TOP 8 mẫu Nghị luận xã hội về nghề dạy học (2023) SIÊU HAY

Nghị luận xã hội về nghề dạy học lớp 11 gồm dàn ý và 8 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 916 lượt xem


Nghị luận xã hội về nghề dạy học - Ngữ văn 11

Dàn ý Nghị luận xã hội về nghề dạy học

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: nghề dạy học.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Nghề dạy học: từ dùng để chỉ những người vai trò là thầy cô giáo những người cầm cân nảy mực, dạy dỗ những thế hệ học sinh trẻ tuổi thành những con người tài giỏi, trí tuệ, đạo đức để cống hiến những điều tốt nhất cho đất nước.

Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, quan trọng nhất trong những nghề quan trọng vì đó là nơi hình thành con người cả về trí tuệ, nhân cách và là tiền đề để hình thành nên xã hội.

b. Phân tích

Nghề giáo trong bất cứ thời đại nào đều cũng quan trọng với cuộc sống con người. Để làm một người giáo thì dễ nhưng để trở thành một người nhà giáo tài năng, đức độ thì không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực.

Nghề dạy học là một nghề vinh quang, do đó để trở thành một người thầy giáo chân chính, người thầy phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình.

Nghề dạy học đâu chỉ là kiến thức, chuyên môn là đủ. Nghề dạy học cũng cần đến một tâm huyết, một sự yêu nghề, trăn trở với nghề. Nghề giáo không có được cái giàu về vật chất nhưng bù đắp những cái quý giá thiêng liêng mà các nghề khác không dễ gì có.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những thầy giáo, cô giáo có những cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự phát triển của xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn trong cuộc sống hiện nay đó là có nhiều thầy cô giáo chưa làm tròn trách nhiệm cao cả của mình, chưa đủ kiến thức, trình độ lèo lái con thuyền tri thức, chưa thực sự tận tâm với công việc. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người học sinh sau khi trưởng thành đã quên đi ơn đức, công lao to lớn của thầy cô mình,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: nghề dạy học.

Nghị luận vai trò của người thầy (5 mẫu) - Văn 9

Nghị luận xã hội về nghề dạy học (Mẫu 1)

Con người muốn trở nên thành công, tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội thì trước hết cần phải học tập những điều hay lẽ phải từ trong sách vở ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và những người thầy là nghề dạy học đóng góp vai trò không hề nhỏ trong việc dìu dắt thế hệ trẻ nên người. Nghề dạy học là cụm từ dùng để chỉ những người vai trò là thầy cô giáo những người cầm cân nảy mực, dạy dỗ những thế hệ học sinh trẻ tuổi thành những con người tài giỏi, trí tuệ, đạo đức để cống hiến những điều tốt nhất cho đất nước. Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, quan trọng nhất trong những nghề quan trọng vì đó là nơi hình thành con người cả về trí tuệ, nhân cách và là tiền đề để hình thành nên xã hội. Nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua, nước nhà phát triển tốt đẹp được như hiện nay chính là nhờ vào công lao to lớn của bao thế hệ thầy cô - những người lái đò thầm lặng. Người giáo viên vẫn thầm lặng chứng kiến sự trưởng thành của mỗi em học sinh, qua mỗi năm học là mỗi sự thay đổi từ các em và đó cũng là niềm an ủi cho mỗi thầy cô khi chứng kiến học trò của mình ngày càng lớn hơn. Để trở thành một người thầy cô giáo chân chính, người thầy phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình, cập nhật những kiến thức mới mẻ, hữu ích để truyền đại lại với các em học sinh và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức, mẫu mực để các em học sinh có thể noi gương theo. Bên cạnh phần lớn những nhà giáo tâm huyết với nghề, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên đã vì lợi ích trước mắt, vì những toan tính cá nhân gây không ít sự bất bình trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến uy tín, đạo đức người thầy,... Những trường hợp này thật đáng chỉ trích và cần xem xét lại tư tưởng sống của chính mình. Hiểu được vai trò, công lao to lớn của thầy cô, mỗi người học sinh chúng ta cần biết lễ phép, tôn trọng và yêu quý thầy cô của mình, nỗ lực học tập, trau dồi những kiến thức quý báu mà thầy cô truyền đạt lại để hoàn thiện mình hơn. Những bạn có niềm đam mê làm nghề dạy học ở tương lai thì cân lấy thầy cô mình làm tấm gương, nỗ lực rèn luyện cả đạo đức và tri thức để sau này trở thành một nhà giáo vừa có tài, vừa có đức. Nghề dạy học quan trọng là thế, cao đẹp là thế nên mỗi người cần biết trân trọng thầy cô của mình và nỗ lực học tập, tri ân thầy cô để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về nghề dạy học (Mẫu 2)

Chúng ta ai rồi cũng sẽ phải trưởng thành, chọn cho mình những lối đi riêng; hãy lắng nghe con tim mình, lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp mà bản thân mình yêu thích. Mỗi nghề nghiệp lại có vai trò và tầm quan trọng riêng. Một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý mà ta phải kể đến chính là nghề dạy học. Nghề dạy học là từ dùng để chỉ những người vai trò là thầy cô giáo những người cầm cân nảy mực, dạy dỗ những thế hệ học sinh trẻ tuổi thành những con người tài giỏi, trí tuệ, đạo đức để cống hiến những điều tốt nhất cho đất nước. Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, quan trọng nhất trong những nghề quan trọng vì đó là nơi hình thành con người cả về trí tuệ, nhân cách và là tiền đề để hình thành nên xã hội. Nghề giáo trong bất cứ thời đại nào đều cũng quan trọng với cuộc sống con người. Để làm một người giáo thì dễ nhưng để trở thành một người nhà giáo tài năng, đức độ thì không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực. Nghề dạy học là một nghề vinh quang, do đó để trở thành một người thầy giáo chân chính, người thầy phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình. Nghề dạy học đâu chỉ là kiến thức, chuyên môn là đủ. Nghề dạy học cũng cần đến một tâm huyết, một sự yêu nghề, trăn trở với nghề. Nghề giáo không có được cái giàu về vật chất nhưng bù đắp những cái quý giá thiêng liêng mà các nghề khác không dễ gì có. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn trong cuộc sống hiện nay đó là có nhiều thầy cô giáo chưa làm tròn trách nhiệm cao cả của mình, chưa đủ kiến thức, trình độ lèo lái con thuyền tri thức, chưa thực sự tận tâm với công việc. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người học sinh sau khi trưởng thành đã quên đi ơn đức, công lao to lớn của thầy cô mình,… Những người này thật đáng chê trách. Những người thầy trong xã hội này dù đã, đang và sẽ tiếp tục sự nghiệp của mình đều đáng quý, đáng trân trọng và tôn vinh. Hãy chung tay xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh để gây dựng một tươi lai vững mạnh cho thế hệ mai sau.

Nhớ mãi một người thầy - Báo Đắk Lắk điện tử

Nghị luận xã hội về nghề dạy học (Mẫu 3)

Biết bao nghề nghiệp đang tồn tại và phát triển trong xã hội. Chúng ta quý trọng tất cả mọi nghề nhưng cũng rất tự hào và vinh dự với nghề dạy học!

Bởi vì dạy học không bao giờ là một nghề tầm thường, hoặc là một kế sinh nhai mà là một “Thiên chức đam mê”. Mac xim Gooc Ki đã viết “Tiền đồ trẻ em và nhân dân đều nằm trong tay thầy giáo, đều nằm trong trái tim cao quý của thầy giáo”.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng đã từng dạy bảo: “Những thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh. Nếu không có thầy giáo để dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng được xã hội chủ nghĩa?”.

Do đó thầy giáo là người “vừa dạy chữ, vừa dạy người”, nên họ phải có kiến thức chắc, tay nghề vững, có đạo đức phẩm chất trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo.

Nghề giáo là một trong nghề kỳ diệu. Ở đó, năm này qua năm khác người thầy tự nhân mình lên qua các học trò của mình. Người thầy giáo cũng tự nhân mình lên gieo vào tâm hồn, trí tuệ của học sinh những tri thức cao quý, những phẩm chất tốt đẹp của mình và không có gì cao cả hơn sứ mệnh đó!

Lao động của thầy giáo có giá trị cao đẹp ở chỗ là tạo ra cho con người có ích cho cuộc đời. Dù ở địa vị nào trong xã hội, dù làm gì đi nữa thì con người luôn tưởng nhớ đến những người thầy đáng kính, đến những ngôi trường thương yêu của mình đã từng học tập qua thời niên thiếu với một tình cảm tốt đẹp và lòng biết ơn sâu nặng nhất.

Vì vậy, không có lao động nào mà những sai lầm, thiếu sót lại dự đến những hậu quả to lớn như nghề thầy giáo! Do đó xã hội và ngày bản thân nghề nghiệp cũng yêu cầu rất nghiêm khắc đối với nghề thầy giáo. Thiếu nhân cách người thầy, không đủ phẩm chất, giá trị của nghề giáo thì những chân lý đẹp đẽ có thể trở nên tai hại trước con mắt của học sinh. Đối với thầy giáo, trong sáng về mặt đạo đức quan trọng biết chừng nào!

Đã chọn nghề thầy giáo là chấp nhận sự thiệt thòi và hi sinh, đôi khi là sự phũ phàng của cuộc sống, nên người thầy còn phải giàu lòng vị tha, cao thường thì mới có thể tồn tại trong nghề được, mới là “kỹ sư tâm hồn” được.

Thực trạng xã hội, cơ chế thị trường có những mặt tốt, mặt xấu của nó chi phối mọi mặt trong đời sống mỗi con người, trong đó có người thầy. Do vậy, hơn ai hết người thầy phải thực sự cảnh giác.

Thật bất hạnh thay cho những ai quên đi quá khứ, quên đi câu nói của cả dân tộc: “Không thầy đố mày làm nên”.

Riêng tôi, tôi xin lấy những câu thơ của một người thầy đáng kính đã từng đọc cho chúng tôi nghe vào dịp 20-11 của năm nào để làm hướng sống và tự an ủi mình:

“Ai bảo lớn khôn chim rời tổ

Chim bay đi trơ lại những cành cây

Thì tôi bảo chính niềm vui tôi ở đó

Từ đây chim vạn hướng tung bay”

Cuối cùng kính xin gửi đến lòng biết ơn vô hạn của người viết bài này đến thầy cô cũ đáng kính của tôi, đến những ngôi trường thân thường mà tôi đã từng miệt mài sách vở của một thời thơ ấu đã qua, trong số đó ngôi trường THPT Quế Sơn là nơi đáng nhớ nhất của đời tôi.

Nghị luận xã hội về nghề dạy học (Mẫu 4)

Ngay từ thuở còn là cô học trò nhỏ, tôi đã mơ ước sau này được trở thành cô giáo đứng trên bục giảng. Và sau bao nhiêu năm miệt mài học tập và rèn luyện, tôi đã trở thành một cô giáo dạy môn Ngữ Văn dưới mái trường THPT Phúc Yên mến yêu.

Ngay từ thuở còn là cô học trò nhỏ, tôi đã mơ ước sau này được trở thành cô giáo đứng trên bục giảng. Và sau bao nhiêu năm miệt mài học tập và rèn luyện, tôi đã trở thành một cô giáo dạy môn Ngữ Văn dưới mái trường THPT Phúc Yên mến yêu. Với tôi, cũng như suy nghĩ của mọi người, nghề giáo luôn là một nghề cao quý.

Không thầy đố mày làm nên- câu phương ngôn của người Việt Nam đã được truyền từ đời này sang đời khác. Câu phương ngôn ấy nói lên tầm quan trọng của nhà giáo trong việc truyền thụ kiến thức, giáo dục nhân cách cho học sinh và cũng nhắc nhở mọi người phải Tôn sư trọng đạo.

Từ thời xa xưa, truyền thống Tôn sư trọng đạo đã là một truyền thống tốt đẹp được nhân dân Việt Nam đề cao, yêu quý và gìn giữ. Bác Hồ đã khẳng định: Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.

Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng phát biểu: Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo.

Chính vì tinh thần hiếu học, vì yêu cái chữ mà người dân Việt Nam chúng ta quý trọng vô cùng những người làm nghề dạy học. Nhân dân tôn vinh, yêu mến gọi người thầy là Người giáo viên nhân dân, Người Kĩ sư tâm hồn. Bởi với người thầy giáo, dạy học không chỉ là dạy chữ mà còn dạy cho học trò đạo lí làm người. Địa vị, vai trò của người thầy luôn được người đời tôn quý, đạo thầy trò luôn được giữ gìn, khắc ghi.

Ngày xưa, trong kho tàng tục ngữ, ca dao nhân dân ta đã dành cho người thầy những tình cảm đặc biệt ưu ái, tôn kính thiêng liêng:

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

- Không thầy đố mày làm nên.

- Trọng thầy mới được làm thầy.

Điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn và nó đã đi vào lời ru của các Bà, các Mẹ: “À ơi…! Qua sông thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy! .

Trong văn học nghệ thuật ngày nay đã có không ít tác phẩm hay viết về hình ảnh người thầy. Là học sinh, hẳn ai cũng đã thuộc lòng những câu thơ - câu hát đằm thắm, thiết tha trong bài thơ Bụi phấn (thơ: Lê Văn Lộc – nhạc: Vũ Hoàng): Khi thầy viết bảng/ Bụi phấn rơi rơi/ Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng/ Có hạt bụi nào vương trên tóc thầy…. Nhưng trong số rất nhiều những bài thơ hay viết về người thầy giáo, tôi thích nhất, tâm đắc nhất những câu thơ của nhà thơ Xuân Định:

Bao lữ khách đi về trên bến vắng

Người sang sông, ai nhớ bến sông đời

Từng dòng chữ suốt một đời lặng lẽ,

Mãi âm thầm như bụi phấn rơi rơi…

Mọi người thường hay ví người thầy giáo như người lái đò chở khách sang sông. Khách lên bờ có mấy ai ngoảnh lại, chỉ có người lái đò vẫn dõi trông theo. Tôi lại nghĩ khác. Trên bến sông đời, lữ khách có thể chẳng mấy ai nhớ đến người lái đò nhưng trên bến sông tri thức thì con người dễ mấy ai quên, bởi lẽ những tri thức do người thầy giáo mang lại cho học sinh sẽ trở thành hành trang để các em mang theo suốt cả cuộc đời mình. Các em sẽ không quên hình ảnh người thầy, bởi lẽ, người thầy giáo không chỉ đơn thuần là người truyền đạt tri thức, trí tuệ mà còn đem đến cho học sinh những niềm vui, tình thương yêu và kĩ năng sống. Thử hỏi có nghề nghiệp nào vinh dự, tự hào, hạnh phúc như nghề dạy học không?

Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua, mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến tri thức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗi người thầy.

Nghề dạy học là một nghề vinh quang, do đó để trở thành một người thầy giáo chân chính, người thầy phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức. Nghề dạy học đòi hỏi người đứng trên bục giảng phải có bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức mình cống hiến cho những thế hệ tương lai của đất nước. Một nghề nghiệp mà cho dù hoàn cảnh, cuộc sống chung có khó khăn hay cuộc đời riêng nhiều trắc trở, cũng chẳng ai cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò.

Dạy học là một nghề khó và đôi khi đem lại cho ta sự mệt mỏi. Đôi khi nó còn là một sự chán nản, bởi vẫn còn đâu đây những học sinh lười học hay hỗn láo. Nhưng đó chỉ là những nỗi buồn thoáng qua bởi quanh chúng ta có rất nhiều sự tin yêu, kính trọng của các thế hệ học trò. Ta có thể bắt gặp học trò của ta khắp nơi, với những ánh mắt sáng lấp lánh, những nụ cười tươi và những vòng tay lễ phép cúi xuống: “Em chào cô ạ!”. Ta lại có cảm giác tự hào, hạnh phúc vì thấy mình vẫn còn quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Ta lại thấy yêu thêm nghề dạy học ta đã chọn. Bạn có nghĩ như thế không?.

Người thầy đầu tiên - Báo Cần Thơ Online

Nghị luận xã hội về nghề dạy học (Mẫu 5)

Nếu học tập chịu thương chịu khó, ta có thể có cái nghề nuôi sống bản thân. Nhưng có nghề "đẹp'' trong mắt người đâu phải dễ. Muốn ''đẹp'' ta phải có lòng yêu nghề và say mê với nghề. Để đứng vững được, có khi người ta đánh đổi cả cuộc đời mình, đánh đổi cả sự hy sinh: Tâm và trí.

Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý- lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nghĩa là dưới ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề nào cao quý hơn nghề dạy học. Nếu một số nghề, khi một sản phẩm làm ra chưa đẹp chưa chất lượng, ta có thể làm lại. Nhưng với nghề giáo, sản phẩm đào tạo ra là con người, mà nói đến con người thì khó lắm. Nếu không vững chí, vững tâm thì khó có thể dạy được một sơ suất nhỏ nông nổi nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường cho cả một thế hệ.

Nghề dạy học quả là vinh dự mà cũng thật là khó khăn. Người thầy giáo dạy học trò của mình đâu phải chỉ có dạy kiến thức,quan trọng hơn là dạy làm người. Phải ứng xử với học trò như với chính mình, đặt mình vào vị trí học trò mà dạy dỗ. Cái khó của dạy học là tác động vào con người vào tâm trí. Thầy phải yêu trò như con mình, người thầy làm sao cố gắng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Tìm hiểu các em đang nghĩ gì, đang vui gì, và đang mơ ước những gì...Nghề dạy học nhiều khi dạy những điều chưa có trong sách vở hay giáo án.

Ai dám khẳng định nghề này nhàn nhã? Nhưng nếu ai đó có hỏi là bạn muốn đổi nghề? Thì tôi trả lời rằng nếu chọn ra một danh sách những ai yêu nghề nhất thế gian này là tôi và các bạn. Bởi ngày lại ngày lại ngày bước chân lên bục giảng trong tôi có thêm hạnh phúc và niềm vui mới. Những khám phá mới mẻ từ bài giảng, ánh mắt say mê háo hức từ tâm hồn trong trắng của học trò, đó chẳng phải là hạnh phúc của người thầy hay sao. Ai biết được cái điều kì diệu thú vị qua những giờ lên lớp: hạnh phúc dỗi hờn lại yêu thương.

Nghề dạy học đâu chỉ là kiến thức, chuyên môn là đủ. Nghề dạy học cần đến chuyên môn là đủ, nghề dạy học cần đến kĩ thuật, nghệ thuật sư phạm tuyệt khéo và hơn hết là phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, trăn trở với nghề. Nghề giáo không có được cái giàu về vật chất nhưng bù đắp những cái quý giá thiêng liêng mà các nghề khác không dễ gì có.

Nghị luận xã hội về nghề dạy học (Mẫu 6)

Mỗi người có một con đường riêng, một cuộc sống riêng. Không nghề nào giống nghề nào cả, người thì làm việc với máy móc, người làm việc với công trường, súng đạn...Nhưng có những người suốt cuộc đời làm việc với viên phấn trắng.

Viên phấn trắng hướng cuộc đời đi thẳng, mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim. “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Cômexki cũng từng phát biểu: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào ưu việt bằng nghề dạy học”. Điều đó đã phần nào nói lên vai trò vô cùng quan trọng của nghề dạy học trong xã hội xưa và nay. Và các thầy cô – những người lái đò qua sông gánh trên vai trách nhiệm nặng nề mà xã hội giao phó. Thầy cô thay cha mẹ chúng ta truyền đạt những tri thức, những kinh nghiệm sống để mai sau chúng ta sẽ trở thành người có ích cho xã hội.

Với trọng trách cao cả đó, người thầy đã và đang phấn đấu không ngừng cả hai mặt: Đức và tài, đạo đức cao đẹp, cái tâm trong sáng là cái gốc của mỗi người, nhất là đối với người thầy. Bác hồ dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Khi bàn về phẩm chất của người thầy, Bác luôn căn dặn: “Thật thà yêu nghề mình”, giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín của nhà giáo, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần hợp tác. Trước hết là phải thương yêu tôn trọng và đối xử công bằng đối với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, phải yêu thương những em con gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, những em bị khuyết tật và những em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Tình yêu đó phải tạo thành sức mạnh tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạo đức người thầy, rèn luyện sức khỏe. Không thể có người thầy tốt mà luôn nghĩ đến dạy thêm, đến thương mại hóa… gây bất lợi cho học sinh mà phải dạy đúng dạy đủ nội dung kiến thức, không xuyên tạc nội dung giáo dục trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.

Người thầy giáo phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư để trở thành một nhà giáo cộng sản chân chính. Có như vậy mới đào tạo được thế hệ trẻ “vừa hồng, vừa chuyên”.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự giao lưu giữa các dân tộc trở nên dễ dàng hơn, những thói hư, tật xấu của thế giới cũng lan tràn mạnh mẽ. Rồi đồng tiền – một trong những yếu tố làm nhạt chân lý, nó đã làm cho tình thầy trò không được như xưa nữa. Bên cạnh phần lớn những nhà giáo tâm huyết với nghề, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên đã vì lợi ích trước mắt, vì những toan tính cá nhân gây không ít sự lo lắng bất bình trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến uy tín, đạo đức người thầy, đó là chuyện học giả bằng thật, dạy thêm để làm giàu không chính đáng. Trong năm học 2006 – 2007 nổi lên một số vụ việc Giáo viên có những hành vi vi phạm đạo đức gây xôn xao dư luận như: Bắt học sinh tát bạn, bắt học sinh quỳ gối trên bục giảng suốt cả buổi học…

Như vậy đạo đức Nhà giáo phải hội đủ đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp cộng với cái tâm trong sáng của người thầy. Điển hình về phẩm chất đạo đức cao đẹp đó là Nhà giáo Chu Văn An, Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm… Những người đã đào tạo lớp lớp học trò thành danh có tài năng trí lực xây dựng đất nước. Đó là những hình mẫu về đạo đức Nhà giáo lưu truyền cho muôn thế hệ noi theo và được xã hội tôn vinh quý trọng.

Trong bối cảnh chung của cả nước đang tiến hành “cải cách giáo dục”, mỗi thầy cô, ngoài nhiệm vụ không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức để góp phần vào công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà, đưa Việt Nam vững vàng trên các bước đường hội nhập vào khu vực và quốc tế. Hàng năm, khi đến Ngày Nhà Giáo Việt Nam, chúng ta vẫn thường nhắc đến những tấm gương của nhiều nhà giáo đã thầm lặng hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người. Chúng em, những sinh viên của thế hệ trẻ hôm nay cũng sẽ cố gắng rèn luyện mình thật tốt để đưa non sông Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu. trên đây là chia sẻ của em, mong rằng khi đọc bài này, mỗi thầy cô cũng sẽ có những suy nghĩ riêng về vấn đề “Đạo đức nhà giáo”, để chọn cho mình một cách sống ý nghĩa nhất, để giữ mãi tâm hồn trong sáng tươi thắm như màu mực đỏ thắm tươi đặc trưng của nghề giáo, xứng đáng với danh xưng cao quí “kỹ sư tâm hồn” đã được người đời dành tặng.

Nghị luận xã hội về nghề dạy học (Mẫu 7)

Dù bạn là ai, bạn đều có quyền mơ ước về công việc tương lai của mình. Tôi cũng có một ước mơ như vậy. Đó là mong muốn được trở thành một giáo viên. Chỉ cần nghĩ đến điều đó thôi, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc rồi.Bạn bè tôi thắc mắc rằng: “Tại sao cậu lại chọn nghề giáo viên?”. Tôi mỉm cười. Tôi lựa chọn công việc này, bởi vì tôi yêu lũ trẻ rất nhiều. Tôi muốn được chăm sóc chúng, dạy chúng cách đọc, cách viết, cách lắng nghe và chỉ cho chúng những điều tươi đẹp trong cuộc sống.Việc dạy học cũng như trồng một cái cây, cần phải kiên nhẫn, cẩn thận và có niềm đam mê. Và một trong những lý do quan trọng khiến tôi lựa chọn công việc này là vì đó là giấc mơ của cha mẹ tôi. Họ hy vọng tôi sẽ thực hiện ước mơ của họ.Ở Việt Nam, lương giáo viên khá thấp nhưng tôi vẫn muốn trở thành giáo viên, đơn giản là tôi yêu công việc này và tôi tin vào tình yêu cũng như niềm đam mê của mình dành cho nghề giáo viên. Trong tương lai, tôi sẽ trở thành một giáo viên tốt. Còn bây giờ, tôi đang cố gắng hết mình để hoàn thành chương trình đại học để biến giấc mơ của mình thành sự thật.

Nghị luận xã hội về nghề dạy học (Mẫu 8)

Từ xa xưa, người ta đã nói rằng “Không thầy đố mày làm nên”. “Thầy” ở thời đại trước đây là những ông giáo làng có kinh nghiệm, được học nhiều chữ và dạy lại cho người người chưa biết chữ. Khi xã hội càng tiến bộ, “Thầy” là những người làm trong lĩnh vực giáo dục, hoặc người có kinh nghiệm, họ là những người thầy, người cô hướng dẫn các em tiếp cận kiến thức, kỹ năng, chỉ bảo các em học cách làm người,…

Với sự yêu mến và tin tưởng như thế nên trọng trách người người “Thầy” vì thế cũng tăng lên bội phần. Trong phạm vi hẹp hơn, tôi muốn nói đến người giáo viên, những người đứng trên bục giảng ngày ngày dạy cho chúng ta những điều mới, điều hay. Giáo viên đã trở thành một nghề cao quý và được kính trọng tin yêu bởi đây là một nghề mà sản phẩm tạo ra là những con người có đạo đức và phẩm chất.

Muốn trở thành một người tốt, có ích cho xã hội, thì bất kỳ ai cũng phải đi học để được truyền dạy kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng và tu dưỡng đạo đức. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam có tinh thần hiếu học từ xưa, vì muốn thoát khỏi giặc dốt, vì trân trọng cái chữ mà dân ta vô cùng yêu quý người Thầy, bởi vậy mới có câu “Tôn sư trọng đạo”.

Dân gian thường ví người thầy như người lái đò, mỗi đợt khách sang sông là mỗi lứa học sinh trưởng thành từ dòng sông tri thức. Người giáo viên vẫn thầm lặng chứng kiến sự trưởng thành của mỗi em học sinh, qua mỗi năm học là mỗi sự thay đổi từ các em và đó cũng là niềm an ủi cho mỗi thầy cô khi chứng kiến học trò của mình ngày càng trưởng thành.

Tuy vậy, không phải ai khi “qua sông” cũng ngoảnh đầu nhìn lại, có được mấy người trở về thăm hỏi người lái đò ấy nhưng mỗi khi được gặp lại, họ rất vui và tự hào vì được học trò nhớ đến mình, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ an ủi và tăng thêm động lực để bước tiếp trên con đường giáo dục. Thế đấy, niềm vui của mỗi giáo viên rất nhỏ nhoi, chỉ mong mỗi học sinh trưởng thành, trở thành người tốt, có ích cho xã hội là họ đã xem như thành công.

Người ta nói, mỗi thời mỗi khác, nhưng duy có một điều vẫn chưa thể thay đổi đó là “Không thầy đố mày làm nên”. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có một người hướng dẫn, cho nên nói giáo viên ở thời đại hiện nay là một nhân tố quan trọng đào tạo nên nguồn nhân lực có hiệu quả cho sự phát triển của đất nước quả không sai. Muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, do vậy để được đứng trong hàng ngũ giáo viên cao quý ấy đòi hỏi mỗi người phải luôn tự phấn đấu, nâng cao trình độ, rèn luyện nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức, không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức, không được ngại khó mà tự làm mất ý chí bản thân.

Thật sự để tìm được một nghề nào có nhiều đức tính như nghề giáo viên cũng hơi khó. Họ thật sự là những con người có tính nhẫn nại, bản lĩnh và bĩnh tĩnh cao hơn người bình thường. Tôi từng nhìn thấy một giáo viên ngồi phụ đạo cho một học sinh lớp 11 đến 18h, gương mặt người giáo viên ấy rất chăm chú và nhẫn nại giải thích cho em học sinh từng công thức, cho từng ví dụ cụ thể đến khi em ấy hiểu bài mới thôi. Hay nói đến những giáo viên ở miền núi, vùng sâu hay nơi hải đảo, họ sẵn sàng chấp nhận đến và mang con chữ cho các em nhỏ, không đòi hỏi bất cứ điều gì, dù hoàn cảnh nào miễn là có thầy và trò thì nơi đó đều có thể trở thành lớp học.

Giáo viên ở những nơi ấy học cực khổ lắm, thiếu thốn đủ điều, khó khăn trăm bề, nếu nói đường đến trường của những em học sinh vùng cao khó khăn hiểm trở thì đối với giáo viên có thể còn khó khăn hơn nhiều… Những công việc thầm lặng ấy có mấy ai công nhận, cũng không có bất kỳ lợi ích gì cả, nhưng vì trách nhiệm và lòng yêu nghề nên họ bỏ qua hết tất cả để làm việc và cống hiến một cách thầm lặng, dù có khó khăn hay gian khổ, dù có trả giá bằng mồ hôi và nước mắt thì họ vẫn thấy cần thiết và xứng đáng. Tôi thật sự khâm phục họ!

Vinh quang là thế, tự hào là thế nhưng nghề nào cũng có nhiều mặt trái và khó khăn riêng của nó. Với những áp lực và trách nhiệm nghề nghiệp buộc mỗi giáo viên phải tự thân vận động, tự hoàn thiện những công việc được giao mà ít khi nhận được sự hỗ trợ. Cảm giác mệt mỏi và kiệt sức là thường xuyên đối với bất kỳ giáo viên nào khi vừa phải dạy học trên lớp, hoàn thực hiện các công việc chuyên môn, vừa phải tham gia các cuộc họp liên miên, hoàn thành công việc cấp trên giao phó, gặp gỡ phụ huynh học sinh,… nhưng tất cả không làm khó được họ, mọi thứ chỉ thoáng qua và mỗi giáo viên của chúng ta vẫn tiếp tục công việc của mình, tiếp tục trở lại là người đưa đường chỉ lối cho thế hệ học sinh thân yêu.

Không chỉ nói một câu thích là có thể trở thành nhà giáo. Người giáo viên trên hết phải có lòng yêu nghề, phải có lòng nhiệt huyết, có cái tâm và chấp nhận khó khăn mới có thể trở thành người thầy thực thụ.

Đối với sự tiến bộ và đổi mới của nền giáo dục như hiện tại, đòi hỏi những con người được đào tạo vừa có đạo đức vừa năng lực phù hợp với nhu cầu ngày càng đổi mới và năng động của xã hội. Vì thế mà điều cần thiết ở người thầy đó là sự cải tiến, đổi mới, vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại và hơn hết phải luôn coi trọng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, phẩm chất để là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.

1 916 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: