TOP 21 mẫu Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (2023) SIÊU HAY

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu lớp 11 gồm dàn ý và 21 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 5,682 06/06/2023
Tải về


Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu – Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ văn 11 Câu cá mùa thu

Dàn ý Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu

I. Mở bài

- Đôi nét về Nguyễn Khuyến: được mệnh danh là nhà thơ số một về quê hương, làng cảnh Việt Nam

- Bài thơ Câu cá mùa thu là một trong số những bài thơ chữ Nôm tiêu biểu nhất của Nguyễn Khuyến khi viết về quê hương, làng cảnh đó. Bài thơ đem đến cho người đọc sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp cảnh thu và tình thu

II. Thân bài

1. Cảnh thu

a. Cảnh thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

- Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa, từ cao xa trở về gần: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng” rồi quay trở về với thuyền câu, ao thu

b. Cảnh thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

- Màu sắc:

+ “trong veo” “sóng biếc”, “trời xanh ngắt”: màu sắc thanh dịu

- Đường nét, chuyển động:

·       Hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả

·       “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

·       Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”⇒ “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

- Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời hòa với sắc vàng của lá ⇒ tăng thêm sự hài hòa thanh dịu

c. Cảnh thu được khắc họa đẹp nhưng tình lặng và đượm buồn

- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

·       Ngõ trúc “khách vắng teo”: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người

·       Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” ⇒ không đủ sức tạo nên âm thanh

·       Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động rất khẽ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng.

2. Tình thu (tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn thi nhân trước cảnh thu)

a. Tâm hồn yêu thiên nhiên, sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

- Biểu hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả:

·       Khả năng quan sát và cảm nhận sâu sắc những hình ảnh, đường nét, màu sắc của mùa thu

·       Sự cảm nhận được thực hiện bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác và thường là sự hòa trộn nhiều cảm giác

- Hình ảnh con người xuất hiện trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:

·       “ Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu

·       “Lâu chẳng được” : Không câu được cá

⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên, với mùa thu của làng cảnh Việt Nam của con người

b. Tấm lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

- Đằng sau sự cảm nhận tinh tế về mùa thu của quê hương là tình yêu thiên nhiên. Sự hòa hợp với thiên nhiên cũng chính là một biểu hiện của lòng yêu nước

- Bức tranh mùa thu mang hồn dân tộc, vượt ngoài những khuôn sáo, ước lệ của thi pháp cũ không phải chỉ bởi tài năng mà còn bởi tình yêu đất nước của tác giả

- Hình ảnh người câu cá hững hờ trước việc câu cá ⇒ sự nặng lòng trước thế sự ⇒ nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

3. Nghệ thuật khắc họa thành công cảnh thu và tình thu

- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh

- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công

- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình

III. Kết bài

- Khái quát lại những nét đặc sắc về cảnh thu và tình thu trong tác phẩm

- Liên hệ cảm xúc bản thân trước cảnh thu và tâm hồn tác giả.

Bài giảng Ngữ văn 11 Câu cá mùa thu

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (mẫu 1)

TOP 15 bài Phân tích Câu cá mùa thu siêu hayNếu như Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình thì Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thật vậy thơ ông luôn tràn ngập những hình ảnh quen thuộc của làng quê đất nước ta. Nguyễn Khuyến làm quan được một thời gian thì trở về quê sớm hay chính là ông lui về ở ẩn. Sở dĩ như vậy là do ông chán ghét những ngang tai trái mắt khi quân ta bị Pháp xâm lược. Và chính quyết định đó đã quyết định đến sáng tác của nhà thơ, về ở ẩn nhà thơ cũng giống như bao nhà nho khác tìm đến thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên. Chính vì thế Nguyễn Khuyến được biết đến là một nhà thơ trữ tình của thiên nhiên làng cảnh Việt Nam. Có thể nói thơ ông không chỉ có cảnh mà còn có tình, cảnh đẹp bao nhiêu thì tình nặng bấy nhiêu. Đặc biệt hơn ông rất nổi tiếng với chùm thơ thu của mình, và tất nhiên trong chùm thơ ấy vừa có cảnh lại vừa mang đậm chất tình.

Trước tiên ta đi tìm hiểu và khám phá về cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến. Thơ ông nhẹ nhàng đằm thắm, không ồn ào mà lặng lẽ đến bất ngờ. Sự im ắng của cảnh vật làm cho thơ thu của ông mang đầy màu sắc buồn bã, tĩnh lặng.

Cảnh thu hiện lên với những hình ảnh mùa thu ở làng quê Việt Nam đẹp một cách giản dị mà rất đỗi thơ mộng và thu hút lòng người. Cảnh thu hiện lên mang đầy nét thân thuộc mộc mạc, không gian làng quê hiện lên như:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Đó là một thiên nhiên thu đầy thân thuộc trong bài thơ thu điếu của tác giả, hình ảnh của làng quê hiện lên nên thơ nhưng cũng đẹp đến mộng mị trí óc của người ngắm nó. Cảnh vật hiền lành như khiến cho con người ta dẫu có độc ác, cáu giận đến đâu cũng nao lòng hiền đi để tâm hồn yêu thương quay trở lại. Hình ảnh thơ như “ao thu lạnh lẽo”, một chiếc thuyền rồi sóng khẽ gợn, một chiếc lá vàng lơ đãng đáp xuống mặt đất kia. Hay cả những hình ảnh thân thuộc như ngõ trúc, ao bèo lẳng lặng. Đó là toàn bộ hình ảnh thân thuộc mà tuyệt đẹp của cảnh thu Nguyễn Khuyến.

Không những thế cảnh thu với những hình ảnh của làng cảnh Việt Nam còn được Nguyễn Khuyến tiếp tục vẽ lên qua những câu thơ:

“Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?
Mấy lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè. ”

Những gian nhà những ngõ tối có sâu đóm lập lòe đầy màu sắc, nào giàn giậu, nào ánh trăng chiếu xuống dòng nước kia, rồi lại màu trời xanh ngắt trên cao. Tất cả những thứ ấy đều là những hình ảnh quen thuộc, và cũng chính những hình ảnh ấy đã làm nên một bức tranh thu đẹp. Thật khá khen cho câu: “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”, một câu thơ hay và đẹp. thế nào là ánh trăng loe, có thể nói nó mang đầy sự gợi tả để cho người ta thỏa sức tưởng tượng trong trí óc về ánh trăng loe kia. Có thể là ánh trăng ấy chiếu xuống làn nước kia loe rộng ra tuyệt đẹp. Nói chung bức tranh thu của Nguyễn Khuyến luôn lấy tư những gì sẵn có của làng cảnh đất nước ta. Từ hình ảnh đến màu sắc, từ biện pháp nghệ thuật đến âm thanh trong bức tranh ấy đều thật sự rất tuyệt vời giản dị.

Trong bài thơ Thu vịnh cũng vậy:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

Lại là trời, nước, trúc, trăng, giậu hoa… những thứ ấy một lần nữa được tác giả lấy thi liệu để làm nên tác phẩm của mình. Có lẽ ở trong cảnh nước non trời bể ấy Nguyễn Khuyến thấy yêu những thứ đó, những hình ảnh đó biết bao. Vì thế cho nên trong chùm thơ thu của ông những hình ấy được sử dụng rất triệt để và có hiệu quả. Tất cả làm nên một bức tranh thu đặc trưng cho làng cảnh Việt Nam.

Như vậy có thể thấy qua ba bài thơ thu khác nhau của Nguyễn Khuyến ta thấy được điểm chung trong sáng tác thơ thu của ông là lấy thi liệu từ những hình ảnh rất đỗi quen thuộc của làng quê nơi ông sống. những hình ảnh ấy mang đến vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của mùa thu Việt Nam.

Không những thế cảnh thu của Nguyễn Khuyến còn mang một điểm chung cũng như một nét đặc trưng cho mùa thu nước ta đó là nhẹ nhàng, tĩnh lặng những hình ảnh hay những âm thanh trong bài thơ đều rất nhẹ nhàng dịu dàng đậm chất thu Việt. Đến chuyển động của một chiếc lá cũng thật nhẹ nhàng và giàu sức gợi:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Mùa thu là mùa lá rụng nhưng cái sự rụng ấy cũng thật nhẹ nhàng. Chữ “vèo” làm cho người ta nhầm tưởng rằng lá rơi rất nhanh vèo một cái lá đáp mình xuống in vào mặt đất thế nhưng không phải thế. “Vèo” ở đây có nghĩa là lá khẽ chao nghiêng lượn vòng nhẹ nhàng rơi xuống. Hay là chuyển động nhẹ nhàng của tiếng cá đớp động dưới chân bèo. Rồi cũng không chỉ có chuyển động những bức tranh thu nhẹ nhàng về màu sắc nào là:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”

Hay

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?
Mấy lão không vầy cũng đỏ hoe.”

Rồi nhẹ nhàng với gam màu xanh lạnh, tầng khói phủ và ánh trăng hiền huyền ảo:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái”

Đó là đặc điểm thơ thu của Nguyễn Khuyến, vậy tình thu thì sao? Có thể nói chữ tình trong thơ thu của ông được bó gọn trong một từ “buồn”. Thu đặc trưng vốn dĩ đã buồn nhưng thu trong chính tác giả còn buồn hơn. Những hình ảnh của ba bài thơ thu mang đầy một nỗi buồn lớn, nó không chỉ là nhịp điệu, màu sắc, chuyển động buồn mà hình ảnh mang đầy tâm trạng. Những câu như “ngõ trúc quanh co khách vắng teo” hay “Mấy lão không vầy cũng đỏ hoe” rồi lại “Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt – Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”. Không những thế lại còn có “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”. Chính những hình ảnh cũng mang đầy tâm trạng buồn, một cái buồn vu vơ vô cớ. Thế nhưng chính cái buồn vu vơ đó lại trở thành cái cớ trong tâm trạng của tác giả. Thật đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Chính vì tâm trạng của nhà thơ đang rất buồn và âu lo vì thế cho nên thiên nhiên mà ông đặt bút viết ra cũng rất buồn. Đó là cái buồn trước thực tại, mặc dù đã lui về ở ẩn nhưng nhà thơ vẫn không thể nào yên lòng trước những thay đổi của xã hội khi thực dân Pháp xâm lược. Nhà thơ lo cho nhân dân và ái ngại trước những áp bức bóc lột của bọn xâm lược với nhân dân ta. Nguyễn Khuyến luôn trách bản thân mình không thể làm gì giúp cho nhân dân đỡ khổ. Qua đó đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

Như vậy có thể thấy thơ thu Nguyễn Khuyến không chỉ có cảnh đẹp mà còn có tình đẹp, cảnh đẹp bao nhiêu thì tình nặng bấy nhiêu. Cảnh ở đây là cảnh thu Việt Nam nhẹ nhàng dịu dàng với những hình ảnh quen thuộc của làng quê nhưng lại rất buồn. Tình ở đây chính là nỗi lòng của nhà thơ dành cho quê hương đất nước, dành cho những người dân Việt khi bị áp bức bóc lột. Chắc hẳn chính vì những tình, những cảnh ấy đã góp phần làm nên thành công và xứng đáng với danh hiệu nhà thơ của mùa thu dành cho Nguyễn Khuyến.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (mẫu 2)

Nguyễn Khuyến là người học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ ra làm quan hơn mười năm rồi trở về quê hương dạy học. Ông để lại sự nghiệp sáng tác phong phú hơn hơn 800 bài chủ yếu là thơ , trên cả mảng thơ chữ Hán và chữ Nôm. Một đề tài khá quan trọng trong sáng tác của ông là thơ viết về làng quê và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến là bài Câu cá mùa thu.

Bài thơ nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến bao gồm ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Cả ba bài thơ đều được sáng tác trong thời gian tác giả lui về ở ẩn tại quê nhà. Bài thơ Câu cá mùa thu là bức tranh thiên nhiên mùa thu đẹp đẽ với cả cảnh thu và tình thu sâu sắc.

Bài thơ trước hết là bức tranh thu mang vẻ đẹp cổ điển của muôn đời. Viết về mùa thu vốn là chủ đề nổi bật của thơ ca cổ điển, ta bắt gặp câu thơ thu thật thu của Nguyễn Du:

Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Đến với Nguyễn Khuyến, nhà thơ sử dụng hình ảnh ước lệ hết sức quen thuộc của thơ cổ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Lấy điểm nhìn từ một chiếc thuyền câu trên ao nhỏ, bức tranh mùa thu được mở ra nhiều hướng. Không gian mùa thu trở nên khoáng đạt, rộng rãi giúp tác giả cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của mùa thu. Đó là cảm nhận bằng xúc giác với cái “lạnh lẽo” của nước ao thu, cảm nhận bằng thị giác khi thấy cái trong veo của làn nước. Thu về nước không còn đục như vào những ngày hè oi nóng, đi cùng những cơn mưa rào đột ngột. Thu về mọi vật trở nên bình tĩnh, lặng lẽ hơn, dòng nước thôi cuộn trào, màu nước thổi đỏ mà thay vào đó là sắc trong veo có thể nhìn thấu xuống đáy. Trong khuôn viên của chiếc ao nhỏ, những làn “sóng biếc theo làn hơi gợn tí”. Hình ảnh sóng biếc chỉ khẽ gợn cho thấy sự tĩnh lặng hoàn toàn của không gian. Dường như con người có thể nghe thấy những tiếng động nhỏ bé nhất của sóng.

Không gian tiếp tục được mở rộng, tác giả hướng mắt lên bầu trời và cảm nhận thu thiên xanh ngắt: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” . Câu thơ cho thấy độ cao thăm thẳm của bầu trời, và gợi nên sự êm dịu, thanh bình, màu xanh đậm trong trẻo khiến cho bầu trời càng trở nên cao rộng và khoáng đạt hơn. Khung cảnh được điểm thêm sắc vàng của chiếc lá: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Chiếc lá vàng mỏng manh, bé nhỏ, nhẹ (khẽ đưa) nhưng chỉ với chút vàng ấy thôi đã cho thấy một mùa thu thật êm, thật dịu của khung cảnh. Những hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.

Trong không gian thu đó hình ảnh con người xuất hiện thật ít ỏi với khách nơi ngõ vắng teo. Hay cuối bài con người xuất hiện trong dáng ngồi thu mình, bất động, có chút thờ ờ, bởi đi câu cá mà dường như không hề quan tâm đến chuyện câu ta. Bút pháp lấy động tả tĩnh tài hoa: sóng - hơi gợn tí, lá – khẽ đưa vèo, tâng mây – lơ lửng, câu thơ cuối có một tiếng động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” không phá vỡ không gian tĩnh lặng mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cảnh thu dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến hiện lên thật đẹp đẽ, nên thơ mà cũng vô cùng thanh tịnh, yên ắng đặc trưng của làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ.

Bức tranh thu đã hé mở tình thu của người trong cảnh. Đó là tâm trạng u hoài, một tâm hồn yên tĩnh, một cõi lòng vắng lặng mênh mang thăm thẳm và một nỗi cô đơn trống vắng. Tình thu ấy được thể hiện qua: gam màu xanh ngắt của bầu trời, sắc vàng của chiếc lá khẽ đưa trước gió. Đặc biệt hai câu luận ẩn chứa cả nỗi niềm, tâm sự kín đáo của một nhà nho. Hai câu thơ cuối cùng trở về đúng với nhan đề “Câu cá mùa thu” khi khắc họa hình ảnh người đi câu và hé mở tâm trạng của nhà thơ. Đi câu mà dáng ngồi bó gối bất động trong lòng thuyền “tựa gối buông cần”như hóa thạch trong thời gian và không gian, mà thờ ơ hững hờ với tiếng cá đớp mồi “cá đâu đớp động… ”. Người đi câu song lại không để tâm đến chuyện câu cá bởi có lẽ đi câu chỉ là cái cớ để suy tư, ngẫm ngợi về cái vèo trôi của thời thế đổi thay… Vần “eo” thuộc loại tử vận hết sức oái oăm được sử dụng một cách thần tình góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của một bậc trí ẩn.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giúp diễn tả những tâm sự, nỗi niềm của tác giả trước thời thế. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện: tài năng ngôn ngữ bậc thầy đã diễn tả những biểu hiện tinh tế của cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng. Kết hợp giữa bút pháp nghệ thuật cổ điển (bút pháp tả cảnh ngụ tình, hệ thống hình ảnh ước lệ, bút pháp lấy động tả tĩnh…) với những sáng tạo riêng (hình ảnh đời sống quen thuộc, ngôn ngữ đời sống…).

Bằng những nét bút tài hoa, ngôn ngữ giản dị mà hàm súc đã phác họa bức tranh vô cùng đẹp đẽ, tiêu biểu cho làng cảnh Việt Nam, qua đó còn cho thấy tình yêu thiên nhiên của tác giả. Đồng thời tình thu cũng đã giãi bày tâm trạng, tâm sự sâu kín của Nguyễn Khuyến với thời thế.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (mẫu 3)

Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thư mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. (Ba bài thơ này, tác giả đã đặt tên cho chúng rồi, cũng như bố đặt tên con, không nên vì nhược điểm là tên đặt theo chữ nho, mà bây giờ lại tùy tiện thay đổi). Chúng đã được truyền tụng hàng trăm năm nay (đến năm 1971, Nguyễn Khuyến sinh ra đã 135 năm).

Được nhớ, thuộc, và truyền tụng vì là ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu của Việt Nam, từ miền Bắc nước ta, chứ không ở nước nào khác. Tiêu biểu hơn cả, là bài Thu điếu (Mùa thu ngồi câu cá)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết mùa thu; rất là đất nước nhà mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở trong văn chương sách vở. Hàng vạn người đọc rất tinh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác)…

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.

Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng rèm châu, lầu ngọc, chén vàng… mà bình dân, nhà cỏ thấp le te, tiến lên hiện thực rồi. Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu. Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng, thì bài thơ tù túng và thiếu logic. Câu thứ hai: Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe, phải là đêm sâu mới hay, mới ngỏ thật tối, đóm mới thật lập lòe; còn “đêm khuya” (theo như có bản chép), thì là từ 12 giờ đêm trở đi, chẳng bao hàm ý gì là tối cả, chỉ bao hàm ý muộn và vắng, đêm khuya với đom đóm chẳng đi gì với nhau, vả lại còn phải nghiên cứu thử xem đom đóm có chờ đến khuya mới bay ra, mới bay nhiều hay không? Mà đã “ngõ tối đêm sâu” thì mâu thuẫn với Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Mặt khác, đưa Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt vào cảnh một đêm có trăng, thì không hợp, không điển hình gì cả. Trên mặt nước ao, mặt nước sâu lặng, thì điển hình là “Nước biếc trông như tầng khói phủ” kia, khói nhạt phất phơ lưng giậu là điển hình cho buổi chiều quê, khói bếp nhà ai đã nấu cơm chiều, gặp hơi nước nhiều trong không khí thì lăn dài là là quấn quýt lấy vừa tầm lưng giậu. Thơ chữ Hán của tác giả cũng có những câu:

Chồi liễu rủ lá xanh, có ánh mặt trời xuyên qua,
Giậu tre um màu biếc, làn khói chiều bao phủ.

Mặt nữa, “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều. Vì thế cho nên bài này là khái quát, tổng hợp nhiều cảnh thu ở nhiều thời điểm. Nghĩ như thế rồi, chúng ta thấy bốn câu đi liền nhau (2, 3, 4, 5) về làng cảnh rất hay, nó hay trong cái thực của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, chứ không bay đi đâu xa khác. Nhất là câu Làn ao lóng lánh bóng trăng loe, là của một thi sĩ thật có tài, bóng trăng vàng tự mặt nước ao sáng loé ra, bốn chữ “l” khá nặng, (làn lóng lánh loe) gợi cho vàng nước kim loại, ba dấu sắc khứ thanh (lóng lánh bóng) gợi ánh bắn đi. Từ loe với âm oe gợi cái gì tròn (tròn xoe), như cái ao chẳng hạn. Lịch sử văn học thế giới, qua mấy nghìn năm, đã biểu dương từng câu thơ một của các nhà thơ có tài. Một câu thơ của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc Việt Nam như thế, là một câu thơ hiếm có.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu. Trời thu rất xanh rất cao toả xuống cảnh vật. Cây tre Việt Nam ta, những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật là thanh đạm, hợp với hồn thu. Song thưa để mặc bóng trăng vào cũng thuộc về trời cao; Một tiếng trên không ngỗng nước nào cùng nói về trời cao, gợi sự xa xăm, gợi cái bâng khuâng về không gian. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái gợi cái bâng khuâng man mác về thời gian. Nước biếc trông như tầng khói phủ gợi niềm bay bổng nhẹ nhàng và mơ hồ như hư như thực. Cả khung cảnh mùa thu thanh thoát ấy dần đến ý hai câu kết: – Sao ta còn bị buộc chân ở đây, sa lầy trong vòng danh lợi ố bẩn phi nghĩa này? Sao ta chưa trả mũ từ quan luy khứ như Đào Uyên Minh, cho nhẹ nhõm trong sáng?

Bài Thu vịnh có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ), có về thăm “Vườn Bùi chốn cũ – đây là “xứ Vườn – Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến – mới càng hiểu rõ bài Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Sao lắm ao thế! Cả huyện Bình Lục là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo. Sóng biếc gợi rất nhẹ, một chiếc lá vàng rụng theo gió, bay bay xoay xoay rồi rơi xuống xa xa một cách khẽ khàng. Khung ao tuy hẹp vậy, nhưng làng cảnh cũng không thiếu không gian.

Nhìn lên: trời thu xanh cao đám mây đọng lơ lửng; trong quanh: các lối đi trong làng hai bên tre biếc mọc sầm uất, chạy ngoắt ngoéo cho đến lúc tưởng như tre đã kín lại; mọi người ra đồng làm cho nên làng vắng teo. Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon ở từng phao câu đầu cánh lắt lẻo khuỷu xương, không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ; không phải chỉ giỏi vì là những tứ vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu ba, bốn;

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

đối với:

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá, vèo, để tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: tí. Quá trình ngôn ngữ của thơ đi, từ đời Lê Hồng Đức, thật hãy còn vất vả nặng nề: Trời muôn trượng thẳm làu làu sạch. Đến Nguyễn Khuyến đã thành ra: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, thật trong sáng nhẹ nhàng, như không một trở lực nào níu được sự diễn đạt nữa. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại, hoặc là khổ luyện trong một người. Các bạn mới làm thơ nên khái niệm được thế nào là sự “đắc đạo” trong Sĩ nghệ thuật ngôn từ.

Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam; trên đất nước ta, và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là nôm, là Việt Nam: mà ở đây, dân tộc hóa cùng thống nhất với quần chúng hóa.

Ba bài thơ mùa thu hay vì Nguyễn Khuyến là một thi sĩ có tài. Nhưng cần một điều kiện nữa: là nhà thơ có tài ấy phải gắn bó, thâm nhập, hòa tâm hồn mình một cách sâu sắc, thấm thía với đất nước Việt Nam. Nhà thơ ấy phải sống như Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến khi sinh ra, lớn lên, khi là học trò cho đến lúc thi Hương, đã sống ở làng mạc, giữa đất nước ruộng đồng. Ông đi làm quan khoảng 12 năm. Từ khi ông về hưu (1884) đến năm ông mất (1909), ông lại trở về 26 năm ở với làng ruộng. Có sách tính ra ông đã sống ở làng quê đồng ruộng trước sau tất cả là bốn mươi ba năm. Hoàn cảnh sinh sống tác động lâu dài vào xúc cảm của hồn thơ, tạo thành một thứ bản chất.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (mẫu 4)

Thiên nhiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông từ bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng dào dạt cho các nhà thơ trung đại với bút pháp cổ điển và những hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Nhưng đến Nguyễn Khuyến một trong những đại diện lớn nhất và cuối cùng của văn học trung đại ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. “Lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học”, thiên nhiên trong hồn thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ mang những nét bình dị, giản đơn ở chốn thôn quê. Đặc biệt khi viết về đề tài mùa thu, tiêu biểu là bài thơ “Câu cá mùa thu” đã tái hiện thành công cảnh thu của làng quê Bắc Bộ, đồng thời cũng thể hiện được tình thu và tình cảm của thi sĩ ẩn sau những vần thơ.

Cảnh thu trong “Câu cá mùa thu” hiện lên với những hình ảnh rất giản dị, mộc mạc của làng quê:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Không gian được mở ra trước tầm nhìn của người đọc là “Ao thu” - đặc trưng của cùng vùng quê chiêm trũng Bắc Bộ nước trong veo, nổi bật trên nền cảnh ấy là “Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” càng làm cho sự nhỏ bé trở nên cô liêu, yên tĩnh. Cảnh vật của nơi đây cũng là những sự vật rất nhỏ bé với những chuyển động khẽ khàng con sóng trên mặt nước chỉ hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa trong gió. Chữ “vèo” khiến cho ta liên tưởng đến câu thơ của Trần Đăng Khoa:

“Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

Người đọc như cảm nhận, như chạm tay, như nhìn thấy chiếc lá đa rơi nhẹ trên thềm. Cũng như vậy hình ảnh chiếc lá vàng “rơi nghiêng” một cách duyên dáng trước gió thu. Mở rộng ra là không gian hai chiều, không gian của bầu trời. Bầu trời xanh ngắt vẫn luôn là biểu tượng đẹp của mùa thu, có lần Nguyễn Du đã từng viết:

“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”

Bầu trời thu trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến như có sự đồng nhất với nhau “Thu vịnh” là (Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao) hay trong “Thu ẩm” với (Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt). Mây trời trong “Thu điếu” không trôi mà “lơ lửng” gợi một cảnh thu đẹp và yên tĩnh như ngưng đọng lại trên khoảng không bao la, rộng lớn (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt). Không chỉ vậy mà nhà thơ còn tả chiều sâu hun hút của không gian bằng hình ảnh “ngõ trúc quanh co”. Cảnh thu được đón nhận từ các điểm nhìn khác nhau khi thì từ gần đến xa, khi thì từ trên cao, xa đến gần, đan xen giữa thực và ảo, động và tĩnh, lấy điểm tả diện, trong thơ có họa... khiến sắc thu thật sinh động, có hồn.

Màu sắc chủ đạo của mùa thu trong con mắt của thi nhân họ Nguyễn là một màu xanh của nước ao trong veo, của bầu trời xanh thẳm hay là màu xanh mướt của lá trúc ven đường điểm tô thêm sắc vàng của lá mùa thu làm cho bức tranh thu trở nên có thần in dấu trong tâm, trong trí của người đời.

Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn biết bao. Tác giả đã thành công với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, khắc họa hình ảnh thiên nhiên cùng với cách gieo vần “eo” tài tình. Cách miêu tả của Nguyễn Khuyến vừa mang nét cổ điển vừa hiện đại có tính sáng tạo, mới mẻ chứa đựng tâm hồn của cảnh vật và con người, tạo nên sự hòa phối, đồng điệu giữa cảnh với người. Cổ điển trong thi liệu, đề tài và hình ảnh ước lệ như thu thiên (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt), thu thủy (Ao thu lạnh lẽo nước trong veo) và thu diệp (Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo). Nhưng những hình ảnh ấy đem đến cho cảnh thu nét vẽ hiện thực, gần gũi đời thường hơn cũng là thu thủy nhưng đó là cái ao làng của vùng quê chiêm trũng Bình Lục. Cũng là lá thu rơi nhưng nó mang cả nỗi niềm, tâm trạng u sầu của tác giả.

Ẩn đằng sau những vần thơ là tâm sự của một nhà nho, nhà thi sĩ yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc. Thời đại của Nguyễn Khuyến sống là thời đại của những rối ren khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt để vận mệnh dân tộc và con dân đất nước rơi vào tay giặc. Nguyễn Khuyến đã gián tiếp phê phán cái triều đình tay sai, bù nhìn trong bài “Lời người vợ hát phường chèo”:

“Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”

Chính hoàn cảnh ấy khiến cho ông_một vị quan yêu nước thương dân mà bất lực trước thời thế quyết lựa chọn cho mình con đường lánh đục về trong noi gương tiền nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”

Hai câu thơ cuối là hình ảnh người đi câu xuất hiện trong tư thế ngồi bó buông cần thả câu:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Đó cũng chính là tâm sự, là nỗi niềm thầm kín của nhà thơ trước thời cuộc. Tác giả đi câu mà chẳng chú tâm vào việc câu ngược lại đã thả hồn mình ở nơi nào để tìm sự thư thái trong tâm hồn khiến cho thi nhân giật mình trước chuyển động nho nhỏ của tiếng cá đớp động dưới chân bèo. Tiếng cá đớp động chân bèo đã tiếp thêm động lực cho người điếu ngư không nản chí mà tiếp tục công việc của mình. Âm thanh ấy như đánh thức nhà Nho, nhà trí sĩ yêu nước thức tỉnh, thôi thúc ông đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhưng nó cũng thật mơ hồ cũng như trăn trở trong lòng nhà thơ liệu rằng mình có thể góp sức giúp đời hay là bất hợp tác với giặc để lánh mình ẩn cư.

Với đặc trưng của văn học trung đại thơ là để bày tỏ tình cảm “thi dĩ ngôn chí”, làm thơ là mượn ngoại cảnh bên ngoài để nói tâm cảnh bên trong con người “tả cảnh ngụ tình”. Nguyễn Khuyến miêu tả bức tranh mùa thu vừa là thể hiện tài năng tuyệt bút của mình, thể hiện tình yêu thiên nhiên ông phải là một con người có cái nhìn tinh tế và những rung động thật sâu sắc trước ngoại cảnh mới có thể vẽ nên một bức tranh thu hữu tình với chất liệu ngôn từ của văn chương. Nhưng cũng vừa là để kín đáo bày tỏ nỗi buồn trong sáng nhưng cô đơn của một ẩn sĩ, tuy nặng lòng yêu nước nhưng cam phận đành bất lực trước thời thế lựa chọn cuộc sống ẩn dật.

Cảnh thu và tình thu trong bài thơ “Câu cá mùa thu” đã được thể hiện thật tài tình dưới ngòi bút của nhà thơ được xem là “bậc quán quân về tả cảnh mùa thu”. Cảnh thu của làng quê Bắc Bộ được tái hiện rõ nét với những đặc trưng riêng của nó để tác giả gửi gắm tâm sự, tình thu của lòng mình. Bài thơ cùng với những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đã đạt đến mức cổ điển và dân tộc hóa cao độ góp phần làm phong phú thêm cho mùa thu của non nước và thơ ca Việt Nam.

Phân tích tác phẩm Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến | Bài văn hay

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (mẫu 5)

Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc đến mùa thu không thể không nhắc đến "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến - một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét: "Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam".

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Tiếp xúc với bài thơ điều đầu tiên cho ta ấn tượng là mật độ xuất hiện vần "eo" trong bài thơ. Chúng ta hãy đếm xem: có tất cả bảy tiếng sử dụng vần "eo". Nếu để ý khảo sát trong tiếng Việt thì ta sẽ phát hiện ra một điều thú vị là vần "eo" trong ngôn ngữ của ta thường làm cho không gian, sự vật bị dồn nén, co lại, kết tinh lại trong cái khuôn khổ nhỏ nhất của nó. Trời thu đã mang sẵn cái khí lạnh trong nó lại càng lạnh thêm trong cái từ "lạnh lẽo" ấy. Nước hồ thu đã trong rồi nay lại càng trong thêm nữa bởi từ "trong veo". Khoảng trống rộng lớn làm cho chiếc thuyền câu nhỏ bé lại càng nhỏ bé thêm khi nó được tác giả thấy rằng "bé tẻo teo". Hình ảnh "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo" làm chúng ta chợt nhớ đến hai câu thơ của Trần Đăng Khoa:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

Trở về câu thơ của Nguyễn Khuyến động từ "vèo" gợi cảm giác rơi nghiêng của lá. "Khẽ đưa vèo" câu thơ có cấu trúc động từ thật là lạ, làm cho ta thấy dường như tiếng rơi ấy nó không là hiện thực mà nó đang diễn ra trong tâm thức của nhà thơ. Chiếc lá ấy của nhà thơ làng Yên Đỗ và Trần Đăng Khoa như là ảo ảnh. Trong cái ảo ảnh đó, người đọc và cả tác giả dường như không kiểm soát kịp nó có thật hay không nữa. Bức tranh mùa thu đến đây khẽ lay động dưới nét phác họa của nhà thơ.

Qua hai câu đề của bài thơ bức tranh mùa thu không được đặt trong không gian rộng lớn như ở "Thu vịnh" mà nó bị giới hạn lại trong cái phạm vi nhỏ bé của "ao thu". "Ao thu" hai tiếng ấy có vẻ gì đó là lạ, đặc thù. Hình ảnh "ao thu" như muốn chứng minh sự nhỏ bé khác thường của nó.

Toàn bộ khung ảnh được vẽ lên như một bức tranh tí hon có thể đặt trọn trong lòng bàn tay ta vậy. Nó có một cái gì đó ngồ ngộ, dễ thương và cuốn hút lạ thường. Nó thu tóm toàn bộ không gian, làng cảnh Việt Nam im lìm, vắng lặng nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt.

Đến đây không gian được mở rộng ra, nhà thơ đã di chuyển điểm nhìn từ khoảng gian nhỏ bé của "ao thu" hướng về không gian lớn của bầu trời. Ở đấy nhà thơ bắt gặp:

"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt"

Cái động từ "lơ lửng" như gợi cho ta một cảm giác về một chuyển động mà ngỡ như là đứng yên. Những đám mây mùa thu như khẽ nhích từng tí một, bồng bềnh trong bầu trời thu xanh ngắt. Cái chuyển động của chiếc thuyền câu cũng vậy, nó như hơi khẽ lắc trong sóng nước mùa thu.

Trở lại câu thơ:

"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí"

Ta thấy nó có một cái gì đó dễ gây ấn tượng. Chữ "làn" xuất hiện làm cho cảnh vật nó như mơ hồ, khó mà nắm bắt được. "Hơi gợn tí" nó gợi lên trước mắt chúng ta một hình dáng của sóng. Nó không ồn ào dữ dội như sóng biển mà có nó lăn tăn lan ra trên mặt hồ. Bức tranh mùa thu như trầm mình trong cái yên ả, tĩnh mịch ấy.

Có một câu châm ngôn cho rằng: không có một vẻ đẹp xuất sắc nào mà không mang đôi nét kì quặc. Cho nên câu thơ:

"Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"

Tuy gợi cho ta cảm giác rờn rợn da thịt nhưng bức tranh mùa thu ở đây vẫn có một nét đẹp rất nên thơ, bình yên và trong sáng. Con người nhà thơ ở đây có phần nào lộ diện hơn:

"Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

Thế câu "Tựa gối ôm cần" thật lạ. Nó như thú nhận rằng nhà thơ đang lo nghĩ về một việc gì đó rất dữ dội, nó như đang giằng xé lấy ông. Phải chăng đó chính là nỗi buồn thời cuộc, nỗi buồn mà đến cuối đời nhà thơ vẫn không nguôi ngoai được phần nào. Kết thúc bài thơ cảnh vật mùa thu im lìm như bị đánh thức dậy trước cái âm thanh bật hơi thật mạnh của cụm từ "đâu đớp động". Tạo ra một nét đối nghịch trong bài thơ: Cảnh vật ở trên được miêu tả là một bức tranh tĩnh lặng đến hoang vắng thì đến cuối bài thơ nó như bắt đầu tiếp nhận được sức sống, bức tranh như sinh động hẳn lên. Nhưng nó lại cũng khiến cho bài thơ im ắng vô cùng. Ba tiếng "đâu đớp động" chõi lên một chút rồi lại đè xuống dưới sự áp chế mãnh liệt của vần "eo". Cách sử dụng nghệ thuật, dùng cái động để diễn tả cái tĩnh làm cho cảnh vật trong bài thơ càng vắng lặng hơn, nỗi buồn như bao trùm cả một khung cảnh rộng lớn.

Bài thơ còn mang trong nó một sắc điệu xanh sắc xanh của mây trời, của lá cây, của nước mùa thu. Tất cả như hòa quyện vào nhau làm cho bài thơ tạo nên một bức tranh hài hòa cân đối, có một màu sắc rất riêng của Việt Nam. Một chiếc lá vàng đâm ngang tô thêm cho bức tranh mùa thu một vẻ đẹp mới lạ.

Đọc "Câu cá mùa thu" ta càng yêu thêm non sông xứ sở đất Việt này. Bức tranh mùa thu đậm chất vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam trong bao biến động xô bồ của cuộc đời này. Có cần chăng nhiều lúc lòng chúng ta nên lắng lại để thưởng thức "Thu điếu" để thanh lọc lại hồn mình, để yêu quê hương đất nước, yêu tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp này hơn nữa ...

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (mẫu 6)

Nguyễn Khuyến là người đã có công đưa văn học về với cội nguồn dân tộc, làng quê, với đời sống thường nhật của người dân đói nghèo, lam lũ…, tạo nên những sáng tác giàu tính cách tân và có giá trị lâu bền trong đời sống văn hoá dân tộc. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Có rất nhiều nhà thơ tả cảnh làng quê, nhưng tác phẩm của Nguyễn Khuyến là nổi bật nhất. Đặc biệt thiên nhiên trong “Thu điếu” được cho là đỉnh cao trong văn học Việt Nam.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
.............
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

“Thu điếu” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, mang đậm thi pháp thời cổ, mùa thu hiện lên với đầy đủ nét đạo mạo cũng như sự bình dị của nông thôn Việt Nam. Hai câu đầu là những nét chấm phá đầu tiên về miền quê bắc bộ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Nhà thơ chọn hình ảnh ao thu là sự vật đầu tiên được miêu tả. Mùa thu ở miền Bắc được đặc trưng bởi cái se lạnh của sáng sớm, là sự dung hòa giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Ở đây nhà thơ sử dụng tính từ “lạnh lẽo” là vừa đủ để miêu tả cái lạnh của thu, se se lạnh. Ngoài ra tính từ “lạnh lẽo ở đây cũng nhằm miêu tả sự trống vắng của cảnh vật, ao thu tĩnh mịch không người qua lại. Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước, đồng thời còn gợi ra độ thanh sạch, sự bất động, tĩnh lặng của mặt ao. Hai âm “eo” được gieo trong một câu khiến cho cảm giác về cái lạnh và sự ngưng đọng của không gian càng trở nên tuyệt đối, đồng thời còn gợi ra không gian nhỏ hẹp của chiếc ao.

Trên ao thu lạnh lẽo, xuất hiện hình ảnh của một con thuyền:

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Thuyền là hình ảnh đặc trưng cho miền quê Bắc Bộ, hình ảnh của một con thuyền chơi vơi trên chiếc ao nhỏ bé vừa gọi tả về sự yên bình, đồng thời càng thu hẹp không gian với sự cô đơn. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao cũng bé xíu và trong tận đáy.

Hai câu thơ thể hiện khả năng sử dụng từ đỉnh cao của nhà thơ, khi khiến ta ngỡ như câu thơ đang mở ra một khoảng không vô tận, khi lại thấy không gian ngày càng thu hẹp và nỗi cô đơn ngập tràn. Nhà thơ chỉ lựa chọn một vài hình ảnh đặc trưng của mùa thu để miêu tả:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Các tính từ được sử dụng đều chỉ sắc thái tĩnh lặng, dường như mọi âm thanh dù là nhỏ bé nhất cũng được thu vào trong đôi tài sắc bén của nhà thơ. Câu thơ tác động vào cả thị giác lẫn xúc giác. Hình ảnh sóng biếc mập mờ trong làn sương như vẽ ra cảnh thu lắng đọng, thơ mộng, đồng thời khiến người đọc cảm nhận được cái lạnh trong chính làn hơi đó. Đó là sự chuyển động “ hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá vàng, là sự mong manh uốn lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao.

Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, các sự vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gió thổi làm sóng gợn, làm lá rơi. Các tính từ, trạng từ “biếc” , ‘tí’ , “vàng”, “khẽ”, “vèo” được sử dụng một cách hợp lí, giàu chất tạo hình, vừa tạo ra bức tranh màu sắc thanh nhã, có xanh có vàng. Hình ảnh lá vàng là đặc trưng cho mùa thu, Xuân Diệu đã có những câu thơ:

Đây mùa thu tới! Mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng

Nay lại xuất hiện trong thơ Nguyễn Khuyến như một nét chấm phá đặc biệt

Hai câu thơ tiếp theo tiếp tục miêu tả cảnh thu vắng lặng và không kém phần đẹp đẽ:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Điểm nhìn của nhà thơ thay đổi liên tục khi gần khi xa để có thể thu vào tầm mắt trọn vẹn cảnh thu hữu tình. Bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. Áng mây, tầng mây lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Chính nhà thơ cũng từng viết:

Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?

Nhà thơ đã rất thành công khi miêu tả mùa thu Bắc Bộ với cảm thức của một thi sĩ, thu nhìn qua con mắt thi nhân không mang vẻ tầm thường của nhân thế mà tựa như thiên đường chốn bồng lai tiên cảnh.

Hai câu thơ cuối, hình ảnh con người xuất hiện:

Tựa gối ôm, cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Mùa thu câu cá, chẳng còn thú vui nào tao nhã hơn như thế. Vẫn không gian vô cùng tĩnh mịch, có thể nghe được cá tiếng cá động dưới hồ ao đã làm nổi bật lên được sự cô đơn trống vắng của chính thi sĩ. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu.

Trong cái cô đơn tĩnh mịch ấy, ta lắng nghe được âm thanh của cuộc sống yên bình, âm thanh bình yên trong tâm hồn của kẻ đang câu cá, không thế sự, không lao xao chốn quan trường. Người và cảnh như hòa làm một, như thể có một sợi dây kết nối đặc biệt mà chỉ có thi sĩ mới có thể cảm nhận được.

Quả không sai khi cho rằng, Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọng lại trong những vần thơ là hơi thở của cuộc sống Bắc Bộ, đẹp nao lòng và tràn đầy tình ý. Nguyễn Khuyến đã làm sống dậy chất thơ trong hồn thiên nhiên.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (mẫu 7)

Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình thì Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thật vậy thơ ông luôn tràn ngập những hình ảnh quen thuộc của làng quê đất nước ta. Nguyễn Khuyến làm quan được một thời gian thì trở về quê sớm hay chính là ông lui về ở ẩn. Sở dĩ như vậy là do ông chán ghét những ngang tai trái mắt khi quân ta bị Pháp xâm lược. Và chính quyết định đó đã quyết định đến sáng tác của nhà thơ, về ở ẩn nhà thơ cũng giống như bao nhà nho khác tìm đến thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên. Chính vì thế Nguyễn Khuyến được biết đến là một nhà thơ trữ tình của thiên nhiên làng cảnh Việt Nam. Có thể nói thơ ông không chỉ có cảnh mà còn có tình, cảnh đẹp bao nhiêu thì tình nặng bấy nhiêu. Đặc biệt hơn ông rất nổi tiếng với chùm thơ thu của mình, và tất nhiên trong chùm thơ ấy vừa có cảnh lại vừa mang đậm chất tình.

Trước tiên ta đi tìm hiểu và khám phá về cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến. Thơ ông nhẹ nhàng đằm thắm, không ồn ào mà lặng lẽ đến bất ngờ. Sự im ắng của cảnh vật làm cho thơ thu của ông mang đầy màu sắc buồn bã, tĩnh lặng.

Cảnh thu hiện lên với những hình ảnh mùa thu ở làng quê Việt Nam đẹp một cách giản dị mà rất đỗi thơ mộng và thu hút lòng người. Cảnh thu hiện lên mang đầy nét thân thuộc mộc mạc, không gian làng quê hiện lên như:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, 

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. 

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, 

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Đó là một thiên nhiên thu đầy thân thuộc trong bài thơ Thu điếu của tác giả, hình ảnh của làng quê hiện lên nên thơ nhưng cũng đẹp đến mộng mị trí óc của người ngắm nó. Cảnh vật hiền lành như khiến cho con người ta dẫu có độc ác, cáu giận đến đâu cũng nao lòng hiền đi để tâm hồn yêu thương quay trở lại. Hình ảnh thơ như “ao thu lạnh lẽo”, một chiếc thuyền rồi sóng khẽ gợn, một chiếc lá vàng lơ đãng đáp xuống mặt đất kia. Hay cả những hình ảnh thân thuộc như ngõ trúc, ao bèo lẳng lặng. Đó là toàn bộ hình anh thân thuộc mà tuyệt đẹp của cảnh thu Nguyễn Khuyến.

Không những thế cảnh thu với những hình ảnh của làng cảnh Việt Nam còn được Nguyễn Khuyến tiếp tục vẽ lên qua những câu thơ:

“Năm gian nhà cỏ thấp le te, 

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe. 

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, 

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. 

Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?

Mấy lão không vầy cũng đỏ hoe. 

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy, 

Độ năm ba chén đã say nhè. ”

Những gian nhà những ngõ tối có sâu đóm lập lòe đầy màu sắc, nào giàn giậu, nào ánh trăng chiếu xuống dòng nước kia, rồi lại màu trời xanh ngắt trên cao. Tất cả những thứ ấy đều là những hình ảnh quen thuộc, và cũng chính những hình ảnh ấy đã làm nên một bức tranh thu đẹp. Thật khá khen cho câu: “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”, một câu thơ hay và đẹp. thế nào là ánh trăng loe, có thể nói nó mang đầy sự gợi tả để cho người ta thỏa sức tưởng tượng trong trí óc về ánh trăng loe kia. Có thể là ánh trăng ấy chiếu xuống làn nước kia loe rộng ra tuyệt đẹp. Nói chung bức tranh thu của Nguyễn Khuyến luôn lấy tư những gì sẵn có của làng cảnh đất nước ta. Từ hình ảnh đến màu sắc, từ biện pháp nghệ thuật đến âm thanh trong bức tranh ấy đều thật sự rất tuyệt vời giản dị.

Trong bài thơ Thu Vịnh cũng vậy:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, 

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. 

Nước biếc trông như tầng khói phủ, 

Song thưa để mặc bóng trăng vào. 

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hững cũng vừa toan cất bút

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

Lại là trời, nước, trúc, trăng, giậu hoa… những thứ ấy một lần nữa được tác giả lấy thi liệu để làm nên tác phẩm của mình. Có lẽ ở trong cảnh nước non trời bể ấy Nguyễn Khuyến thấy yêu những thứ đó, những hình ảnh đó biết bao. Vì thế cho nên trong chùm thơ thu của ông những hình ấy được sử dụng rất triệt để và có hiệu quả. Tất cả làm nên một bức tranh thu đặc trưng cho làng cảnh Việt Nam.

Như vậy có thể thấy qua ba bài thơ thu khác nhau của Nguyễn Khuyến ta thấy được điểm chung trong sáng tác thơ thu của ông là lấy thi liệu từ những hình ảnh rất đỗi quen thuộc của làng quê nơi ông sống. Những hình ảnh ấy mang đến vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của mùa thu Việt Nam.

Không những thế cảnh thu của Nguyên Khuyến còn mang một điểm chung cũng như một nét đặc trưng cho mùa thu nước ta đó là nhẹ nhàng, tĩnh lặng những hình ảnh hay những âm thanh trong bài thơ đều rất nhẹ nhàng dịu dàng đậm chất thu Việt. Đến chuyển động của một chiếc lá cũng thật nhẹ nhàng và giàu sức gợi:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Mùa thu là mùa lá rụng nhưng cái sự rụng ấy cũng thật nhẹ nhàng. Chữ “vèo” làm cho người ta nhầm tưởng rằng lá rơi rất nhanh vèo mọt cái lá đáp mình xuống in vào mặt đất thế nhưng không phải thế. "Vèo" ở đây có nghĩa là lá khẽ chao nghiêng lượn vòng nhẹ nhàng rơi xuống. Hay là chuyển động nhẹ nhàng của tiếng cá đớp động dưới chân bèo. Rồi cũng không chỉ có chuyển động những bức tranh thu nhẹ nhàng về màu sắc nào là:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”

Hay

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, 

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. 

Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?

Mấy lão không vầy cũng đỏ hoe. ”

Rồi nhẹ nhàng với gam màu xanh lạnh, tầng khói phủ và ánh trăng hiền huyền ảo:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, 

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. 

Nước biếc trông như tầng khói phủ, 

Song thưa để mặc bóng trăng vào. 

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái"

Đó là đặc điểm thơ thu của Nguyễn Khuyến, vậy tình thu thì sao? Có thể nói chữ tình trong thơ thu của ông được bó gọn trong một từ “buồn”. Thu đặc trưng vốn dĩ đã buồn nhưng thu trong chính tác giả còn buồn hơn. Những hình ảnh của ba bài thơ thu mang đầy một nỗi buồn lớn, nó không chỉ là nhịp điệu, màu sắc, chuyển động buồn mà hình ảnh mang đầy tâm trạng. Những câu như “ngõ trúc quanh co khách vắng teo” hay “Mấy lão không vầy cũng đỏ hoe” rồi lại “Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt – Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”. Không những thế lại còn có “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”. Chính những hình ảnh cũng mang đầy tâm trạng buồn, một cái buồn vu vơ vô cớ. Thế nhưng chính cái buồn vu vơ đó lại trở thành cái cớ trong tâm trạng của tác giả. Thật đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Chính vì tâm trạng của nhà thơ đang rất buồn và âu lo vì thế cho nên thiên nhiên mà ông đặt bút viết ra cũng rất buồn. Đó là cái buồn trước thực tại, mặc dù đã lui về ở ẩn nhưng nhà thơ vẫn không thể nào yên lòng trước những thay đổi của xã hội khi thực dân Pháp xâm lược. Nhà thơ lo cho nhân dân và ái ngại trước những áp bức bóc lột của bọn xâm lược với nhân dân ta. Nguyễn Khuyến luôn trách bản thân mình không thể làm gì giúp cho nhân dân đỡ khổ. Qua đó đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

Như vậy có thể thấy thơ thu Nguyễn Khuyến không chỉ có cảnh đẹp mà còn có tình đẹp, cảnh đẹp bao nhiêu thì tình nặng bấy nhiêu. Cảnh ở đây là cảnh thu Việt Nam nhẹ nhàng dịu dàng với những hình ảnh quen thuộc của làng quê nhưng lại rất buồn. Tình ở đây chính là nỗi lòng của nhà thơ dành cho quê hương đất nước, dành cho những người dân Việt khi bị áp bức bóc lột. Chắc hẳn chính vì những tình, những cảnh ấy đã góp phần làm nên thành công và xứng đáng với danh hiệu nhà thơ của mùa thu dành cho Nguyễn Khuyến.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (mẫu 8)

Nguyễn Khuyến là người học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ ra làm quan hơn mười năm rồi trở về quê hương dạy học. Ông để lại sự nghiệp sáng tác phong phú hơn hơn 800 bài chủ yếu là thơ, trên cả mảng thơ chữ Hán và chữ Nôm. Một đề tài khá quan trọng trong sáng tác của ông là thơ viết về làng quê và một trong những bài thơ đó không thể không khắc đến là bài Câu cá mùa thu.

Bài thơ nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến bao gồm ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Cả ba bài thơ đều được sáng tác trong thời gian tác giả lui về ở ẩn tại quê nhà. Bài thơ Câu cá mùa thu là bức tranh thiên nhiên mua thù đẹp đẽ với cả cảnh thu và tình thu sâu sắc.

Bài thơ trước hết là bức tranh thu mang vẻ đẹp cổ điển của muôn đời. Viết về mùa thu vốn là chủ đề nổi bật của thơ ca cổ điển, ta bắt gặp câu thơ thu thật thu của Nguyễn Du:

Người lên ngựa, kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Đến với Nguyễn Khuyến, nhà thơ sử dụng hình ảnh ước lệ hết sức quen thuộc của thơ cổ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Lấy điểm nhìn từ một chiếc thuyền câu trên ao nhỏ, bức tranh mùa thu được mở ra nhiều hướng. Không gian mùa thu trở nên khoáng đạt, rộng rãi giúp tác giả cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của mùa thu. Đó là cảm nhận bằng xúc giác với cái “lạnh lẽo” của nước ao thu, cảm nhận bằng thị giác khi thấy cái trong veo của làn nước. Thu về nước không còn đục như vào những ngày hè oi nóng, đi cùng những cơn mưa rào đột ngột. Thu về mọi vật trở nên bình tĩnh, lặng lẽ hơn, dòng nước thôi cuộn trào, màu nước thổi đỏ mà thay vào đó là sắc trong veo có thể nhìn thấu xuống đáy. Trong khuôn viên của chiếc ao nhỏ, những làn “sóng biếc theo làn hơi gợn tí”. Hình ảnh sóng biếc chỉ khẽ gợn cho thấy sự tĩnh lặng hoàn toàn của không gian. Dường như con người có thể nghe thấy những tiếng động nhỏ bé nhất của sóng.

Không gian tiếp tục được mở rộng, tác giả hướng mắt lên bầu trời và cảm nhận thu thiên xanh ngắt: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”. Câu thơ cho thấy độ cao thăm thẳm của bầu trời, và gợi nên sự êm dịu, thanh bình, màu xanh đậm trong trẻo khiến cho bầu trời càng trở nên cao rộng và khoáng đạt hơn. Khung cảnh được điểm thêm sắc vàng của chiếc lá: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Chiếc lá vàng mỏng manh, bé nhỏ, nhẹ (khẽ đưa) nhưng chỉ với chút vàng ấy thôi đã cho thấy một mùa thu thật êm, thật dịu của khung cảnh. Những hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.

Trong không gian thu đó hình ảnh con người xuất hiện thật ít ỏi với khách nơi ngõ vắng teo. Hay cuối bài con người xuất hiện trong dáng ngồi thu mình, bất động, có chút thờ ờ, bởi đi câu cá mà dường như không hề quan tâm đến chuyện câu cá. Bút pháp lấy động tả tĩnh tài hoa: sóng - hơi gợn tí, lá - khẽ đưa vèo, tầng mây - lơ lửng, câu thơ cuối có một tiếng động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” không phá vỡ không gian tĩnh lặng mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cảnh thu dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến hiện lên thật đẹp đẽ, nên thơ mà cũng vô cùng thanh tịnh, yên ắng đặc trưng của làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ.

Bức tranh thu đã hé mở tình thu của người trong cảnh. Đó là tâm trạng u hoài, một tâm hồn yên tĩnh, một cõi lòng vắng lặng mênh mang thăm thẳm và một nỗi cô đơn trống vắng. Tình thu ấy được thể hiện qua: gam màu xanh ngắt của bầu trời, sắc vàng của chiếc lá khẽ đưa trước gió. Đặc biệt hai câu luận ẩn chứa cả nỗi niềm, tâm sự kín đáo của một nhà nho. Hai câu thơ cuối cùng trở về đúng với nhan đề “Câu cá mùa thu” khi khắc họa hình ảnh người đi câu và hé mở tâm trạng của nhà thơ. Đi câu mà dáng ngồi bó gối bất động trong lòng thuyền “tựa gối buông cần” như hóa thạch trong thời gian và không gian, mà thờ ơ hững hờ với tiếng cá đớp mồi “cá đâu đớp động…”. Người đi câu song lại không để tâm đến chuyện câu cá bởi có lẽ đi câu chỉ là cái cớ để suy tư, ngẫm ngợi về cái vèo trôi của thời thế đổi thay… Vần “eo” thuộc loại tử vận hết sức oái oăm được sử dụng một cách thần tình góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của một bậc trí ẩn.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giúp diễn tả những tâm sự, nỗi niềm của tác giả trước thời thế. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện: tài năng ngôn ngữ bậc thầy đã diễn tả những biểu hiện tinh tế của cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng. Kết hợp giữa bút pháp nghệ thuật cổ điển (bút pháp tả cảnh ngụ tình, hệ thống hình ảnh ước lệ, bút pháp lấy động tả tĩnh…) với những sáng tạo riêng (hình ảnh đời sống quen thuộc, ngôn ngữ đời sống…).

Bằng những nét bút tài hoa, ngôn ngữ giản dị mà hàm súc đã phác họa bức tranh vô cùng đẹp đẽ, tiểu biểu cho làng cảnh Việt Nam, qua đó còn cho thấy tình yêu thiên nhiên của tác giả. Đồng thời tình thu cũng đã giãi bày tâm trạng, tâm sự sâu kín của Nguyễn Khuyến với thời thế.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (mẫu 9)

Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thư mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. (Ba bài thơ này, tác giả đã đặt tên cho chúng rồi, cũng như bố đặt tên con, không nên vì nhược điểm là tên đặt theo chữ nho, mà bây giờ lại tuỳ tiện thay đổi). Chúng đã được truyền tụng hàng trăm năm nay (đến năm 1971, Nguyễn Khuyến sinh ra đã 135 năm).

Được nhớ, thuộc, và truyền tụng vì là ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu của Việt Nam, từ miền Bắc nước ta, chứ không ở nước nào khác. Tiêu biểu hơn cả, là bài Thu điếu (Mùa thu ngồi câu cá)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết mùa thu; rất là đất nước nhà mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở trong văn chương sách vở. Hàng vạn người đọc rất tinh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác)...

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,

Độ năm ba chén đã say nhè.

Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng rèm châu, lầu ngọc, chén vàng... mà bình dân, nhà cỏ thấp le te, tiến lên hiện thực rồi. Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu. Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng, thì bài thơ tù túng và thiếu lô gích. Câu thứ hai: Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè, phải là đêm sâu mới hay, mới ngõ thật tối, đóm mới thật lập lòe; còn "đêm khuya" (theo như có bản chép), thì là từ 12 giờ đêm trở đi, chẳng bao hàm ý gì là tối cả, chỉ bao hàm ý muộn và vắng, đêm khuya với đom đóm chẳng đi gì với nhau, vả lại còn phải nghiên cứu thử xem đom đóm có chờ đến khuya mới bay ra, mới bay nhiều hay không? Mà đã "ngõ tối đêm sâu" thì mâu thuẫn với Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Mặt khác, đưa Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt vào cảnh một đêm có trăng, thì không hợp, không điển hình gì cả. Trên mặt nước ao, mặt nước sâu lặng, thì điển hình là "Nước biếc trông như tầng khói phủ" kia, khói nhạt phất phơ lưng giậu là điển hình cho buổi chiều quê, khói bếp nhà ai đã nấu cơm chiều, gặp hơi nước nhiều trong không khí thì lan dài là là quấn quýt lấy vừa tầm lưng giậu. Thơ chữ Hán của tác giả cũng có những câu:

Chồi liễu rủ lá xanh, có ánh mặt trời xuyên qua,

Giậu tre um màu biếc, làn khói chiều bao phủ.

Mặt nữa, "Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt" chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều. Vì thế cho nên bài này là khái quát, tổng hợp nhiều cảnh thu ở nhiều thời điểm. Nghĩ như thế rồi, chúng ta thấy bốn câu đi liền nhau (2, 3, 4, 5) về làng cảnh rất hay, nó hay trong cái thực của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, chứ không bay đi đâu xa khác. Nhất là câu Làn ao lóng lánh bóng trăng loe, là của một thi sĩ thật có tài, bóng trăng vàng tự mặt nước ao sáng loé ra, bốn chữ "l" khá nặng, (làn lóng lánh loe) gợi cho vàng nước kim loại, ba dấu sắc khứ thanh (lóng lánh bóng) gợi ánh bắn đi. Từ loe với âm oe gợi cái gì tròn (tròn xoe), như cái ao chẳng hạn. Lịch sử văn học thế giới, qua mấy nghìn năm, đã biểu dương từng câu thơ một của các nhà thơ có tài. Một câu thơ của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc Việt Nam như thế, là một câu thơ hiếm có.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu. Trời thu rất xanh rất cao toả xuống cảnh vật. Cây tre Việt Nam ta, những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật là thanh đạm, hợp với hồn thu. Song thưa để mặc bóng trăng vào cũng thuộc về trời cao; Một tiếng trên không ngỗng nước nào cùng nói về trời cao, gợi sự xa xăm, gợi cái bâng khuâng về không gian. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái gợi cái bâng khuâng man mác về thời gian. Nước biếc trông như tầng khói phủ gợi niềm bay bổng nhẹ nhàng và mơ hồ như hư như thực. Cả khung cảnh mùa thu thanh thoát ấy dần đến ý hai câu kết: - Sao ta còn bị buộc chân ở đây, sa lầy trong vòng danh lợi ố bẩn phi nghĩa này ? Sao ta chưa trả mũ từ quan luy khứ như Đào Uyên Minh, cho nhẹ nhõm trong sáng?

Bài Thu vịnh có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ), có về thăm "Vườn Bùi chốn cũ - đây là "xứ Vườn - Bùi" theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến - mới càng hiểu rõ Ao thu lạnh Iẽo nước trong veo. Sao lắm ao thế ! Cả huyện Bình Lục là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo. Sóng biếc gợi rất nhẹ, một chiếc lá vàng rụng theo gió, bay bay xoay xoay rồi rơi xuống xa xa một cách khẽ khàng. Khung ao tuy hẹp vậy, nhưng làng cảnh cũng không thiếu không gian.

Nhìn lên: trời thu xanh cao đám mây đọng lơ lửng; trông quanh: các lối đi trong làng hai bên tre biếc mọc sầm uất, chạy ngoắt ngoéo cho đến lúc tưởng như tre đã kín lại; mọi người ra đồng làm cho nên làng vắng teo. Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon ở từng phao câu đầu cánh lắt lẻo khuỷu xương, không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ; không phải chỉ giỏi vì là những tứ vận hiếm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoái mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu ba, bốn:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

đối với:

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá, vèo, để tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: tí. Quá trình ngôn ngữ của thơ đi, từ đời Lê Hồng Đức, thật hãy còn vất vả nặng nề: Trời muôn trượng thắm làu làu sạch. Đến Nguyễn Khuyến đã thành ra: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, thật trong sáng nhẹ nhàng, như không một trở lực nào níu được sự diễn đạt nữa. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời dại, hoặc là khổ luyện trong một người. Các bạn mới làm thơ nên khái niệm được thế nào là sự "đắc đạo" trong sĩ nghệ thuật ngôn từ.

Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam; trên đất nước ta, và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là nôm, là Việt Nam: mà ở đây, dân tộc hóa cùng thống nhất với quân chúng hóa.

Ba bài thơ mùa thu hay vì Nguyễn Khuyến là một thi sĩ có tài. Nhưng cần một điều kiện nữa: là nhà thơ có tài ấy phải gắn bó, thâm nhập, hòa tâm hồn mình một cách sâu sắc, thấm thía với đất nước Việt Nam. Nhà thơ ấy phải sống như Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến khi sinh ra, lớn lên, khi là học trò cho đến lúc thi Hương, đã sống ở làng mạc, giữa đất nước ruộng đồng. Ông đi làm quan khoảng 12 năm. Từ khi ông về hưu (1884) đến năm ông mất (1909), ông lại trở về 26 năm ở với làng ruộng. Có sách tính ra ông đã sống ở làng quê đồng ruộng trước sau tất cả là bốn mươi ba năm. Hoàn cảnh sinh sống tác động lâu dài vào xúc cảm của hồn thơ, tạo thành một thứ bản chất.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu (mẫu 10)

Nguyễn Khuyến là người học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ ra làm quan hơn mười năm rồi trở về quê hương dạy học. Ông để lại sự nghiệp sáng tác phong phú hơn hơn 800 bài chủ yếu là thơ, trên cả mảng thơ chữ Hán và chữ Nôm. Một đề tài khá quan trọng trong sáng tác của ông là thơ viết về làng quê và một trong những bài thơ đó không thể không khắc đến là bài Câu cá mùa thu.

Bài thơ nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến bao gồm ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Cả ba bài thơ đều được sáng tác trong thời gian tác giả lui về ở ẩn tại quê nhà. Bài thơ Câu cá mùa thu là bức tranh thiên nhiên mua thù đẹp đẽ với cả cảnh thu và tình thu sâu sắc.

Bài thơ trước hết là bức tranh thu mang vẻ đẹp cổ điển của muôn đời. Viết về mùa thu vốn là chủ đề nổi bật của thơ ca cổ điển, ta bắt gặp câu thơ thu thật thu của Nguyễn Du:

Người lên ngựa, kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Đến với Nguyễn Khuyến, nhà thơ sử dụng hình ảnh ước lệ hết sức quen thuộc của thơ cổ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Lấy điểm nhìn từ một chiếc thuyền câu trên ao nhỏ, bức tranh mùa thu được mở ra nhiều hướng. Không gian mùa thu trở nên khoáng đạt, rộng rãi giúp tác giả cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của mùa thu. Đó là cảm nhận bằng xúc giác với cái “lạnh lẽo” của nước ao thu, cảm nhận bằng thị giác khi thấy cái trong veo của làn nước. Thu về nước không còn đục như vào những ngày hè oi nóng, đi cùng những cơn mưa rào đột ngột. Thu về mọi vật trở nên bình tĩnh, lặng lẽ hơn, dòng nước thôi cuộn trào, màu nước thổi đỏ mà thay vào đó là sắc trong veo có thể nhìn thấu xuống đáy. Trong khuôn viên của chiếc ao nhỏ, những làn “sóng biếc theo làn hơi gợn tí”. Hình ảnh sóng biếc chỉ khẽ gợn cho thấy sự tĩnh lặng hoàn toàn của không gian. Dường như con người có thể nghe thấy những tiếng động nhỏ bé nhất của sóng.

Không gian tiếp tục được mở rộng, tác giả hướng mắt lên bầu trời và cảm nhận thu thiên xanh ngắt: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”. Câu thơ cho thấy độ cao thăm thẳm của bầu trời, và gợi nên sự êm dịu, thanh bình, màu xanh đậm trong trẻo khiến cho bầu trời càng trở nên cao rộng và khoáng đạt hơn. Khung cảnh được điểm thêm sắc vàng của chiếc lá: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Chiếc lá vàng mỏng manh, bé nhỏ, nhẹ (khẽ đưa) nhưng chỉ với chút vàng ấy thôi đã cho thấy một mùa thu thật êm, thật dịu của khung cảnh. Những hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.

Trong không gian thu đó hình ảnh con người xuất hiện thật ít ỏi với khách nơi ngõ vắng teo. Hay cuối bài con người xuất hiện trong dáng ngồi thu mình, bất động, có chút thờ ờ, bởi đi câu cá mà dường như không hề quan tâm đến chuyện câu cá. Bút pháp lấy động tả tĩnh tài hoa: sóng - hơi gợn tí, lá - khẽ đưa vèo, tầng mây - lơ lửng, câu thơ cuối có một tiếng động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” không phá vỡ không gian tĩnh lặng mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cảnh thu dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến hiện lên thật đẹp đẽ, nên thơ mà cũng vô cùng thanh tịnh, yên ắng đặc trưng của làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ.

Bức tranh thu đã hé mở tình thu của người trong cảnh. Đó là tâm trạng u hoài, một tâm hồn yên tĩnh, một cõi lòng vắng lặng mênh mang thăm thẳm và một nỗi cô đơn trống vắng. Tình thu ấy được thể hiện qua: gam màu xanh ngắt của bầu trời, sắc vàng của chiếc lá khẽ đưa trước gió. Đặc biệt hai câu luận ẩn chứa cả nỗi niềm, tâm sự kín đáo của một nhà nho. Hai câu thơ cuối cùng trở về đúng với nhan đề “Câu cá mùa thu” khi khắc họa hình ảnh người đi câu và hé mở tâm trạng của nhà thơ. Đi câu mà dáng ngồi bó gối bất động trong lòng thuyền “tựa gối buông cần” như hóa thạch trong thời gian và không gian, mà thờ ơ hững hờ với tiếng cá đớp mồi “cá đâu đớp động…”. Người đi câu song lại không để tâm đến chuyện câu cá bởi có lẽ đi câu chỉ là cái cớ để suy tư, ngẫm ngợi về cái vèo trôi của thời thế đổi thay… Vần “eo” thuộc loại tử vận hết sức oái oăm được sử dụng một cách thần tình góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của một bậc trí ẩn.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giúp diễn tả những tâm sự, nỗi niềm của tác giả trước thời thế. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện: tài năng ngôn ngữ bậc thầy đã diễn tả những biểu hiện tinh tế của cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng. Kết hợp giữa bút pháp nghệ thuật cổ điển (bút pháp tả cảnh ngụ tình, hệ thống hình ảnh ước lệ, bút pháp lấy động tả tĩnh…) với những sáng tạo riêng (hình ảnh đời sống quen thuộc, ngôn ngữ đời sống…).

Bằng những nét bút tài hoa, ngôn ngữ giản dị mà hàm súc đã phác họa bức tranh vô cùng đẹp đẽ, tiểu biểu cho làng cảnh Việt Nam, qua đó còn cho thấy tình yêu thiên nhiên của tác giả. Đồng thời tình thu cũng đã giãi bày tâm trạng, tâm sự sâu kín của Nguyễn Khuyến với thời thế.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (mẫu 11)

Nguyễn Khuyến là người học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ ra làm quan hơn mười năm rồi trở về quê hương dạy học. Ông để lại sự nghiệp sáng tác phong phú hơn hơn 800 bài chủ yếu là thơ , trên cả mảng thơ chữ Hán và chữ Nôm. Một đề tài khá quan trọng trong sáng tác của ông là thơ viết về làng quê và một trong những bài thơ đó không thể không khắc đến là bài Câu cá mùa thu.

Bài thơ nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến bao gồm ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Cả ba bài thơ đều được sáng tác trong thời gian tác giả lui về ở ẩn tại quê nhà. Bài thơ Câu cá mùa thu là bức tranh thiên nhiên mua thù đẹp đẽ với cả cảnh thu và tình thu sâu sắc.

Bài thơ trước hết là bức tranh thu mang vẻ đẹp cổ điển của muôn đời. Viết về mùa thu vốn là chủ đề nổi bật của thơ ca cổ điển, ta bắt gặp câu thơ thu thật thu của Nguyễn Du:

Người lên ngựa, kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Đến với Nguyễn Khuyến, nhà thơ sử dụng hình ảnh ước lệ hết sức quen thuộc của thơ cổ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Lấy điểm nhìn từ một chiếc thuyền câu trên ao nhỏ, bức tranh mùa thu được mở ra nhiều hướng. Không gian mùa thu trở nên khoáng đạt, rộng rãi giúp tác giả cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của mùa thu. Đó là cảm nhận bằng xúc giác với cái “lạnh lẽo” của nước ao thu, cảm nhận bằng thị giác khi thấy cái trong veo của làn nước. Thu về nước không còn đục như vào những ngày hè oi nóng, đi cùng những cơn mưa rào đột ngột. Thu về mọi vật trở nên bình tĩnh, lặng lẽ hơn, dòng nước thôi cuộn trào, màu nước thổi đỏ mà thay vào đó là sắc trong veo có thể nhìn thấu xuống đáy. Trong khuôn viên của chiếc ao nhỏ, những làn “sóng biếc theo làn hơi gợn tí”. Hình ảnh sóng biếc chỉ khẽ gợn cho thấy sự tĩnh lặng hoàn toàn của không gian. Dường như con người có thể nghe thấy những tiếng động nhỏ bé nhất của sóng.

Không gian tiếp tục được mở rộng, tác giả hướng mắt lên bầu trời và cảm nhận thu thiên xanh ngắt: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” . Câu thơ cho thấy độ cao thăm thẳm của bầu trời, và gợi nên sự êm dịu, thanh bình, màu xanh đậm trong trẻo khiến cho bầu trời càng trở nên cao rộng và khoáng đạt hơn. Khung cảnh được điểm thêm sắc vàng của chiếc lá: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Chiếc lá vàng mỏng manh, bé nhỏ, nhẹ (khẽ đưa) nhưng chỉ với chút vàng ấy thôi đã cho thấy một mùa thu thật êm, thật dịu của khung cảnh. Những hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.

Trong không gian thu đó hình ảnh con người xuấn hiện thật ít ỏi với khách nơi ngõ vắng teo. Hay cuối bài con người xuất hiện trong dáng ngồi thu mình, bất động, có chút thờ ờ, bởi đi câu cá mà dường như không hề quan tâm đến chuyện câu ta. Bút pháp lấy động tả tĩnh tài hoa: sóng - hơi gợn tí, lá – khẽ đưa vèo, tâng mây – lơ lửng, câu thơ cuối có một tiếng động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” không phá vỡ không gian tĩnh lặng mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cảnh thu dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến hiện lên thật đẹp đẽ, nên thơ mà cũng vô cùng thanh tịnh, yên ắng đặc trưng của làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ.

Bức tranh thu đã hé mở tình thu của người trong cảnh. Đó là tâm trạng u hoài, một tâm hồn yên tĩnh, một cõi lòng vắng lặng mênh mang thăm thẳm và một nỗi cô đơn trống vắng. Tình thu ấy được thể hiện qua: gam màu xanh ngắt của bầu trời, sắc vàng của chiếc lá khẽ đưa trước gió. Đặc biệt hai câu luận ẩn chứa cả nỗi niềm, tâm sự kín đáo của một nhà nho. Hai câu thơ cuối cùng trở về đúng với nhan đề “Câu cá mùa thu” khi khắc họa hình ảnh người đi câu và hé mở tâm trạng của nhà thơ. Đi câu mà dáng ngồi bó gối bất động trong lòng thuyền “tựa gối buông cần” như hóa thạch trong thời gian và không gian, mà thờ ơ hững hờ với tiếng cá đớp mồi “cá đâu đớp động… ”. Người đi câu song lại không để tâm đến chuyện câu cá bởi có lẽ đi câu chỉ là cái cớ để suy tư, ngẫm ngợi về cái vèo trôi của thời thế đổi thay… Vần “eo” thuộc loại tử vận hết sức oái oăm được sử dụng một cách thần tình góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của một bậc trí ẩn.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giúp diễn tả những tâm sự, nỗi niềm của tác giả trước thời thế. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện: tài năng ngôn ngữ bậc thầy đã diễn tả những biểu hiện tinh tế của cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng. Kết hợp giữa bút pháp nghệ thuật cổ điển (bút pháp tả cảnh ngụ tình, hệ thống hình ảnh ước lệ, bút pháp lấy động tả tĩnh…) với những sáng tạo riêng (hình ảnh đời sống quen thuộc, ngôn ngữ đời sống…).

Bằng những nét bút tài hoa, ngôn ngữ giản dị mà hàm súc đã phác họa bức tranh vô cùng đẹp đẽ, tiểu biểu cho làng cảnh Việt Nam, qua đó còn cho thấy tình yêu thiên nhiên của tác giả. Đồng thời tình thu cũng đã giãy bày tâm trạng, tâm sự sâu kín của Nguyễn Khuyến với thời thế.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (mẫu 12)

Nguyễn Khuyến là người học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ ra làm quan hơn mười năm rồi trở về quê hương dạy học. Ông để lại sự nghiệp sáng tác phong phú hơn hơn 800 bài chủ yếu là thơ, trên cả mảng thơ chữ Hán và chữ Nôm. Một đề tài khá quan trọng trong sáng tác của ông là thơ viết về làng quê và một trong những bài thơ đó không thể không khắc đến là bài Câu cá mùa thu.

Bài thơ nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến bao gồm ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Cả ba bài thơ đều được sáng tác trong thời gian tác giả lui về ở ẩn tại quê nhà. Bài thơ Câu cá mùa thu là bức tranh thiên nhiên mua thù đẹp đẽ với cả cảnh thu và tình thu sâu sắc.

Bài thơ trước hết là bức tranh thu mang vẻ đẹp cổ điển của muôn đời. Viết về mùa thu vốn là chủ đề nổi bật của thơ ca cổ điển, ta bắt gặp câu thơ thu thật thu của Nguyễn Du:

Người lên ngựa, kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Đến với Nguyễn Khuyến, nhà thơ sử dụng hình ảnh ước lệ hết sức quen thuộc của thơ cổ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Lấy điểm nhìn từ một chiếc thuyền câu trên ao nhỏ, bức tranh mùa thu được mở ra nhiều hướng. Không gian mùa thu trở nên khoáng đạt, rộng rãi giúp tác giả cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của mùa thu. Đó là cảm nhận bằng xúc giác với cái “lạnh lẽo” của nước ao thu, cảm nhận bằng thị giác khi thấy cái trong veo của làn nước. Thu về nước không còn đục như vào những ngày hè oi nóng, đi cùng những cơn mưa rào đột ngột. Thu về mọi vật trở nên bình tĩnh, lặng lẽ hơn, dòng nước thôi cuộn trào, màu nước thổi đỏ mà thay vào đó là sắc trong veo có thể nhìn thấu xuống đáy. Trong khuôn viên của chiếc ao nhỏ, những làn “sóng biếc theo làn hơi gợn tí”. Hình ảnh sóng biếc chỉ khẽ gợn cho thấy sự tĩnh lặng hoàn toàn của không gian. Dường như con người có thể nghe thấy những tiếng động nhỏ bé nhất của sóng.

Không gian tiếp tục được mở rộng, tác giả hướng mắt lên bầu trời và cảm nhận thu thiên xanh ngắt: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”. Câu thơ cho thấy độ cao thăm thẳm của bầu trời, và gợi nên sự êm dịu, thanh bình, màu xanh đậm trong trẻo khiến cho bầu trời càng trở nên cao rộng và khoáng đạt hơn. Khung cảnh được điểm thêm sắc vàng của chiếc lá: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Chiếc lá vàng mỏng manh, bé nhỏ, nhẹ (khẽ đưa) nhưng chỉ với chút vàng ấy thôi đã cho thấy một mùa thu thật êm, thật dịu của khung cảnh. Những hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.

Trong không gian thu đó hình ảnh con người xuất hiện thật ít ỏi với khách nơi ngõ vắng teo. Hay cuối bài con người xuất hiện trong dáng ngồi thu mình, bất động, có chút thờ ờ, bởi đi câu cá mà dường như không hề quan tâm đến chuyện câu cá. Bút pháp lấy động tả tĩnh tài hoa: sóng - hơi gợn tí, lá - khẽ đưa vèo, tầng mây - lơ lửng, câu thơ cuối có một tiếng động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” không phá vỡ không gian tĩnh lặng mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cảnh thu dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến hiện lên thật đẹp đẽ, nên thơ mà cũng vô cùng thanh tịnh, yên ắng đặc trưng của làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ.

Bức tranh thu đã hé mở tình thu của người trong cảnh. Đó là tâm trạng u hoài, một tâm hồn yên tĩnh, một cõi lòng vắng lặng mênh mang thăm thẳm và một nỗi cô đơn trống vắng. Tình thu ấy được thể hiện qua: gam màu xanh ngắt của bầu trời, sắc vàng của chiếc lá khẽ đưa trước gió. Đặc biệt hai câu luận ẩn chứa cả nỗi niềm, tâm sự kín đáo của một nhà nho. Hai câu thơ cuối cùng trở về đúng với nhan đề “Câu cá mùa thu” khi khắc họa hình ảnh người đi câu và hé mở tâm trạng của nhà thơ. Đi câu mà dáng ngồi bó gối bất động trong lòng thuyền “tựa gối buông cần” như hóa thạch trong thời gian và không gian, mà thờ ơ hững hờ với tiếng cá đớp mồi “cá đâu đớp động…”. Người đi câu song lại không để tâm đến chuyện câu cá bởi có lẽ đi câu chỉ là cái cớ để suy tư, ngẫm ngợi về cái vèo trôi của thời thế đổi thay… Vần “eo” thuộc loại tử vận hết sức oái oăm được sử dụng một cách thần tình góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của một bậc trí ẩn.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giúp diễn tả những tâm sự, nỗi niềm của tác giả trước thời thế. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện: tài năng ngôn ngữ bậc thầy đã diễn tả những biểu hiện tinh tế của cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng. Kết hợp giữa bút pháp nghệ thuật cổ điển (bút pháp tả cảnh ngụ tình, hệ thống hình ảnh ước lệ, bút pháp lấy động tả tĩnh…) với những sáng tạo riêng (hình ảnh đời sống quen thuộc, ngôn ngữ đời sống…).

Bằng những nét bút tài hoa, ngôn ngữ giản dị mà hàm súc đã phác họa bức tranh vô cùng đẹp đẽ, tiểu biểu cho làng cảnh Việt Nam, qua đó còn cho thấy tình yêu thiên nhiên của tác giả. Đồng thời tình thu cũng đã giãi bày tâm trạng, tâm sự sâu kín của Nguyễn Khuyến với thời thế.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (mẫu 13)

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của thiên nhiên làng cảnh của Việt Nam. Ông viết khoảng 800 bài thơ, trong đó có chùm thơ về mùa thu rất nổi tiếng. Bài thơ Câu cá mùa thu là một trong ba bài thơ thu của ông. Bài thơ không chỉ đậm phong vị cảnh quê non nước mà còn đậm một vị tình quê hương.

Thơ thu của Nguyễn Khuyến mang một vẻ trầm lặng, buồn cùng những vần thơ dung dị, nhẹ nhàng như chính hương sắc của mùa thu. Bức tranh thu trong Câu cá mùa thu được khắc họa qua điểm nhìn của tác giả, từ gần tới xa rồi lại từ xa tới gần, xuất phát là từ ao thu với chiếc thuyền câu rồi đến "tầng mây lơ lửng" rồi lại trở về với thuyền câu, ao thu.

Mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến hiện lên qua những hình ảnh rất đỗi mộc mạc:

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo."

Không gian làng quê thơ được mở ra thơ mộng và yên bình, đúng như cái chất của mùa thu. Một cái ao lặng lờ, nước trong vắt, bên trên là một chiếc thuyền nhỏ đang dập dềnh theo con sóng nước hơi gợn tý và những chiếc lá vàng đang nhẹ nhàng thả mình trên dòng nước trong. Đây là một không gian thu đầy quen thuộc của làng quê Việt Nam. Tuy quen thuộc là thế nhưng Nguyễn Khuyến lại giúp nó trở nên thật thơ mộng, đẹp đến nao lòng người.

Nhà thơ đã mở ra một không gian khoáng đạt, được cảm nhận đầu tiên bằng xúc giác là sự "lạnh lẽo" cũng như thị giác "trong veo". Nếu mùa hè đặc trưng bởi những dòng phù sa ngầu đục thì mùa thu lại đặc trưng bằng thứ nước trong ngần, nhìn thấu cả đáy. Trong khuôn viên chiếc ao nhỏ là con thuyền "bé tẻo teo" cùng làn sóng "hơi gợn tý". Chút "hơi gợn tý" đó tạo nên một sự khuấy động nho nhỏ trong không gian tĩnh mịch của mặt ao nhưng chẳng thể tạo nên được một âm thanh hoàn chỉnh. Và hơn thế nữa, khung cảnh được tô điểm bởi màu vàng của những chiếc lá mỏng manh, bay trong gió "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo". Chỉ bằng một câu thơ mà người ta như cảm nhận được sự mỏng manh, sự nhỏ bé của chiếc lá ấy trong một mùa thu thật êm, thật dịu, như nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã từng viết:

"Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất khẽ như là rơi nghiêng"

Không gian không chỉ có hình ảnh có ao cá lạnh lẽo mà còn xuất hiện cả bầu trời. Bầu trời thu vốn là biểu tượng của mùa thu, vậy nên Nguyễn Khuyến đã miêu tả nó rằng:

"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo."

Không gian lại càng được rộng mở thêm nữa. Tầng mây "lơ lửng" trên bầu trời "xanh ngắt" vừa khiến người ta mường tượng ra sự cao rộng của bầu trời vừa gợi ra một không gian thật yên bình, êm ả. Giữa không gian ấy, sự xuất hiện của con người như một điểm nhấn, thế nhưng, sự xuất hiện lại chẳng có được bao nhiêu, chỉ thấy một ngõ nhỏ "vắng teo" bóng người. Một mình nhân vật trữ tình ngồi buông cần vào làn nước, bất động và thờ ơ. Nguyễn Khuyến đã sử dụng ở đây biện pháp lấy động tả tĩnh "sóng - hơi gợn tý", "lá - khẽ đưa vèo", để nhấn mạnh cái tĩnh lặng vô cùng của mùa thu. Tiếng động duy nhất trong cả bài thơ là hình ảnh "Cá đâu đớp động dưới chân bèo". Thé nhưng, nó chẳng khiến cho bài thơ thêm phần sinh động mà còn khiến bài thơ trở nên yên ắng, tĩnh mịch hơn.

Cảnh sắc mùa thu của làng quê Việt Nam hiện lên dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến vừa thơ mộng, êm đềm, vừa tĩnh tại lại vô cùng yên bình mà cũng đượm buồn. Đây là một trong những đặc trưng vốn thấy ở những làng quê Bắc Bộ Việt Nam, và Nguyễn Khuyến đã nắm trọn những đặc điểm ấy để đưa vào trong thơ của mình. Hơn thế, ông còn thể hiện nét tài hoa của mình trong việc gieo vần. Những vần "eo" cuối những câu thơ đã làm cho câu thơ có một điều gì đó nhỏ bé đi, mọi vật co lại, dồn nén, kết tinh trong một khuôn khổ thật nhỏ bé. Có lẽ, đó là dụng ý của nhà thơ khi đặt nên những vần thơ này!

Cảnh thu đẹp là thế, nhưng Nguyễn Khuyến không chỉ muốn miêu tả cảnh sắc của trời thu mà còn muốn đặt vào trong đó những suy tư của riêng mình.

Điều đầu tiên ta nhận thấy được trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả và sự hoà hợp của con người với thiên nhiên. Tại sao nói Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên? Đó là bởi vì ông đã thu trọn vào trong một bài thơ những cảnh sắc đặc trưng nhất của mùa thu làng quê Việt. Những đường nét hay màu sắc rất nhỏ đều được ông thu lại. Từ hình ảnh của một "ao thu" nhỏ bé đến những con sóng "hơi gợn tí", đến sắc trời "xanh ngắt", ... tất cả đều được thu lại bằng vài câu thơ ngắn ngủi. Thêm vào đó, ông cũng quan sát cảnh vật mùa thu bằng mọi giác quan của mình, từ xúc giác, thị giác, đến thính giác, ... Mỗi câu thơ là sự hòa quyện của nhiều cảm giác khác nhau. Câu thơ đầu tiên nói về "ao thu" nhưng trong đó là tổng hòa của xúc giác và thị giác. Sự "lạnh lẽo" được cảm nhận bằng xúc giác, làn nước "trong veo" lại được cảm nhận bằng thị giác. Có thể nói, để cảm nhận mùa thu, Nguyễn Khuyến đã sử dụng tất cả mọi giác quan của mình để mà cảm nhận.

Trong bài thơ, hình ảnh con người xuất hiện rất ít ỏi, chỉ là một vài nét thoáng qua. Đó là hình ảnh của người "buông cần" trên mặt ao tĩnh lặng. "Buông" là hành động thả câu để câu cá, vừa để chờ cá cắn câu vừa để ngắm cảnh. Thế nhưng, buông câu chẳng "lâu được" bởi không thấy cá cắn câu. Sự thư thả trong từng câu chữ cho ta thấy được sự thư thái của nhà thơ trong công việc câu cá của mình. Câu cá là một thú vui mà ông dành trọn thời gian của mình để tận hưởng. Điều này đã diễn tả sự hoà hợp với thiên nhiên, với mùa thu của con người.

Nguyễn Khuyến cảm nhận về mùa thu tinh tế như thế, vẽ lên một bức tranh với cái hồn của làng quê Việt, vượt lên trên mọi khuôn khổ của thơ ca ước lệ, đem tới cái bình dị, mộc mạc của quê hương vào thơ là bởi ẩn chứa trong đó là tấm lòng của một nhà thi sĩ yêu nước, yêu non sông. Là một nhà thi sĩ, ông chỉ có thể dùng lời thơ của mình biểu đạt một tâm hồn yêu nước. Và hình ảnh người câu cá buôn cần lặng lẽ cũng là tâm sự của một con người nặng lòng với quê hương. Những khúc mắc trong lòng ông không thể giải quyết là những tâm sự đau buồn trước cảnh lầm than của dân tộc.

Có thể nói, bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến đã khắc hoạ thành công cảnh thu và tình thu. Nghệ thuật chấm phá, lấy động tả tĩnh đã làm cho bức tranh mùa thu làng quê Việt trở nên đẹp đẽ hơn, bình dị hơn. Mặc dù được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú nhưng Nguyễn Khuyến đã không còn sử dụng những hình ảnh ước lệ, khuôn phép cổ điển mà thay vào đó là những hình ảnh thơ rất bình dị, mộc mạc, gần gũi với người dân. Các gieo vần "eo" tài tình ở mỗi cuối câu cũng là một nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm.

Bài thơ Câu cá mùa thu không chỉ có cảnh sắc mùa thu đẹp đẽ mà còn chưa trong đó biết bao nhiêu cái tình của người thi sĩ. Cảnh thu đẹp đến nao lòng người nhưng lại đượm buồn bởi nỗi lòng và tính yêu của nhà thơ dành cho quê hương cho đất nước. Chỉ với tác phẩm này, Nguyễn Khuyến xứng đáng trở thành một trong những nhà thơ tài hoa nhất của nền thơ ca Việt Nam ta.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (mẫu 14)

Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc đến mùa thu không thế không nhắc đến “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến – một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Tiếp xúc với bài thơ điều đầu tiên cho ta ấn tượng là mật độ xuất hiện vần “eo” trong bài thơ. Chúng ta hãy đếm xem: có tất cả bảy tiếng sử dụng vần “eo”. Nếu để ý khảo sát trong tiếng Việt thì ta sẽ phát hiện ra một điều thú vị là vần “eo” trong ngôn ngữ của ta thường làm cho không gian, sự vật bị dồn nén, co lại, kết tinh lại trong cái khuôn khổ nhỏ nhất của nó. Trời thu đã mang sẵn cái khí lạnh trong nó lại càng lạnh thêm trong cái từ “lạnh lẽo” ấy. Nước hồ thu đã trong rồi nay lại càng trong thêm nữa bởi từ “trong veo”. Khoảng trống rộng lớn làm cho chiếc thuyền câu nhỏ bé lại càng nhỏ bé thêm khi nó được tác giả thấy rằng “bé tẻo teo”. Hình ảnh “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” làm chúng ta chợt nhớ đến hai câu thơ của Trần Đăng Khoa:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

Trở về câu thơ của Nguyễn Khuyến động từ “vèo” gợi cảm giác rơi nghiêng của lá. “Khẽ đưa vèo” câu thơ có cấu trúc động từ thật là lạ, làm cho ta thấy dường như tiếng rơi ấy nó không là hiện thực mà nó đang diễn ra trong tâm thức của nhà thơ. Chiếc lá ấy của nhà thơ làng Yên Đỗ và Trần Đăng Khoa như là ảo ảnh. Trong cái ảo ảnh đó, người đọc và cả tác giả dường như không kiểm soát kịp nó có thật hay không nữa. Bức tranh mùa thu đến đây khẽ lay động dưới nét phát họa của nhà thơ.

Qua hai câu đề của bài thơ bức tranh mùa thu không được đặt trong không gian rộng lớn như ở “Thu vịnh” mà nó bị giới hạn lại trong cái phạm vi nhỏ bé của “ao thu”. “Ao thu” hai tiếng ấy có vẻ gì đó là lạ, đặc thù. Hình ảnh “ao thu” như muốn chứng minh sự nhỏ bé khác thường của nó.

Toàn bộ khung ảnh được vẽ lên như một bức tranh tí hon có thể đặt trọn trong lòng bàn tay ta vậy. Nó có một cái gì đó ngồ ngộ, dễ thương và cuốn hút lạ thường. Nó thu tóm toàn bộ không gian, làng cảnh Việt Nam im lìm, vắng lặng nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt.

Đến đây không gian được mở rộng ra, nhà thơ đã di chuyển điểm nhìn từ khoảng gian nhỏ bé của “ao thu” hướng về không gian lớn của bầu trời. Ở đấy nhà thơ bắt gặp:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”

Cái động từ “lơ lửng” như gợi cho ta một cảm giác về một chuyển động mà ngỡ như là đứng yên. Những đám mây mùa thu như khẽ nhích từng tí một, bồng bềnh trong bầu trời thu xanh ngắt. Cái chuyển động của chiếc thuyền câu cũng vậy, nó như hơi khẽ lắc trong sóng nước mùa thu.

Trở lại câu thơ:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”

Ta thấy nó có một cái gì đó dễ gây ấn tượng. Chữ “làn” xuất hiện làm cho cảnh vật nó như mơ hồ, khó mà nắm bắt được. “Hơi gợn tí” nó gợi lên trước mắt chúng ta một hình dáng của sóng. Nó không ồn ào dữ dội như sóng biển mà có nó lăn tăn lan ra trên mặt hồ. Bức tranh mùa thu như trầm mình trong cái yên ả, tĩnh mịch ấy.

Có một câu châm ngôn cho rằng: không có một vẻ đẹp xuất sắc nào mà không mang đôi nét kì quặc. Cho nên câu thơ:

“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Tuy gợi cho ta cảm giác rờn rợn da thịt nhưng bức tranh mùa thu ở đây vẫn có một nét đẹp rất nên thơ, bình yên và trong sáng. Con người nhà thơ ở đây có phần nào lộ diện hơn:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Thế câu “Tựa gối ôm cần” thật lạ. Nó như thú nhận rằng nhà thơ đang lo nghĩ về một việc gì đó rất dữ dội, nó như đang giằng xé lấy ông. Phải chăng đó chính là nỗi buồn thời cuộc, nỗi buồn mà đến cuối đời nhà thơ vẫn không nguôi ngoai được phần nào. Kết thúc bài thơ cảnh vật mùa thu im lìm như bị đánh thức dậy trước cái âm thanh bật hơi thật mạnh của cụm từ “đâu đớp động”. Tạo ra một nét đối nghịch trong bài thơ: Cảnh vật ở trên được miêu tả là một bức tranh tĩnh lặng đến hoang vắng thì đến cuối bài thơ nó như bắt đầu tiếp nhận được sức sống, bức tranh như sinh động hẳn lên. Nhưng nó lại cũng khiến cho bài thơ im ắng vô cùng. Ba tiếng “đâu đớp động” chõi lên một chút rồi lại đè xuống dưới sự áp chế mãnh liệt của vần “eo”. Cách sử dụng nghệ thuật, dùng cái động để diễn tả cái tĩnh làm cho cảnh vật trong bài thơ càng vắng lặng hơn, nỗi buồn như bao trùm cả một khung cảnh rộng lớn.

Bài thơ còn mang trong nó một sắc điệu xanh sắc xanh của mây trời, của lá cây, của nước mùa thu. Tất cả như hòa quyện vào nhau làm cho bài thơ tạo nên một bức tranh hài hòa cân đối, có một màu sắc rất riêng của Việt Nam. Một chiếc lá vàng đâm ngang tô thêm cho bức tranh mùa thu một vẻ đẹp mới lạ.

Đọc “Câu cá mùa thu” ta càng yêu thêm non sông xứ sở đất Việt này. Bức tranh mùa thu đậm chất vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam trong bao biến động xô bồ của cuộc đời này. Có cần chăng nhiều lúc lòng chúng ta nên lắng lại để thưởng thức “Thu điếu” để thanh lọc lại hồn mình, để yêu quê hương đất nước, yêu tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp này hơn nữa …

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (mẫu 15)

Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thư mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. (Ba bài thơ này, tác giả đã đặt tên cho chúng rồi, cũng như bố đặt tên con, không nên vì nhược điểm là tên đặt theo chữ nho, mà bây giờ lại tuỳ tiện thay đổi). Chúng đã được truyền tụng hàng trăm năm nay (đến năm 1971, Nguyễn Khuyến sinh ra đã 135 năm).

Được nhớ, thuộc, và truyền tụng vì là ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu của Việt Nam, từ miền Bắc nước ta, chứ không ở nước nào khác. Tiêu biểu hơn cả, là bài Thu điếu (Mùa thu ngồi câu cá)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết mùa thu; rất là đất nước nhà mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở trong văn chương sách vở. Hàng vạn người đọc rất tinh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác)…

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,

Độ năm ba chén đã say nhè.

Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng rèm châu, lầu ngọc, chén vàng… mà bình dân, nhà cỏ thấp le te, tiến lên hiện thực rồi. Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu. Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng, thì bài thơ tù túng và thiếu lô gích. Câu thứ hai: Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè, phải là đêm sâu mới hay, mới ngõ thật tối, đóm mới thật lập lòe; còn “đêm khuya” (theo như có bản chép), thì là từ 12 giờ đêm trở đi, chẳng bao hàm ý gì là tối cả, chỉ bao hàm ý muộn và vắng, đêm khuya với đom đóm chẳng đi gì với nhau, vả lại còn phải nghiên cứu thử xem đom đóm có chờ đến khuya mới bay ra, mới bay nhiều hay không? Mà đã “ngõ tối đêm sâu” thì mâu thuẫn với Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Mặt khác, đưa Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt vào cảnh một đêm có trăng, thì không hợp, không điển hình gì cả. Trên mặt nước ao, mặt nước sâu lặng, thì điển hình là “Nước biếc trông như tầng khói phủ” kia, khói nhạt phất phơ lưng giậu là điển hình cho buổi chiều quê, khói bếp nhà ai đã nấu cơm chiều, gặp hơi nước nhiều trong không khí thì lan dài là là quấn quýt lấy vừa tầm lưng giậu. Thơ chữ Hán của tác giả cũng có những câu:

Chồi liễu rủ lá xanh, có ánh mặt trời xuyên qua,

Giậu tre um màu biếc, làn khói chiều bao phủ.

Mặt nữa, “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều. Vì thế cho nên bài này là khái quát, tổng hợp nhiều cảnh thu ở nhiều thời điểm. Nghĩ như thế rồi, chúng ta thấy bốn câu đi liền nhau (2, 3, 4, 5) về làng cảnh rất hay, nó hay trong cái thực của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, chứ không bay đi đâu xa khác. Nhất là câu Làn ao lóng lánh bóng trăng loe, là của một thi sĩ thật có tài, bóng trăng vàng tự mặt nước ao sáng loé ra, bốn chữ “l” khá nặng, (làn lóng lánh loe) gợi cho vàng nước kim loại, ba dấu sắc khứ thanh (lóng lánh bóng) gợi ánh bắn đi. Từ loe với âm oe gợi cái gì tròn (tròn xoe), như cái ao chẳng hạn. Lịch sử văn học thế giới, qua mấy nghìn năm, đã biểu dương từng câu thơ một của các nhà thơ có tài. Một câu thơ của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc Việt Nam như thế, là một câu thơ hiếm có.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu. Trời thu rất xanh rất cao toả xuống cảnh vật. Cây tre Việt Nam ta, những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật là thanh đạm, hợp với hồn thu. Song thưa để mặc bóng trăng vào cũng thuộc về trời cao; Một tiếng trên không ngỗng nước nào cùng nói về trời cao, gợi sự xa xăm, gợi cái bâng khuâng về không gian. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái gợi cái bâng khuâng man mác về thời gian. Nước biếc trông như tầng khói phủ gợi niềm bay bổng nhẹ nhàng và mơ hồ như hư như thực. Cả khung cảnh mùa thu thanh thoát ấy dần đến ý hai câu kết: – Sao ta còn bị buộc chân ở đây, sa lầy trong vòng danh lợi ố bẩn phi nghĩa này ? Sao ta chưa trả mũ từ quan luy khứ như Đào Uyên Minh, cho nhẹ nhõm trong sáng?

Bài Thu vịnh có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ), có về thăm “Vườn Bùi chốn cũ – đây là “xứ Vườn – Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến – mới càng hiểu rõ Ao thu lạnh Iẽo nước trong veo. Sao lắm ao thế ! Cả huyện Bình Lục là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo. Sóng biếc gợi rất nhẹ, một chiếc lá vàng rụng theo gió, bay bay xoay xoay rồi rơi xuống xa xa một cách khẽ khàng. Khung ao tuy hẹp vậy, nhưng làng cảnh cũng không thiếu không gian.

Nhìn lên: trời thu xanh cao đám mây đọng lơ lửng; trông quanh: các lối đi trong làng hai bên tre biếc mọc sầm uất, chạy ngoắt ngoéo cho đến lúc tưởng như tre đã kín lại; mọi người ra đồng làm cho nên làng vắng teo. Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon ở từng phao câu đầu cánh lắt lẻo khuỷu xương, không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ; không phải chỉ giỏi vì là những tứ vận hiếm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoái mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu ba, bốn:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

đối với:

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá, vèo, để tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: tí. Quá trình ngôn ngữ của thơ đi, từ đời Lê Hồng Đức, thật hãy còn vất vả nặng nề: Trời muôn trượng thắm làu làu sạch. Đến Nguyễn Khuyến đã thành ra: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, thật trong sáng nhẹ nhàng, như không một trở lực nào níu được sự diễn đạt nữa. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời dại, hoặc là khổ luyện trong một người. Các bạn mới làm thơ nên khái niệm được thế nào là sự “đắc đạo” trong sĩ nghệ thuật ngôn từ.

Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam; trên đất nước ta, và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là nôm, là Việt Nam: mà ở đây, dân tộc hóa cùng thống nhất với quân chúng hóa.

Ba bài thơ mùa thu hay vì Nguyễn Khuyến là một thi sĩ có tài. Nhưng cần một điều kiện nữa: là nhà thơ có tài ấy phải gắn bó, thâm nhập, hòa tâm hồn mình một cách sâu sắc, thấm thía với đất nước Việt Nam. Nhà thơ ấy phải sống như Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến khi sinh ra, lớn lên, khi là học trò cho đến lúc thi Hương, đã sống ở làng mạc, giữa đất nước ruộng đồng. Ông đi làm quan khoảng 12 năm. Từ khi ông về hưu (1884) đến năm ông mất (1909), ông lại trở về 26 năm ở với làng ruộng. Có sách tính ra ông đã sống ở làng quê đồng ruộng trước sau tất cả là bốn mươi ba năm. Hoàn cảnh sinh sống tác động lâu dài vào xúc cảm của hồn thơ, tạo thành một thứ bản chất.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (mẫu 16)

Nguyễn Khuyến là người học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ ra làm quan hơn mười năm rồi trở về quê hương dạy học. Ông để lại sự nghiệp sáng tác phong phú hơn hơn 800 bài chủ yếu là thơ, trên cả mảng thơ chữ Hán và chữ Nôm. Một đề tài khá quan trọng trong sáng tác của ông là thơ viết về làng quê và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến là bài Câu cá mùa thu.

Bài thơ nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến bao gồm ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Cả ba bài thơ đều được sáng tác trong thời gian tác giả lui về ở ẩn tại quê nhà. Bài thơ Câu cá mùa thu là bức tranh thiên nhiên mùa thu đẹp đẽ với cả cảnh thu và tình thu sâu sắc.

Bài thơ trước hết là bức tranh thu mang vẻ đẹp cổ điển của muôn đời. Viết về mùa thu vốn là chủ đề nổi bật của thơ ca cổ điển, ta bắt gặp câu thơ thu thật thu của Nguyễn Du:

Người lên ngựa, kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Đến với Nguyễn Khuyến, nhà thơ sử dụng hình ảnh ước lệ hết sức quen thuộc của thơ cổ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Lấy điểm nhìn từ một chiếc thuyền câu trên ao nhỏ, bức tranh mùa thu được mở ra nhiều hướng. Không gian mùa thu trở nên khoáng đạt, rộng rãi giúp tác giả cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của mùa thu. Đó là cảm nhận bằng xúc giác với cái “lạnh lẽo” của nước ao thu, cảm nhận bằng thị giác khi thấy cái trong veo của làn nước. Thu về nước không còn đục như vào những ngày hè oi nóng, đi cùng những cơn mưa rào đột ngột. Thu về mọi vật trở nên bình tĩnh, lặng lẽ hơn, dòng nước thôi cuộn trào, màu nước thỏi đỏ mà thay vào đó là sắc trong veo có thể nhìn thấu xuống đáy. Trong khuôn viên của chiếc ao nhỏ, những làn “sóng biếc theo làn hơi gợn tí”. Hình ảnh sóng biếc chỉ khẽ gợn cho thấy sự tĩnh lặng hoàn toàn của không gian. Dường như con người có thể nghe thấy những tiếng động nhỏ bé nhất của sóng.

Không gian tiếp tục được mở rộng, tác giả hướng mắt lên bầu trời và cảm nhận thu thiên xanh ngắt: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”. Câu thơ cho thấy độ cao thăm thẳm của bầu trời, và gợi nên sự êm dịu, thanh bình, màu xanh đậm trong trẻo khiến cho bầu trời càng trở nên cao rộng và khoáng đạt hơn. Khung cảnh được điểm thêm sắc vàng của chiếc lá: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. Chiếc lá vàng mỏng manh, bé nhỏ, nhẹ (khẽ đưa) nhưng chỉ với chút vàng ấy thôi đã cho thấy một mùa thu thật êm, thật dịu của khung cảnh. Những hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.

Trong không gian thu đó hình ảnh con người xuất hiện thật ít ỏi với khách nơi ngõ vắng teo. Hay cuối bài con người xuất hiện trong dáng ngồi thu mình, bất động, có chút thờ ơ, bởi đi câu cá mà dường như không hề quan tâm đến chuyện câu cá. Bút pháp lấy động tả tĩnh tài hoa: sóng – hơi gợn tí, lá – khẽ đưa vèo, tầng mây – lơ lửng, câu thơ cuối có một tiếng động duy nhất: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” không phá vỡ không gian tĩnh lặng mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Cảnh thu dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến hiện lên thật đẹp đẽ, nên thơ mà cũng vô cùng thanh tịnh, yên ắng đặc trưng của làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ.

Bức tranh thu đã hé mở tình thu của người trong cảnh. Đó là tâm trạng u hoài, một tâm hồn yên tĩnh, một cõi lòng vắng lặng mênh mang thăm thẳm và một nỗi cô đơn trống vắng. Tình thu ấy được thể hiện qua: gam màu xanh ngắt của bầu trời, sắc vàng của chiếc lá khẽ đưa trước gió. Đặc biệt hai câu luận ẩn chứa cả nỗi niềm, tâm sự kín đáo của một nhà nho. Hai câu thơ cuối cùng trở về đúng với nhan đề “Câu cá mùa thu” khi khắc họa hình ảnh người đi câu và hé mở tâm trạng của nhà thơ. Đi câu mà dáng ngồi bó gối bất động trong lòng thuyền “tựa gối buông cần” như hóa thạch trong thời gian và không gian, mà thờ ơ hững hờ với tiếng cá đớp mồi “cá đâu đớp động… ”. Người đi câu song lại không để tâm đến chuyện câu cá bởi có lẽ đi câu chỉ là cái cớ để suy tư, ngẫm ngợi về cái vèo trôi của thời thế đổi thay… Vần “eo” thuộc loại tử vận hết sức oái oăm được sử dụng một cách thần tình góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của một bậc trí ẩn.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giúp diễn tả những tâm sự, nỗi niềm của tác giả trước thời thế. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện: tài năng ngôn ngữ bậc thầy đã diễn tả những biểu hiện tinh tế của cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng. Kết hợp giữa bút pháp nghệ thuật cổ điển (bút pháp tả cảnh ngụ tình, hệ thống hình ảnh ước lệ, bút pháp lấy động tả tĩnh…) với những sáng tạo riêng (hình ảnh đời sống quen thuộc, ngôn ngữ đời sống…).

Bằng những nét bút tài hoa, ngôn ngữ giản dị mà hàm súc đã phác họa bức tranh vô cùng đẹp đẽ, tiêu biểu cho làng cảnh Việt Nam, qua đó còn cho thấy tình yêu thiên nhiên của tác giả. Đồng thời tình thu cũng đã giãi bày tâm trạng, tâm sự sâu kín của Nguyễn Khuyến với thời thế.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (mẫu 17)

Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình thì Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thật vậy thơ ông luôn tràn ngập những hình ảnh quen thuộc của làng quê đất nước ta. Nguyễn Khuyến làm quan được một thời gian thì trở về quê sớm hay chính là ông lui về ở ẩn. Sở dĩ như vậy là do ông chán ghét những ngang tai trái mắt khi quân ta bị Pháp xâm lược. Và chính quyết định đó đã quyết định đến sáng tác của nhà thơ, về ở ẩn nhà thơ cũng giống như bao nhà nho khác tìm đến thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên. Chính vì thế Nguyễn Khuyến được biết đến là một nhà thơ trữ tình của thiên nhiên làng cảnh Việt Nam. Có thể nói thơ ông không chỉ có cảnh mà còn có tình, cảnh đẹp bao nhiêu thì tình nặng bấy nhiêu. Đặc biệt hơn ông rất nổi tiếng với chùm thơ thu của mình, và tất nhiên trong chùm thơ ấy vừa có cảnh lại vừa mang đậm chất tình.

Trước tiên ta đi tìm hiểu và khám phá về cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến. Thơ ông nhẹ nhàng đằm thắm, không ồn ào mà lặng lẽ đến bất ngờ. Sự im ắng của cảnh vật làm cho thơ thu của ông mang đầy màu sắc buồn bã, tĩnh lặng.

Cảnh thu hiện lên với những hình ảnh mùa thu ở làng quê Việt Nam đẹp một cách giản dị mà rất đỗi thơ mộng và thu hút lòng người. Cảnh thu hiện lên mang đầy nét thân thuộc mộc mạc, không gian làng quê hiện lên như:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Đó là một thiên nhiên thu đầy thân thuộc trong bài thơ thu điếu của tác giả, hình ảnh của làng quê hiện lên nên thơ nhưng cũng đẹp đến mộng mị trí óc của người ngắm nó. Cảnh vật hiền lành như khiến cho con người ta dẫu có độc ác, cáu giận đến đâu cũng nao lòng hiền đi để tâm hồn yêu thương quay trở lại. Hình ảnh thơ như “ao thu lạnh lẽo”, một chiếc thuyền rồi sóng khẽ gợn, một chiếc lá vàng lơ đãng đáp xuống mặt đất kia. Hay cả những hình ảnh thân thuộc như ngõ trúc, ao bèo lẳng lặng. Đó là toàn bộ hình ảnh thân thuộc mà tuyệt đẹp của cảnh thu Nguyễn Khuyến.

Không những thế cảnh thu với những hình ảnh của làng cảnh Việt Nam còn được Nguyễn Khuyến tiếp tục vẽ lên qua những câu thơ:

“Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?
Mấy lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.”

Những gian nhà những ngõ tối có sâu đóm lập lòe đầy màu sắc, nào giàn giậu, nào ánh trăng chiếu xuống dòng nước kia, rồi lại màu trời xanh ngắt trên cao. Tất cả những thứ ấy đều là những hình ảnh quen thuộc, và cũng chính những hình ảnh ấy đã làm nên một bức tranh thu đẹp. Thật khá khen cho câu: “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”, một câu thơ hay và đẹp. thế nào là ánh trăng loe, có thể nói nó mang đầy sự gợi tả để cho người ta thỏa sức tưởng tượng trong trí óc về ánh trăng loe kia. Có thể là ánh trăng ấy chiếu xuống làn nước kia loe rộng ra tuyệt đẹp. Nói chung bức tranh thu của Nguyễn Khuyến luôn lấy tư những gì sẵn có của làng cảnh đất nước ta. Từ hình ảnh đến màu sắc, từ biện pháp nghệ thuật đến âm thanh trong bức tranh ấy đều thật sự rất tuyệt vời giản dị.

Trong bài thơ Thu vịnh cũng vậy:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

Lại là trời, nước, trúc, trăng, giậu hoa… những thứ ấy một lần nữa được tác giả lấy thi liệu để làm nên tác phẩm của mình. Có lẽ ở trong cảnh nước non trời bể ấy Nguyễn Khuyến thấy yêu những thứ đó, những hình ảnh đó biết bao. Vì thế cho nên trong chùm thơ thu của ông những hình ấy được sử dụng rất triệt để và có hiệu quả. Tất cả làm nên một bức tranh thu đặc trưng cho làng cảnh Việt Nam.

Như vậy có thể thấy qua ba bài thơ thu khác nhau của Nguyễn Khuyến ta thấy được điểm chung trong sáng tác thơ thu của ông là lấy thi liệu từ những hình ảnh rất đỗi quen thuộc của làng quê nơi ông sống. những hình ảnh ấy mang đến vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của mùa thu Việt Nam.

Không những thế cảnh thu của Nguyễn Khuyến còn mang một điểm chung cũng như một nét đặc trưng cho mùa thu nước ta đó là nhẹ nhàng, tĩnh lặng những hình ảnh hay những âm thanh trong bài thơ đều rất nhẹ nhàng dịu dàng đậm chất thu Việt. Đến chuyển động của một chiếc lá cũng thật nhẹ nhàng và giàu sức gợi:

“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Mùa thu là mùa lá rụng nhưng cái sự rụng ấy cũng thật nhẹ nhàng. Chữ “vèo” làm cho người ta nhầm tưởng rằng lá rơi rất nhanh vèo một cái lá đáp mình xuống in vào mặt đất thế nhưng không phải thế. “Vèo” ở đây có nghĩa là lá khẽ chao nghiêng lượn vòng nhẹ nhàng rơi xuống. Hay là chuyển động nhẹ nhàng của tiếng cá đớp động dưới chân bèo. Rồi cũng không chỉ có chuyển động những bức tranh thu nhẹ nhàng về màu sắc nào là:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”

Hay

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?
Mấy lão không vầy cũng đỏ hoe.”

Rồi nhẹ nhàng với gam màu xanh lạnh, tầng khói phủ và ánh trăng hiền huyền ảo:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái”

Đó là đặc điểm thơ thu của Nguyễn Khuyến, vậy tình thu thì sao? Có thể nói chữ tình trong thơ thu của ông được bó gọn trong một từ “buồn”. Thu đặc trưng vốn dĩ đã buồn nhưng thu trong chính tác giả còn buồn hơn. Những hình ảnh của ba bài thơ thu mang đầy một nỗi buồn lớn, nó không chỉ là nhịp điệu, màu sắc, chuyển động buồn mà hình ảnh mang đầy tâm trạng. Những câu như “ngõ trúc quanh co khách vắng teo” hay “Mấy lão không vầy cũng đỏ hoe” rồi lại “Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt – Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”. Không những thế lại còn có “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”. Chính những hình ảnh cũng mang đầy tâm trạng buồn, một cái buồn vu vơ vô cớ. Thế nhưng chính cái buồn vu vơ đó lại trở thành cái cớ trong tâm trạng của tác giả. Thật đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Chính vì tâm trạng của nhà thơ đang rất buồn và âu lo vì thế cho nên thiên nhiên mà ông đặt bút viết ra cũng rất buồn. Đó là cái buồn trước thực tại, mặc dù đã lui về ở ẩn nhưng nhà thơ vẫn không thể nào yên lòng trước những thay đổi của xã hội khi thực dân Pháp xâm lược. Nhà thơ lo cho nhân dân và ái ngại trước những áp bức bóc lột của bọn xâm lược với nhân dân ta. Nguyễn Khuyến luôn trách bản thân mình không thể làm gì giúp cho nhân dân đỡ khổ. Qua đó đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.

Như vậy có thể thấy thơ thu Nguyễn Khuyến không chỉ có cảnh đẹp mà còn có tình đẹp, cảnh đẹp bao nhiêu thì tình nặng bấy nhiêu. Cảnh ở đây là cảnh thu Việt Nam nhẹ nhàng dịu dàng với những hình ảnh quen thuộc của làng quê nhưng lại rất buồn. Tình ở đây chính là nỗi lòng của nhà thơ dành cho quê hương đất nước, dành cho những người dân Việt khi bị áp bức bóc lột. Chắc hẳn chính vì những tình, những cảnh ấy đã góp phần làm nên thành công và xứng đáng với danh hiệu nhà thơ của mùa thu dành cho Nguyễn Khuyến.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (mẫu 18)

Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thư mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. (Ba bài thơ này, tác giả đã đặt tên cho chúng rồi, cũng như bố đặt tên con, không nên vì nhược điểm là tên đặt theo chữ nho, mà bây giờ lại tùy tiện thay đổi). Chúng đã được truyền tụng hàng trăm năm nay (đến năm 1971, Nguyễn Khuyến sinh ra đã 135 năm).

Được nhớ, thuộc, và truyền tụng vì là ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu của Việt Nam, từ miền Bắc nước ta, chứ không ở nước nào khác. Tiêu biểu hơn cả, là bài Thu điếu (Mùa thu ngồi câu cá):

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết mùa thu; rất là đất nước nhà mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở trong văn chương sách vở. Hàng vạn người đọc rất tinh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác)…

Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.

Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng rèm châu, lầu ngọc, chén vàng… mà bình dân, nhà cỏ thấp le te, tiến lên hiện thực rồi. Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu. Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng, thì bài thơ tù túng và thiếu logic. Câu thứ hai: Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe, phải là đêm sâu mới hay, mới ngỏ thật tối, đóm mới thật lập lòe; còn “đêm khuya” (theo như có bản chép), thì là từ 12 giờ đêm trở đi, chẳng bao hàm ý gì là tối cả, chỉ bao hàm ý muộn và vắng, đêm khuya với đom đóm chẳng đi gì với nhau, vả lại còn phải nghiên cứu thử xem đom đóm có chờ đến khuya mới bay ra, mới bay nhiều hay không? Mà đã “ngõ tối đêm sâu” thì mâu thuẫn với Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Mặt khác, đưa Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt vào cảnh một đêm có trăng, thì không hợp, không điển hình gì cả. Trên mặt nước ao, mặt nước sâu lặng, thì điển hình là “Nước biếc trông như tầng khói phủ” kia, khói nhạt phất phơ lưng giậu là điển hình cho buổi chiều quê, khói bếp nhà ai đã nấu cơm chiều, gặp hơi nước nhiều trong không khí thì lăn dài là là quấn quýt lấy vừa tầm lưng giậu. Thơ chữ Hán của tác giả cũng có những câu:

Chồi liễu rủ lá xanh, có ánh mặt trời xuyên qua,
Giậu tre um màu biếc, làn khói chiều bao phủ.

Mặt nữa, “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều. Vì thế cho nên bài này là khái quát, tổng hợp nhiều cảnh thu ở nhiều thời điểm. Nghĩ như thế rồi, chúng ta thấy bốn câu đi liền nhau (2, 3, 4, 5) về làng cảnh rất hay, nó hay trong cái thực của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, chứ không bay đi đâu xa khác. Nhất là câu Làn ao lóng lánh bóng trăng loe, là của một thi sĩ thật có tài, bóng trăng vàng tự mặt nước ao sáng loé ra, bốn chữ “l” khá nặng, (làn lóng lánh loe) gợi cho vàng nước kim loại, ba dấu sắc khứ thanh (lóng lánh bóng) gợi ánh bắn đi. Từ loe với âm oe gợi cái gì tròn (tròn xoe), như cái ao chẳng hạn. Lịch sử văn học thế giới, qua mấy nghìn năm, đã biểu dương từng câu thơ một của các nhà thơ có tài. Một câu thơ của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc Việt Nam như thế, là một câu thơ hiếm có.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu. Trời thu rất xanh rất cao toả xuống cảnh vật. Cây tre Việt Nam ta, những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật là thanh đạm, hợp với hồn thu. Song thưa để mặc bóng trăng vào cũng thuộc về trời cao; Một tiếng trên không ngỗng nước nào cùng nói về trời cao, gợi sự xa xăm, gợi cái bâng khuâng về không gian. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái gợi cái bâng khuâng man mác về thời gian. Nước biếc trông như tầng khói phủ gợi niềm bay bổng nhẹ nhàng và mơ hồ như hư như thực. Cả khung cảnh mùa thu thanh thoát ấy dần đến ý hai câu kết: – Sao ta còn bị buộc chân ở đây, sa lầy trong vòng danh lợi ố bẩn phi nghĩa này? Sao ta chưa trả mũ từ quan luy khứ như Đào Uyên Minh, cho nhẹ nhõm trong sáng?

Bài Thu vịnh có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ), có về thăm “Vườn Bùi chốn cũ – đây là “xứ Vườn – Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến – mới càng hiểu rõ bài Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Sao lắm ao thế! Cả huyện Bình Lục là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo. Sóng biếc gợi rất nhẹ, một chiếc lá vàng rụng theo gió, bay bay xoay xoay rồi rơi xuống xa xa một cách khẽ khàng. Khung ao tuy hẹp vậy, nhưng làng cảnh cũng không thiếu không gian.

Nhìn lên: trời thu xanh cao đám mây đọng lơ lửng; trong quanh: các lối đi trong làng hai bên tre biếc mọc sầm uất, chạy ngoắt ngoéo cho đến lúc tưởng như tre đã kín lại; mọi người ra đồng làm cho nên làng vắng teo. Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon ở từng phao câu đầu cánh lắt lẻo khuỷu xương, không thể thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ; không phải chỉ giỏi vì là những tứ vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu ba, bốn:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

đối với:

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá, vèo, để tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: tí. Quá trình ngôn ngữ của thơ đi, từ đời Lê Hồng Đức, thật hãy còn vất vả nặng nề: Trời muôn trượng thẳm làu làu sạch. Đến Nguyễn Khuyến đã thành ra: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, thật trong sáng nhẹ nhàng, như không một trở lực nào níu được sự diễn đạt nữa. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại, hoặc là khổ luyện trong một người. Các bạn mới làm thơ nên khái niệm được thế nào là sự “đắc đạo” trong Sĩ nghệ thuật ngôn từ.

Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam; trên đất nước ta, và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là nôm, là Việt Nam: mà ở đây, dân tộc hóa cùng thống nhất với quần chúng hóa.

Ba bài thơ mùa thu hay vì Nguyễn Khuyến là một thi sĩ có tài. Nhưng cần một điều kiện nữa: là nhà thơ có tài ấy phải gắn bó, thâm nhập, hòa tâm hồn mình một cách sâu sắc, thấm thía với đất nước Việt Nam. Nhà thơ ấy phải sống như Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến khi sinh ra, lớn lên, khi là học trò cho đến lúc thi Hương, đã sống ở làng mạc, giữa đất nước ruộng đồng. Ông đi làm quan khoảng 12 năm. Từ khi ông về hưu (1884) đến năm ông mất (1909), ông lại trở về 26 năm ở với làng ruộng. Có sách tính ra ông đã sống ở làng quê đồng ruộng trước sau tất cả là bốn mươi ba năm. Hoàn cảnh sinh sống tác động lâu dài vào xúc cảm của hồn thơ, tạo thành một thứ bản chất.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (mẫu 19)

Nguyễn Khuyến được coi là thi sĩ của tự nhiên làng cảnh Việt Nam. Ông đã viết khoảng 800 bài thơ, trong đó có một tập thơ về mùa thu rất nổi tiếng. Bài thơ Câu cá mùa thu là một trong ba bài thơ mùa thu của ông. Bài thơ ko chỉ đặm đà hương vị quê nhưng mà còn đặm đà tình quê hương.

Thơ văn mùa thu của Nguyễn Khuyến mang một vẻ trầm ngâm, đượm buồn với những vần thơ giản dị, nhẹ nhõm như chính màu sắc của mùa thu. Bức tranh mùa thu trong Câu cá mùa thu được mô tả qua điểm nhìn của tác giả, từ gần tới xa rồi từ xa tới gần, từ khi ao thu với đoàn thuyền đánh cá, rồi tới “đám mây trôi” rồi lại trở lại. Trở lại thuyền câu, ao thu.

Mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến hiện lên qua những hình ảnh hết sức mộc mạc:

“Nước ao lạnh trong veo,
Một chiếc thuyền đánh cá tí xíu teo tóp.
Sóng xanh theo làn sóng gợn nhẹ,
Những chiếc lá vàng sẽ bay trong gió ”.

Ko gian làng quê mở ra thơ mộng, bình yên đúng như tinh hoa của mùa thu. Mặt ao yên ả, nước trong veo, bên trên là con thuyền nhỏ nhấp nhô theo làn sóng hơi gợn và những chiếc lá vàng đang nhẹ nhõm thả mình trên mặt nước trong veo. Đây là ko gian mùa thu thân thuộc của làng quê Việt Nam. Tuy đã quá thân thuộc nhưng Nguyễn Khuyến lại giúp nó trở thành thơ mộng, đẹp tới nao lòng.

Thi sĩ đã mở ra một ko gian khoáng đạt, được cảm nhận trước tiên bằng cái chạm của cái “lạnh” cũng như cái “trong veo”. Nếu mùa hè đặc trưng bởi những dòng phù sa đục ngầu thì mùa thu đặc trưng bởi làn nước trong veo có thể nhìn thấu đáy. Trong khuôn viên của cái ao nhỏ là chiếc thuyền “nhỏ” sóng “gợn nhẹ”. Chút “gợn nhẹ” đó tạo nên một sự khuấy động nhỏ trong ko gian yên ắng của mặt ao nhưng ko thể tạo nên một âm thanh trọn vẹn. Và hơn thế, cảnh vật được tô điểm bởi màu vàng của những chiếc lá mỏng manh, tung bay trong gió “Lá vàng trong gió hiu hiu”. Chỉ với một câu thơ, người ta có thể cảm thu được sự mỏng manh, nhỏ nhỏ của chiếc lá đó trong một mùa thu thật êm đềm và dịu dàng, như thi sĩ Trần Đăng Khoa đã từng viết:

“Lá đa rơi trước hiên
Tiếng rơi rất khẽ, giống như rơi nghiêng ”.

Ko gian ko chỉ có hình ảnh ao cá lạnh lẽo nhưng mà còn có cả bầu trời. Bầu trời mùa thu vốn dĩ là biểu tượng của mùa thu nên Nguyễn Khuyến đã mô tả:

“Những đám mây lửng lơ trên bầu trời xanh,
Ngõ tre loanh quanh vắng.
Gối, ôm ko thể lâu,
Cá vận chuyển ở đâu dưới chân vịt? ”

Ko gian còn thoáng hơn. Lớp mây “bồng bềnh” trên nền trời “trong xanh” vừa khiến người ta tưởng tượng về độ cao, chiều rộng của bầu trời vừa gợi ko gian yên bình, yên ắng. Giữa ko gian đó, sự xuất hiện của con người như một điểm nhấn, nhưng người xuất hiện ko nhiều, chỉ có một con ngõ nhỏ “vắng” bóng người. Nhân vật trữ tình một mình ngồi thả que xuống nước, bất động, thờ ơ. Ở đây Nguyễn Khuyến đã sử dụng giải pháp biểu đạt tĩnh “sóng – gợn nhẹ”, “lá – khẽ đu đưa”, nhằm nhấn mạnh sự yên ắng vô hạn của mùa thu. Âm hưởng duy nhất trong cả bài thơ là hình ảnh “Đàn cá đi đâu dưới chân vịt”. Tuy nhiên, điều đó ko làm cho bài thơ thêm sinh động nhưng mà còn làm cho bài thơ trầm lắng, trầm lắng hơn.

Cảnh sắc mùa thu của làng quê Việt Nam xuất hiện dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến vừa thơ mộng, vừa êm đềm, êm đềm, vô cùng êm đềm nhưng cũng đầy u buồn. Đây là một trong những nét đặc trưng thường thấy ở làng quê Bắc Bộ, và Nguyễn Khuyến đã nắm bắt đầy đủ những đặc điểm đó để đưa vào thơ của mình. Hơn nữa, anh chàng còn trình bày tài năng gieo vần của mình. Những vần “eo” ở cuối câu thơ khiến câu thơ có một cái gì đó nhỏ nhỏ, mọi thứ co lại, nén chặt và kết tinh trong một khung hình rất nhỏ. Có nhẽ, đó là dụng ý của thi sĩ lúc thông minh ra những vần thơ này!

Cảnh thu đẹp tương tự nhưng Nguyễn Khuyến ko chỉ muốn tả cảnh thu nhưng mà còn muốn gửi gắm vào đó những suy tư của chính mình.

Điều trước tiên ta nhận thấy ở bài thơ là tình yêu tự nhiên tha thiết của tác giả và sự giao hoà của con người với tự nhiên. Vì sao Nguyễn Khuyến yêu tự nhiên? Đó là vì ông đã đưa vào bài thơ những cảnh tiêu biểu nhất của mùa thu trên các vùng quê Việt Nam. Những đường nét hay màu sắc rất nhỏ đều được anh đó chụp lại. Từ hình ảnh “ao thu” nhỏ nhỏ tới sóng “gợn nhẹ”, tới bầu trời “trong xanh”, tất cả đều được thu lại bằng một vài câu thơ ngắn gọn. Ngoài ra, anh còn quan sát cảnh vật mùa thu bằng tất cả các giác quan của mình, từ xúc giác, thị giác, thính giác, … Mỗi câu thơ là sự hòa quyện của nhiều cảm giác không giống nhau. Câu thơ đầu nói về “ao thu” nhưng trong đó là sự liên kết giữa xúc và cảnh. Độ “lạnh” được cảm nhận bằng xúc giác, nước “trong” được cảm nhận bằng thị giác. Có thể nói, để cảm nhận mùa thu, Nguyễn Khuyến đã dùng tất cả các giác quan của mình để cảm nhận.

Trong bài thơ, hình ảnh con người rất hiếm lúc xuất hiện, chỉ là một vài nét vẽ thoáng qua. Đó là hình ảnh một người đang “thả mình” trên mặt ao vắng lặng. “Thả câu” là hành động thả dây câu cá, vừa để chờ cá cắn câu, vừa để ngắm cảnh. Tuy nhiên, cũng chẳng được “bao lâu” đành buông câu vì cá cắn câu. Sự thư thái trong từng câu văn cho ta thấy sự thư thái của thi sĩ trong công việc câu cá của mình. Câu cá là thú vui nhưng mà anh dành hết thời kì để tận hưởng. Điều này đã diễn tả sự giao hòa với tự nhiên, với mùa thu của con người.

Nguyễn Khuyến cảm nhận mùa thu thật tinh tế, vẽ nên một bức tranh mang hồn làng quê Việt Nam, vượt lên mọi phạm vi của thơ văn thông thường, đưa sự mộc mạc, giản dị của quê hương vào thơ mình. Là bởi ẩn chứa trong đó là tấm lòng của một thi sĩ yêu nước yêu sông. Là một thi sĩ, ông chỉ có thể dùng thơ của mình để nói lên một tâm hồn yêu nước. Và hình ảnh người buôn cá lặng lẽ cũng là tâm tư của một con người có tấm lòng với quê hương non sông. Những uẩn khúc trong lòng ko thể hóa giải được là nỗi niềm day dứt trước cảnh tang thương của dân tộc.

Có thể nói, bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến đã khắc họa thành công cảnh thu và tình thu. Nghệ thuật ngắt câu, ngắt nhịp trái phải đã làm cho bức tranh mùa thu của làng quê Việt Nam trở thành xinh xắn và bình dị hơn. Tuy được viết theo thể thơ tám chữ nhưng Nguyễn Khuyến ko còn sử dụng những hình ảnh ước lệ, cổ điển nhưng mà thay vào đó là những hình ảnh hết sức giản dị, mộc mạc, thân thiện với nhân dân. . Cách gieo vần “eo” tài tình ở cuối mỗi câu cũng là một nghệ thuật làm nên thành công cho tác phẩm.

Bài thơ Câu cá mùa thu ko chỉ có cảnh đẹp mùa thu nhưng mà còn chứa đựng bao tình cảm của thi nhân. Cảnh mùa thu đẹp tới nao lòng người, nhưng cũng buồn bởi tấm lòng yêu quê hương non sông của thi sĩ. Chỉ với tác phẩm này, Nguyễn Khuyến đã xứng đáng trở thành một trong những thi sĩ tài hoa nhất của nền thơ ca Việt Nam chúng ta.

Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (mẫu 20)

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng khẳng định bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. “Thu điếu” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

“Thu điếu” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu đặc trưng của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao “trong veo” toả hơi thu “lạnh lẽo”. Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên “lạnh lẽo”. Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ - “bé tẻo teo”. Cái ao và chiếc thuyền câu là hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà. Theo Xuân Diệu cho biết vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà “bé tẻo teo”.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Các từ ngữ: “lạnh lẽo”, “trong veo”, “bé tẻo teo” gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về. Hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài ba làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Màu “biếc” của sóng hòa hợp với sắc “vàng” của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, “lá vàng ” với “sóng biếc ”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của gợn sóng. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ “vèo” trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài “Cảm thu, tiễn thu”: “Vèo trông lá rụng đầy sân”.

Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu Trời “xanh ngắt” với những tầng mây “lơ lửng” trôi theo chiều gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc Trời thu là “xanh ngắt”.

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

(Thu vịnh)

Da Trời ai nhuộm mà xanh ngắt

(Thu ẩm)

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

(Thu điếu)

“Xanh ngắt” là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (mây xám), mà xanh ngắt một màu thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi, ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Hình như người dân quê đã ra đồng hết. Xóm thôn vắng lặng, vắng teo. Mọi con đường quanh co, hun hút, không một bóng người qua lại:

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong một giấc mộng mùa thu. Tất cả cảnh vật từ mặt nước “ao thu lạnh lẽo” đến “chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, từ “sóng biếc” đến “lá vàng”, từ “tầng mây lơ lửng” đến “ngõ trúc quanh co” hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh... có khi thoáng chút bâng khuâng, man mác, nhưng rất gần gũi, thân thiết với mỗi con người Việt Nam. Phong cảnh thiên nhiên của mùa thu quê hương sao đáng yêu thế! Cái ý vị của bài thơ “Thu điếu” là ở hai câu kết:

 

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

“Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của một nhà thơ đã thoát vòng danh lợi. Cái âm thanh “cá đâu đớp động”, nhất là từ “đâu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Đằng sau câu chữ hiện lên một nhà nho thanh sạch trốn đời đi ở ẩn.

Đang ôm cần đi câu cá nhưng tâm hồn nhà thơ như đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy: “buồn, cô đơn và trống vắng”.

Âm thanh tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỷ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc vàng của lá thu, ở màu “xanh ngắt” của bầu trời thu, ở làn “sóng biếc ” trên mặt ao thu “lạnh lẽo”…

 

Thật vậy, bài thơ “Câu cá mùa thu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa “vèo” trong làn gió thu, tiếng cá “đớp động” chân bèo - đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.

Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo. Vần “eo” đi vào bài thơ rất tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của những vần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo - bé tẻo teo - đưa vèo - vắng teo - chân bèo. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh Trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi”…

Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm”, chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêu thêm xóm thôn đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:  

TOP 30 bài Phân tích tác phẩm Chiếu cầu hiền (2022)

TOP 30 bài Qua bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm em hãy nêu rõ vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước (2022)

TOP 30 bài Phân tích bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương (2022)

TOP 30 bài Phân tích 4 câu thơ cuối của bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương (2022)

TOP 30 bài Hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương (2022)

1 5,682 06/06/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: