TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 7 (có đáp án 2024): Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Bài 7.

1 1550 lượt xem


Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Bài giảng Địa lí 9 Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Câu hỏi NB

Câu 1. Cho bảng số liệu sau đây:

Sản lượng cà phê (nhân) giai đoạn 2005-2014 (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2005

2010

2014

2018

Sản lượng

752,1

1100

1408,4

1686,8

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với động thái của sản lượng cà phê giai đoạn 2005-2014?

A. Sản lượng cà phê tăng chậm

B. Sản lượng cà phê tăng nhanh

C. Sản lượng cà phê tăng không ổn định

D. Sản lượng cà phê giảm

Đáp án: B

Giải thích: Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng cây cà phê tăng nhanh qua các năm từ 752,1 nghìn tấn (2005) lên 1686,8 nghìn tấn (2019).

Câu 2. Tài nguyên đất của nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Đất phù sa và đất feralit chiếm diện tích lớn nhất.

B. Đất cát ven biển và đất mặn chiếm diện tích lớn nhất.

C. Đất phù sa và đất feralit chiếm diện tích nhỏ nhất.

D. Đất cát ven biển và đất mặn chiếm diện tích nhỏ nhất.

Đáp án: A

Giải thích: Tài nguyên đất nước ta đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit.

Câu 3. Khí hậu phân hóa đa dạng giúp ngành nông nghiệp nước ta

A. phát triển độc canh cây lúa nước.

B. phát triển được tất cả các loại cây của đới lạnh.

C. chỉ phát triển được những loại cây nhiệt đới.

D. phát triển các loại cây miền cận nhiệt, ôn đới và nhiệt đới.

Đáp án: D

Giải thích: Khí hậu nước ta phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao -> tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Câu 4. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta là

A. Xây dựng hệ thống đê điều.

B. Phát triển hệ thống thủy lợi, hồ chứa.

C. Trồng rừng.

D.Trồng các giống cây chịu hạn, ưa đất khô.

Đáp án: B

Giải thích: Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta là phát triển hệ thống thủy lợi, hồ chứa để trữ nước trong mùa mưa và cung cấp nước tưới trong mùa khô.

Câu 5. Hiện nay nhà nước đang khuyến khích

A. khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp.

B. phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.

C. đưa nông dân vào làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp.

D.tăng cường độc canh cây lúa nước để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện nay nhà nước đang khuyến khích phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.

Câu 6. Điều kiện kinh tế - xã hội nào đóng vai trò chính thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

A. Chính sách phát triển nông nghiệp.

B. Dân cư – lao động.

C. Thị trường tiêu thụ.

D. Cơ sở vật chất – kĩ thuật.

Đáp án: C

Giải thích:

Thị trường đóng vai trò chính trong quá trình thúc đẩy chuyên môn hóa và thâm canh nông nghiệp ở nước ta, cụ thể là:

- Nông sản nước ta chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường các nước và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sức mua thị trường lớn và gia tăng ổn định sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh và ổn định phát triển các vùng chuyên canh, thâm canh trong nông nghiệp (vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, thâm canh lúa nước….).

- Ngược lại thị trường biến động, giá cả thay đổi cũng tác động xấu đến sự phát triển của các cây công nghiệp -> sản xuất thất thu và không phát triển, hạn chế quá trình đẩy mạnh và mở rộng các mô hình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp.

Câu hỏi TH

Câu 7. Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là

A. đất phù sa, đất feralit.

B. đất mặn, đất mùn núi cao.

C. đất badan, đất cát ven biển.

D. đất mùn thô, đất xám phù sa cổ.

Đáp án: A

Giải thích: Tài nguyên đất nước ta đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit.

Câu 8. Ngành công nghiệp chế biến có vai trò gì đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta?

A. Tăng sức cạnh tranh hàng nông sản.

B.Thay đổi cơ cấu mùa vụ.

C. Làm giảm hiệu quả sản xuất.

D. Thu hẹp các vùng chuyên canh.

Đáp án: A

Giải thích: Công nghiệp chế biến nước ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu của ngành nông nghiệp vì vậy sẽ giúp ổn định và phát triển các vùng chuyên canh, việc áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ vào quy trình sản xuất, chế biến sẽ tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị, nâng cao chất lượng nông sản => nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh hàng nông sản.

Câu 9. Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì

A. tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.

B. nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.

D. lượng mưa phân bố không đều trong năm .

Đáp án: C

Giải thích: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.

Câu 10. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê hàng đầu nước ta là vì

A. có nhiều diện tích đất phù sa phù hợp với cây cà phê.

B. có nguồn nước ẩm rất phong phú.

C. có độ cao lớn nên khí hậu mát mẻ.

D. có nhiều diện tích đất feralit rất thích hợp với cây cà phê.

Đáp án: D

Giải thích: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê hàng đầu nước ta là vì có nhiều diện tích đất feralit rất thích hợp với cây cà phê.

Câu 11. Trong những năm gần đây, diện tích một số cây trồng bị thu hẹp vì

A. diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.

B. nhà nước chủ trương giảm trồng trọt tăng chăn nuôi.

C. lao động ở nông thôn bỏ ra thành thị để kiếm sống.

D. biến động thị trường đặc biệt là thị trường thế giới.

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm gần đây, diện tích một số cây trồng bị thu hẹp vì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.

Câu 12. Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta trên diện rộng

A. động đất

B. sương muối , giá rét

C. bão lũ, hạn hán, sâu bệnh .

D. lũ quét.

Đáp án: C

Giải thích: Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta trên diện rộng bão lũ, hạn hán, sâu bệnh.

Câu hỏi VD

Câu 13. Cho bảng số liệu :
Sản lượng thủy hải sản 2000(đơn vị tấn)

Sản lượng

Cả nước

Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng sản lượng

2250499

1169060

Tỉ trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước là :

A. 50%

B. 51%

C. 51,9 %

D. 52 %.

Đáp án: C

Giải thích: Áp dụng công thức ta có kết quả là 51,9 %

Câu 14. Vùng nông nghiệp nào sau đây của nước ta chịu thiệt hại nặng nề nhất do bão gây ra

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Bão nước ta hoạt động với tần suất nhiều nhất và cường độ lớn nhất ở vùng duyên hải Bắc Trung Bộ (bão mạnh nhất vào tháng 9 – 10) => Bão kèm theo mưa to gió lớn gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

Câu 15. Vùng nông nghiệp nào sau đây của nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của tình trạng rét đậm, rét hại?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Bắc Trung Bộ

Đáp án: C

Giải thích: Vào mùa đông, khu vực Đông Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta. Gió mùa Đông Bắc yếu dần khi thổi vào Nam và chỉ tác động đến các khu vực nằm ở phía Bắc dãy Bạch Mã.

Câu 16. Tài nguyên nào được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp?

A. Đất trồng.

B. Khí hậu.

C. Nguồn nước.

D. Sinh vật.

Đáp án: A

Giải thích: Đất trồng được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp.

Câu 17. Nhân tố tự nhiên nào có vai trò quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp?

A. Đất trồng.

B. Khí hậu.

C. Nguồn nước.

D. Sinh vật.

Đáp án: A

Giải thích: Đất trồng được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp. Các yếu tố như khí hậu, nguồn nước và sinh vật là nhân tố tác động đến sự phát triển và phân bố của nông nghiệp.

Câu 18. Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là

A. đất phù sa, đất feralit.

B. đất mặn, đấy mùn núi cao.

C. đất badan, đất cát ven biển.

D. đất mùn thô, đất xám phù sa cổ.

Đáp án: A

Giải thích: Tài nguyên đất nước ta đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit.

Câu 19. Tài nguyên đất của nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Đất phù sa và đất feralit chiếm diện tích lớn nhất.

B. Đất cát ven biển và đất mặn chiếm diện tích lớn nhất.

C. Đất phù sa và đất feralit chiếm diện tích nhỏ nhất.

D. Đất cát ven biển và đất mặn chiếm diện tích nhỏ nhất.

Đáp án: A

Giải thích: Tài nguyên đất nước ta đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit.

Câu 20. Ở nước ta đất feralit thích hợp nhất để trồng:

A. cây công nghiệp lâu năm.

B. cây rau đậu.

C. hoa màu.

D. cây lương thực.

Đáp án: A

Giải thích: Đất feralit thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.

Câu 21: Ở nước ta đất phù sa thích hợp nhất để trồng

A. cây công nghiệp lâu năm.

B. cây ăn quả.

C. cây lúa nước.

D. cây công nghiệp hàng năm.

Đáp án: C

Giải thích: Đất phù sa thích hợp để trồng lúa nước và một số cây ngắn ngày.

Câu 22: Đất phù sa ở nước ta phân bố tập trung ở các vùng:

A. đồi trung du.

B. bán bình nguyên.

C. đồng bằng.

D. sơn nguyên đá vôi.

Đáp án: C

Giải thích: Đất phù sa nước ta phân bố tập trung tại các vùng đồng bằng

Câu 23: Đất feralit ở nước ta phân bố tập trung ở các vùng

A. đồng bằng.

B. trung du, miền núi.

C. ven biển.

D. bán bình nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: Đất feralit của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi.

Câu 24: Nước ta trồng nhiều loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới và do

A. gió mùa hoạt động mạnh.

B. khí hậu phân hóa đa dạng.

C. nguồn nhiệt, ẩm dồi dào.

D. mùa khô kéo dài sâu sắc.

Đáp án: B

Giải thích: Khí hậu nước ta phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao -> tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Câu 25: Khí hậu phân hóa đa dạng giúp ngành nông nghiệp nước ta

A. phát triển độc canh cây lúa nước.

B. phát triển được tất cả các loại cây của đới lạnh.

C. chỉ phát triển được những loại cây nhiệt đới.

D. phát triển các loại cây miền cận nhiệt, ôn đới và nhiệt đới.

Đáp án: D

Giải thích: Khí hậu nước ta phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao -> tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Câu 26: Tài nguyên nào được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp?

A. Đất trồng.

B. Khí hậu.

C. Nguồn nước.

D. Sinh vật.

Đáp án: A

Giải thích: Đất trồng được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp.

Câu 27: Nhân tố tự nhiên nào có vai trò quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp?

A. Đất trồng.

B. Khí hậu.

C. Nguồn nước.

D. Sinh vật.

Đáp án: A

Giải thích: Đất trồng được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp. Các yếu tố như khí hậu, nguồn nước và sinh vật là nhân tố tác động đến sự phát triển và phân bố của nông nghiệp.

Câu 28: Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là

A. Đất phù sa, đất feralit.

B. Đất mặn, đấy mùn núi cao.

C. Đất badan, đất cát ven biển.

D. Đất mùn thô, đất xám phù sa cổ.

Đáp án: A

Giải thích: Tài nguyên đất nước ta đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit.

Câu 29: Tài nguyên đất của nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Đất phù sa và đất feralit chiếm diện tích lớn nhất.

B. Đất cát ven biển và đất mặn chiếm diện tích lớn nhất.

C. Đất phù sa và đất feralit chiếm diện tích nhỏ nhất.

D. Đất cát ven biển và đất mặn chiếm diện tích nhỏ nhất.

Đáp án: A

Giải thích: Tài nguyên đất nước ta đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit.

Câu 30: Thế mạnh nổi bật về lao động của nước ta là

A. Nhiều kinh nghiệm sản xuất.

B. Trình độ khoa học – kĩ thuật cao.

C. Lao động có chuyên môn cao.

D. Dễ thích ứng với cơ chế thị trường.

Đáp án: A

Giải thích: Người lao động nước ta giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo.

Câu 31: Đâu không phải đặc điểm của nguồn lao động nước ta?

A. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

B. Đông và tăng nhanh.

C. Cần cù, chịu khó và sáng tạo.

D. Trình độ khoa học – kĩ thuật cao.

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn lao động của nước ta đông và tăng nhanh, giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo. Tuy nhiên, chất lượng lao động còn thấp, trình độ khoa học – kĩ thuật còn nhiều hạn chế.

Câu 32: Khó khăn nào của thị trường ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp nước ta?

A. Nhu cầu về nông sản ngày càng tăng.

B. Thị trường ngày càng được mở rộng.

C. Sự bất ổn của thị trường xuất khẩu.

D. Mở rộng buôn bán với nhiều nước.

Đáp án: C

Giải thích: Sự biến động của thị trường xuất khẩu sẽ làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.

Câu 33: Đâu không phải khó khăn của thị trường đối với ngành nông nghiệp nước ta?

A. Sự bất ổn của thị trường xuất khẩu.

B. Sức mua của thị trường trong nước hạn chế.

C. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường quốc tế.

D. Nhu cầu của thị trường ngày càng tăng.

Đáp án: D

Giải thích: Nhu cầu của thị trường ngày càng tăng có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp vì nó giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Câu 34: Sông ngòi nước ta thường gây khó khăn gì cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng?

A. Lũ lụt.

B.Sương muối.

C. Rét hại.

D. Sạt lở đất.

Đáp án: A

Giải thích: Vào mùa mưa mực nước sông ngòi dâng cao thường gây lũ lụt, ngập úng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng.

Câu 35: Đặc điểm nào của sông ngòi là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô cho sản xuất nông nghiệp?

A. Sông ngòi nhiều nước.

B. Chủ yếu là sông ngắn và dốc.

C. Chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.

D. Chế độ nước phụ thuộc vào mùa của khí hậu.

Đáp án: D

Giải thích: Chế độ sông ngòi phụ thuộc chặt chẽ vào mùa của khí hậu. Mùa lũ trùng với mùa mưa và mùa cạn trùng với mùa khô. Vào mùa khô, lượng mưa giảm thấp, nguồn nước cung cấp cho các sông giảm đi, mực nước sông hạ thấp gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ có đáp án

1 1550 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: