TOP 13 mẫu kết bài Tràng Giang SIÊU HAY

13 mẫu kết bài Tràng Giang lớp 11 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 3,082 19/03/2023
Tải về


13 mẫu kết bài Tràng Giang

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 1

Kết bài Tràng Giang hay nhất (51 mẫu) - Văn 11Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mênh mông và quạnh hiu, hoang vắng. Qua đó còn cho ta thấy một cái tôi bơ vơ lạc lõng, một nỗi buồn vô tận giữa đất trời. Nhưng đồng thời bài thơ cùng thể hiện lòng yêu nước kín đáo mà vô cùng sâu lắng.

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 2

Có hai thứ ấn tượng còn đọng lại sau khi đọc xong bài thơ là không gian vô cùng, vô tận của ngoại cảnh và nỗi buồn, nỗi cô đơn không giới hạn của lòng người. Cả hai như cùng kích ứng để càng rộng, càng lớn thì càng buồn, càng cô đơn khiến bài thơ như chất chứa, tích tụ nỗi sầu của cả ngàn năm lại vậy. Nhưng vượt lên trên hết, bút pháp đặc trưng và nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và hiện đại đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp dẫu có buồn. Song người đọc vẫn nhìn thấy một tình yêu quê hương đất nước thầm kín hiện lên trong Tràng giang.

Phân tích khổ 2 Tràng Giang hay nhất (12 mẫu) - Văn 11

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 3

Bài thơ "tràng giang" là bài thơ đặc sắc trong cuộc đời thơ ca của Huy Cận. Bài thơ là sự kết hợp bút pháp hiện thực đan xen bút pháp cổ điển đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh, qua đó bộc lộ tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ "tràng giang" của Huy Cận đã để lại rất nhiều tình cảm, ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 4

Bài thơ “Tràng Giang” đã vẽ trước mắt ta những một bức tranh hùng vĩ, với cách nhìn độc đáo vừa gần vừa xa, vừa cao vừa sâu, nhưng bao trùm không gian ấy là một nỗi buồn. Đó không chỉ là nỗi buồn cô đơn lẻ loi của chính tác giả mà còn là nỗi buồn của một thế hệ khi phải sống trong cảnh nước mất nhà tan. Bức tranh mà Huy Cận tạo nên với những hình ảnh gần gũi như sông nước bến thuyền vừa mang một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại. Điều đó đã tô đậm thêm sự độc đáo trong thơ của Huy Cận.

Dàn ý phân tích khổ 2 bài Tràng giang (ngắn gọn, hay nhất)

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 5

Nhìn chung toàn bộ bài thơ là nỗi buồn, đây là tâm trạng của các nhà thơ lãng mạng lúc bấy giờ, nỗi buồn của cả thế hệ thanh niên lúc bấy giờ chưa giác ngộ được lý tưởng cách mạng, bài thơ này tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận “sầu ảo não”. Bài thơ “Tràng Giang” được đánh giá là bài thơ dọn đường cho thơ về quê hương đất nước. Cách sử dụng ngôn từ thơ cũng như biện pháp tu từ là tạo nên một tác phẩm hay và đặc sắc.

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 6

Bằng các hình ảnh giàu sức gợi, mang đậm phong vị Đường thi, với những hình ảnh cổ điển tiêu biểu, sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, Huy Cận đã thể hiện được cái tôi độc đáo của mình trong thơ. Bài thơ bồi đắp, nuôi dưỡng cho tâm hồn mỗi người về tình yêu thiên nhiên tha thiết, lòng sâu nặng với quê hương dân tộc.

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 7

Thời gian có thể phủ bụi một số thứ. Nhưng có những thứ càng rời xa thời gian, càng sáng, càng đẹp. “Tràng Giang” của Huy Cận là một bài như thế. Cùng với tấm lòng chan chứa tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ, thi phẩm sẽ còn sống mãi với chúng ta cho đến tận muôn đời.

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 8

"Tràng giang" là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng người mới có "Đất nở hoa" và những "Bài thơ cuộc đời" đằm thắm, nồng hậu... sau này. Đọc "Tràng giang" để ta thêm yêu thêm nhớ đất trời sông núi quê hương.

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 9

Bài thơ thể hiện cái buồn chung của một thời đại trong Thơ mới. Nhưng nỗi buồn toát ra từ cái đẹp của thiên nhiên thiếu liên lạc thiếu tình người chứ không phải cái buồn vì cảnh tù túng ngột ngạt trong Nhớ rừng của Thế Lữ. Bài thơ mang phong vị cổ điển ở hình ảnh, giọng điệu nhưng vẫn mang nét đặc sắc của thơ hiện đại ở không gian sắc màu, từ ngữ đến tứ thơ.

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 10

Với "Tràng giang", Huy Cận không chỉ mang đến bức tranh thiên nhiên rộng lớn, mênh mông mà qua đó tác giả còn nhấn mạnh sự cô đơn của "cái tôi" trước ngân hà rộng lớn. Sự đối lập này phần nào nói lên tình cảnh lẻ loi, sự trôi nổi của những kiếp người. Đồng thời tác giả bộc lộ nỗi niềm nhớ quê hương, tình cảm thiết tha với đất nước của mình.

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 11

Bài Tràng giang đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đến da diết của nhà thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, nhà thơ đã tức cảnh mà sinh tình, đó là tình cảm chân thành với quê hương đất nước của nhà thơ. Với cách tiếp cận với những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, Tràng giang đã trở thành một sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 12

Hồn thơ Huy Cận là một hồn thơ hay và chịu thích nghi với thời cuộc, trước cách mạng tháng tám với tư cách là một trí thức tiểu tư sản, trong các sáng tác của mình, ông thường bộc lộ những nỗi buồn thế sự, nỗi bất lực trước cảnh đổi thay của thời đại, cũng như cảnh đau thương của đất nước, thể hiện tấm lòng yêu đất nước sâu nặng. Tất cả những tình cảm ấy được thể hiện rõ nét trong Tràng giang bằng lối thơ vừa cổ điển vừa hiện đại, kết hợp cùng nỗi ám ảnh sâu sắc với không gian rộng lớn, Huy Cận đã tạo ra một tác phẩm xuất sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc về thơ ca Việt Nam giai đoạn trước cách mạng.

Kết bài phân tích Tràng Giang - Mẫu 13

Tràng giang là một bài thơ buồn, dòng nào cũng buồn. Cái buồn toát ra từ những vật bé mọn, như những kiếp người cô đơn, lạc lõng giữa không gian bao la. Nhưng Tràng giang là một bài thơ vẽ lên một phong cảnh đẹp, giàu màu sắc (núi bạc, bờ xanh, bãi vàng), nhiều đường nét hùng vĩ, mở ra vô tận (buồn điệp điệp, sâu chót vót, sông dài, trời rộng…), nhiều tương phản, nhiều động từ chỉ sức sống rộn ràng: sóng gợn, mây đùn, thuyền về, nước lại, nắng xuống, trời lên… Cái buồn của bài thơ rõ ràng không phải do cảnh vật tàn phai, không gian chật hẹp tù túng mọi vật chết chóc, ngưng đọng. Cái buồn như toát ra từ cấu tạo của thế giới, từ cái đẹp thiếu tình người, từ một sự mất mát các mối liên hệ có tính phổ quát gây nên. Một cái buồn đậm màu triết lí. Nỗi buồn này cũng phản ánh sự đổi thay của đời sống xã hội: xã hội cộng đồng truyền thống với vô vàn mối dây liên hệ đã đứt tung để thay vào một xã hội đô thị với những cái tôi rời rạc, bơ vơ.

1 3,082 19/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: