TOP 3 mẫu Phân tích 2 câu thực bài thơ Thương vợ (2023) SIÊU HAY

Phân tích 2 câu thực bài thơ Thương vợ lớp 11 gồm dàn ý và 3 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 926 18/03/2023


Phân tích 2 câu thực bài thơ Thương vợ - Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ văn 11 Thương vợ

Dàn ý Phân tích 2 câu thực bài thơ Thương vợ

I. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi

Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú

II. Thân bài

- Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):

+ “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng

+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát

+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu

⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

- “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc

+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cranh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu

- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

 

⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công nội dung 2 câu thực trong bài thương vợ

- Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xã hội hôm nay.

Top 10 Bài văn phân tích hình ảnh ông Tú trong bài thơ "Thương vợ" (lớp 11)  hay nhất - Toplist.vn

Phân tích 2 câu thực bài thơ Thương vợ (Mẫu 1)

Thơ văn Trần Tế Xương gồm hai mảng lớn: trào phúng và trữ tình. Có bài hoàn toàn là đả kích, châm biếm, có bài thuần là trữ tình. Tuy vậy, hai mảng không tuyệt đối ngăn cách. Thường là châm biếm sâu sắc nhưng vẫn có chất trữ tình. Ngược lại, trữ tình thấm thía cũng pha chút cười cợt theo thói quen trào phúng.

Thương vợ là một bài thơ như vậy. Thương vợ là bài thơ phản ánh hình ảnh bà Tú vất vả, đảm đang, lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con, đồng thời thể hiện tình thương yêu, quý trọng và biết ơn của Tú Xương đối với người vợ của mình.

Trong hai câu thực, hình ảnh bà Tú một mình thui thủi làm ăn càng hiện lên cụ thể và rõ nét hơn:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Tú Xương dùng một hình tượng quen thuộc trong văn chương dân gian nói về người phụ nữ lao động ngày xưa: Con cò lặn lội bờ sông... nhưng ông không so sánh mà đồng nhất thân phận bà Tú với thân cò. Tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối của bà Tú mà phải chịu dãi nắng dầm sương thì đã là gian nan, tội nghiệp, vậy mà bà còn phải lặn lội sớm trưa. Nghĩa đen của từ này cũng gợi ra đầy đủ cái vất vả, khó nhọc trong nghĩa bóng. Tấm thân cò ấy lại lặn lội trên quãng vắng đường xa. Nói quãng vắng là tự nhiên nổi lên cái lẻ loi, hiu quạnh, lúc cần không biết nương tựa vào đâu, chưa nói đến những hiểm nguy bất trắc đối với thân gái dặm trường.

Eo sèo chỉ sự nói đi nói lại, có ý bất bình. Đò đông có thể hiểu hai cách: một là đò ngang đã chở đầy người, hai là đò từ các nơi tập hợp lại rất đông. Hiểu cách nào cũng đúng với ý định đặc tả nỗi khó nhọc, gian nan trong cảnh kiếm ăn của bà Tú.

Bên cạnh nỗi khổ vật chất còn có nỗi khổ tinh thần. Vì chồng con mà phải lặn lội đường xa quãng vắng, nhưng liệu chồng con có biết cho chăng? Và bà Tú cứ âm thầm lo toan như vậy cho đến hết đời, hết kiếp... số phận bà là vậy.

Câu thơ miêu tả mà đầy chất trữ tình, nghe thật xót xa, tội nghiệp! Ông Tú tỏ ra thông cảm với nỗi khó nhọc của vợ và thương vợ đến vậy là sâu sắc.

Ông Tú hiểu thấu công việc làm ăn của bà Tú. Khi quãng vắng, buổi đò đông, bà đều vất vả khó nhọc, không kể gian nan, không quản thân mình, một lòng vì chồng, vì con. Bà Tú mà nghe được những lời như thế của ông chắc cũng thấy gánh nặng trên vai mình nhẹ bớt và trong thâm tâm bà cũng được an ủi ít nhiều.

Phân tích 2 câu thực bài thơ Thương vợ (Mẫu 2)

Tác giả Trần Tế Xương (1870 - 1907) được nhiều người biết đến bằng cái tên vô cùng quen thuộc: Tú Xương. Ông nhiều lần đi thi đều đỗ tú tài. Ba mươi bảy mùa xuân - một quãng thời gian vô cùng ngắn ngủi, một tuổi đời còn quá trẻ nhưng ông đã mãi mãi ra đi. Ông ra đi, nhưng khoảng trên 100 bài thơ ông viết – một con số vô cùng ấn tượng đã trở thành những bài thơ bất hủ. Thơ ca của ông chủ yếu là thơ trào phúng mang giọng điệu phê phán, đả kích sắc sảo, cay độc mạnh mẽ và hiếm có. Nhưng ông không chỉ là một nhà thơ hiện thực mà đúng như Nguyễn Tuân đã nói: “Chất hiện thực ấy chỉ là “chân trái” còn “chân phải” là chất trữ tình”. Đúng vậy, sống trong thời kì thực dân nửa phong kiến đầy rẫy những cám dỗ, bất công, ông hiểu được tình cảnh loạn lạc của hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Một xã hội tối đen như mực, nhơ nhớp, thối nát đã đẩy biết bao con người vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”, họ bị hà hiếp và bị ép vào bước đường cùng. Tội nghiệp hơn cả là thân phận của người phụ nữ, đặc biệt là những người mẹ, người vợ. Họ đều là những người dân vô tội, “thấp cổ bé họng”, nhỏ bé, bị vùi dập trước xã hội hôi tanh thối rữa ấy. Ông đồng cảm, xót xa cho thân phận của những người phụ nữ, đặc biệt hơn cả là người vợ của mình – người đã đồng hành cùng ông trong suốt quãng đời: bà Phạm Thị Mẫn. Và từ đó một tuyệt tác văn học của ông ra đời, bài thơ có nhan đề “Thương vợ”. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho thơ trữ tình của ông, ông viết để dành tặng cho chính người vợ của mình.

Toàn cảnh bài thơ là cái nhìn chân thực về người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh của tác giả. Ông đã nhấn mạnh được sự gian lao, vất vả của bà một cách hết sức nổi bật, rõ nét qua hai câu thơ:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Trong cuộc sống này, chắc hẳn trong chúng ta ai ai cũng đã một lần được nghe qua câu ca dao xưa: “Con cò lặn lội bờ sông” rồi phải không? Trong hình ảnh “Lặn lội thân cò” tác giả đã sử dụng phép đảo ngữ, qua đó ông còn trau chuốt thêm bằng bàn tay nghệ sĩ tài hoa của mình để tô đậm thêm sự lam lũ, vất vả của vợ mình. “Lặn lội” là một hoạt động của con người, con người ta phải tự mình vượt một quãng đường xa, gian nan, vất vả thì mới đạt được đích đến thành công. “Xây dựng thành công từ thất bại. Sự chán nản và thất bại là hai bước đệm chắc chắn nhất dẫn tới thành công.” Đích đến của sự thành công không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, nó là một quá trình ta phải thử thách rèn luyện bản thân qua những biến động của cuộc sống. Bà Tú là một con người như thế, đường đi của bà luôn gập ghềnh, trắc trở nhưng không vì thế mà bà từ bỏ. “Gập ghềnh” ở đây không có nghĩa là con đường đất đầy đá, đầy ổ gà, ổ voi mà chính là con đường bà phải tự mình “lặn lội khi quãng vắng”. “Quãng vắng” là khung cảnh không gian mênh mông, heo hút, vắng tanh vắng ngắt người. Chỉ một mình ta chơi vơi, lẻ loi giữa dòng đời cô lập, hiu quạnh. Ai cũng vậy, dù chỉ mới tưởng tượng ra thôi mà đã thấy sợ hãi. Nhưng cũng nhờ vì cái khoảng không gian im ắng, tĩnh lặng đến rợn ngợp đó mà bao sự hi sinh thăng trầm, cơ cực, cay đắng của người phụ nữ ấy đã được tôn lên một cách rõ nét. Với bà Tú, không điều gì có thể ngăn cản được bước chân của bà, vì chồng vì con,  bà có thể làm được tất cả, sẵn sàng hi sinh tất cả. Điều này gợi lên sự can đảm, chịu thương chịu khó của bà. Đó là đức tính cao đẹp trong tâm hồn người phụ nữ nhỏ bé này. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”, trong câu này tác giả thật sáng suốt khi ông đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ “Thân cò” để chỉ người vợ vất vả, cực nhọc, tần tảo sớm hôm của mình nhằm khắc họa đậm chất hình ảnh người vợ đảm đang, “một nắng hai sương”, không ngại khó, không ngại khổ, không quản khó khăn cực nhọc trong đời sống hằng ngày, không kêu ca than vãn một lời cho dù cuộc sống có vô vàn biến động, phong ba bão táp như thế nào đi chăng nữa. Ý thơ của tác giả đã đúc kết sâu sắc hơn cái dáng vẻ gầy guộc, mong manh của người vợ và cả nỗi đau về thân phận của người phụ nữ đảm đang, dịu hiền này – số phận thân cò nặng nề, vất vả và gian nan giữa cuộc sống khốn khó, cơ cực, thiếu thốn trăm bề đầy bế tắc. Hơn thế nữa, cái dáng vẻ gầy guộc, liêu xiêu ấy được ví như “thân cò” trông bà thật đáng thương, cơ hàn và nhỏ bé biết bao!

Nhưng chỉ thế thôi vẫn chưa đủ, ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh công đức lớn lao của bà Tú cho tổ ấm của mình trong câu thơ kế tiếp:

“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Từ láy “eo sèo” đã được ông sử dụng trong câu thơ này. Đó là tiếng kì kèo, phàn nàn, cãi vã một cách khó chịu, bức xúc, bực dọc giữa người này với người kia đã tạo nên một khung cảnh hỗn độn, cụ thể là trong công việc buôn bán của bà Tú. Giữa khách hàng và chủ hàng lúc nào cũng phải đôi co to tiếng, lời qua tiếng lại và cảm thấy như là một ngày yên bình, êm xuôi trong công việc làm ăn của bà là điều chưa bao giờ xảy ra. “Buổi đò đông” là hình ảnh miêu tả không gian đông đúc, nhộn nhịp, trái hẳn với không gian “quãng vắng” tăm tối, chứa đựng nhiều mối lo âu, hiểm nguy đáng sợ kia. Đó là nơi mọi người thường hay tụ tập, chen chúc và tranh giành nhau những món đồ trên chuyến đò một cách vô ý thức, bất lịch sự. Đây là câu thơ khắc họa đậm chất sự vật lộn với kế sinh nhai của bà Tú. Gặp phải chốn đò đông, bà luôn là người phải chịu cảnh bị xô đẩy, gò bó. Con người vốn đã nhỏ bé mà nay đứng trước hoàn cảnh ấy thì lại càng nhỏ bé, đáng thương, tội nghiệp hơn. Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh này ai cũng cảm thấy uất ức chứ không riêng gì bà. Nhưng bà vẫn làm, vẫn cam chịu, vẫn gánh vác, vẫn đảm nhiệm công việc của mình. Ca dao xưa đã từng nói rằng: “Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”. Có lẽ, bà cũng đã ghi nhớ lấy điều này nhưng vì mục tiêu là kiếm được miếng cơm manh áo cho gia đình, vì nền kinh tế gia đình còn khó khăn, nghèo khổ, vì bà là trụ cột chính trong gia đình, tất cả mọi việc đều trông cậy, phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi của bà đi buôn bán hằng ngày trên chuyến đò đông cùng với dòng người xô bồ tấp nập xen lẫn với tiếng kì kèo, cãi vã ấy nên bà cũng phải bất chấp tất cả, phải kiên quyết, phải lấm láp phong trần, hi sinh thầm lặng cuộc đời mình cho tổ ấm mà mình đã vun vén, xây dựng bấy lâu nay. Bà phải chịu cơ chịu cực, những buổi chen lấn trên sông nước đò giang lênh đênh đầy bất trắc như thế mà bà vẫn không sợ bất kì mối hiểm nguy nào. Bà vẫn thế, vẫn là người phụ nữ mạnh mẽ, quả cảm vì động lực lớn nhất tiếp thêm ngọn lửa sức mạnh cho bà để bà tiếp tục với công việc của mình chính là chồng, con. Gia đình là điều quý giá đã thắp lên ngọn lửa hi vọng trong tâm hồn người phụ nữ tần tảo, chừng mực này. Tú Xương đã thầm cảm thương cho cảnh ngộ và đức hi sinh cao cả của vợ mình. Không ai khác, ông là người hiểu hơn hết “tính hạnh khoan hòa” của bà, vì vậy ông đã dùng lời lẽ văn chương của mình để bộc lộ lên những điều này với tất cả sự thương cảm, xót xa đối với người phụ nữ đã gắn bó cùng ông suốt cuộc đời này. Mọi người trân trọng, cảm phục và nhớ tới ông nhiều hơn có lẽ là do họ nghe được nhịp đập của một trái tim chân thành, giàu cảm xúc, biết trọng nhân cách, mang nỗi đau vời vợi khôn nguôi đối với người vợ vĩ đại của mình. Quỹ đạo của thời gian có thể thay đổi nhưng niềm tin yêu mãnh liệt của ông đối với người phụ nữ này chưa bao giờ dập tắt. Ông đã xâu chuỗi vô vàn tình cảm của mình vào những ý thơ giản dị mà chân thực, làm thức tỉnh tâm hồn người đọc: Công lao của người vợ to lớn như trời bể, sự thông cảm, sẻ chia, biết ơn, trân trọng của người chồng đối với người vợ là điều quý giá nhất trong cuộc sống này.

Chỉ qua hai câu thơ cùng với một số biện pháp tu từ nghệ thuật như: ẩn dụ, từ láy, đảo ngữ cũng với những từ ngữ có sức gợi hình, gợi cảm cao, tác giả đã sử dụng ngòi bút tinh xảo của mình để làm hiện lên rõ nét người vợ tần tảo, biết lo toan bộn bề cuộc sống, có lòng thương chồng, yêu con vô bờ bến cùng với bản tính cần cù, nhẫn nại chăm lo, gánh vác cho gia đình để kiếm đủ cơm áo gạo tiền nuôi đủ “Năm con với một chồng”. Bà là một người phụ nữ kiên cường, luôn sẵn sàng đối đầu với gian nan, thách thức, con đường tuy nhiều chông gai nhưng dường như điều này đã tôi luyện cho trái tim của bà ngày một sắt đá hơn. Đánh đổi cả thanh xuân của mình vì gia đình yêu dấu, bao nhiêu sự khổ cực có, nỗi vất vả có, cay đắng cũng có… nhưng tất cả đều không thể làm bà khuất phục, buông xuôi trước nghịch cảnh đầy éo le, ngang trái này. Ở đâu đó ta vẫn cảm thấy thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh của nhà thơ bày tỏ sự yêu thương, quý trọng đối với bậc hiền phụ tần tảo, giàu đức hi sinh. Không chỉ có thế, hai câu thơ này đã tái hiện được hình ảnh của bà Tú gian nan, đáng thương, cơ cực, bần hàn và tội nghiệp đến tột cùng. Ôi chao! Thật xót xa làm sao cho những thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung và số phận hẩm hiu, bi đát của bà Tú nói riêng.

Dàn ý: Phân tích bài “Thương Vợ'

Phân tích 2 câu thực bài thơ Thương vợ (Mẫu 3)

Sáng tác của Trần tế Xương luôn làm người đọc phải thán phục về nội dung đặc sắc của như những tâm huyết của ông trong mỗi bài thơ. Trong số đó bài thơ "Thương Vợ" có lẽ là tác phẩm đặc biệt nhất vì ông viết về người vợ của mình bà phạm Thị Mẫn bằng ngôn ngữ trang trọng. Và điều đó đã được thể hiện rõ ràng trong hai câu thực của bài thơ.
"Thân cò lặn lội khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
Ở hai câu thực của bài thơ Tú Xương đã miêu tả một cách cụ thể nổi cập nhập của bà Tú trong công việc. Hình ảnh "thân cò" được xuất hiện trong bài thơ của ông. Đây là một hình ảnh hết sức quen thuộc trong ca dao Việt Nam ví dụ như (con cò lặn lội bờ ao, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non). Thông qua hình ảnh con cò, hình ảnh người phụ nữ mà cụ thể là bà Phạm Thị Mẫn hiện lên là người phụ nữ nhỏ bé gầy gò nhưng ngược lại với hình ảnh ấy là thân hình tuy nhỏ bé mà bà phải gánh vác cả một gánh nặng của gia đình. Từ láy "eo sèo", "lặn lội", kết hợp với biện pháp đảo ngữ "thân cò lặn lội", "eo sèo mặt nước" đi kèm là nghệ thuật đối, "khi quãng vắng" đối với "buổi đò đông" đã khắc họa nên công việc của bà Tú đầy khó nhọc và nguy hiểm. Khi mà ở hai thời điểm nguy hiểm nhất là "khi quãng vắng" và "buổi đò đông" bà luôn luôn có mặt để thực hiện công việc làm ăn của mình. Khi quãng vắng là khoảng thời gian phiên chợ vắng người chiều muộn bà Tú phải lẻ loi về nhà, rất dễ xảy ra trộm cướp. Còn buổi đò Đông ta có thể hiểu theo hai nghĩa là con đò đầy khách hoặc bến đò có nhiều con đò giành giật khách với nhau nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì đây cũng là hình ảnh hết sức nguy hiểm đến tính mạng. Vậy mới thấy được sự hi sinh của bà Tú lớn lao đến thế nào khi vượt qua mọi nguy hiểm để "lo đủ" cho chồng con. Ông Tú biết ơn bà và thấu hiểu cho người vợ của mình.

Phân tích 2 câu thực bài thơ Thương vợ (Mẫu 4)

 

Xem thêm các văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Phân tích hình ảnh ông Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương

Phân tích bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương để làm nổi bật tâm sự mang nỗi niềm thế sự của tác giả

Vẻ đẹp nhân cách Tú Xương trong bài thơ "Thương vợ"

Phân tích sáu câu thơ đầu của bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương

Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong "Bài ca ngất ngưởng"

1 926 18/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: