TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 14 (có đáp án 2024): Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 14.

1 4,407 22/12/2023


Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Bài giảng Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Câu 1. Vai trò quan trọng nhất của giao thông vận tải nước ta là

A. đào tạo và nâng cao trình độ lao động trong nước.

B. thực hiện các mối liên kết kinh tế trong nước và ngoài nước.

C. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị lớn để xuất khẩu.

D. đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định.

Đáp án: B

Giải thích: Vai trò quan trọng nhất của giao thông vận tải nước ta là thực hiện các mối liên kết kinh tế trong nước và ngoài nước.

Câu 2. Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất là loại hình vận tải nào?

A. Đường sông.

B. Đường sắt.

C. Đường ô tô.

D. Đường biển.

Đáp án: C

Giải thích: Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất là loại hình vận tải đường ô tô.

Câu 3. Những dịch vụ của ngành bưu chính bao gồm

A. chuyển phát nhanh, điện hoa.

B. internet, chuyển phát nhanh.

C. điện thoại, internet, truyền dẫn số liệu.

D. điện thoại, phát hành báo chí.

Đáp án: A

Giải thích: Những dịch vụ của ngành bưu chính bao gồm chuyển phát nhanh, điện hoa.

Câu 4. Khó khăn chủ yếu đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông đường bộ nước ta là

A. khí hậu và thời tiết thất thường

B. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

C. thiếu vốn đầu tư.

D. trình độ khoa học kĩ thuật hạn chế.

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thiết kế, thi công xây dựng đường bộ. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi -> khó khăn cho phát triển các tuyến giao thông, đặc biệt là giao thông đông tây, đòi hỏi chi phí xây dựng lớn.

Câu 5. Mạng lưới giao thông đường sông của nước ta có đặc điểm gì?

A. Được khai thác từ lâu đời.

B. Phát triển mạnh.

C. Mới được khai thác ở mức độ thấp.

D. Được khai thác trên tất cả các hệ thống sông.

Đáp án: C

Giải thích: Mạng lưới giao thông đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp. Vận tải đường sông nước ta tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.

Câu 6. Tuyến đường sắt Thống Nhất chạy từ đâu đến đâu?

A. Lạng Sơn đến TP Hồ Chí Minh.

B. Lạng Sơn đến Cà Mau.

C. Hà Nội đến Cà Mau.

D. Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh.

Đáp án: D

Giải thích: Tuyến đường sắt Thống Nhất nối Hà Nội với TP Hồ Chí Minh, cùng với quốc lộ 1A làm nên trục xương sống giao thông vận tải ở nước ta.

Câu 7. Các cảng biển quan trọng của nước ta bao gồm

A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

B. Dung Quất, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

C. Hải Phòng, Dung Quất, Quy Nhơn.

D. Cửa Lò, Sài Gòn, Quy Nhơn.

Đáp án: A

Giải thích: Các cảng biển quan trọng của nước ta bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Câu 8. Sắp xếp các cảng biển sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cam Ranh.

B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu.

C. Cam Ranh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu.

D. Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cam Ranh, Hải Phòng.

Đáp án: B

Giải thích: Các cảng biển từ Bắc vào Nam của nước ta là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu.

Câu 9. Hoạt động vận tải biển của nước ta được đẩy mạnh là do

A. nhu cầu du lịch quốc tế của người dân.

B. bờ biển thuận lợi xây dựng hải cảng.

C. mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

D. tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục.

Đáp án: C

Giải thích: Nền kinh tế nước ta và thế giới đang phát triển theo xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh nên nhu cầu vận chuyển bằng đường biển quốc tế tăng cao -> vận tải đường biển được đẩy mạnh.

Câu 10. Đặc điểm không đúng với đường hàng không ở nước ta là

A. Cơ sở vật chất, hệ thống sân bay vẫn còn nghèo nàn, chưa được đầu tư hiện đại.

B. Ba đầu mối chính là: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

C. Mạng lưới quốc tế được mở rộng.

D. Tốc độ phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm ngành hàng không ở nước ta hiện nay là:

- Cơ sở hạ tầng, hệ thống sân bay đã và đang được hiện đại hóa: phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hóa, nâng cấp mở rộng các sân bay.

- Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).

- Mạng lưới quốc tế được mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.

- Hiện nay, tốc độ phát triển nhanh chóng, phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 11. Thành phố vừa có cảng biển lớn nhất vừa sân bay quốc tế ở nước ta là

A. Hà Nội, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

C. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

D. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM.

Đáp án: C

Giải thích: Thành phố TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng vừa có cảng biển lớn nhất vừa sân bay quốc tế ở nước ta.

Câu 12. Vùng nào ở nước ta không có sân bay quốc tế?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Tây Nguyên

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Bắc Trung Bộ

Đáp án: B

Giải thích: Vùng Tây Nguyên ở nước ta không có sân bay quốc tế

Câu 13. Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân sẽ rút ngắn khoảng cách từ

A. Nghệ An đến Hà Tĩnh.

B. Hà Tĩnh đến Quảng Bình.

C. Quảng Bình đến Quảng Trị.

D. Thừa Thiên Huế đến Đà Nẵng.

Đáp án: D

Giải thích: Hầm Hải Vân 2 nối Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng có chiều dài phần hầm 6,2 km, đường dẫn phía Bắc 1,7 km và đường dẫn phía Nam 4 km.

Câu 14. Ưu điểm nổi bật của loại hình vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là

A. sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình.

B. tốc độ nhanh, các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại.

C. sự tiện nghi, khả năng chuyên chở được nhiều hàng hóa cồng kềnh.

D. tốc độ vận chuyển nhanh và an toàn, chở được nhiều hàng hóa đi xa.

Đáp án: A

Giải thích:

Ưu điểm loại hình vận tải ô tô:

- Tiện lợi cơ động, thích ứng cao với các điều kiện địa hình.

- Phối hợp với các phương tiện vận tải khác.

- Có hiệu quả kinh tế cao ở các cự ly ngắn và trung bình, giá rẻ.

Câu 15. Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng số lượt hành khách vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 – 2017

Số lượt hành khách vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 - 2014

(Đơn vị: triệu lượt người)

Năm Đường sắt Đường bộ Đường thủy Đường hàng không
2005 12,8 1 173,4 156,9 6,5
2010 11,2 2 132,3 157,5 14,2
2014 12,0 2 863,5 156,9 24,4
2017 9,5 3 793,2 179,9 44,5

Biểu đồ nào sau đây thích hợp để thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượt hành khách vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta giai đoạn 2005 – 2017?

A. Tròn.

B. Đường.

C. Miền.

D. Cột.

Đáp án: B

Giải thích: Đề bài yêu cầu chọn loại biểu đồ thích hợp để thể hiện tốc độ tăng trưởng => Chỉ có thể vẽ biểu đồ đường.

Câu 16. Vai trò quan trọng nhất của giao thông vận tải nước ta là

A. đào tạo và nâng cao trình độ lao động trong nước.

B. thực hiện các mối liên kết kinh tế trong nước và ngoài nước.

C. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị lớn để xuất khẩu.

D. đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định.

Đáp án: B

Giải thích: Vai trò quan trọng nhất của giao thông vận tải nước ta là thực hiện các mối liên kết kinh tế trong nước và ngoài nước.

Câu 17. Đâu không phải vai trò của ngành giao thông vận tải?

A. Thực hiện các mối liện hệ trong nước và ngoài nước.

B. Tạo điều kiện cho nhiều vùng khó khăn phát triển.

C. Tạo ra nhiều việc làm cho người dân.

D. Nâng cao trình độ người lao động nước ta.

Đáp án: D

Giải thích: Vai trò quan trọng nhất của giao thông vận tải nước ta là thực hiện các mối liên kết kinh tế trong nước và ngoài nước. Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội để phát triển. Ngoài ra, nó còn tạo ra nhiều việc làm cho người dân.

Câu 18. Nhiều vùng khó khăn của nước ta có cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển là nhờ vào

A. giao thông vận tải.

B. hoạt động dụ lịch.

C. khai thác tài nguyên.

D. sử dụng hợp lí lao động.

Đáp án: A

Giải thích: Nhiều vùng khó khăn của nước ta có cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển là nhờ vào giao thông vận tải.

Câu 19. Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với

A. ngành công nghiệp.

B. ngành nông nghiệp.

C. ngành du lịch.

D. mọi ngành kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích: Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế và đối với sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường.

Câu 20. Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất là loại hình vận tải nào?

A. Đường sông.

B. Đường sắt.

C. Đường ô tô.

D. Đường biển.

Đáp án: C

Giải thích: Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất là loại hình vận tải đường ô tô.

Câu 21. Loại hình giao thông vận tải nào có khối lượng vận chuyển lớn nhất nước ta?

A. Đường sông.

B. Đường sắt.

C. Đường ô tô.

D. Đường biển.

Đáp án: C

Giải thích: Loại hình giao thông vận tải có khối lượng vận chuyển lớn nhất nước ta là đường ô tô.

Câu 22. Vận tải đường sông nước ta tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông nào?

A. sông Đà và sông Thái Bình.

B. sông Hồng và sông Cửu Long.

C. sông Mã và sông Cả.

D. sông Đồng Nai và sông La Ngà.

Đáp án: B

Giải thích: Vận tải đường sông nước ta tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.

Câu 23. Mạng lưới giao thông đường sông của nước ta có đặc điểm gì?

A. Được khai thác từ lâu đời.

B. Phát triển mạnh.

C. Mới được khai thác ở mức độ thấp.

D. Được khai thác trên tất cả các hệ thống sông.

Đáp án: C

Giải thích: Mạng lưới giao thông đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp. Vận tải đường sông nước ta tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.

Câu 24. Các cảng biển quan trọng của nước ta bao gồm

A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

B. Dung Quất, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

C. Hải Phòng, Dung Quất, Quy Nhơn.

D. Cửa Lò, Sài Gòn, Quy Nhơn.

Đáp án: A

Giải thích: Các cảng biển quan trọng của nước ta bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Câu 25. Sắp xếp các cảng biển sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Hải Phòng, Đà Nẵng, Vùng Tàu, Cam Ranh.

A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vùng Tàu, Cam Ranh.

B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu.

C. Cam Ranh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vùng Tàu.

D. Đà Nẵng, Vùng Tàu, Cam Ranh, Hải Phòng.

Đáp án: B

Giải thích: Các cảng biển từ Bắc vào Nam của nước ta là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu.

Câu 26. Đâu không phải vai trò của ngành giao thông vận tải?

A. Thực hiện các mối liện hệ trong nước và ngoài nước.

B. Tạo điều kiện cho nhiều vùng khó khăn phát triển.

C. Tạo ra nhiều việc làm cho người dân.

D. Nâng cao trình độ người lao động nước ta.

Đáp án: D

Giải thích: Vai trò quan trọng nhất của giao thông vận tải nước ta là thực hiện các mối liên kết kinh tế trong nước và ngoài nước. Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội để phát triển. Ngoài ra, nó còn tạo ra nhiều việc làm cho người dân.

Câu 27. Nhiều vùng khó khăn của nước ta có cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển là nhờ vào

A. Giao thông vận tải.

B. Hoạt động dụ lịch.

C. Khai thác tài nguyên.

D. Sử dụng hợp lí lao động.

Đáp án: A

Giải thích: Nhiều vùng khó khăn của nước ta có cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển là nhờ vào giao thông vận tải.

Câu 28. Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với

A. Ngành công nghiệp.

B. Ngành nông nghiệp.

C. Ngành du lịch.

D. Mọi ngành kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích: Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế và đối với sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường.

Câu 29. Tuyến đường sắt Thống Nhất ở Hà Nội cùng với quốc lộ nào làm nên trục xương sống giao thông vận tải ở nước ta?

A. Quốc lộ 5.

B. Quốc lộ 1A.

C. Quốc lộ 18.

D. Quốc lộ 22.

Đáp án: B

Giải thích: Tuyến đường sắt Thống Nhất ở Hà Nội cùng với quốc lộ 1A làm nên trục xương sống giao thông vận tải ở nước ta.

Câu 30. Tuyến đường sắt Thống Nhất chạy từ đâu đến đâu?

A. Lạng Sơn đến TP Hồ Chí Minh.

B. Lạng Sơn đến Cà Mau.

C. Hà Nội đến Cà Mau.

D. Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh.

Đáp án: D

Giải thích: Tuyến đường sắt Thống Nhất nối Hà Nội với TP Hồ Chí Minh, cùng với quốc lộ 1A làm nên trục xương sống giao thông vận tải ở nước ta.

Câu 31. Vận tải đường ống của nước ta ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành

A. Dầu khí.

B. Luyện kim.

C. Hóa chất.

D. Cơ khí – điện tử.

Đáp án: A

Giải thích: Vận tải đường ống của nước ta ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

Câu 32. Vai trò của vận tải đường ống là:

A. Chuyên chở hàng hóa của ngành nông nghiệp.

B. Chuyên chở hành khách.

C. Chuyên chở dầu mỏ và khí đốt.

D. Không dùng để vận chuyển.

Đáp án: C

Giải thích: Vận tải đường ống của nước ta ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Vận tải bằng đường ống là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí đốt.

Câu 33. Hoạt động vận tải biển của nước ta được đẩy mạnh là do

A. Nhu cầu du lịch quốc tế của người dân.

B. Bờ biển thuận lợi xây dựng hải cảng.

C. Mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

D. Tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục.

Đáp án: C

Giải thích: Nền kinh tế nước ta và thế giới đang phát triển theo xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh nên nhu cầu vận chuyển bằng đường biển quốc tế tăng cao -> vận tải đường biển được đẩy mạnh.

Câu 34. Điều kiện tiên quyết nào giúp nước ta có thể phát triển được các tuyến đường hàng không và đường biển quốc tế quan trọng?

A. Chính sách của nhà nước.

B. Kinh tế ngày càng phát triển.

C. Vị trí địa lí.

D. Trình độ lao động cao.

Đáp án: C

Giải thích: Nước ta có vị trí địa lí thuận lợi: nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. Điều này giúp nước ta có nhiều thuận lợi trong việc phát triển được các tuyến đường hàng không và đường biển quốc tế quan trọng tới các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Câu 35. Những loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?

A. Vận tải đường bộ và đường biển.

B. Vận tải đường sắt và đường biển.

C. Vận tải đường hàng không và đường sắt.

D. Vận tải đường hàng không và đường biển.

Đáp án: D

Giải thích:

- Đường hàng không có ưu điểm là vận chuyển hàng hóa, hành khách trên những tuyến bay quốc tế một cách nhanh chóng và hiện đại. Thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác phát triển giữa nước ta với các quốc gia khác trong thời kì nền kinh tế tri thức và khoa học - công nghệ hiện đại.

- Đường biển có ưu điểm là chuyên chở được khối lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, trên những tuyến đường dài với giá cả hợp lí => phù hợp để vận chuyển hàng hóa quôc tế, đảm bảo tốt nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta với các nước trên thế giới. Nước ta có nhiều cảng biển lớn đảm nhận khối lượng hàng hóa bốc dỡ lớn như cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 15: Thương mại và du lịch có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) có đáp án

1 4,407 22/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: