TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 21 (có đáp án 2024): Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 21.

1 1,982 22/12/2023


Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Bài giảng Địa lí 9 Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

Câu hỏi NB

Câu 1. Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là

A. chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

B. chế biến hải sản, công nghiệp năng lượng.

C. khai thác khoáng sản và công nghiệp năng lượng.

D. chế biến lâm sản, khai thác nhiên liệu.

Đáp án: A

Giải thích: Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

Câu 2. Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh

A. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

B. chăn nuôi lợn, trâu, bò, nuôi trồng thủy sản.

C. chăn nuôi lợn, gia cầm, đánh bắt thủy sản, bò sữa.

D. nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn, bò thịt.

Đáp án: A

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh chăn nuôi lợn (đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước), chăn nuôi bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

Câu 3. Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là

A. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.

B. Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả.

C. Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng.

D. Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên.

Đáp án: A

Giải thích: Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng Ninh).

Câu 4. Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng

A. Tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

B. Giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.

C. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

D. Tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng.

Đáp án: C

Giải thích: Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Câu 5. Hai trung tâm du lịch lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng là

A. Hà Nội, Hải Phòng.

B. Hà Nội, Vĩnh Phúc.

C. Hà Nội, Phú Thọ.

D. Hà Nội, Hải Dương.

Đáp án: A

Giải thích: Hai trung tâm du lịch lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng là Hà Nội, Hải Phòng.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?

A. Hình thành sớm nhất Việt Nam.

B. Có tốc độ tăng trưởng nhanh.

C. Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.

D. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành trọng điểm.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là:

- Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam.

- Có tốc độ tăng trưởng nhanh.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

Câu hỏi TH

Câu 7. Sản lượng lương thực của đồng bằng sông Hồng tăng chậm nguyên nhân chủ yếu do

A. diện tích đất canh tác giảm.

B. năng suất giảm.

C. dân số đông.

D. sâu bệnh phá hoại.

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện nay, diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Hồng đang bị giảm dần do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thoái hóa đất.

- Đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp xây dựng, dịch vụ và đô thị hóa-> một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất chuyên dùng, đất ở -> diện tích đất nông nghiệp giảm.

- Ngoài ra, vùng đất ngoài đê không được bồi đắp phù sa hằng năm + hiệu suất sử dụng cao đã làm nhiều diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu.

Diện tích đất nông nghiệp suy giảm làm cho sản lượng lương thực của vùng tăng chậm mặc dù năng suất cao.

Câu 8. Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

A. sản lượng lương thực ít.

B. năng suất lúa thấp.

C. dân số quá đông.

D. diện tích lúa bị thu hẹp.

Đáp án: C

Giải thích:

- Bình quân sản lượng lương thực = Sản lượng / dân số (kg/ người) => Khi sản lượng lớn nhưng dân số đông và tăng quá nhanh thì bình quân lương thực vẫn giảm.

- Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực đứng thứ 2 cả nước (chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long) nhưng bình quân lương thực lại thấp => nguyên nhân là do dân số quá đông.

Câu 9. Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có

A. diện tích lúa lớn nhất.

B. trình độ thâm canh cao.

C. sản lượng lúa lớn nhất.

D. hệ thống thủy lợi tốt.

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước về năng suất lúa nhờ trình độ thâm canh cao.

Câu 10. Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp do

A. có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn nhất nước.

B. giàu có nhất nước về tài nguyên thiên nhiên.

C. khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có.

D. có nguồn lao động dồi dào và trình độ tay nghề cao.

Đáp án: A

Giải thích:

Đồng bằng sông Hồng là vùng có ngành công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta. Trong vùng tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu cả nước về cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm

- Sản phẩm công nghiệp của vùng không những đủ cho nhu cầu trong vùng mà còn đủ cho các tỉnh phía Bắc và một số vùng trong nước: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử và nhiều mặt hàng tiêu dùng .

- Đồng bằng sông Hồng hiện nay đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp: tập trung chủ yếu ở Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội.

Câu 11. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do

A. tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

B. tác động của quá trình đô thị hóa.

C. vùng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

D. cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và đồng bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Chính sách phát triển kinh tế của nước ta từ thời kì Đổi mới đến nay là tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cụ thể là chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế (theo ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế), thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế => Để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng bằng sông Hồng đã tiến hành giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Câu 12. Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào

A. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.

B. giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.

C. thay đổi phân bố dân cư trong vùng.

D. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào giải quyết sức ép về vấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho dân cư nông thôn, nhất là thời gian nông nhàn để hạn chế tỉ lệ thiếu việc làm.

Câu hỏi VD

Câu 13. Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của Đồng bằng Sông Hồng là

A. Chùa Hương, Tam Đảo

B. thác Bản Giốc, đảo Phú Quốc.

C. Bái Đính, Cúc Phương.

D. Hồ Gươm, Cát Bà.

Đáp án: B

Giải thích: Điểm du lịch thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng và nằm trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, còn đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14. Cho bảng số liệu sau:

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2019 (Đơn vị: Nghìn ha)

Loại đất

Tổng diện tích

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng

Đất ở

Các loại đất khác

Đồng bằng sông Hồng

2125,4

778,9

515,7

343,9

148,9

338

Để thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng năm 2019, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.

B. Cột.

C. Đường.

D. Tròn

Đáp án: D

Giải thích: Dựa vào yêu cầu thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn.

Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?

A. Hình thành sớm nhất Việt Nam.

B. Có tốc độ tăng trưởng nhanh.

C. Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.

D. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành trọng điểm.

Đáp án: C

Giải thích:

- Bình quân sản lượng lương thực = Sản lượng / dân số (kg/ người) => Khi sản lượng lớn nhưng dân số đông và tăng quá nhanh thì bình quân lương thực vẫn giảm.

- Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực đứng thứ 2 cả nước (chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long) nhưng bình quân lương thực lại thấp => nguyên nhân là do dân số quá đông.

Câu 16. Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng

A. Tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

B. Giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.

C. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

D. Tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng.

Đáp án: C

Giải thích: Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Câu 17. Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở

A.Hà Nội, Hải Phòng.

B. Hà Nội, Bắc Ninh.

C. Hà Nội, Hải Dương.

D. Hà Nội, Nam Định.

Đáp án: A

Giải thích: Lời giải Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng.

Câu 18. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Sản xuất vật liệu xây dựng.

C. Chế biến lương thực, thực phẩm.

D. Khai thác khoáng sản.

Đáp án: D

Giải thích:

Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

=> Khai thác khoáng sản không phải là ngành trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng.

Câu 19. Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có

A. diện tích lúa lớn nhất.

B. trình độ thâm canh cao.

C. sản lượng lúa lớn nhất.

D. hệ thống thủy lợi tốt.

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ trình độ thâm canh cao.

Câu 20. Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh

A. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

B. chăn nuôi lợn, trâu, bò, nuôi trồng thủy sản.

C. chăn nuôi lợn, gia cầm, đánh bắt thủy sản, bò sữa.

D. nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn, bò thịt.

Đáp án: A

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh chăn nuôi lợn (đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước), chăn nuôi bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

Câu 21. Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là

A. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.

B. Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả.

C. Hà Nội – Hải Dương– Hải Phòng.

D. Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên.

Đáp án: A

Giải thích: Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng Ninh)

Câu 22. Một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta thuộc đồng bằng sông Hồng là

A. TP. Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội.

C. Hải Phòng.

D. Đà Nẵng.

Đáp án: B

Giải thích: Một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta thuộc đồng bằng sông Hồng là Hà Nội.

Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?

A. Hình thành sớm nhất Việt Nam.

B. Có tốc độ tăng trưởng nhanh.

C. Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.

D. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành trọng điểm.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là:

- Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam.

- Có tốc độ tăng trưởng nhanh.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

=> Nhận xét A, B, D đúng -> loại

- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng mạnh và chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002) nhưng không phải là vùng chiếm giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước

=> Nhận xét C không đúng.

Câu 24. Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

A. sản lượng lương thực ít.

B. năng suất lúa thấp.

C. dân số quá đông.

D. diện tích lúa bị thu hẹp.

Đáp án: C

Giải thích:

- Bình quân sản lượng lương thực = Sản lượng / dân số (kg/ người) => Khi sản lượng lớn nhưng dân số đông và tăng quá nhanh thì bình quân lương thực vẫn giảm.

- Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực đứng thứ 2 cả nước (chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long) nhưng bình quân lương thực lại thấp => nguyên nhân là do dân số quá đông.

Câu 25. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

A. Hải Dương.

B. Hưng Yên.

C. Vĩnh Phúc.

D. Nam Định.

Đáp án: D

Giải thích:

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sát nhập vào Hà Nội).

=> Như vậy, Nam Định không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Câu 26. Khó khăn nào sau đây gây trở ngại lớn nhất đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng?

A. Diện tích đất canh tác giảm.

B. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Dân số đông.

Đáp án: D

Giải thích:

Dân số đông và tăng nhanh gây nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng:

- Dân số đông -> nhu cầu việc làm lớn trong khi kinh tế còn phát triển chậm -> vấn đề việc làm trở nên gay gắt, tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng nhanh, kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác như: ách tắc giao thông, gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, chất lượng đời sống nhân dân; ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

- Tốc độ tăng dân số quá nhanh và không cân bằng với tốc độ phát triển kinh tế cũng kìm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.

- Mặt khác, dân số đông -> nhu cầu lương thực lớn, trong khi nông nghiệp đang đối mặt với vấn đề thoái hóa đất đai, giảm diện tích đất nông nghiệp -> dẫn đến bình quân lương thực đầu người thấp.

Câu 27. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do

A. Tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

B. Tác động của quá trình đô thị hóa.

C. Vùng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

D. Cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và đồng bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Chính sách phát triển kinh tế của nước ta từ thời kì Đổi mới đến nay là tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cụ thể là chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế (theo ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế), thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế.

=> Để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng bằng sông Hồng đã tiến hành giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Câu 28. Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 1995 – 2004.

Nhận xét không đúng về năng suất lúa của hai đồng bằng và cả nước là

A. Năng suất lúa của hai đồng bằng cao hơn mức trung bình cả nước.

B. Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long.

C. Năng suất lúa của hai đồng bằng và cả nước đều tăng lên đều.

D. Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: D

Giải thích:

- Năng suất lúa của hai đồng bằng cao hơn mức trung bình cả nước.

(Năm 2014: cả nước: 57,5 tạ/ha; đồng bằng sông Hồng: 60,2 tạ/ha > 57,5 tạ/ha; đồng bằng sông Cửu Long: 59,4 tạ/ha > 57,5 tạ/ha). => nhận xét A đúng.

- Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long (60,2 tạ/ha > 59,4 tạ/ha) => nhận xét B đúng.

- Năng suất lúa của hai đồng bằng và cả nước đều tăng lên. => nhận xét C đúng.

- Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng tăng chậm hơn đồng bằng sông Cửu Long:

+ đồng bằng sông Hồng tăng 15,8 tạ/ha trong 19 năm.

+ đồng bằng sông Cửu Long tăng 19,2 tạ/ha trong 19 năm.

=> Nhận xét D. Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn đồng bằng sông Cửu Long là không đúng

Câu 29. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

A. Hải Dương.

B. Hưng Yên.

C. Vĩnh Phúc.

D. Nam Định.

Đáp án: D

Giải thích:

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sát nhập vào Hà Nội).

=> Như vậy, Nam Định không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Câu 30. Một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta thuộc đồng bằng sông Hồng là:

A. TP. Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội.

C. Hải Phòng.

D. Đà Nẵng.

Đáp án: B

Giải thích: Một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta thuộc đồng bằng sông Hồng là Hà Nội.

Câu 31. Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa nổi bật của vùng đồng bằng Sông Hồng là

A. Cây thực phẩm

B. Lúa

C. Đậu tương

D. Lạc

Đáp án: B

Câu 32. Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của Đồng bằng Sông Hồng là:

A. Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động

B. Núi Lang Biang, mũi Né.

C. Côn Sơn, Cúc Phương.

D. Đồ Sơn, Cát Bà.

Đáp án: B

Câu 33. Khó khăn nào sau đây gây trở ngại lớn nhất đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng?

A. Diện tích đất canh tác giảm.

B. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Dân số đông.

Đáp án: D

Giải thích:

Dân số đông và tăng nhanh gây nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng:

- Dân số đông -> nhu cầu việc làm lớn trong khi kinh tế còn phát triển chậm -> vấn đề việc làm trở nên gay gắt, tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng nhanh, kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác như: ách tắc giao thông, gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, chất lượng đời sống nhân dân; ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

- Tốc độ tăng dân số quá nhanh và không cân bằng với tốc độ phát triển kinh tế cũng kìm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.

- Mặt khác, dân số đông -> nhu cầu lương thực lớn, trong khi nông nghiệp đang đối mặt với vấn đề thoái hóa đất đai, giảm diện tích đất nông nghiệp -> dẫn đến bình quân lương thực đầu người thấp.

Câu 34. Vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, loại cây trồng nào phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Hồng

A. Lúa đông xuân

B. Rau quả ôn đới

C. Rau quả nhiệt đới

D. Ngô

Đáp án: B

Câu 35. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do:

A. Tài nguyên đất phù sa màu mỡ

B. Hệ thống sông dày đặc, nước dồi dào

C. Sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên

D. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 28: Vùng Tây Nguyên có đáp án

1 1,982 22/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: