TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4 (có đáp án 2024): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4.

1 2,326 22/12/2023


Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Bài giảng Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Câu hỏi NB

Câu 1. Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là

A. tiếp thu khoa học nhanh.

B. có phẩm chất cần cù.

C. dồi dào, tăng nhanh.

D. nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích: Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

Câu 2. Thế mạnh nổi bật về chất lượng lao động nước ta là

A. Đông.

B. Tăng nhanh.

C. Thể lực tốt.

D. Có nhiều kinh nghiệm.

Đáp án: D

Giải thích: Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

Câu 3. Lao động nước ta có trở ngại lớn về

A. tính sáng tạo.

B. kinh nghiệm sản xuất.

C. khả năng thích ứng với thị trường.

D. thể lực và trình độ chuyên môn.

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

Câu 4. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng

A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.

B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.

C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng.

D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

- Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.

- Tỉ trọng lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm.

Câu 5. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là

A. sử dụng hợp lí nguồn lao động.

B. giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống.

D. tăng tuổi thọ trung bình.

Đáp án: C

Giải thích: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 6. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là

A. nhiệm vụ không quan trọng của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

B. nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người.

D. nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đô thị hóa nước ta.

Đáp án: C

Giải thích: Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư. Vì vậy việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Câu hỏi TH

Câu 7. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn?

A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.

B. Quá trình đô thị hóa.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Trình độ lao động ngày càng tăng.

Đáp án: A

Giải thích: Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nên vào thời gian nông nhàn người dân không có việc làm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Câu 8. Nguyên nhân nào đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

B. Nguồn lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực.

D. Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển.

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển sẽ gây ra vấn đề đó là thiếu việc làm cho người lao động => tạo sức ép rất lớn lên vấn đề giải quyết việc làm.

Câu 9. Giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lao động của nước ta là

A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

B. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Phát triển giáo dục và đào tạo.

Đáp án: D

Giải thích: Các biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta là phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo.

Câu 10. Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây

A. sản xuất hàng tiêu dùng.

B. khai thác dầu khí.

C. điện tử - tin học.

D. hóa chất.

Đáp án: A

Giải thích: Lao động nước ta dồi dào, chủ yếu là lao động phổ thông => tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (chủ yếu tận dụng lợi thế về lao động đông, không yêu cầu cao về trình độ chuyên môn).

Câu 11. Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh, nguyên nhân chủ yếu do

A. Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.

B. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.

C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

D. Chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như (đặc biệt là vốn FDI từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Sin-ga-po...) => hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất… tạo nhiều việc làm cho người dân => Do vậy lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh.

Câu 12. Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?

A. Phân bố lại dân cư và lao động.

B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

C. Đa dạng các loại hình đào tạo.

D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.

Đáp án: D

Giải thích: Để giải quyết vấn đề việc làm cần có những biện pháp cụ thể sau: phân bố lại dân cư và lao động, đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn, đa dạng các loại hình đào tạo.

Câu hỏi VD

Câu 13. Cho biểu đồ:

Nhận định nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ lao động thành thị tăng qua các năm.

B. Tỉ lệ lao động nông thôn tăng qua các năm.

C. Tỉ lệ lao động nông thôn và thành thị đồng đều.

D. Tỉ lệ lao động nông thôn nhỏ hơn ở thành thị

Đáp án: A

Câu 14. Cho bảng số liệu:

Số lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 (Đơn vị: nghìn người)

Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ cột chồng.

Đáp án: C

Giải thích:

Đề bài yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 2 năm

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 là biểu đồ tròn.

Câu 15. Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm.

B. Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.

C. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.

D. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và có xu hướng tăng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (46,3% năm 2014) và có xu hướng giảm (từ 57,3% xuống 46,3%).

- Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất (21,3% năm 2014) và có xu hướng tăng.(từ 18,2% lên 21,3%).

- Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (32,4% năm 2014) và có xu hướng tăng. (24,5% lên 32,4%).

Câu 16 Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là

A. tiếp thu khoa học nhanh.

B. có phẩm chất cần cù.

C. dồi dào, tăng nhanh.

D. nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích: Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

Câu 17 Thế mạnh nổi bật về chất lượng lao động nước ta là

A. Đông.

B. Tăng nhanh.

C. Thể lực tốt.

D. Có nhiều kinh nghiệm.

Đáp án: D

Giải thích:

Dân số đông và tăng nhanh là thế mạnh về số lượng lao động nước ta. => A,B sai.

Lao động nước ta có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn => C sai.

Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. => D đúng.

Câu 18 Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong ngành

A. khai thác khoáng sản.

B. thủ công nghiệp.

C. cơ khí – điện tử.

D. chế biến thực phẩm.

Đáp án: B

Giải thích: Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. : Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.

Câu 19 Lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành

A. thủ công nghiệp.

B. cơ khí – điện tử.

C. trồng lúa nước.

D. ngư nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên lại có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. => lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành cơ khí – điện tử.

Câu 20 Lao động nước ta có trở ngại lớn về

A. tính sáng tạo.

B. kinh nghiệm sản xuất.

C. khả năng thích ứng với thị trường.

D. thể lực và trình độ chuyên môn.

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

Câu 21 Đâu không phải hạn chế của nguồn lao động nước ta?

A. Thể lực.

B. Trình độ chuyên môn.

C. Khả năng thích ứng với thị trường.

D. Dồi dào và tăng nhanh.

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. => Dồi dào và tăng nhanh là đặc điểm thuận lợi của nguồn lao động nước ta.

Câu 22 Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng

A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.

B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.

C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng.

D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm

Câu 23 Nói cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nước ta thay đổi theo hướng tích cực vì

A. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.

B. Tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao nhất.

C. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng thấp nhất.

D. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giảm.

Đáp án: A

Giải thích:

Nói cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực vì

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. => A đúng, D sai.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.

Tuy nhiên tỉ trong lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn cao, tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn thấp chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. => B, C sai.

Câu 24 Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng gì ở nông thôn nước ta

A. thiếu việc làm

B. di dân tự phát.

C. gia tăng dân số.

D. thất nghiệp trầm trọng.

Đáp án: A

Giải thích: Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Câu 25 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn?

A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.

B. Quá trình đô thị hóa.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Trình độ lao động ngày càng tăng.

Đáp án: A

Giải thích: Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nên vào thời gian nông nhàn người dân không có việc làm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:

A. Dồi dào, tăng nhanh

B. Tăng chậm

C. Hầu như không tăng

D. Dồi dào, tăng chậm

Đáp án: A

Giải thích: Nguồn lao động ở nước ta có đặc điểm: rất dồi dào, đang tăng nhanh, cần cù và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 27: Thế mạnh của lao động Việt Nam là:

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.

D. Cả A, B, C, đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Mặt mạnh của lao động Việt Nam là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – ngư – nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được cải thiện.

Câu 28: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm:

A. 0,5 triệu lao động

B. 0,7 triệu lao động

C. Hơn 1 triệu lao động

D. gần hai triệu lao động

Đáp án: C

Giải thích: Nguồn lao động của nước ta được bổ sung hàng năm và trung bình hơn 1 triệu lao động mỗi năm.

Câu 29: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:

A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.

B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.

Đáp án: A

Giải thích: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động chuyên nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa.

Câu 30: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.

C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực dưới sự tác động của quá trình CNH-HĐH, theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.

Câu 31: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?

A. Phân bố lại dân cư và lao động.

B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

C. Đa dạng các loại hình đào tạo.

D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.

Đáp án: D

Giải thích: Một số biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là: Phân bố lại dân cư và lao động, đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn, đa dạng các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 32: Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong ngành

A. Khai thác khoáng sản.

B. Thủ công nghiệp.

C. Cơ khí – điện tử.

D. Chế biến thực phẩm.

Đáp án: B

Giải thích: Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. : Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.

Câu 33: Đâu không phải hạn chế của nguồn lao động nước ta?

A. Thể lực.

B. Trình độ chuyên môn.

C. Khả năng thích ứng với thị trường.

D. Dồi dào và tăng nhanh.

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. => Dồi dào và tăng nhanh là đặc điểm thuận lợi của nguồn lao động nước ta.

Câu 34: Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng

A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.

B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.

C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng.

D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm

Câu 35: Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng gì ở nông thôn nước ta:

A. Thiếu việc làm

B. Di dân tự phát.

C. Gia tăng dân số.

D. Thất nghiệp trầm trọng.

Đáp án: A

Giải thích:

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp có đáp án

1 2,326 22/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: