TOP 14 mẫu Cảm nhận Chiều tối (2023) SIÊU HAY
Cảm nhận bài thơ Chiều tối lớp 11 gồm dàn ý và 14 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.
Cảm nhận bài thơ Chiều tối – Ngữ văn 11
Bài giảng Ngữ văn 11 Chiều tối
Dàn ý Cảm nhận bài thơ Chiều tối
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù
II. Thân bài: Nêu cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên
Con người luôn hướng về thiên nhiên
Cảnh chiều tối âm u, hiu quạnh, vắng vẻ
Hình ảnh mang tượng trưng cho cảnh chiều tà
Hình ảnh chòm mây gợi tả không gian mênh mông, rộng lớn
Hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển, thơ mộng
Qua hai câu thơ cảm nhận được ý chí, nghị lực của con người
2. Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống
Những hình ảnh đời sống dân dã, đời thường
Bức tranh gần gũi, quen thuộc, mộc mạc
Hình ảnh con người lấn át hình ảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn nhưng vắng vẻ
Thể hiện tình yêu thương, quan tâm đến số phận của người lao động nghèo
Ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người nghèo
Bừng lên sức sống mãnh liệt của con người
3. Nghệ thuật
III. Kết bài: Khái quát cảm nhận của em về bài thơ một cách ngắn gọn
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 1)
Một tác phẩm hay là tác phẩm hàm chứa giá trị tư tưởng sâu sắc. Ở đó, ta không chỉ thấy được tài năng của người viết mà còn chứa đựng cả một tâm hồn, một cốt cách của thi nhân. Bài thơ Chiều tối là một bài thơ như thế, Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của đất nước, một nhà thơ của dân tộc mang một tình cảm lớn lao với Tổ Quốc đã viết nên những vần thơ chạm vào đáy hồn nhân thế. Mà có lẽ, bài thơ còn giá trị cho đến tận mãi về sau.
"Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây nhẹ giữa tầng không"
Sau ngày dài kiếm ăn, từng đàn chim nối đuôi nhau trở về nơi rừng mong tìm chốn nghỉ ngơi. Cánh chim mỏi mệt đập nhẹ giữa không trung trong buổi chiều tàn. Chòm mây cô độc trôi lững lờ giữa khoảng không vô định, cảnh vật tuy nhẹ nhàng nhưng mang một nỗi buồn man mác. Lạ kì thay, là cảnh buồn hay chính nơi tâm hồn người tù nhân cũng đang ưu sầu nơi chốn xa quê hương. Thời khắc của ngày tàn cũng là khi màn đêm buông xuống, đây là lúc người ta tạm gác mọi công việc để trở về nơi gia đình quây quần bên bữa cơm gia đình. Phải chăng ngay lúc ấy, Bác cũng đang khát khao được đứng nơi đất nước mình, được cùng nhân dân, cùng những người con dân tộc sum họp. Vậy mà, thực tại muôn nỗi khó khăn, bởi vậy mà cảnh cũng đeo sầu, đám mây cô độc,cánh chim mỏi mệt là những hình ảnh ẩn dụ cho những lúc yếu lòng, cảm thấy cô đơn, lẻ loi của Người nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ quê hương da diết trong tâm khảm nhà thơ, càng cô độc bao nhiêu thì nỗi nhớ lại càng lớn bấy nhiêu. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, tâm trạng của Bác được bộc lộ rõ rệt. Cảnh và tình tuy hai mà một - người mang nỗi niềm, cảnh cũng chẳng thể nào vui.
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Không gian sinh hoạt mở ra thật giản dị. Người con gái xay ngô giữa bầu trời đêm bình yên đến lạ kì. Giữa bao nhiêu cái kì vĩ, lớn lao khác, Bác lại nhìn về cảnh lao động - xay ngô tối. Chắc hẳn, Bác đã rất trân trọng cái khoảnh khắc này, trân trọng sức lao động của con người trong mỗi khoảnh khắc của thời gian. Phải có một tâm hồn tinh tế, nhà thơ mới có thể nhận ra được vẻ đẹp rất đỗi bình dị trong đời sống như thế. Đó là vẻ đẹp của con người giữa cuộc đời thiếu thốn, tuy vất vả mà rất đỗi ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Hình ảnh con người lao động hoà hợp với vẻ đẹp thiên nhiên làm cho bức tranh chiều tối dường như ấm áp hơn, sinh động hơn. Đem đến sức sống cho cảnh núi rừng, dù buồn nhưng tràn trề nhựa sống. Dường như, đó là khát khao hướng tới sự sống, hướng tới những điều tốt đẹp, ước mơ vươn tới tự do cho muôn người, sống trong gian khổ tù đày ta lại càng trân trọng cuộc sống lao động. Từ "hồng" trở thành nhãn tự, là trung tâm của bài thơ. Ngọn lửa không đơn thuần chỉ là một sự vật, mà nó là biểu tượng cho ngọn lửa của cách mạng, ngọn lửa của tình yêu hoà bình. Ngọn lửa xua tan đi màn đêm lạnh giá, xua tan đi những nỗi mệt mỏi của ngày dài, xưa tan nỗi trầm tư trong lòng người tù cách mạng. Ngọn lửa hồng thắp lên niềm tin vào một tương lai tốt đẹp cho dân tộc, hơn hết là sự bình yên trong lao động của nhân dân.
Đọc bài thơ, ai cũng sẽ có riêng cho mình những suy ngẫm. Với em, bài thơ không chỉ cho em thấy được tình yêu Tổ Quốc của Bác, mà qua đó càng trân trọng hơn cuộc sống lao động của những con người chân chất giản dị, thêm trân trọng cuộc sống tự do hoà bình mà thế hệ chúng em hôm nay có được. Từ đó, càng kính yêu Bác Hồ với tấm lòng bao la rộng lớn, thêm tự hào về hồn thơ lớn của dân tộc. Đồng thời, cho em bài học về thái độ sống trước cuộc đời, trong bão bùng gian lao, trước những gian khó, thử thách của cuộc sống vẫn giữ vững niềm tin, hướng tới ngọn lửa hồng, hướng tới một tương lai đầy hi vọng. Thử thách của hiện tại dù khiến bản thân áp lực nhưng không thể làm ta gục ngã, mệt mỏi có thể chùn chân nhưng không được lùi về phía sau, hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ở phía sau bạn. Hãy giữ vững tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 2)
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài viết Hồ Chủ tịch - hình ảnh của dân tộc có nói đại ý: Hồ Chủ tịch là Người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm mà Người đi làm cách mạng. Trong thế giới tình cảm bao la của Người dành cho nhân dân cho các cháu nhỏ, cho bầu bạn gần xa, hẳn có một chỗ dành cho tình cảm gia đình. Bài Chiều tối có lẽ hé mở cho ta nhìn thấy một thoáng ước mơ thầm kín một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm.
Chiều tối là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác. Trên con đường khổ ải ấy, một chiều kia. Người chợt nhận thấy cánh chim chiều.
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ"
Câu thơ không giản đơn chỉ tái hiện cảnh vật mà còn bộc lộ cảm nhận của nhà thơ. Làm sao biết rõ được là chim đang mỏi, và làm sao nói chắc được mục đích của chim là về rừng tìm chốn ngủ, như thế ở trong lòng chim mà ra? Câu thơ chỉ là tín hiệu cho thấy là trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày đã mệt, đã đến lúc tìm chốn nghỉ ngơi. Câu thơ tương phản với hình ảnh chòm mây cô đơn ở dưới:
"Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"
Câu thơ dịch tuy đẹp nhưng ý thơ có phần nhẹ hơn so với nguyên tác Hán. Nó bỏ mất chữ cô trong cô vân, nghĩa là chòm mây cô đơn, trơ trọi rất có ý nghĩa. Hai từ trôi nhẹ cũng không lột tả được ý của mấy chữ mạn mạn độ. Bởi vì độ là hoạt động nhằm đi từ bờ này sang bờ kia, ví như độ thuyền đi từ thuyền sang sông, độ nhật ở cho qua ngày, độ thiên không là chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia, con đường của mây mới xa vời và vô hạn biết chừng nào! Còn mạn mạn là dáng vẻ trì hoãn, chậm chạp. Chòm mây cô đơn đi từ chân trời này sang chân trời kia, mà lại còn chậm chạp, trì hoãn nữa thì không biết bao giờ mới tới nơi? Và hiển nhiên khi trời tối nó vẫn còn lửng lơ bay giữa tầng không, là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải đi trên đường xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm đừng! Trong hình ảnh ấy hẳn còn gửi gắm tình cảm thương mình cô đơn sốt ruột và khao khát có một mái nhà. Chỉ hai câu thơ mà vừa tả cảnh vật, vừa tả cảnh người, tả tình người. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ điển.
