TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 6 (có đáp án 2024): Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt nam có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 6.

1 946 lượt xem


Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Bài giảng Địa lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Câu hỏi NB

Câu 1. Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

A. Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.

B. Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.

C. Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.

D. Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Đáp án: D

Giải thích: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế đã giúp nước ta thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Câu 2. Công cuộc Đổi mới của nước ta diễn ra vào năm nào?

A. 1976.

B. 1954.

C. 1986.

D. 2000.

Đáp án: C

Giải thích: Công cuộc Đổi mới của nước ta được triển khai từ năm 1986.

Câu 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta biểu hiện chủ yếu ở

A. chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo tuổi.

B. chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế, theo tuổi và theo lãnh thổ.

C. chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

D. chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo tuổi và theo lãnh thổ.

Đáp án: C

Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở 3 mặt: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo tuổi là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số, không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 4. Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

A. tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ.

B. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.

C. giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.

D. khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng giảm.

Đáp án: C

Giải thích: Sự Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Câu 5. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta là

A. chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

B. giảm tỉ trọng khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp và tăng tỉ trọng khu vực Công nghiệp – xây dựng.

C. hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp và dịch vụ.

D. hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới và sự phát triển của các thành phố lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế là sự thay đổi từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

Câu 6. Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng

A. quốc tế hóa, khu vực hóa.

B. công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

C. đa phương hóa, liên hợp hóa.

D. tự động hóa, điện khí hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Câu hỏi TH

Câu 7. Ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là

A. Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

B. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

D. Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm là phía Bắc , miền Trung và phía Nam.

Câu 8. Kể tên 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta từ Bắc vào Nam?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Trung Bộ và Bắc Bộ.

B. Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, Nam Bộ và Bắc Bộ.

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, miền Trung và Bắc Bộ.

D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Nước ta đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm, từ Nam ra Bắc là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, miền Trung và Bắc Bộ.

Câu 9. Một trong những nguyên nhân đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là

A. chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần.

B. tài nguyên thiên nhiên nước ta giàu có.

C. chính sách chuyển cư hợp lí, phân bố lại lao động.

D. kiểm soát gia tăng dân số hợp lí, thúc đẩy đô thị hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần là từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) => Do vậy sẽ mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, các vùng chuyên canh thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

- Các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển chủ yếu thu hút đầu tư về lĩnh vực công nghiệp (nhờ lợi thế về vị trí, lao động, tài nguyên) sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ) => Như vậy một trong những nguyên nhân đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Câu 10. Khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải

A. đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên.

B. nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

C. phân bố lại dân cư và lao động.

D. đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều cơ hội (về vốn, thị trường, công nghệ) nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn như: sự biến động của thị trường thế giới, cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế phát triển, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế => đòi hỏi nước ta phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức.

Câu 11. Ngành ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển do

A. Đầu tư nước ngoài tăng.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc.

C. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng lên.

D. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.

Đáp án: D

Giải thích: Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa trong nước đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn về hàng nông – lâm – thủy sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (dệt may, da giày, thực phẩm…) => Đem lại nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho nước ta bên cạnh các mặt hàng khoáng sản thô truyền thống => Thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương nước ta.

Câu 12. Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là

A. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.

B. Gia nhập ASEAN.

C. Gia nhập WTO.

D. Trở thành thành viên của liên hiệp quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 4/ 2007, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đã đánh dấu thành công lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại nhiều cơ hội (về thị trường, vốn, khoa học công nghệ…) đồng thời cũng là thử thách lớn đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất để có thể cạnh tranh và phát triển.

Câu hỏi VD

Câu 13. Cho bảng số liệu:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khu vực kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

(Đơn vị:%)

Ngành

2010

2014

2019

2020

Nông, lâm, ngư nghiệp

20,57

19,6

17,26

18,05

Công nghiệp

41,09

37,8

37,79

37,02

Dịch vụ

38,3

44,5

44,95

44,93

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2010 - 2020?

A. biểu đồ tròn.

B. biểu đồ cột hoặc thanh ngang.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ đường.

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu nhiều hơn 3 năm là biểu đồ miền => Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2010 - 2020 là biểu đồ miền.

Câu 14. Cho bảng số liệu:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khu vực kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 (Đơn vị:%)

Ngành

2010

2014

2019

2020

Nông, lâm, ngư nghiệp

20,57

19,6

17,26

18,05

Công nghiệp

41,09

37,8

37,79

37,02

Dịch vụ

38,3

44,5

44,95

44,93

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp giảm.

B. Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp tăng nhanh.

C. Tỉ trọng khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định.

D. Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm, dịch vụ tăng nhưng chưa ổn định.

Đáp án: B

Giải thích:

- Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 20,57% (2010) xuống 18,05% (2020)
- Tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng giảm từ 41,09% (2010) xuống 37,02% (2020)
- Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định.

Câu 15. Cho biểu đồ GDP của Việt Nam qua các năm:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô GDP của Việt Nam qua các năm.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm.

C. Quy mô và cơ cấu GDP của Việt Nam qua các năm.

D. Giá trị sản xuất các thành phần kinh tế ở Việt Nam qua các năm.

Đáp án: C

Giải thích:

Dựa vào biểu đồ ta thấy là biểu đồ tròn mà biểu đồ tròn thường sẽ thể hiện thể hiện quy mô và cơ cấu.

vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Câu 16 Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

A. Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.

B. Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.

C. Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.

D. Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Đáp án: D

Giải thích: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế đã giúp nước ta thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Câu 17 Công cuộc Đổi mới của nước ta diễn ra vào năm nào?

A. 1976.

B. 1954.

C. 1986.

D. 2000.

Đáp án: C

Giải thích: Công cuộc Đổi mới của nước ta được triển khai từ năm 1986.

Câu 18 Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

A. Chuyển dịch cơ cấu ngành.

B. Chuyển dịch cơ cấu thành phần.

C. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

D. Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi.

Đáp án: D

Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở 3 mặt: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo tuổi là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số, không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 19 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta biểu hiện chủ yếu ở

A. chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo tuổi.

B. chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế, theo tuổi và theo lãnh thổ.

C. chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

D. chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo tuổi và theo lãnh thổ.

Đáp án: C

Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở 3 mặt: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo tuổi là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số, không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 20 Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là

A. hiện đại hóa kinh tế.

B. đa dạng hóa sản phẩm.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. mở rộng hợp tác quốc tế.

Đáp án: C

Giải thích: Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện ở 3 mặt: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.

Câu 21 Đâu không phải đặc điểm của công cuộc Đổi mới ở nước ta?

A. Được triển khai từ năm 1986.

B. Được đặc trưng bằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. Đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

D. Đưa nền kinh tế nước ta vươn lên, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Đáp án: D

Giải thích: Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện ở 3 mặt: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Công cuộc Đổi mới đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Nền kinh tế từng bước ổn định và phát triển chứ chưa vươn lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Câu 22 Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

A. tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ.

B. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.

C. giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.

D. khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng giảm.

Đáp án: C

Giải thích: Sự Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Câu 23 Trong chuyển dịch cơ cấu ngành, khu vực dịch vụ có xu hướng

A. giảm liên tục.

B. tăng liên tục.

C. chiếm tỉ trọng thấp nhưng biến động.

D. chiếm tỉ trọng cao nhưng biến động.

Đáp án: D

Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là: giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Câu 24 Sự thay đổi từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần là biểu hiện của

A. sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.

B. sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

C. sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

D. sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

Đáp án: B

Giải thích: Sự thay đổi từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) là biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

Câu 25 Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta là

A. chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

B. giảm tỉ trọng khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp và tăng tỉ trọng khu vực Công nghiệp – xây dựng.

C. hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp và dịch vụ.

D. hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới và sự phát triển của các thành phố lớn.

Đáp án: A

Giải thích:

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế là sự thay đổi từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

Đáp án B là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đáp án C và D là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ.

Câu 26: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

A. Chuyển dịch cơ cấu ngành.

B. Chuyển dịch cơ cấu thành phần.

C. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

D. Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi.

Đáp án: D

Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở 3 mặt: chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo tuổi là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số, không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 27: Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng:

A. Quốc tế hóa, khu vực hóa.

B. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

C. Đa phương hóa, liên hợp hóa.

D. Tự động hóa, điện khí hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Câu 28: Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

A. Tiêu cực nhưng tốc độ còn chậm.

B. Tích cực nhưng tốc độ còn chậm.

C. Tích cực nhưng tốc độ nhanh.

D. Tiêu cực nhưng tốc độ nhanh.

Đáp án: B

Giải thích: Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, ngành Nông – lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu.

Câu 29: Nội dung nào sau đây không biểu hiện chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta?

A. Tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

B. Phát triển các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ.

C. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.

D. Hình thành các vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích:

- Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ là việc hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

=> Loại đáp án A, B, D

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp là biện pháp phát triển trong ngành nông nghiệp nước ta. Đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

Câu 30: Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là

A. Phân bố lại dân cư giữa các vùng.

B. Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp.

C. Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng.

D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao.

Đáp án: B

Giải thích: Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ là việc hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

Câu 31: Một trong những nguyên nhân đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là

A. Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần.

B. Tài nguyên thiên nhiên nước ta giàu có.

C. Chính sách chuyển cư hợp lí, phân bố lại lao động.

D. Kiểm soát gia tăng dân số hợp lí, thúc đẩy đô thị hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần là từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

=> Do vậy sẽ mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, các vùng chuyên canh thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển chủ yếu thu hút đầu tư về lĩnh vực công nghiệp (nhờ lợi thế về vị trí, lao động, tài nguyên) sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ)

=> Như vậy một trong những nguyên nhân đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Câu 32: Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã có vai trò gì đối với nền kinh tế nước ta?

A.Tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các thành phần kinh tế.

B. Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

C. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

D. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra chậm.

Đáp án: C

Giải thích: Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần: Nhà nước, ngoài Nhà nước (tư nhân, cá thể, tập thể) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài các ngành truyền thống do các thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể đầu tư phát triển thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân sẽ có vai trò quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế mới và hiện đại giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành. Từ đó hình thành nên các khu công nghiệp, vùng công nghiệp hay các lãnh thổ tập trung dịch vụ,… giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

Câu 33: Một trong những khó khăn về tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế nước ta là

A. Y tế giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

B. Ở các vùng miền núi, nông thôn còn nhiều xã nghèo.

C. Tỉ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp còn khá cao.

D. Tài nguyên bị khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường.

Đáp án: D

Giải thích:

Xác định từ khóa “khó khăn về tự nhiên”

=> Khó khăn về tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế nước ta là tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, ô nhiễm môi trường do quá trình phát triển công nghiệp.

Câu 34: Đâu không phải khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta?

A. Các vấn đề việc làm, y tế, giáo dục,… chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

B. Người lao động cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

C. Tài nguyên bị khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường.

D. Thị trường thế giới và khu vực có nhiều biến động.

Đáp án: B

Giải thích: Người lao động cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất là nhân tố giúp thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là các hoạt động nông nghiệp. Vì vậy đây là nhân tố thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế nước ta.

Câu 35: Đâu không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới:

A. Biến động thị trường thế giới.

B. Cạnh tranh gay gắt.

C. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế.

Đáp án: C

Giải thích:

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều cơ hội (về vốn, thị trường, công nghệ) nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn như: sự biến động của thị trường thế giới, cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế phát triển, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế => đòi hỏi nước ta phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch kinh tế và nâng coa hiệu quả sản xuất.

=> Loại đáp án A, B, D

- Sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên là khó khăn về nhân tố bên trong của đất nước ta, đây không phải là thách thức do nền kinh tế thế giới mang lại

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp có đáp án

1 946 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: