TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 17 (có đáp án 2024): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 17.

1 12,297 22/12/2023


Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bài giảng Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu hỏi NB

Câu 1. Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là

A. núi cao, cắt xẻ mạnh.

B. gồm các cao nguyên xếp tầng.

C. núi thấp và trung bình.

D. đồng bằng rộng lớn.

Đáp án: C

Giải thích: Tiểu vùng Đông Bắc có địa hình chủ yếu là núi thấp và trung bình.

Câu 2. Loại khoáng sản nào sau đây tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc?

A. Sắt.

B. Đồng.

C. Pyrit.

D. Than.

Đáp án: D

Giải thích: Loại khoáng sản tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc là than đá thuộc tỉnh Quảng Ninh

Câu 3. Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là

A. dầu mỏ.

B. khí đốt.

C. than đá.

D. than gỗ.

Đáp án: C

Giải thích: Đông Bắc có nhiều tài nguyên khoáng sản giàu có, tiêu biểu là vùng than Quảng Ninh với trữ lượng lớn góp phần cung cấp nguyên liệu cho phát triển nhiệt điện của vùng.

Câu 4. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người nào?

A. Tày,Thái, Nùng, Hoa.

B. Tày, Thái, Nùng, Chăm.

C. Tày, Thái, Mường, Nùng.

D. Tày, Thái, Nùng, Ba Na.

Đáp án: C

Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc ít người cùng sinh sống, các dân tộc ít người sinh sống tại đây điển hình như: Thái, Mường, Dao, Mông…. ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,… ở Đông Bắc. Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

Câu 5. Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm

A. 11 tỉnh.

B. 15 tỉnh.

C. 13 tỉnh.

D. 14 tỉnh.

Đáp án: B

Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm có 15 tỉnh, đó là: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

Câu 6. Tỉnh/ thành phố nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Vĩnh Phúc

B. Tuyên Quang.

C. Thái Nguyên.

D. Hà Giang.

Đáp án: A

Giải thích: Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu hỏi TH

Câu 7. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.

C. địa hình dốc và có nhiều sông lớn.

D. địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.

Đáp án: C

Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hệ thống sông ngòi lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Lô….) chảy trên nền địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc địa hình lớn nên đây là tiềm năng để phát triển thủy điện lớn.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là

A. hiện tượng cháy rừng.

B. đất đai bị suy thoái, thiếu nước vào mùa khô.

C. phát triển thủy điện.

D. nạn du canh, du cư.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người, có tập quán sản xuất chủ yếu là du canh, du cư. Tập quán du canh du cư là hiện tượng người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cứ mỗi lần di chuyển nơi ở người dân lại tìm kiếm một vùng đất mới và tiến hành phá rừng lấy đất làm nương rẫy canh tác. Cùng với tập quán sản xuất lạc hậu khiến đất đai dễ bị suy thoái bạc màu, sau một thời gian ngắn các dân tộc lại tìm kiếm vùng đất mới, bỏ lại các đồi trống, đất hoang hóa bạc màu đồng thời còn làm cho diện tích rừng bị chặt phá ngày càng nghiêm trọng hơn.

Câu 9. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến vùng Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

A. Tập trung nhiều đồng bào dân tộc.

B. Thiếu tài nguyên khoáng sản.

C. Thiếu nguồn năng lượng.

D. Địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn.

Đáp án: D

Giải thích:

Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất cả nước, vì:

- Có địa hình núi cao hiểm trở, đất đai mang đặc điểm của miền núi, cao nguyên gây nhiều khó khăn cho cuộc sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Trình độ phát triển thấp, hoạt động nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật kém phát triển (nhất là giao thông vận tải).

Câu 10. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao

B. khoáng sản phân bố rải rác.

C. địa hình dốc, giao thông khó khăn.

D. khí hậu diễn biến thất thường.

Đáp án: A

Giải thích: Trung du miền núi Bắc Bộ khoáng sản đa dạng nhiều chủng loại và phân bố khá tập trung nhưng các mỏ có trữ lượng nhỏ nằm sâu trong lòng đất, lại phân bố chủ yếu ở khu vực có địa hình miền núi hiểm trở => do vậy công đoạn tiếp cận và khai thác các mỏ khoáng sản rất khó khăn, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao mới có thể khoan sâu và khai thác có hiệu quả các mỏ quặng. Đây là khó khăn lớn nhất đối với các công ti, xí nghiệp khai thác khoáng sản ở vùng này.

Câu 11. Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Đà.

B. Sông Lô.

C. Sông Chảy.

D. Sông Hồng.

Đáp án: A

Giải thích: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông Đà.

Câu 12. Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do

A. Tây Bắc cao hơn

B. Tây Bắc xa khối không khí lạnh hơn

C. Đông Bắc trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh

D. Đông Bắc ven biển.

Đáp án: C

Giải thích: Vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang khí lạnh từ phương Bắc xuống và hơi ẩm từ biển vào nên khí hậu lạnh và ẩm. Trong khi đó, gió mùa Đông Bắc thổi đến phần núi cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn cao hơn 3000M thì không khí lạnh và độ ẩm bị chặn lại, do vậy thời tiết vùng Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là lạnh và ẩm hơn vùng Đông Bắc.

Câu hỏi VD

Câu 13. Sự khác nhau về nguồn lực tự nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc là

A. Đông Bắc núi cao hiểm trở còn Tây Bắc là núi thấp.

B. Tây Bắc giàu tài nguyên khoáng sản hơn Đông Bắc.

C. tiềm năng thủy điện ở Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc.

D. tài nguyên rừng ở Tây Bắc còn nhiều hơn Đông Bắc.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm tự nhiên Tây Bắc và Đông Bắc

- Tây Bắc: địa hình núi cao, bị chia cắt sâu, tiềm năng về thủy điện rất lớn vơis nhiều con sông như sông Đà…

- Đông Bắc: Địa hình chủ yếu đồi núi thấp nhiều cánh cung và là có nhiều khoáng sản đặc biệt như than, sắt…

- Tài nguyên rừng ở Đông Bắc nhiều hơn.

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có nhiều dân tộc ít người sinh sống.

B. Dân cư thưa thớt nhất nước ta.

C. Là vùng có căn cứ địa cách mạng.

D. Người dân có kinh nghiệm sản xuất thâm canh lúa nước.

Đáp án: D

Giải thích: Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp và cũng là vùng có căn cứ địa cách mạng.

Câu 15. Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng ?

A. Bắc Kạn.

B. Bắc Giang.

C. Quảng Ninh.

D. Lạng Sơn.

Đáp án: C

Giải thích: Quảng Ninh là tỉnh có vị trí địa lý rất đặc biệt: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là

A. Quảng Ninh.

B. Phú Thọ.

C. Thái Nguyên.

D. Lạng Sơn.

Đáp án: A

Giải thích:

- B1. Xác định khu vực tiếp giáp biển của Trung du miền núi Bắc Bộ.

- B2. Xác định được Quảng Ninh là tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển

Câu 17. Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. các tỉnh biên giới.

B. trung du Bắc Bộ.

C. tiểu vùng Tây Bắc.

D. miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: B

Giải thích: Vùng trung du Bắc Bộ có các cánh đồng thung lũng bằng phẳng => lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

Câu 18. Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là

A. núi cao, cắt xẻ mạnh.

B. gồm các cao nguyên xếp tầng.

C. núi thấp và trung bình.

D. đồng bằng rộng lớn.

Đáp án: C

Giải thích: Tiểu vùng Đông Bắc có địa hình chủ yếu là núi thấp và trung bình.

Câu 19. Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông nào ?

A. Sông Đà.

B. Sông Lô.

C. Sông Chảy.

D. Sông Hồng.

Đáp án: A

Giải thích: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông Đà.

Câu 20. Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là

A. Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.

C. Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

D. Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.

Đáp án: B

Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Câu 21. Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là

A. Dầu mỏ.

B. Khí đốt.

C. Than đá.

D. Than gỗ.

Đáp án: C

Giải thích:

Đông Bắc có nhiều tài nguyên khoáng sản giàu có, tiêu biểu là vùng than Quảng Ninh với trữ năng lớn, có chất lượng tốt.

=> Cung cấp nguyên liệu cho phát triển nhiệt điện của vùng.

Câu 22. Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.

B. Trình độ dân cư – xã hội chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

C. Dân cư đông, mật độ dân số cao.

D. Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng; trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc; đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).

- Đây là địa bàn dân cư phân bố thưa thớt, mật độ dân số thấp => nhận xét C không đúng

Câu 23. Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Có sự phân hóa thành 2 tiểu vùng.

B. Chủ yếu là các sông nhỏ, trữ năng thủy điện ít.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

D. Nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn, phân bố tập trung.

Đáp án: B

Giải thích:

Trung du và miền núi Bắc Bộ có sự phân hóa thành 2 tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn, phân bố tập trung. Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào.

=> Nhận xét: Chủ yếu là các sông nhỏ, trữ năng thủy điện ít là không đúng

Câu 24. Đâu không phải là thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc ?

A. Chăn nuôi gia súc lớn.

B. Phát triển thủy điện.

C. Khai thác khoáng sản.

D. Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.

Đáp án: C

Giải thích:

- Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh : phát triển thủy điện (thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà…); trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (chè); chăn nuôi gia súc lớn.

- Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, không phải của Tây Bắc.

Câu 25. Ngành kinh tế nào sau đây chỉ có thể phát triển ở tiểu vùng Đông Bắc mà Tây Bắc không có ?

A. Khai thác khoáng sản.

B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

C. Du lịch sinh thái.

D. Kinh tế biển.

Đáp án: D

Giải thích:

Tiểu vùng Đông Bắc có vị trí tiếp giáp biển ở phía đông nam (vùng biển Quảng Ninh) => thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

- Tiều vùng Tây Bắc không tiếp biển nên không thể phát triển kinh tế biển.

Câu 26. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.

B. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc

C. Có dân số đông nhất cả nước

D. Giáp với Trung Quốc và Lào

Đáp án: C

Câu 27. Nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Hòa Bình

B. Sơn La

C. Thác Bà

D. Bản Vẽ

Đáp án: D

Câu 28. Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (ĐÔNG BẮC, TÂY BẮC) VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999

Những chỉ số phát triển nào ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc?

A. Mật độ dân số

B. Tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo

C. Thu nhập và tỷ lệ biết chữ

D. Tuổi thọ, tỷ lệ thị dân

Đáp án: B

Câu 29. Trong số các tỉnh dưới đây, tỉnh nào nằm ở Tây Bắc?

A. Lạng Sơn.

B. Quảng Ninh.

C. Hoà Bình.

D. Phú Thọ.

Đáp án: C

Câu 30. Đông Bắc là nơi cư chú phổ biến dân tộc:

A. Tày

B. Thái

C. Kinh

D. Mông

Đáp án: C

Câu 31. Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là:

A. Tày, Nùng, Hoa, Chăm,...

B. Thái, Mường, Dao, Mông,…

C. Gia-rai, Cơ-ho, Ê-đê, Mạ,…

D. Ê - đê, Dao, Giáy, Lự,…

Đáp án: B

Câu 32. Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Đồng

B. Sắt

C. Đá vôi

D. Than đá

Đáp án: D

Câu 33. Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:

A. Gió mùa, địa hình.

B. Núi cao, nhiều sông.

C. Thảm thực vật, gió mùa.

D. Vị trí ven biển và đất.

Đáp án: A

Câu 34. Tỉnh nào sau đây của vùng giáp với cả Lào và Trung Quốc?

A Điện Biên

B. Sơn La.

C. Hà Giang

D. Lào Cai

Đáp án: A

Câu 35. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.

B. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc

C. Có dân số đông nhất cả nước

D. Giáp với Trung Quốc và Lào

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo) có đáp án

1 12,297 22/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: