TOP 13 mẫu Mở bài Chữ người tử tù (2023) SIÊU HAY

Mở bài Chữ người tử tù lớp 11 gồm 13 mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 1,275 19/03/2023


Mở bài Chữ người tử tù - Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ văn 11 Chữ người tử tù

I. Mở bài trực tiếp Chữ người tử tù 

Mở bài trực tiếp Chữ người tử tù (Mẫu 1)

Gợi ý giải đề về tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân - Trường THPT  Chuyên Bến TreNguyễn Tuân là 1 trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Cả cuộc đời ông luôn khao khát đi tìm cái đẹp để sáng tạo những kiệt tác văn học bất hủ. Và tác phẩm truyện ngắn "chữ người tử tù" cũng mang những nét đẹp đó. Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công nhân vật... (Huấn Cao, Viên quản ngục) hoặc tác phẩm (truyện ngắn) đã được xây dựng bởi 1 cốt truyện vô cùng độc đáo chỉ có ở ông.

Mở bài trực tiếp Chữ người tử tù (Mẫu 2)

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nghệ sĩ tài hoa. Mỗi lời văn của Nguyễn Tuân đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ (Tạ Tỵ). Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù. Nối bật lên trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm Chữ người tử tù của  Nguyễn Tuân - Theki.vn

Mở bài trực tiếp Chữ người tử tù (Mẫu 3)

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987, là một trong những nhà văn xuất sắc nhất Việt Nam thế kỉ XX. Ông quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học khi Hán học đã tàn. Dấu ấn Nho học in đậm trong các tác phẩm của ông. Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ được mệnh danh “suốt đời đi tìm cái đẹp”. Ông là người đã góp phần thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.

Mở bài trực tiếp Chữ người tử tù (Mẫu 4)

Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông mĩ là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Trong cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện. Ông lại còn kết hợp mĩ với dũng. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (1939) trong tập “Vang bóng một thời” là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.

II. Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù

Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù (Mẫu 1)

Băng qua những mảng màu không gian tiềm thức,nhấn chìm mọi cái xấu xa độc ác hèn mọn, vượt lên khoảng không tối tăm u uất, cái đẹp mang trong mình sức sống thiện lương soi sáng lương tâm con người. Là một con người suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã rót vào những trang văn tất thảy những điều đẹp nhất trên cõi trần. "Chữ người tử tù“ đã mang trọn nét tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao – sáng bừng lên vẻ đẹp tài hoa, khí phách và thiên lương sáng trong tựa như ngọc.

Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù (Mẫu 2)

Ta vẫn ca ngợi biết mấy những con người “biệt nhỡn liên tài”,những con người vẫn hằng mang trong mình khí phách ngạo nghễ, hiên ngang mà còn có một tấm lòng biết trân trọng cái đẹp,trân trọng giá trị con người. Đó còn có thể là ai khi không phải là Huấn Cao – hình tượng nhân vật mang đậm nét tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù”. Sống trong xã hội ngột ngạt, bất công, vẻ đẹp thiên lương tỏa ra thứ ánh hào quang sáng ngời như chính phẩm chất của con người Huấn Cao.

Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù (Mẫu 3)

Hình như đâu đó vẫn hắt lại ánh sáng đỏ rực của ngọn đuốc tẩm dầu, rọi lên trên tấm lụa bạch trắng tinh con nguyên vẹn lần hồ. Trong khung cảnh ngục tù tăm tối, lại diễn ra một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” – cảnh tượng cho chữ của Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của con người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân. Và từ giây phút đó, vẻ đẹp của tâm hồn thiện lương đã lên ngôi và tỏa sáng, xóa nhòa mọi sự dơ bẩn, dung tục và tầm thường nơi ngục tù đầy rẫy những tội lỗi. Tác phẩm đã làm nổi bật lên một chân lí giữa chốn uy quyền và bạo lực này: cái đẹp luôn chiến thắng cái ác, cái thiêng liêng, thánh thiện không tồn tại trong một môi trường dung tục, tầm thường.

Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù (Mẫu 4)

Nhà văn Pauxtopki từng khẳng định: “Nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước vào thế giới của cái đẹp”. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có một lí tưởng riêng. Nếu Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới cái đẹp dịu dàng, êm đềm mà u buồn, man mác thì Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ tận hiến suốt đời cho cái đẹp lại dẫn ta đến thế giới thanh cao, sang trọng, lịch lãm mà cổ kính. Trong thế giới nghệ thuật độc đáo ấy của Nguyễn Tuân nổi bật lên hình tường Huấn Cao – nhân vật chính của “Chữ người tử tù”, một nét son chói lọi trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân.

Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Chữ Người Tử Tù - Nguyễn Tuân -  Đề án 2020 - Tổng hợp chia sẻ hình ảnh, tranh vẽ, biểu mẫu

Mở bài gián tiếp Chữ người tử tù (Mẫu 5)

Nguyễn Tuân là nhà thơ "suốt đời đi tìm cái đẹp", bởi vậy qua mỗi trang văn của ông ta đều bắt gặp những vẻ đẹp lộng lẫy, kì vĩ mà cũng đầy bí ẩn của thiên nhiên, đó còn là vẻ đẹp trí dũng, tài hoa nghệ sĩ bên trong chính những con người bình thường, trong những công việc bình thường. Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân viết trước cách mạng tháng 8, truyện đã khắc họa thành công vẻ đẹp của tài năng, phẩm chất và bản lĩnh phi thường của người tử tù Huấn Cao, vẻ đẹp ấy vẫn tỏa rạng ngay trong điều kiện gian khổ, ngặt nghèo nhất.

III. Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao (Mẫu 1)

Con người và những phẩm chất tốt đẹp luôn là đề tài có chiều sâu mà nhiều tác giả tập trung khai thác trong thơ văn của mình. Có rất nhiều tác giả thành công khi viết về đề tài này, một trong số đó, ta không thể không nhắc đến nhà văn Nguyễn Tuân với truyện ngắn Chữ người tử tù. Dưới ngòi bút tài tình của ông, nhân vật Huấn Cao hiện lên với thiên lương trong sáng gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ với độc giả.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao (Mẫu 2)

“Cái nết đánh chết cái đẹp”, xưa nay ông bà ta vẫn luôn dạy con cháu phải lấy cốt cách, nhân phẩm đặt lên hàng đầu và phải coi trọng nó trong xã hội. Ngay cả trong thơ văn, các tác giả đều tập trung khai thác vẻ đẹp nội tâm của nhân vật, giúp họ tỏa sáng với nhân phẩm của mình. Một trong số đó ta không thể bỏ qua nhà văn Nguyễn Tuân cùng truyện ngắn Chữ người tử tù. Câu chuyện đã làm nổi bật vẻ đẹp nhân phẩm thanh cao của người anh hùng Huấn Cao.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao (Mẫu 3)

Người xưa thường nói: có tài, có đức ắt sẽ có thành công, sẽ được hưởng hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được như vậy. Có không ít nhân vật tuy có tài, có đạo đức nhưng họ phải chịu một cái kết bi thương cho cuộc sống của mình, thậm chí là cái chết. Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân chính là nhân vật điển hình cho việc vừa có tài, vừa có thiên lương nhưng phải lãnh bản án cao nhất - tử hình.

Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao (Mẫu 4)

Là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dành trọn đời mình để viết nên những trang văn mà ở đó có một nguồn mỹ cảm dạt dào dành cho tất thảy những gì đẹp nhất trên đời. Viết rất hay về những thú chơi đẹp, Nguyễn Tuân cũng không bỏ quên cái đẹp ngời ngời như ngọc sáng trong nhân cách con người. Có người nói sự nghiệp Nguyễn Tuân sẽ không thể toàn vẹn nếu thiếu đi “Vang bóng một thời” và “Vang bóng một thời” cũng sẽ khiếm khuyết nếu không có sự góp mặt của thiên truyện “Chữ người tử tù”. Huấn Cao trong tác phẩm là một nhân cách sáng và đẹp mà Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên bằng cả niềm trân trọng và tài năng của mình, gửi vào đó nhân sinh quan về cái đẹp một cách sâu sắc.

Xem thêm các văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Phân tích Chữ người tử tù

Phân tích nhân vật Huấn Cao

Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

Phân tích thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục

Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ

1 1,275 19/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: