng hoa màu thực phẩm lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. -> A, D sai.

Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên -> B sai.

Câu 25. Hiện nay, chăn nuôi bò sữa nước ta có xu hướng phát triển mạnh ở

A. các cao nguyên badan.

B. các vùng núi cao.

C. các vùng đồng bằng ven biển.

D. ven các thành phố lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Chăn nuôi bò sữa nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn.

Câu 26. Hình thức chăn nuôi đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta là

A. Chăn nuôi chăn thả.

B. Chăn nuôi công nghiệp.

C. Chăn nuôi truồng trại.

D. Chăn nuôi nửa truồng trại.

Đáp án: B

Giải thích: Chăn nuôi công nghiệp đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta.

Câu 27. Đâu không phải đặc điểm của ngành chăn nuôi nước ta?

A. Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng.

B. Cơ cấu ngành chăn nuôi ngày càng đa dạng.

C. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngày càng tăng.

D. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích:

Chăn nuôi công nghiệp đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta.

Cơ cấu ngành chăn nuôi ngày càng đa dạng bao gồm nhiều loại vật nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm, dê, cừu,… Chăn nuôi với nhiều mục đích khác nhau: lấy thịt, lấy trứng, lấy sữa, lấy lông,…

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngày càng tăng nhờ việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, sử dụng nhiều giống vật nuôi mới giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. -> A, B, C là đặc điểm của ngành chăn nuôi nước ta.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp, lớn nhất hiện nay là ngành trồng trọt. -> D không phải đặc điểm của ngành chăn nuôi nước ta.

Câu 28. Trong thời gian qua, diện tích trồng lúa không tăng nhiều nhưng sản lượng lúa tăng lên nhanh, điều đó chứng tỏ

A. Tình trạng độc canh cây lúa nước ngày càng tăng.

B. Nước ta đang đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.

C. Diện tích đất thoái hóa, bạc màu ngày càng giảm.

D. Thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn.

Đáp án: B

Giải thích:

Thâm canh trong nông nghiệp là việc tăng năng suất, sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích bằng cách sử dụng các giống mới có năng suất cao, nâng cao độ phì của đất, áp dụng kĩ thuật sản xuất tiên tiến....

=> Hiện nay ở nước ta, vấn đề thâm canh tăng năng suất đang được chú trọng và áp dụng mạnh mẽ -> góp phần tăng nhanh sản lượng lúa mặc dù diện tích trồng lúa không tăng nhiều.

Câu 29. Việc đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất đã có ý nghĩa gì đối với ngành trồng lúa nước ta?

A. Tăng diện tích trồng lúa của nước ta.

B. Tăng sản lượng lúa của nước ta.

C. Giảm diện tích trồng lúa của nước ta.

D. Giảm sản lượng lúa của nước ta.

Đáp án: B

Giải thích:

Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lượng nông sản thông qua các biện pháp/giải pháp nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, đầu tư thêm vốn và kỹ thuật tiên tiến.

Hiện nay ở nước ta, vấn đề thâm canh tăng năng suất đang được chú trọng và áp dụng mạnh mẽ -> góp phần tăng nhanh sản lượng lúa mặc dù diện tích trồng lúa không tăng nhiều.

Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta?

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng tài nguyên.

C. Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

D. Cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.

Đáp án: D

Giải thích:

Cây công nghiệp có vai trò:

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...).

- Phát triển cây công nghiệp lâu năm với mô hình nông – lâm kết hợp.. cũng góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, hạn chế xói mòn sạt lở đất, giữ nước ngầm..=> góp phần bải vệ môi trường.

=> Loại đáp án A, B, C

- Cây công nghiệp lâu năm không đóng vai trò cung cấp nguồn thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày (thực phẩm chủ yếu từ cây lương thực, hoa màu và chăn nuôi)

Câu 31. Việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp có ý nghĩa gì đối với sự chuyển dịch cơ cấu của ngành trồng trọt nước ta?

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng tài nguyên.

C. Phá thế độc canh trong nông nghiệp.

D. Tạo ra mặt hàng xuất khẩu.

Đáp án: C

Giải thích:

Cây công nghiệp có vai trò:

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. -> vai trò đối với ngành công nghiệp.

->A sai.

- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...). -> vai trò đối với ngành thượng mại và nền kinh tế. -> D sai.

- Phát triển cây công nghiệp lâu năm với mô hình nông – lâm kết hợp.. cũng góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, hạn chế xói mòn sạt lở đất, giữ nước ngầm..=> góp phần bải vệ môi trường. -> B sai.

- Phá thế độc canh trong nông nghiệp của cây lúa, làm tỉ trọng của cây lúa giảm xuống. Tăng tỉ trọng của các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây ăn quả -> làm thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng tích cực. -> C đúng.

Câu 32. Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta, tỉ trọng cây lương thực đang giảm dần và tỉ trọng cây công nghiệp tăng lên, điều đó cho thấy

A. Nước ta đang phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa trong nông nghiệp.

B. Diện tích đất sản xuất cây lương thực đang dần bị thu hẹp.

C. Cây lương thực không còn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

D. Cơ cấu bữa ăn đã thay đổi theo hướng tăng thực phẩm, giảm lương thực.

Đáp án: A

Giải thích: Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Điều này cho thấy nước ta đang phát huy tốt thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng -> trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã cây công nghiệp => Tạo ra khối lượng lớn các mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị (cà phê, cao su, điều,..) bên cạnh mặt hàng xuất khẩu truyền thống là lúa gạo.

Câu 33. Trong cơ cấu của ngành trồng trọt nước ta, biểu hiện của việc đa dạng hóa là gì?

A. Cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành trồng trọt.

B. Tỉ trọng cây lương thực giảm, cây công nghiệp, cây ăn quả tỉ trọng tăng.

C. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

D. Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhưng trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã có nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả được phát triển.

Câu 34. Đâu không phải là nguyên nhân khiến cây lúa phân bố rộng khắp các vùng trên lãnh thổ nước ta:

A. Đất feralit màu mỡ với diện tích lớn.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa.

D. Nguồn nước phong phú.

Đáp án: A

Giải thích:

Cây lúa phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa. Ngoài ra còn nhờ nguồn lao động trong nông nghiệp dồi dào, có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây lúa.

=> Nhận xét A. Đất feralit màu mỡ với diện tích lớn là không đúng.

Câu 35. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa ở nước ta là:

A. Đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.

B. Đất phù sa, khí hậu có nhiều thiên tai và nguồn nước dồi dào.

C. Đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mùa khô thiếu nước.

D. Đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.

Đáp án: D

Giải thích: Cây lúa phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông có đáp án

1 3233 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: