TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 2 (có đáp án 2024): Dân số và gia tăng dân số

Bộ 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 2

1 6,147 22/12/2023


Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Bài giảng Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Câu hỏi NB

Câu 1. Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

A. Bắt đầu từ cuối những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.

B. Bắt đầu từ đầu những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

C. Bắt đầu từ đầu những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.

D. Bắt đầu từ cuối những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

Đáp án: A

Giải thích: Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.

Câu 2. Hiện nay, dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

A. 13.

B. 15.

C. 14.

D. 10.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 2017 là khoảng 95,5 triệu người đứng thứ 14 trên thế giới.

Câu 3. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ

A. thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

B. chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.

C. làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.

D. thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Câu 4. Tỉ số giới tính của nước ta có đặc điểm gì?

A. Ngày càng có sự mất cân bằng.

B. Chịu ảnh hưởng mạnh của hiện tượng chuyển cư ở một số địa phương.

C. Cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng.

D. Các tỉnh thuộc Tây Nguyên có tỉ số giới tính thấp.

Đáp án: B

Giải thích:

- Tỉ số giới tính của nước ta hiện nay đang tiến tới cân bằng hơn chủ yếu là nhờ cuộc sống hòa bình ổn định.

- Tỉ số giới tính thấp nhất ở Đồng bằng sông Hồng do nơi này liên tục nhiều năm có các luồng di dân nông nghiệp tới các địa phương như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ -> Tỉ số giới tính ở Tây Nguyên, các tỉnh Bình Phước, Quảng Ninh cao rõ rệt -> Hiện tượng chuyển cư có tác động mạnh đến tỉ số giới tính.

Câu 5. Biểu hiện của cơ cấu dân số trẻ là

A. nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ thấp.

B. nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ cao.

C. nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ cao.

D. tuổi thọ trung bình của người dân cao.

Đáp án: B

Giải thích: Cơ cấu dân số trẻ là: nhóm tuổi 0 – 14 (dưới 15) tuổi chiếm tỉ lệ cao, nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp, tuổi thọ trung bình thấp.

Câu 6. Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng

A. Nhóm tuổi dưới 15 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.

B. Nhóm tuổi dưới 15 giảm xuống, nhóm tuổi trên 60 tăng.

C. Nhóm tuổi từ 15 – 59 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.

D. Nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi trên 60 tăng lên.

Đáp án: B

Giải thích:

Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng:

- Tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

- Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.

Câu hỏi TH

Câu 7. Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang thay đổi theo hướng

A. trẻ hóa.

B. già hóa.

C. cân bằng.

D. mất cân bằng.

Đáp án: B

Giải thích:

Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng:

- Tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

- Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên -> Điều này chứng tỏ cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.

Câu 8. Hiện nay nhân tố nào tác động mạnh đến tỉ số giới tính ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số.

B. Chiến tranh.

C. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

D. Chuyển cư.

Đáp án: D

Giải thích: Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư: thấp ở các luồng xuất cư (đồng bằng sông Hồng có tỉ số giới tính thấp do các luồng di dân nông nghiệp trong nhiều năm), tỉ số giới tính cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.

Câu 9. Lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta là

A. tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt.

B. chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.

C. tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng.

D. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Gia tăng tự nhiên giảm chủ yếu là do giảm tỉ lệ sinh, hạn chế được tốc độ gia tăng dân số quá nhanh mỗi năm, điều này góp phần tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nhờ đầu tư tốt hơn cho y tế, giáo dục, nơi ở, phúc lợi xã hội….

Câu 10. Tỉ số giới tính cao sẽ gây ra hậu quả gì trong tương lai?

A. Cơ cấu dân số già đi.

B. Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.

C. Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

D. Số dân thành thị tăng cao.

Đáp án: B

Giải thích: Tỉ số giới tính cao nghĩa là số nam nhiều hơn nữ. Điều này sẽ gây nên hậu quả là mất cân đối trong cơ cấu lao động nam – nữ, thiếu hụt lao động nữ để phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo (may mặc, thủ công…).

Câu 11. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm và tương đối thấp nhưng dân số nước ta vẫn tăng thêm mỗi năm khoảng 1 triệu người, nguyên nhân là do

A. Đời sống nhân dân được nâng cao, y tế phát triển.

B. Dân số nước ta đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

C. Tỉ số giới tính thấp (số nữ nhiều hơn nam).

D. Nền kinh tế phát triển và có nhiều đổi mới.

Đáp án: B

Giải thích:

Nước ta có quy mô dân số đông và cơ cấu dân số trẻ (tỉ lệ người trong nhóm tuổi 0 – 14 và 15 – 59 tuổi lớn) vì vậy số người trong độ tuổi sinh đẻ cao (số trẻ em sinh ra nhiều)

=> Vì vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang giảm dần.

Câu 12. Tại sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng lên?

A. do tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng.

B. do tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn lớn hơn 0.

C. do chính sách kế hoạch hóa của nhà nước.

D. do hiện tượng bùng nổ dân số ở giai đoạn trước.

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức tính gia tăng tự nhiên:

- GTTN (%) = (Tỉ suất sinh – tỉ suất tử)/10

- Dân số tăng/ giảm hàng năm (người) = Dân số thời điểm hiện tại (người) × Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%).

-> Như vậy dân số chỉ giảm đi khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm -> Tỉ suất sinh thấp hơn tỉ suất tử. Trong khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta vẫn trên 1% -> Dân số vẫn tăng lên.

Câu hỏi VD

Câu 13. Cho bảng số liệu:

Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm

Biểu đồ nào sau đây thích hợp để thể hiện tổng số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 2000 – 2015?

A. Tròn.

B. Đường.

C. Cột.

D. Kết hợp.

Đáp án: D

Giải thích:

- Đề bài yêu cầu chọn loại biểu đồ để thể hiện tổng số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 2000 – 2015 -> A sai vì biểu đồ tròn chỉ thể hiện cơ cấu.

- Bảng số liệu có 2 đơn vị là nghìn người và % -> B, C sai và D đúng.

Câu 14. Năm 2019 dân số nước ta là 96,48 triệu người, trong đó số dân thành thị là 33,81 triệu người. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta năm 2019 là

A. 0,35%.

B. 350%.

C. 35,0%.

D. 3,50%.

Đáp án: C

Giải thích: ADCT ta tính được kết quả là 35,0%.

Câu 15. Cho bảng số liệu:

Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm

Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình dân số nước ta?

A. Tổng số dân tăng liên tục và khá nhanh.

B. Dân số nước ta tăng lên khá nhanh nhưng còn biến động.

C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục.

D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm xuống đạt mức dưới 1%.

Đáp án: B

Giải thích:

- Tổng số dân nước ta tăng lên liên tục và khá nhanh, tăng gấp: 91713 / 77635 = 1,18 lần.

=> Nhận xét A đúng.

Nhận xét B. Dân số nước ta tăng nhưng còn biến động là không đúng

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục (từ 1,36% năm 2000 xuống 0,94% năm 2015).

- Năm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đạt mức dưới 1% (năm 2005 là 0,94%).

=> Nhận xét C, D đúng.

=> Nhận xét không đúng về tình hình dân số nước ta là B.

Câu 16 Vào cuối những năm 50 của Thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng

A. đô thị hóa tự phát.

B. bùng nổ dân số.

C. ô nhiễm môi trường.

D. công nghiệp hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Vào cuối những năm 50 TK XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”.

Câu 17 Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

A. Bắt đầu từ cuối những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.

B. Bắt đầu từ đầu những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

C. Bắt đầu từ đầu những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.

D. Bắt đầu từ cuối những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

Đáp án: A

Giải thích: Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.

Câu 18 So sánh với quy mô dân số của các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, Việt Nam là nước có

A. dân số đông.

B. dân số ít.

C. dân số trẻ.

D. dân số già.

Đáp án: A

Giải thích: Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.

Câu 19 Hiện nay, dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

A. 13.

B. 15.

C. 14.

D. 10.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 2017 là khoảng 95,5 triệu người đứng thứ 14 trên thế giới.

Câu 20 Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do nguyên nhân chủ yếu nào

A. Dịch bệnh lây lan.

B. Đô thị hóa tự phát.

C. Chiến tranh kéo dài.

D. Phân bố dân cư hợp lí.

Đáp án: C

Giải thích: Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do chiến tranh kéo dài, cần nhiều nam để chiến đấu.

Câu 21 Chiến tranh kéo dài làm cho tỉ số giới tính nước ta thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi.

B. Nam nhiều hơn nữ.

C. Tăng lên.

D. Mất cân đối.

Đáp án: D

Giải thích: Trước đây, chiến tranh kéo dài, số nam giới tham gia chiến tranh và hi sinh rất nhiều nên dân số nữ nhiều hơn dân số nam -> tỉ số giới tính mất cân đối.

Câu 22 Tỉ số giới tính thường cao ở những khu vực có hiện tượng:

A. chuyển cư.

B. xuất cư.

C. đô thị hóa.

D. nhập cư.

Đáp án: D

Giải thích: Tỉ số giới tính thường cao ở những khu vực có hiện tượng nhập cư như Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước. Dân cư vùng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng di cư đến các khu vực Tây Nguyên, Bình Phước, Quảng Ninh để khai hoang sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ than

Câu 23 Khu vực Tây Nguyên của nước ta lại có tỉ số giới tính cao do

A. chuyển cư.

B. xuất cư.

C. đô thị hóa.

D. nhập cư.

Đáp án: D

Giải thích: Tây Nguyên có tỉ số giới tính cao do có hiện tượng nhập cư. Dân cư vùng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng di cư đến các khu vực Tây Nguyên, Bình Phước, Quảng Ninh để khai hoang sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ than. Mà dân số xuất cư lại chủ yếu là nam giới -> tỉ số giới tính cao.

Câu 24 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ

A. thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

B. chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.

C. làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.

D. thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Câu 25 Nhờ việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta đã

A. tăng lên.

B. không có sự thay đổi.

C. giảm xuống.

D. xuống mức âm.

Đáp án: C

Giải thích: Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm.

Câu 26: Trong khu vực Đông Nam Á , tính đến năm 2002, dân số nước ta đứng vào hàng thứ mấy

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Câu 27: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với

A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.

B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.

C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.

D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.

Đáp án: D

Câu 28: Dân số nước ta thuộc vào hàng các nước

A. Ít dân số trên thế giới

B. Trung bình dân số trên thế giới

C. Đông dân trên thế giới

D. Tăng chậm so với thế giới

Đáp án: C

Câu 29: Vào cuối những năm 50 của Thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng

A. Đô thị hóa tự phát.

B. Bùng nổ dân số.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Công nghiệp hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Vào cuối những năm 50 TK XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”.

Câu 30: Hiện nay, tỉ số giới tính của nước ta đang tiến tới cân bằng hơn chủ yếu là nhờ

A. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

B. Cuộc sống hòa bình, ổn định.

C. Chính sách kế hoạch hóa gia đình.

D. Công cuộc Đổi mới kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Tỉ số giới tính của nước ta hiện nay đang tiến tới cân bằng hơn chủ yếu là nhờ cuộc sống hòa bình ổn định.

Câu 31: Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh thuộc

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi liên tục nhiều năm có các luồng di dân nông nghiệp tới các địa phương Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 32: Tỉnh, thành phố nào dưới đây có tỉ số giới tính cao nhất?

A. Quảng Ninh.

B. TP Hà Nội.

C. Thanh Hóa.

D. Cà Mau.

Đáp án: A

Giải thích: Tỉ số giới tính của Quảng Ninh cao rõ rệt do nơi đây hàng năm có các luồn di dân từ vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 33: Hiện nay, nước ta có cơ cấu dân số

A. Trẻ.

B. Già.

C. Vàng.

D. Ổn định.

Đáp án: A

Giải thích: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ: nhóm tuổi 0 – 14 (dưới 15) tuổi chiếm tỉ lệ cao, nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp.

Câu 34: Nhân tố nào sau đây không tác động đến tỉ số giới tính của nước ta?

A. Chiến tranh.

B. Sự hòa bình, ổn định.

C. Quy mô dân số.

D. Các luồng xuất cư, nhập cư.

Đáp án: C

Giải thích:

Tỉ số giới tính của nước ta có sự thay đổi trong thời gian qua và chịu tác động của nhiều nhân tố:

- Trước đây, tỉ số giới tính nước ta mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.

- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư: thấp ở các luồng xuất cư (đồng bằng sông Hồng có tỉ số giới tính thấp do các luồng di dân nông nghiệp trong nhiều năm), tỉ số giới tính cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Quy mô dân số không ảnh hưởng đến tỉ số giới tính của nước ta.

Câu 35: Đâu không phải là vai trò chủ yếu của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?

A. Giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm.

B. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

D. Giảm sức ép về vấn đề tài nguyên và môi trường.

Đáp án: B

Giải thích:

- Gia tăng tự nhiên giảm chủ yếu là do giảm tỉ lệ sinh, hạn chế được tốc độ gia tăng dân số quá nhanh mỗi năm, điều này góp phần:

+ Giảm sức ép của dân số lên các vấn đề về các giải quyết việc làm cho lao động trong tương lai.

+ Tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuốc sống người dân (nhờ đầu tư tốt hơn cho y tế, giáo dục, nơi ở, phúc lợi xã hội….).

+ Giảm sức ép về vấn đề sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

=> Nhận xét A, C D đúng.

- Gia tăng tự nhiên giảm hầu như không tác động đến sự thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế chủ yếu chịu tác động của chính sách đa dạng hóa thành phần kinh tế, mở cửa và thu hút đầu tư.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư có đáp án

Trắc nghiệm Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp có đáp án

1 6,147 22/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: