TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 33 (có đáp án 2024): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 33.
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Bài giảng Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Câu hỏi NB
Câu 1. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là
A. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng may mặc.
B. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.
C. vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.
D. dầu thô, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.
Đáp án: B
Giải thích: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.
Câu 2. Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A. Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai.
D. TP. Hồ CHí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
Đáp án: C
Giải thích: Tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
Câu 3. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Bình Dương.
B. Đồng Nai.
C. Vĩnh Long.
D. Long An.
Đáp án: C
Giải thích:
Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
Vĩnh Long không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Câu 4. Mặt hàng không phải xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là
A. Dầu thô
B. Thực phẩm chế biến
C. Than đá
D. Hàng nông sản
Đáp án: C
Giải thích: Than đá là khoáng sản phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 5. Trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước là
A. Vũng Tàu.
B. Hà Nội.
C. TP. Hồ Chí Minh.
D. Hải Phòng.
Đáp án: C
Giải thích: Trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất Đông Nam Bộ và cả nước là TP. Hồ Chí Minh.
Câu 6. Ngành công nghiệp sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao ở Đông Nam Bộ là
A. Công nghiệp dầu khí.
B. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Công nghiệp chế biến lâm sản.
Đáp án: A
Giải thích: Công nghiệp dầu khí là ngành công nghiệp hiện đại của Đông Nam Bộ sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao.
Câu hỏi TH
Câu 7. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ?
A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.
B. Hoạt động xuất, nhập khẩu dẫn đầu cả nước.
C. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất.
D. Dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.
Đáp án: A
Giải thích: Đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ: Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (34,5% năm 2002), đứng sau công nghiệp – xây dựng.
Câu 8. Đặc điểm kinh tế thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ là
A. Vị trí trung tâm của Đông Nam Á, gần các tuyến hàng không, hàng hải quốc tế.
B. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta.
C. Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích:
Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta:
- Sản xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến => thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển, tạo ra khối lượng lớn các mặt hàng công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu (hàng thực phẩm, may mặc, giày dép,…), đặc biệt vùng có nguồn dầu thô đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị vô cùng lớn.
- Mặt khác, hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ đa dạng cũng đặt ra yêu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất….
Câu 9. Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân không phải vì
A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương trong nước và quốc tế.
B. Dân cư đông, có tay nghề cao; cơ sở hạ tầng – kĩ thuật khá đồng bộ.
C. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước.
Đáp án: D
Giải thích:
Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân vì:
- Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình giao thông, đặc biệt là giao thông đường biển qua cụm cảng Sài Gòn, Cát Lái - Hiệp Phước và các cảng Vũng Tàu, Thị Vải.
- Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật khá đồng bộ và hoàn thiện nhất cả nước.
- Có chính sách mở cửa, ưu đãi thuế quan, thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 10. Nhân tố chủ yếu khiến lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh ngày một đông là
A. Vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều di tích văn hóa lịch sử, nhà hàng khách sạn.
B. Chính sách bảo hiểm du lịch cao và đảm bảo; không khí trong lành.
C. Vị trí nằm ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á.
D. Đội ngũ lao động ngành du lịch có trình độ cao, hệ thống tiếp thị tốt.
Đáp án: A
Giải thích: Hồ Chí Minh có vị trí địa lí thuận lợi, với nhiều di tích văn hóa, lịch sử, có hệ thống khách sạn, nhà hàng đầy đủ tiện nghi. Đồng thời là đầu mối nhiều tuyến du lịch tham quan Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang, Côn Đảo nên du khách trong và ngoài nước đến TP. Hồ Chí Minh ngày càng đông.
Câu 11. Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu vì
A. Vấn đề quản lí hành chính quá tải, không thể phát triển thêm sản xuất công nghiệp.
B. Cần cân đối sự phát triển công nghiệp, phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm.
C. Tài nguyên thiên nhiên các vùng trung tâm đã cạn kiệt.
D. Phân tán một phần dân cư đô thị ra các vùng xung quanh, giảm sức ép của đô thị hóa.
Đáp án: B
Giải thích:
Hiện nay hoạt động công nghiệp của Đông Nam Bộ có phân bố không đồng đều trên toàn lãnh thổ: chủ yếu tập trung ở một số trung tâm kinh tế lớn ở khu vực phía đông nam như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa; trong khi các khu vực lân cận hoạt động công nghiệp còn thưa thớt và yếu kém.
Việc tập trung công nghiệp quá nhiều vào các khu vực trung tâm sẽ gây sức ép lớn về vấn đề môi trường, kéo theo các sức ép về dân cư – xã hội; không tận dụng được hiệu quả các lợi thế của vùng xung quanh để tạo sức mạnh kinh tế tổng hợp cho vùng.
=> Cần mở rộng hoạt động công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn để khai thác tốt hơn các lợi thế về lãnh thổ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên giàu có (nông sản từ các vùng chuyên canh quy mô lớn), gắn công nghiệp chế biến với sản xuất nông nghiệp hàng hóa..; đồng thời phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam => góp phần tạo nên sức mạnh kinh tế tổng hợp cho vùng, giảm sức ép lên vấn đề môi trường, xã hội, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
=> Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu nhằm cần cân đối sự phát triển công nghiệp, phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 12. Khó khăn của vùng đối với phát triển kinh tế là
A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu)
B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường
C. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái
D. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường
Đáp án: D
Giải thích: Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên ít --> khó phát triển CN khai khoáng, thiếu năng lượng và nguy cơ ô nhiễm môi trường do khai thác dầu khí, đô thị hóa.
Câu hỏi VD
Câu 13. Cho bảng số liệu:
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, GIAI ĐOẠN 2000 - 2016
(nghìn tỷ đồng)
Năm |
2000 |
2005 |
2010 |
2016 |
Đông Nam Bộ |
77,3 |
157,1 |
616,1 |
1.171,0 |
ĐB sông Cửu Long |
43,5 |
97,5 |
302,6 |
660,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2000 - 2016 theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Kết hợp.
C. Cột.
D. Đường.
Đáp án: D
Giải thích: Qua yêu cầu đề bài và bảng số liệu để thể hiện tốc độ tăng trưởng ta chọn biểu đồ thích hợp là biểu đồ đường.
Câu 14. Trong tương lai Đông Nam Bộ sẽ phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?
A. Thủy điện.
B. Lọc, hóa dầu.
C. Khai thác dầu khí.
D. Dịch vụ hàng hải.
Đáp án: B
Giải thích: Trong tương lai, Đông Nam Bộ sẽ phát triển ngành công nghiệp lọc, hóa dầu; hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào khai thác dầu, khí.
Câu 15. Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là
A. Tây Ninh
B. Bình Phước
C. Cà Mau
D. Bà Rịa – Vũng Tàu
Đáp án: C
Giải thích: Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Đông Nam Bộ là TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn có tỉnh Long An (vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
Câu 16. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất là
A. Đồ gỗ.
B. Dầu thô.
C. Thực phẩm chế biến.
D. Hàng may mặc.
Đáp án: B
Giải thích: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kinh tế lớn nhất của Đông Nam Bộ là dầu thô.
Câu 17. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Bình Dương.
B. Đồng Nai.
C. Vĩnh Long.
D. Long An.
Đáp án: C
Giải thích: Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
=> Vĩnh Long không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Câu 18. Đâu không phải là đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ?
A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.
B. Hoạt động xuất, nhập khẩu dẫn đầu cả nước.
C. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất.
D. Dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.
Đáp án: A
Giải thích:
Đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (34,5% năm 2002), đứng sau công nghiệp – xây dựng.
=> Nhận xét A: chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP là không đúng.
- Hoạt động xuất, nhập khẩu dẫn đầu cả nước.
- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ của Đông Nam Bộ: trung tâm du lịch, đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước….
- Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước (50,1% năm 2003).
=> Nhận xét B, C, D đúng => loại.
=> Nhận xét A không đúng
Câu 19. Cho bảng số liệu:
Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 là
A. Biểu đồ đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ cột chồng.
Đáp án: C
Giải thích:
- Đề bài yêu cầu:
+ thể hiện tỉ trọng (về diện tích, dân số, GDP) của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với 3 vùng kinh tế trọng điểm của 3 đối tượng: diện tích, dân số và GDP
=> Căn cứ vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 là biểu đồ tròn.
Câu 20. Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước (cả nước =100%)
Nhận xét không đúng về một số tiêu chí dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước là:
A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/2 so với cả nước và tăng lên.
B. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước và giảm nhẹ.
C. Số lượng hành khách vận chuyển của vùng chiếm gần 1/3 cả nước và giảm nhẹ.
D. Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm tỉ trọng khá lớn, nhìn chung có xu hướng giảm.
Đáp án: A
Giải thích:
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước (33,1% năm 2002) và có xu hướng giảm nhẹ, từ 35,8% (1995) xuống 33,1% (2002).
=> nhận xét A.Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/2 so với cả nước và tăng lên là không đúng, nhận xét B đúng
- Số lượng hành khách vận chuyển của vùng cũng chiếm tỉ trọng cao so với cả nước, gần 1/3 cả nước (30,3%) và giảm nhẹ từ 31,3% (1995) xuống 30,3% (2002).
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm 15,9 % so với cả nước, có xu hướng giảm từ 17,1% (1995) xuống còn 15,9% (2002).
=> Nhận xét C, D đúng
Câu 21. Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu vì
A. Vấn đề quản lí hành chính quá tải, không thể phát triển thêm sản xuất công nghiệp.
B. Cần cân đối sự phát triển công nghiệp, phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm.
C. Tài nguyên thiên nhiên các vùng trung tâm đã cạn kiệt.
D. Phân tán một phần dân cư đô thị ra các vùng xung quanh, giảm sức ép của đô thị hóa.
Đáp án: B
Giải thích:
Hiện nay hoạt động công nghiệp của Đông Nam Bộ có phân bố không đồng đều trên toàn lãnh thổ: chủ yếu tập trung ở một số trung tâm kinh tế lớn ở khu vực phía đông nam như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa; trong khi các khu vực lân cận hoạt động công nghiệp còn thưa thớt và yếu kém.
Việc tập trung công nghiệp quá nhiều vào các khu vực trung tâm sẽ gây sức ép lớn về vấn đề môi trường, kéo theo các sức ép về dân cư – xã hội; không tận dụng được hiệu quả các lợi thế của vùng xung quanh để tạo sức mạnh kinh tế tổng hợp cho vùng.
=> Cần mở rộng hoạt động công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn để khai thác tốt hơn các lợi thế về lãnh thổ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên giàu có (nông sản từ các vùng chuyên canh quy mô lớn), gắn công nghiệp chế biến với sản xuất nông nghiệp hàng hóa..; đồng thời phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam => góp phần tạo nên sức mạnh kinh tế tổng hợp cho vùng, giảm sức ép lên vấn đề môi trường, xã hội, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
=> Trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần mở mang công nghiệp ra các địa phương thay vì tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn, nguyên nhân chủ yếu nhằm cần cân đối sự phát triển công nghiệp, phát huy vai trò lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 22. Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là:
A. Đồng Nai
B. Bình Phước
C. Long An
D. Bình Dương
Đáp án: C
Giải thích: Long An là tỉnh huộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Câu 23. Khó khăn của vùng đối với phát triển kinh tế là:
A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu)
B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường
C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái
Đáp án: C
Câu 24. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động là:
A. Dệt may
B. Điện
C. Hoá chất
D. Khai thác dầu.
Đáp án: A
Câu 25. Ý nào không đúng về đặc điểm ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ
A. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng
B. Vùng nhận được đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước
C. Cao su là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao nhất
D. Dầu thô mang lại giá trị kinh tế cao nhất.
Đáp án: C
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) có đáp án
Trắc nghiệm Bài 35: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có đáp án
Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo) có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án