Nếu hai dòng đầu đã nói tới chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn chưa biết dừng nơi nào, thì hai câu thơ của bài thơ sau hiện diện một chốn ngủ của con người:
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng."
Trong bản dịch, người dịch đã đưa vào chữ tối lộ liễu trong khi thi pháp thơ cổ chỉ muốn người đọc tự cảm thấy chiều tối phủ xuống mà không cần một sự thông báo trực tiếp nào. Điều đó làm lộ tứ thơ. Nhưng đó là cái khó của người dịch. Điều đáng chú ý là một cảnh lao động gia đình, rất đỗi bình thường, dân dã: Cô em xóm núi xay ngô hạt, ngô hạt xay xong, bếp đã hồng. Cô em, bếp lửa, tượng trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt xay xong, bếp đỏ hồng lại tượng trưng . Cho công việc và nghỉ ngơi. Một không khí ấm cúng đối với người lữ thứ. Điều chú ý thứ hai là trong nguyên tác chữ hồng là ấm, nóng chứ không phải là đỏ, càng chứng tỏ điều nhà thơ nghĩa đến là sức ấm nóng, chứ không phải sáng hồng. Bếp lạnh, tro tàn là tượng trưng cho sự cô quạnh, lẻ loi. Điều chú ý thứ ba là nhà thơ đứng ở núi như thế, y như thể đứng gần gũi bên cạnh. Lại nữa, nhà thơ phải đứng rất lâu mới thấy được cảnh thời gian trôi trong câu: Cô em xóm núi xay ngô hạt - Ngô hạt xay xong bếp đã hồng? Đây chỉ là bài thơ trên đường. Vậy đó chỉ là cảnh tưởng tượng trong tâm tưởng, trước xóm núi bên đường xuất hiện như là biểu trưng của mái ấm gia đình, nơi đoàn tụ của những người thân thuộc. Cái kết này tuy không sáng bừng lên màu hồng lạc quan của cách mạng như ái đó hiểu, cũng vẫn ấm áp tình người làm cho nỗi lòng người vơi bớt nỗi cô đơn. tĩnh mịch. Cùng với hình ảnh ấy, một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình thấp thoáng đâu đó. Nếu ta chú ý tới bài thơ trước này là bài Đi đường.
"Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng."
Một con đường vô tận, và bài sau đó là bài Đêm ngủ ở Long Tuyền:
Đôi ngựa ngày đi chẳng nghỉ chân. Món Gà năm vị: tối thường ăn, thừa cỏ rét, rệp xông vào đánh, oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần. Thì ta sẽ thấy sự xuất hiện khung cảnh gia đình kia là rất dễ hiểu. Nó chứng tỏ trái tim của nhà cách mạng vẫn đập theo những nhịp của con người bình thường gần gũi với mọi người.
Nghệ thuật của bài thơ là một nghệ thuật gián tiếp cổ điển, nói cảnh để nói tình. Hình ảnh trong thơ cũng là tâm cảnh. Nếu chỉ phân tích nó như một bức tranh hiện thực đơn giản, chắc chắn ta sẽ rời xa thế giới nội tâm phong phú của nhà thơ.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 3)
Chiều tối là một trong những bài thơ tức cảnh sinh tình tinh giản nhất mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong Nhật ký trong tù. Thơ của Bác thường là vậy, thoạt nhìn xem tưởng không có gì sáng tạo, vẫn chỉ là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong lối đường thi:
"Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ
Cho mây trôi nhẹ giữa từng không"
Thực ra, đó là hình ảnh tích cực trong mắt của người tu thi sĩ khi chiều tối nơi núi rừng.
Chiều tối là lúc mà ánh sáng ban ngày chưa tắt hẳn. Lúc ấy, giữa chốn núi rừng không có chân trời, chút ánh sáng còn sót lại của một ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy thấp thoáng nơi đỉnh trời. Một cách tự nhiên, con mắt của nhà thơ ngước lên cao và nhận ra cánh chim mỏi mệt đi tìm chốn ngủ nơi vòm cây.
Cảnh vật cứ thế mà buồn, buồn man mác khi chiều tàn. Đây là giờ phút của sự sum họp, của mọi người sau ngày làm việc mệt mỏi quay quần bên gia đình nhưng, Bác lại chẳng thể có được cảm xúc ấm áp đó. Mang trong mình nỗi đau khổ sai, tù tội lại tha phương trên đất khách quê người nên chắc hẳn nỗi nhớ nhà da diết đang giày vò chủ thể trữ tình. Trong lòng Người, không lúc nào làm nguôi đi nỗi nhớ quê hương…
Tuy nhiên, thơ của Hồ Chí Minh vẫn có một điểm rất độc đáo: mạch thơ, hình ảnh thơ cũng như tư tưởng thơ ít khi tĩnh lại mà thường vận động một cách đầy khỏe khoắn và bất ngờ, hướng về sự sống và ánh sáng:
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Nếu như nói về cảnh thì sự chuyển cảnh trong Câu thơ này cũng rất đỗi tự nhiên. Khi đêm đã buông xuống, tấm màn đen của nó đã bao trùm lên toàn cảnh vật thì nhà thơ chỉ có thể hướng tầm nhìn về phía có ánh sáng. Đó chính là ánh sáng soi tỏ hình ảnh một cô thôn nữ xay ngô để chuẩn bị bữa cơm chiều.
Ở câu thơ thứ ba, người dịch đã thêm chữ “tối” không có trong nguyên tác. Từ này không sai nhưng lại làm cái tinh tế của bài thơ mất mát đi ít nhiều. Nó vừa làm lộ ý thơ, vừa khiến cho nội dung kém đi sự gợi mở.
Lê Chí Viễn còn phát hiện ra thêm một điểm vô cùng tinh vi ở câu thơ này. Đảo ngữ “ma bao túc”, “bao túc ma hoàn” khiến cho câu thơ trở nên thật hấp dẫn và đặc biệt. Thời gian trôi tình theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay ngô cuối của người thiếu nữ, quay mãi, quay mãi và đến khi cô ấy phải dừng lại thì lò than đã rực hồng, nó dịch lên một thứ ánh sáng tuyệt đẹp. Thứ ánh sáng tỏa ra từ phía lò than kia không chỉ là thứ ánh sáng thắp lên trong đêm tối tăm, mịt mù mà còn là ánh sáng của niềm tin, của hy vọng mà Bác vẫn luôn luôn tin tưởng và gửi gắm. Đọc thơ Bác, buồn nhưng vẫn tràn ngập niềm tin và hy vọng có lẽ là vì vậy.
Hai câu thơ đầu là cảnh buồn, cảnh chiều muộn với hình ảnh cánh chim và con người đều mỏi mệt trước giờ khách tàn lụi nhưng hai câu thơ sau lại là một niềm vui, một niềm tin háo hức, mong chờ qua hình ảnh đúng lửa hồng. Chỉ một hình ảnh nhỏ nhưng lại có thể cân chỉnh cả bài thơ, khiến cho bài thơ sáng rực lên sự ấm áp. Sự sống, ánh sáng và niềm vui của con người được hiện lên ở trung tâm của bức tranh được nhà thơ vẽ ra đã tỏa sáng, xua tan cái cô quạnh, cái mệt mỏi của cảnh chiều nơi núi rừng.
Nguyễn Du đã từng nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Chân lý ấy khá ứng với hai câu thơ đầu tiên. Nhưng ở hai câu thơ này, ta phải nhấn mạnh rằng do cảnh buồn nên người cũng muốn buồn theo. Tuy vậy, ở hai câu thơ sau thì niềm vui đã quay trở lại. Sự hy vọng, niềm tin thông qua hình ảnh gọi lửa hồng đã khiến cho bài thơ trở nên vui tươi và rạo rực hơn hẳn…
Thế mới biết mọi niềm vui, nỗi buồn của Bác Hồ đều gắn bó với niềm vui, nỗi buồn của đất nước. Quyền hành nỗi bất hạnh của riêng mình, của tù ngục, khổ đau, Bác vẫn đau đầu lo cho nước nhà…
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 4)
Nhật kí trong tù (1942 - 1943) tỏa sáng tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Tâm hồn tha thiết yêu con người, đất nước bao nhiêu thì cũng thiết tha yêu thiên nhiên cuộc sống bấy nhiêu. Tâm hồn ấy trong những tháng ngày tù đày tăm tối luôn hướng về tự do, ánh sáng, sự sống và tương lai. Trên đường bị giải đi trong chiều buồn ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc lòng nhà thơ - người tù bỗng ấm lên và phấn chấn vui vẻ trước thiên nhiên đẹp và hình ảnh cuộc sống bình dị ấm cúng. Cảm xúc nhà thơ viết bài thơ Mộ. Bài thơ được sáng tác cuối thu 1942.
Bài thơ có hai bức tranh rõ nét: hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên, hai câu sau là bức tranh sinh hoạt.
Trên con đường thanh vắng, thiên nhiên như một hồng thơ đang đón đợi:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
Bức tranh hoàng hôn đã được xác định thời gian lúc chiều đang trôi chậm và không gian là bầu trời bao la lúc ánh nắng chỉ còn le lói rồi nhường chỗ cho bóng tối lan dần. Phía xa là cánh chim bay mải miết về tổ, trên cao là chòm mây trắng lẻ loi trôi lơ lửng. Thiên nhiên được miêu tả với vài nét chấm phá nhưng đã gợi ra khung cảnh bát ngát, trong sáng êm đềm của hoàng hôn vùng rừng núi. Thiên nhiên có vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng nhưng quạnh quẽ đượm buồn. Vẻ đẹp ấy rung cảm bởi tâm hồn xao xuyến yêu thương của Bác.
Hai câu thơ sử dụng bút pháp chấm phá miêu tả, nhất là cách sử dụng thi liệu mang đậm sắc cổ điển: lấy cánh chim biểu tượng cho hoàng hôn, còn hoàng hôn thì biểu tượng cho nỗi buồn, nhất là đối với người tha hương càng gợi thêm nỗi buồn xa xứ, lòng thương nhớ cố hương, Thôi Hiệu viết:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Hoàng Hạc lâu)
Và người đi trên đường xa trong cảnh hoàng hôn ấy dễ cảm thấy cô đơn và chạnh lòng.
Bài thơ có cách cảm thụ thế giới quen thuộc của thơ xưa, thiên nhiên như đồng cảm với tâm sự của con người. Hình ảnh con chim sau một ngày kiếm ăn vất vả như ẩn dụ hình ảnh người tù mỏi mệt sau một ngày đường bị áp giải. Chòm mây buồn như ẩn dụ tâm trạng cô đơn buồn bã của tù nhân. Tứ thơ cổ điển mà vẫn hiện đại, vì thiên nhiên với con người có sự đồng cảm chứ không đồng nhất. Thiên nhiên mệt mỏi còn có chốn nghỉ, cô đơn mà được tự do, còn người tù không biết đi về đâu và mất tự do không biết đến bao giờ. Nên nhà thơ đang khao khát tự do và một mái ấm gia đình. Tả cảnh mà chứa tình, hàm ý sâu xa, đó là vẻ đẹp hàm súc dư ba của thơ cổ điển.
Tóm lại, hai câu thơ gợi tả cảnh thiên nhiên đẹp mà buồn, vì ‘‘người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Buồn vì xa Tổ quốc, buồn vì bị bắt tù oan, buồn vì mất tự do không biết đến bao giờ. Nhưng trước vẻ đẹp của cảnh ấy lòng người ít nhiều cũng tìm được niềm vui thư thái.
Điểm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là chỉ miêu tả không gian với hai hình ảnh đang vận động: cánh chim bay và chòm mây trôi nhưng diễn tả được sự luân chuyển của thời gian: chiều đang trôi chầm chậm về đêm.
Không gian thay đổi, khung cảnh sinh hoạt của một bản làng miền núi được mở ra một cách tự nhiên:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Hai câu thơ sử dụng bút pháp điểm nhãn của thơ cổ điển, nhưng hình ảnh thơ bình dị, chân thực lại được ghi bởi bút pháp hiện thực. Hình ảnh cô gái mải miết xay ngô và xay xong bên lò lửa rực hồng gợi bức tranh đời sống có vẻ đẹp bình dị, ấm cúng, yên vui. Riêng đối với người tù mệt mỏi, mất tự do thì cảnh ấy trở nên vô cùng hấp dẫn, quý giá, thiêng liêng, vì nó lệ thuộc về thế giới tự do. Chỉ có ai đã từng trải qua những cánh đời đau khổ đầy giông bão mới thấy hết giá trị của từng phút giây cảnh đời bình yên. Do đó bức tranh đời sống trở thành nguồn thơ dạt dào, thể hiện niềm xao xuyến, sự rung động mãnh liệt hồn thơ.
Lò lửa hồng là hình ảnh nổi bật trung tâm của bức tranh thơ, làm nổi rõ hình ảnh của cô gái. Nó sưởi ấm bức tranh thiên nhiên hiu hắt. lạnh lẽo và sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Vậy là, hình ảnh cuộc sống con người là điểm hội tụ vẻ đẹp bài thơ, tỏa sáng ánh và hơi ấm xung quanh. Hình ảnh lò lửa hừng hực đặt bên cạnh cô gái tạo ra vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cảnh thơ. Hoàng Trung Thông cho rằng chữ hồng là nhãn tự của bài thơ là vì vậy. Ý thơ cuối khỏe, đẹp bộc lộ niềm vui, lòng yêu đời, yêu cuộc sống. tinh thần lạc quan của Bác.
Như vậy hai câu thơ là sự quan sát của người đi đường nhưng là cái nhìn của người đang khao khát tìm về cuộc sống bình yên giản dị. Thế nên khi bắt gặp hình ảnh cuộc sống con người giữa miền sơn cước, tình yêu và niềm vui đã tràn ngập cõi lòng. Không phải ngoại cảnh tác động đến con người mà chính cảm xúc của con người trùm lên ngoại cảnh. Thiên nhiên đẹp nhưng chưa đủ mang đến niềm vui. Cuộc sống đẹp đã mang đến niềm vui chan chứa. Điều ấy đã thể hiện phẩm chất nhân văn cao đẹp của nhà thơ.
Nguyên tác chữ Hán không có từ tối, bản dịch thơ thừa từ. Không miêu tả đêm tối mà vẫn cảm nhận được là nhờ ánh lửa lò than. Lấy ánh sáng để làm nổi bóng tối, nghệ thuật là ở đó.
Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui... đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể hiện niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ngày đau khổ nhất.
Bài thơ Chiều tối có sự hài hòa giữa phong cách cổ điển với hiện đại, giữa thiên nhiên với tâm hồn. Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn lớn. Một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, một tình cảm hồn hậu, thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống con người; luôn hướng về sự sống và ánh sáng, một tinh thần lạc quan trong gian khổ.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 5)
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc, hơn hết Người cũng là một nhà thơ, một nhà văn lớn của dân tộc. Tập thơ “Nhật ký trong tù” được Hồ Chí Minh sáng tác trong những ngày Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ, đầy đọa khắp nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Bài thơ “Chiều tối” được trích từ tập “Nhật ký trong tù” là bà thất ngôn tứ tuyệt số 31 trong tập thơ.
Trong số 133 bài thơ trong tập thơ, có rất nhiều bài ghi lại các khoảnh khắc trong ngày như Buổi sớm, Buổi trưa, Quá trưa, Chiều hôm,.. “Chiều tối” là một trong những bài thơ xuất sắc khi nói về hình ảnh của con người trước thiên nhiên và đặc biệt trước cảnh đất trời đang giao chuyển.Bài thơ ghi lại cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường từ nhà giam Thiên Bảo đến Long Tuyền vào tháng 10/1942.
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Tạm dịch là:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không”
Hai câu thơ đầu miêu tả bầu trời lúc ngày tàn, con chim mỏi mệt sau một ngày dài tìm về nơi tổ, nơi an toàn, mái nhà để nghỉ ngơi sau một ngày dài. Một chòm mây trôi nhẹ giữa bầu trời như đối nghịch với cảnh. Chòm mây trôi vô định, mây bay đi đâu hoặc bay đến đâu đều phụ thuộc bởi gió. Cũng giống như Bác lúc này, tinh thần không bị nhụt nhưng vẫn luôn cô đơn lẻ bóng giữa không gian, giữa tự nhiên. Cấu trúc hai câu thơ đăng đối, âm điệu thơ nhẹ nhàng, thoáng buồn. Người chiến sĩ bị lưu đày trong hoàn cảnh ấy, cảnh chiều tàn, đến những con vật còn về đoàn tụ nghỉ ngơi sau một ngày dài mà Bác nay vẫn ở xứ người. vẫn xa quê và vẫn đơn độc. Người chiến sĩ bị lưu đày ngước mắt nhìn bầu trời, dõi theo cánh chim bay và áng mây trôi nhẹ mà lòng man mác. Tác giả đã khéo léo vẽ lên trước mắt người đọc một không gian mà trong ấy thể hiện tâm cảnh.
Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít nhưng gợi nhiều. Chỉ hai nét chấm phá đã gợi lên hồn của cảnh vật và tâm trạng của tác giả. Hình ảnh chim mỏi cũng như đám mây thường xuất hiện trong các sáng tác của các nhà nho dùng làm tư liệu cũng như thi hứng trong sáng tác của mình. Cảnh chiều tối ở xóm núi còn mang tính ước lệ, mở rộng liên tưởng và cảm xúc thẩm mỹ.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Tạm dịch là:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Đó là hai câu thơ cuối của bài thơ, từ bầu trời chuyển sang con người, cuộc sống nơi xóm núi với công việc hàng ngày, một nét vẽ bình dị đáng yêu. Thiếu nữ tiếp tục công việc của mình, cụm từ “Ma bao túc” được lặp lại ở đầu câu thơ thứ 4 cho thấy sự luân chuyển, những vòng quay của cối xay, công việc ấy là nhưng công việc thường ngày của cô gái giống như vòng quay của cối xay. Động tác ấy nhịp nhàng thành thói quen. Sự chăm chỉ cùng với đức tính cần mẫn của cô gái vùng xóm núi. Cô gái làm công việc của mình có lẽ từ sáng sớm, khi củi chất đầy bếp và chiều tối là thời gian mà cô vừa hoàn thành công việc của mình khi củi trong bếp cũng cháy hết và chỉ còn than đỏ.
Sự vật hiện lên qua dòng chảy thời gian cùng với hành động xay ngô của cô gái, cô xay ngô và hoàn thành nó. Nó cũng giống như việc những viên than hồng một cách rực lên., vô cùng ấm áp. Khi màn đêm buông xuống, cảnh tối đen đã bao mịt mù, lò than đỏ rực lên, cảnh vật ấy thu hút trong tâm trí người tù – Hồ Chí Minh đang bị giải đi. Hình ảnh cô thiếu nữ đang lao động, đang cố gắng hoàn thiện nốt công việc trong ngày của mình, hình ảnh đó tượng trưng cho mái ấm của gia đình, một mái ấm làm gợi đi bao cái giá lạnh, bao nỗi buồn trong cảnh sắc tĩnh lặng ấy.
Hướng về cảnh sinh hoạt thường ngày khi chân tay mang nặng cái xiềng xích, bị giải đi trong chiều tối. Bác đã tìm thấy nơi nương tựa của tâm hồn mình. Không khí và màn đêm tối tăm bị xua đi, thay vào đó là sự ấm áp đang sưởi ấm dần. Chất thơ đầy hồn người và tình người với nét vẽ bình dị, ấm áp trẻ trung. Sự hòa hợp của thiên nhiên và con người tạo nên sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Qua bài thơ, bằng cách sử dụng nghệ thuật vừa tả cảnh vừa có những nét cổ điển chấm phá thêm vào đó là bút pháp hiện đại, bài thơ đã gợi cho con người một cảnh chiều tối, ở đó con người tuy gần nhau nhưng cũng xa lạ. Ngôn ngữ linh hoạt sáng tạo giúp cho việc tạo nên vòng quay của cối xay ngô những vòng liền mạch, không có sự ngắt quãng.
Cảnh chiều tối là không gian chủ yếu của bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh đã làm nổi bật cảnh chuyển lao trong buổi chiều tàn, cảnh chiều thật buồn nhưng vẫn có điểm sáng gợi chút vui tươi.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 6)
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã hy sinh biết bao nhiêu năm tháng cả cuộc đời để cống hiến cho Tổ Quốc. Người không chỉ là một người chiến sĩ Cách Mạng mà còn là một nhà thơ có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. Trong suốt những năm tháng bị bắt giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, phải chuyển nhà giam nhiều lần, Bác đã bắt gặp những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Say lòng trước những vẻ đẹp ấy, Người viết lên bài thơ Mộ (Chiều tối). Bài thơ là khung cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp của con người lao động trong thời buổi lúc bây giờ. Đọc bài thơ, ta thấy được tinh thần ung dung, lạc quan, vẫn cảm nhận và rung động trước cái đẹp của Hồ Chủ Tịch dù đang phải sống trong ngục tù tối tăm, bẩn thỉu.
Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên chiều tà khi hoàng hôn buông xuống:
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"
Bức tranh hơi phảng phất chút buồn, bởi nó không phải là một bức tranh của bình minh ngập tràn sức sống mà là bức tranh của buổi chiều tà, khi nắng đã tắt và mặt trời từ từ lặn mất đi. Đó là thời điểm những cánh chim phải tìm đường bay về tổ, về với gia đình của nó để nghỉ ngơi cho ngày mai được sải cánh bay lượn tiếp. Lẽ tất nhiên khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên mang màu sắc chiều tà đượm buồn như vậy thì thi nhân cũng sẽ mang nhiều tâm trạng. Ta chợt nhớ đến nỗi "sầu trăm ngả" của Huy Cận khi chứng kiến hoàng hôn buông xuống trong bài thơ Tràng Giang:
"Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"
Cánh chim đã mỏi mệt cũng như người tù đã mỏi chân sau cả một ngày dài phải chuyển nhà giam. Hoàng hôn buông xuống cũng là lúc con người, sự vật được nghỉ ngơi, là lúc con người ta cảm nhận được rõ tình cảnh của mình. Nếu như Huy Cận thấy mình "cô liêu" đơn độc giữa không gian mênh mông, rộng lớn thì Hồ Chí Minh lại thấy cô đơn, lẻ loi trong bốn bức tường. Trong lòng Người lúc này là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương sâu sắc. Ta không hề thấy yếu tố bi thương, bi lụy ở ý thơ, tác giả có nhớ nhà, nhớ quê hương, đất nước nhưng lại không quá sầu thảm, chỉ là một khoảnh khắc bày tỏ nỗi lòng mình. Chứ thi nhân vẫn luôn có khí thế ung dung, tự tại và hiên ngang với đất trời. Hai câu thơ sau cho thấy rất rõ điều đó.
Trong sự u ám của màn đêm buông xuống, Người vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động:
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Hình ảnh con người lao động hiện lên trên nền một bức tranh thật sinh động, có hồn. Nhà thơ đã dùng màu sắc để khiến cho bức tranh tĩnh lặng ấy trở nên thu hút hơn. Cô gái miền núi cao với sự chăm chỉ, cần cù dù cho đã đến thời điểm cần được nghỉ ngơi cho thấy tinh thần hăng say làm việc, hăng hái lao động của con người thật đáng trân trọng. Có chăng Bác đã nhớ đến phẩm chất cần cù, chịu thương, chịu khó của những người con dân Việt Nam qua hình ảnh cô gái. Dù ở đồng bằng hay miền núi cao thì những nét phẩm chất đẹp đẽ không bao giờ mai một đi ở họ. Bắp ngô là biểu tượng của nền nông nghiệp, của sự ấm no, hạnh phúc. Người tin rằng chỉ cần có sự chăm chỉ, siêng năng thì chắc chắn sẽ được cuộc sống đền đáp, con người đang dành toàn bộ công sức của mình để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn, ấm no hơn. Chỉ qua hai câu thơ mà ta thấy được tình yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, cháy bỏng của người tù. Dù trong ngục có u uất, đối ngược với hiện tại tươi đẹp ngoài kia như thế nào thì Bác vẫn sẽ nhìn vào những điểm tích cực để hy vọng về cuộc sống, về tương lai.
Bài thơ Chiều tối với 4 câu thơ nhưng đủ để nói lên phẩm chất của Bác cũng như phẩm chất của những người chiến sĩ Cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Họ là những người không bao giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh, đầu hàng trước số phận mà luôn tìm và hy vọng vào những thứ tươi đẹp của cuộc đời. Nhờ có những người như vậy mà đất nước ta mới có được hòa bình như ngày hôm nay.
Phong cách thơ Hồ Chí Minh cũng dứt khoát, thanh cao, lãng mạn và tích cực giống như phong thái đáng quý trọng của Người. Đọc thơ của Hồ Chủ Tịch, ta tự hỏi vì sao một con người luôn dốc lòng, khổ nhọc vì đất nước lại còn có thời gian thưởng thức cảnh đẹp, lại có một tâm hồn lãng mạn, bay bổng đến như vậy. Đó là bởi vì Người là vị lãnh tụ có một không hai của đất nước ta, cũng là một danh nhân văn hóa nổi tiếng trên Thế Giới mà không mấy đất nước nào có được!
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 7)
Một tác phẩm hay là tác phẩm hàm chứa giá trị tư tưởng sâu sắc. Ở đó, ta không chỉ thấy được tài năng của người viết mà còn chứa đựng cả một tâm hồn, một cốt cách của thi nhân. Bài thơ Chiều tối là một bài thơ như thế, Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của đất nước, một nhà thơ của dân tộc mang một tình cảm lớn lao với Tổ Quốc đã viết nên những vần thơ chạm vào đáy hồn nhân thế. Mà có lẽ, bài thơ còn giá trị cho đến tận mãi về sau.
"Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây nhẹ giữa tầng không"
Sau ngày dài kiếm ăn, từng đàn chim nối đuôi nhau trở về nơi rừng mong tìm chốn nghỉ ngơi. Cánh chim mỏi mệt đập nhẹ giữa không trung trong buổi chiều tàn. Chòm mây cô độc trôi lững lờ giữa khoảng không vô định, cảnh vật tuy nhẹ nhàng nhưng mang một nỗi buồn man mác. Lạ kì thay, là cảnh buồn hay chính nơi tâm hồn người tù nhân cũng đang ưu sầu nơi chốn xa quê hương. Thời khắc của ngày tàn cũng là khi màn đêm buông xuống, đây là lúc người ta tạm gác mọi công việc để trở về nơi gia đình quây quần bên bữa cơm gia đình. Phải chăng ngay lúc ấy, Bác cũng đang khát khao được đứng nơi đất nước mình, được cùng nhân dân, cùng những người con dân tộc sum họp. Vậy mà, thực tại muôn nỗi khó khăn, bởi vậy mà cảnh cũng đeo sầu, đám mây cô độc,cánh chim mỏi mệt là những hình ảnh ẩn dụ cho những lúc yếu lòng, cảm thấy cô đơn, lẻ loi của Người nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ quê hương da diết trong tâm khảm nhà thơ, càng cô độc bao nhiêu thì nỗi nhớ lại càng lớn bấy nhiêu. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, tâm trạng của Bác được bộc lộ rõ rệt. Cảnh và tình tuy hai mà một - người mang nỗi niềm, cảnh cũng chẳng thể nào vui.
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Không gian sinh hoạt mở ra thật giản dị. Người con gái xay ngô giữa bầu trời đêm bình yên đến lạ kì. Giữa bao nhiêu cái kì vĩ, lớn lao khác, Bác lại nhìn về cảnh lao động - xay ngô tối. Chắc hẳn, Bác đã rất trân trọng cái khoảnh khắc này, trân trọng sức lao động của con người trong mỗi khoảnh khắc của thời gian. Phải có một tâm hồn tinh tế, nhà thơ mới có thể nhận ra được vẻ đẹp rất đỗi bình dị trong đời sống như thế. Đó là vẻ đẹp của con người giữa cuộc đời thiếu thốn, tuy vất vả mà rất đỗi ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Hình ảnh con người lao động hoà hợp với vẻ đẹp thiên nhiên làm cho bức tranh chiều tối dường như ấm áp hơn, sinh động hơn. Đem đến sức sống cho cảnh núi rừng, dù buồn nhưng tràn trề nhựa sống. Dường như, đó là khát khao hướng tới sự sống, hướng tới những điều tốt đẹp, ước mơ vươn tới tự do cho muôn người, sống trong gian khổ tù đày ta lại càng trân trọng cuộc sống lao động. Từ "hồng" trở thành nhãn tự, là trung tâm của bài thơ. Ngọn lửa không đơn thuần chỉ là một sự vật, mà nó là biểu tượng cho ngọn lửa của cách mạng, ngọn lửa của tình yêu hoà bình. Ngọn lửa xua tan đi màn đêm lạnh giá, xua tan đi những nỗi mệt mỏi của ngày dài, xưa tan nỗi trầm tư trong lòng người tù cách mạng. Ngọn lửa hồng thắp lên niềm tin vào một tương lai tốt đẹp cho dân tộc, hơn hết là sự bình yên trong lao động của nhân dân.
Đọc bài thơ, ai cũng sẽ có riêng cho mình những suy ngẫm. Với em, bài thơ không chỉ cho em thấy được tình yêu Tổ Quốc của Bác, mà qua đó càng trân trọng hơn cuộc sống lao động của những con người chân chất giản dị, thêm trân trọng cuộc sống tự do hoà bình mà thế hệ chúng em hôm nay có được. Từ đó, càng kính yêu Bác Hồ với tấm lòng bao la rộng lớn, thêm tự hào về hồn thơ lớn của dân tộc. Đồng thời, cho em bài học về thái độ sống trước cuộc đời, trong bão bùng gian lao, trước những gian khó, thử thách của cuộc sống vẫn giữ vững niềm tin, hướng tới ngọn lửa hồng, hướng tới một tương lai đầy hi vọng. Thử thách của hiện tại dù khiến bản thân áp lực nhưng không thể làm ta gục ngã, mệt mỏi có thể chùn chân nhưng không được lùi về phía sau, hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ở phía sau bạn. Hãy giữ vững tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 8)
Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh là bài thơ thể hiện bức tranh hoàng hôn và bức tranh miêu tả người thiếu nữ lao động vô cùng tươi đẹp. Bài thơ được tác giả Hồ Chí Minh viết trong những ngày tháng bị bắt giam tại nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch khi bị áp giải chuyển từ nhà giam này tới nhà giam khác.
Bài thơ "Chiều tối" chỉ có vẻn vẹn bốn câu thơ nhưng lại miêu tả hai bức tranh hoàn toàn khác nhau. Đó là bức tranh thiên nhiên và bức tranh con người hoàn toàn đối lập. Thông qua bài thơ ta thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn bị giam cầm, tù đày nhưng tác giả Hồ Chí Minh vẫn thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, niềm tin vào cuộc sống của mình.
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không."
Trong hai câu thơ này tác giả Hồ Chí Minh đã miêu tả bức tranh cảnh chiều tà, hoàng hôn vô cùng buồn bã, thể hiện sự vội vã của những cánh chim muốn tìm về tổ ấm của mình sau một ngày mệt mỏi tìm kiếm thức ăn, mưu sinh. Những cánh chim nhỏ nhoi đối lập với bầu trời bao la, mênh mông thể hiện sự cô đơn của cảnh vật, thể hiện một nỗi buồn man mác trĩu nặng trong lòng.
Trên bầu trời xanh bao la đó những chòm mây đủng đỉnh trôi vô định, đối lập với sự vội vã của những cánh chim mệt mỏi kia. Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng hoang sơ, hiểm trở, của vùng sơn cước vô cùng đẹp nên thơ lãng mạn, có chim, có mây, nhưng lại gợi lên một chút buồn khiến tâm trạng của người đọc cảm thấy cô liêu.
Trong hai câu thơ này tác giả Hồ Chí Minh đã tinh tế khi sử dụng bút pháp cổ điển vô cùng điêu luyện, lấy cánh chim làm biểu tượng cho cảnh chiều tà, hoàng hôn. Và lấy cảnh hoàng hôn thể hiện cho nỗi buồn trong lòng của mình. Bởi con người khi nhìn thấy cảnh hoàng hôn luôn gợi lên một nỗi buồn nhè nhẹ trước cảnh ngày sắp tàn, ánh nắng biến mất dần và màn đêm bao phủ gợi lên sự cô liêu. Trong hoàn cảnh của tác giả Hồ Chí Minh lúc này thì khó lòng người có thể vui được bởi người đang chịu cảnh mất tự do, chân tay bị gông cùm, xiềng xích, bị áp giải đi đường cả một ngày trời mệt mỏi. Trong trái tim của tác giả còn nặng chứa những nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai một nỗi buồn mỗi khi nghĩ tới quê hương đất nước, khi quê hương còn đang chịu khiếp thuộc địa làm nô lệ lầm than.
Thiên nhiên và con người lúc này như có sự đồng cảm bởi thiên nhiên, cánh chim, chòm mây đều thể hiện một nỗi buồn sau một ngày dài mệt mỏi. Con người mất tự do không biết mình sẽ bị áp giải tới đâu và về đâu. Sự mệt mỏi về tinh thần và thể xác của một người tù.
Trong tâm trạng của tác giả còn thể hiện nỗi buồn vì phải rời xa quê hương tổ quốc thân yêu của mình. Trước cảnh đẹp của núi rừng sơn cước những người vẫn không thể nào vui vẻ thư giãn được. Tuy nhiên trong hai câu thơ tiếp theo, không gian bức tranh phong cảnh:
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Hai câu thơ tiếp theo này thể hiện bút pháp "nhãn tự" của tác giả Hồ Chí Minh, khi nhà thơ dùng từ "hồng" để làm "nhãn tự" cho mình. Một hình ảnh cô thiếu nữ lao động miệt mài tới khi trời tối khuya những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt cô thể hiện một nét đẹp giản dị nhưng thu hút lòng người về người con gái chăm chỉ làm việc.
Cô gái xay ngô bên lò than hồng quên cả trời tối thể hiện một bức tranh vô cùng sinh động, tươi đẹp của cuộc sống gia đình ấm cúng, hạnh phúc, no đủ yên vui. Bức tranh đời sống này làm cho bài thơ trở nên sống động, mang màu sắc tươi vui rung động lòng người. Một bức tranh sinh hoạt ấm áp.
Hình ảnh lò lửa hồng chính là một hình ảnh trung tâm, là nhãn tự của bài thơ làm cho cô gái trở nên rõ ràng tươi nét hơn. Lò lửa hồng cũng sưởi ấm cả bài thơ với những nét vẽ trầm buồn trước đó, làm nên sự bứt phá mới trong thơ của Hồ Chí Minh. Lò lửa hồng đỏ rực bên cạnh một cô thôn nữ đang chăm chỉ làm việc, lao động nhiệt tình hăng say làm cho bài thơ trở nên nổi bật trẻ trung hơn, nhiều sức sống hơn. Đồng thời qua đây thể hiện sự lạc quan của tác giả Hồ Chí Minh, dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng tác giả vẫn nhìn cuộc sống vô cùng tươi trẻ đầy tinh thần lạc quan vào tương lai.
Bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh chính là một bài thơ kết hợp tài tình giữa hai phong cách cổ điển và hiện đại, giữa thiên nhiên và con người. Bài thơ đã xây dựng hai bức tranh thiên nhiên và con người vô cùng tươi đẹp hoàn toàn đối lập nhưng lại tương trợ lẫn nhau. Thông qua bài thơ ta thêm ngưỡng mộ tác giả bởi người có tinh thần vô cùng lạc quan, có một trái tim giàu cảm xúc với thiên nhiên và cuộc sống.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 9)
Chiều cũng tựa như mùa thu, từ xưa đến nay vẫn là nguồn cảm hứng vô tận đối với các thi nhân. Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn nên chẳng đáng ngạc nhiên khi hồn thơ ấy đã ngập tràn rung động trước cảnh chiều hôm. Ngay trong tập "NKTT" ta cũng bắt gặp nhiều bài thơ viết về cảnh chiều hôm: Hoàng hôn, Cảnh chiều hôm nhưng quen thuộc hơn cả là " Chiều tối" ( Mộ). Qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người cũng như tâm hồn cao đẹp của Bác.
Nhật kí trong tù (1942 - 1943) tỏa sáng tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Tâm hồn tha thiết yêu con người, đất nước bao nhiêu thì cũng thiết tha yêu thiên nhiên cuộc sống bấy nhiêu. Tâm hồn ấy trong những tháng ngày tù đày tăm tối luôn hướng về tự do, ánh sáng, sự sống và tương lai. Trên đường bị giải đi trong chiều buồn ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc lòng nhà thơ - người tù bỗng ấm lên và phấn chấn vui vẻ trước thiên nhiên đẹp và hình ảnh cuộc sống bình dị ấm cúng. Cảm xúc nhà thơ viết bài thơ Mộ. Bài thơ được sáng tác cuối thu 1942.
Bài thơ có hai bức tranh rõ nét: hai câu đầu là cảnh hoàng hôn, hai câu sau là cảnh sinh hoạt.
Cảnh hoàng hôn
Trên con đường thanh vắng, thiên nhiên như một hồng thơ đang đón đợi:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
Bức tranh hoàng hôn đã được xác định thời gian lúc chiều đang trôi chậm và không gian là bầu trời bao la lúc ánh nắng chỉ còn le lói rồi nhường chỗ cho bóng tối lan dần. Phía xa là cánh chim bay mải miết về tổ, trên cao là chòm mây trắng lẻ loi trôi lơ lửng. Thiên nhiên được miêu tả với vài nét chấm phá nhưng đã gợi ra khung cảnh bát ngát, trong sáng êm đềm của hoàng hôn vùng rừng núi. Thiên nhiên có vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng nhưng quạnh quẽ đượm buồn. Vẻ đẹp ấy rung cảm bởi tâm hồn xao xuyến yêu thương của Bác.
Hai câu thơ sử dụng bút pháp chấm phá miêu tả, nhất là cách sử dụng thi liệu mang đậm sắc cổ điển: lấy cánh chim biểu tượng cho hoàng hôn, còn hoàng hôn thì biểu tượng cho nỗi buồn, nhất là đối với người tha hương càng gợi thêm nỗi buồn xa xứ, lòng thương nhớ cố hương, Thôi Hiệu viết:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Hoàng Hạc lâu)
Và người đi trên đường xa trong cảnh hoàng hôn ấy dễ cảm thấy cô đơn và chạnh lòng.
Bài thơ có cách cảm thụ thế giới quen thuộc của thơ xưa, thiên nhiên như đồng cảm với tâm sự của con người. Hình ảnh con chim sau một ngày kiếm ăn vất vả như ẩn dụ hình ảnh người tù mỏi mệt sau một ngày đường bị áp giải. Chòm mây buồn như ẩn dụ tâm trạng cô đơn buồn bã của tù nhân. Tứ thơ cổ điển mà vẫn hiện đại, vì thiên nhiên với con người có sự đồng cảm chứ không đồng nhất. Thiên nhiên mệt mỏi còn có chốn nghỉ, cô đơn mà được tự do, còn người tù không biết đi về đâu và mất tự do không biết đến bao giờ. Nên nhà thơ đang khao khát tự do và một mái ấm gia đình. Tả cảnh mà chứa tình, hàm ý sâu xa, đó là vẻ đẹp hàm súc dư ba của thơ cổ điển.
Tóm lại, hai câu thơ gợi tả cảnh thiên nhiên đẹp mà buồn, vì ‘‘người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Buồn vì xa Tổ quốc, buồn vì bị bắt tù oan, buồn vì mất tự do không biết đến bao giờ. Nhưng trước vẻ đẹp của cảnh ấy lòng người ít nhiều cũng tìm được niềm vui thư thái.
Điểm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là chỉ miêu tả không gian với hai hình ảnh đang vận động: cánh chim bay và chòm mây trôi nhưng diễn tả được sự luân chuyển của thời gian: chiều đang trôi chầm chậm về đêm.
Không gian thay đổi, khung cảnh sinh hoạt của một bản làng miền núi được mở ra một cách tự nhiên:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Hai câu thơ sử dụng bút pháp điểm nhãn của thơ cổ điển, nhưng hình ảnh thơ bình dị, chân thực lại được ghi bởi bút pháp hiện thực. Hình ảnh cô gái mải miết xay ngô và xay xong bên lò lửa rực hồng gợi bức tranh đời sống có vẻ đẹp bình dị, ấm cúng, yên vui. Riêng đối với người tù mệt mỏi, mất tự do thì cảnh ấy trở nên vô cùng hấp dẫn, quý giá, thiêng liêng, vì nó lệ thuộc về thế giới tự do. Chỉ có ai đã từng trải qua những cánh đời đau khổ đầy giông bão mới thấy hết giá trị của từng phút giây cảnh đời bình yên. Do đó bức tranh đời sống trở thành nguồn thơ dạt dào, thể hiện niềm xao xuyến, sự rung động mãnh liệt hồn thơ.
Lò lửa hồng là hình ảnh nổi bật trung tâm của bức tranh thơ, làm nổi rõ hình ảnh của cô gái. Nó sưởi ấm bức tranh thiên nhiên hiu hắt. lạnh lẽo và sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Vậy là, hình ảnh cuộc sống con người là điểm hội tụ vẻ đẹp bài thơ, tỏa sáng ánh và hơi ấm xung quanh. Hình ảnh lò lửa hừng hực đặt bên cạnh cô gái tạo ra vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cảnh thơ. Hoàng Trung Thông cho rằng chữ hồng là nhãn tự của bài thơ là vì vậy. Ý thơ cuối khỏe, đẹp bộc lộ niềm vui, lòng yêu đời, yêu cuộc sống. tinh thần lạc quan của Bác.
Như vậy hai câu thơ là sự quan sát của người đi đường nhưng là cái nhìn của người đang khao khát tìm về cuộc sống bình yên giản dị. Thế nên khi bắt gặp hình ảnh cuộc sống con người giữa miền sơn cước, tình yêu và niềm vui đã tràn ngập cõi lòng. Không phải ngoại cảnh tác động đến con người mà chính cảm xúc của con người trùm lên ngoại cảnh. Thiên nhiên đẹp nhưng chưa đủ mang đến niềm vui. Cuộc sống đẹp đã mang đến niềm vui chan chứa. Điều ấy đã thể hiện phẩm chất nhân văn cao đẹp của nhà thơ.
Nguyên tác chữ Hán không có từ tối, bản dịch thơ thừa từ. Không miêu tả đêm tối mà vẫn cảm nhận được là nhờ ánh lửa lò than. Lấy ánh sáng để làm nổi bóng tối, nghệ thuật là ở đó.
Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui... đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể hiện niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ngày đau khổ nhất.
Bài thơ Chiều tối có sự hài hòa giữa phong cách cổ điển với hiện đại, giữa thiên nhiên với tâm hồn. Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn lớn. Một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, một tình cảm hồn hậu, thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống con người; luôn hướng về sự sống và ánh sáng, một tinh thần lạc quan trong gian khổ.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 10)
"Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, một nhà chính trị kiệt xuất, một con người đầy trách nhiệm mà còn là một thi nhân có trái tim ấm áp. Những vần thơ Bác viết luôn chất chứa những nỗi niềm và tâm tư của một người vì nước, vì dân. Một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất tinh thần và phong cách Hồ Chí Minh, đó là bài thơ Chiều tối (Mộ).
Chiều tối là bài thơ số 31 trong tập thơ nổi tiếng Nhật ký trong tù. Bài thơ được viết năm 1942 trong một lần chuyển lao của Bác.
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa, tầng không"
Bức tranh thiên nhiên hiện lên vương chút buồn thi vị. Cánh chim trời sau ngày dài đập cánh, bay đi kiếm ăn cũng mỏi mệt trở về nơi rừng sâu tìm chốn nghỉ ngơi. Giữa khoảng không rộng lớn của đất trời, cánh chim nhỏ bé chao nghiêng dẫu có mỏi mệt, nhọc nhằn vẫn cố gắng vươn mình bay về tìm nơi nương náu. Cánh chim chiều về mang cả một nỗi sầu khắc khoải khôn nguôi. Phải chăng cánh chim ấy cũng chính là đôi chân của người tù chốn ấy, vẫn miệt mài từng bước tìm con đường giải phóng cho quê hương, vẫn khát khao ngày được trở về đặt chân trên đất mẹ thân yêu. Người tù ấy dẫu cho có đau đớn, mỏi mệt vẫn chưa bao giờ thôi khao khát được tự do, được sải cánh bay như cánh chim chiều giữa thế giới bao la.
"Tầng mây trôi nhẹ giữa tầng không"
Thời khắc của hoàng hôn gợi biết bao nỗi buồn xa xăm, đặc biệt là đối với những người mang nỗi sầu xa xứ. Lúc này đầy, dường như nỗi lòng thi nhân đượm bao nỗi buồn khôn tả. Bởi thế, mà cảnh trong mắt Người gợi buồn, gợi nhớ biết bao. Cánh chim chiều mỏi mệt, áng mây cô độc, bơ vơ trôi nhẹ giữa tầng không. Cảnh đẹp mà yên bình đấy nhưng sao đượm buồn đến thế. Phải chăng vì chính lòng người mang nặng nỗi sầu thương, bởi:
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
Con người dù mạnh mẽ và lý trí đến đâu cũng sẽ có những lúc yếu lòng, mỏi mệt. Bác cũng thế, chiều về là thời điểm mà ai cũng quây quần bên bữa cơm gia đình áp áp, vậy mà một mình người đang cô độc nơi tù ải xa xôi, chốn đất khách quê người sao mà khỏi thiết tha, sao mà không chạnh lòng được cơ chứ? Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết dường như đang cuộn trào trong tâm khảm thi nhân.
“Thiếu nữ xóm núi xay ngô tối
Ngô vừa xay xong lò than đã đỏ”
Từ bức tranh thiên nhiên rộng lớn nhưng lạnh lẽo, thấm đượm nỗi buồn, Bác đã hướng sự chú ý đến bức tranh cuộc sống bình dị mà ấm áp vùng sơn cước. Hình ảnh người thiếu nữ xay ngô không chỉ gợi ra những nhịp vận động đầy khỏe khoắn mà còn khắc họa vẻ đẹp của con người, họ đẹp trong chính công việc lao động bình dị. Bức tranh chiều tối được nhìn từ xa đến gần, từ không gian rừng núi rộng lớn tĩnh mịch đến không gian làng bản nhỏ bé nhưng ấm áp tình người. Cũng chính hơi ấm nơi cuộc sống bình dị ấy đã thắp lên trong tim người thi sĩ tình yêu cuộc sống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Từ “hồng” trong câu thơ cuối được coi là nhãn tự của bài thơ, không chỉ thắp sáng cả bài thơ mà còn thể hiện được tinh thần lạc quan, niềm tin mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng vào tương lai của đất nước.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn mà cô đọng, giàu giá trị biểu cảm. Điều đặc biệt tạo nên giá trị của bài thơ không chỉ từ nội dung giàu tính nhân văn mà còn từ nét đẹp trong nghệ thuật biểu hiện. Đó là sức mạnh biểu đạt tình cảm của ngôn từ, là sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu cổ điển và tinh thần hiện đại. Đó là sự vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, tả cảnh ngữ tình.... Bài thơ đã thực sự trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc đóng góp vào thành tựu đồ sộ của nền văn học nước nhà.
Chiều tối không chỉ thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu thiết tha với cuộc đời của người thi sĩ mà bộc lộ tinh thần lạc quan, yêu đời ngay trong nghịch cảnh của người chiến sĩ, nhà cách mạng Hồ Chí Minh.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 11)
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới. Trong suốt sự nghiệp cứu nước của mình, Người đã trải qua vô vàn những khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, điều đáng quý nhất là dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu ta vẫn thấy một Hồ Chí Minh yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và nghị lực vươn lên nghịch cảnh phi thường. Bài thơ Chiều tối chính là tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình và tâm hồn của Người.
Nhan đề bài thơ đã gợi mở ra không gian, thời gian của cả bài thơ, “Chiều tối” là thời khắc cuối cùng của một ngày, nó gợi mở ra không gian u tối, vắng lặng. Với một người tù chính trị thì đây cũng là chặng cuối cùng của sau hành trình chuyển lao đầy mệt mỏi. Thế nhưng với một người lạc quan như Bác, ta không hề nhìn thấy cảnh tù đày khắc nghiệt khiến con người kiệt quệ về sức lực mà lại là khung cảnh thiên nhiên thanh bình, êm ả nơi núi rừng biên ải xa xôi.
"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không."
Dịch thơ:
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không."
Quên đi những mệt mỏi thể xác, Người vừa đi vừa ngước nhìn lên bầu trời và bắt gặp một cánh chim trời “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” và một chòm mây đang trôi lơ lửng. Chỉ bằng vài nét chấm phá cổ điển, cảnh sắc thiên nhiên hiện lên thanh bình, vắng vẻ nhưng lại âm u, hiu quanh, không âm thanh, không màu sắc.
“Cánh chim mỏi” còn cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ, cánh chim đã mỏi sau ngày dài bay đi tìm kiếm thức ăn, cũng giống như đôi chân của người tù đang mệt mỏi sau ngày dài lê bước trên đường. Ta cảm nhận được sự đồng cảnh giữa tâm hồn nhà thơ và thiên nhiên mà cội nguồn của sự cảm thông, đồng cảnh ấy xuất phát từ tình yêu mênh mông của Bác dành cho mọi sự sống có mặt trên đời. Hình ảnh ‘chòm mây” lại mang cho ta những cảm nhận về tâm thế, trạng thái ung dung thư thái của người tù. Đám mây đồng điệu với tâm hồn Người, mang tâm trạng và sự cô đơn của người tù. Bác thực sự là một người chiến sĩ kiên cường, nếu không có ý chí và nghị lực sắt đá trong hoàn cảnh tù đày sẽ không thể có được những câu thơ cảm nhận thiên nhiên sâu sắc và tinh tế đến như vậy.
"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng."
Dịch thơ:
"Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng."
Bức tranh thiên nhiên chỉ là những nét chấm phá nhưng chuyển sang bức tranh đời sống lao động lại vô cùng hiện thực, sinh động. Hình ảnh đời thường về một cô gái đang xay ngô tối là vẻ đẹp của người phụ nữ lao động nói riêng và nét đẹp lao động nói chung. Giờ phút ấy Bác đã quên đi cái đau khổ của mình mà cảm nhận cuộc sống của nhân dân
Hình ảnh “thiếu nữ xay ngô tối” tạo nên sức sống, sự sống động của cuộc sống lao động bình dị giữa nơi núi rừng hoang vu, mang lại cho người tù đày chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc lao động, tuy vất vả mà tự do. Hình ảnh lò than rực hồng cũng là thời khắc chấm dứt buổi chiều bước vào đêm tối, nhưng không còn là đêm tối lạnh lẽo âm u mà đã có ánh sáng và hơi ấm. Lò than như một chấm lửa sáng mà nghệ sĩ chấm vào bức tranh mang lại thần sắc cho toàn cảnh, tăng thêm sức mạnh cho người tù tiếp tục chặng đường dài. Ta có cảm giác như người chiến sĩ đang lưu lạc nơi đất khách quê người là Bác đây đang có chút mơ ước về mái ấm gia đình, về quê hương đất nước của mình. Cô gái, xây ngô và bếp lửa gợi không gian sinh hoạt ấm cúng, nghỉ ngơi và sum họp, tất cả hình ảnh đó thôi thúc người tù phải cố gắng và kiên cường hơn nữa để sớm ngày trở về quê hương.
Có thể nói, bài thơ Chiều tối là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình của Hồ Chí Minh. Mọi tâm trạng, cảm nghĩ trong sâu thẳm nội tâm của người tù đày không bộc lộ một cách trực tiếp mà thông qua cách cảm nhận hình ảnh, cảnh vật một cách khách quan. Từng chi tiết, từng hình ảnh lại có mối quan hệ với nhau, mang những giá trị tư tưởng, nghệ thuật riêng. Nổi bật nhất vẫn là tinh thần lạc quan của Bác trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 12)
Một tác phẩm hay là tác phẩm hàm chứa giá trị tư tưởng sâu sắc. Ở đó, ta không chỉ thấy được tài năng của người viết mà còn chứa đựng cả một tâm hồn, một cốt cách của thi nhân. Bài thơ Chiều tối là một bài thơ như thế, Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ kính yêu của đất nước, một nhà thơ của dân tộc mang một tình cảm lớn lao với Tổ Quốc đã viết nên những vần thơ chạm vào đáy hồn nhân thế. Mà có lẽ, bài thơ còn giá trị cho đến tận mãi về sau.
"Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây nhẹ giữa tầng không"
Sau ngày dài kiếm ăn, từng đàn chim nối đuôi nhau trở về nơi rừng mong tìm chốn nghỉ ngơi.Cánh chim mỏi mệt đập nhẹ giữa không trung trong buổi chiều tàn. Chòm mây cô độc trôi lững lờ giữa khoảng không vô định, cảnh vật tuy nhẹ nhàng nhưng mang một nỗi buồn man mác. Lạ kì thay, là cảnh buồn hay chính nơi tâm hồn người tù nhân cũng đang ưu sầu nơi chốn xa quê hương.Thời khắc của ngày tàn cũng là khi màn đêm buông xuống, đây là lúc người ta tạm gác mọi công việc để trở về nơi gia đình quây quần bên bữa cơm gia đình. Phải chăng ngay lúc ấy, Bác cũng đang khát khao được đứng nơi đất nước mình, được cùng nhân dân, cùng những người con dân tộc sum họp. Vậy mà, thực tại muôn nỗi khó khăn, bởi vậy mà cảnh cũng đeo sầu, đám mây cô độc,cánh chim mỏi mệt là những hình ảnh ẩn dụ cho những lúc yếu lòng, cảm thấy cô đơn, lẻ loi của Người nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ quê hương da diết trong tâm khảm nhà thơ, càng cô độc bao nhiêu thì nỗi nhớ lại càng lớn bấy nhiêu. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, tâm trạng của Bác được bộc lộ rõ rệt.Cảnh và tình tuy hai mà một - người mang nỗi niềm, cảnh cũng chẳng thể nào vui.
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Không gian sinh hoạt mở ra thật giản dị. Người con gái xay ngô giữa bầu trời đêm bình yên đến lạ kì. Giữa bao nhiêu cái kì vĩ, lớn lao khác, Bác lại nhìn về cảnh lao động - xay ngô tối. Chắc hẳn, Bác đã rất trân trọng cái khoảnh khắc này, trân trọng sức lao động của con người trong mỗi khoảnh khắc của thời gian. Phải có một tâm hồn tinh tế, nhà thơ mới có thể nhận ra được vẻ đẹp rất đỗi bình dị trong đời sống như thế. Đó là vẻ đẹp của con người giữa cuộc đời thiếu thốn, tuy vất vả mà rất đỗi ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Hình ảnh con người lao động hoà hợp với vẻ đẹp thiên nhiên làm cho bức tranh chiều tối dường như ấm áp hơn, sinh động hơn. Đem đến sức sống cho cảnh núi rừng, dù buồn nhưng tràn trề nhựa sống. Dường như, đó là khát khao hướng tới sự sống, hướng tới những điều tốt đẹp, ước mơ vươn tới tự do cho muôn người, sống trong gian khổ tù đày ta lại càng trân trọng cuộc sống lao động . Từ "hồng" trở thành nhãn tự, là trung tâm của bài thơ. Ngọn lửa không đơn thuần chỉ là một sự vật, mà nó là biểu tượng cho ngọn lửa của cách mạng, ngọn lửa của tình yêu hoà bình. Ngọn lửa xua tan đi màn đêm lạnh giá, xua tan đi những nỗi mệt mỏi của ngày dài, xưa tan nỗi trầm tư trong lòng người tù cách mạng. Ngọn lửa hồng thắp lên niềm tin vào một tương lai tốt đẹp cho dân tộc, hơn hết là sự bình yên trong lao động của nhân dân.
Đọc bài thơ, ai cũng sẽ có riêng cho mình những suy ngẫm.Với em, bài thơ không chỉ cho em thấy được tình yêu Tổ Quốc của Bác, mà qua đó càng trân trọng hơn cuộc sống lao động của những con người chân chất giản dị, thêm trân trọng cuộc sống tự do hoà bình mà thế hệ chúng em hôm nay có được. Từ đó, càng kính yêu Bác Hồ với tấm lòng bao la rộng lớn, thêm tự hào về hồn thơ lớn của dân tộc. Đồng thời, cho em bài học vềthái độ sống trước cuộc đời, trong bão bùng gian lao, trước những gian khó, thử thách của cuộc sống vẫn giữ vững niềm tin, hướng tới ngọn lửa hồng, hướng tới một tương lai đầy hi vọng.Thử thách của hiện tại dù khiến bản thân áp lực nhưng không thể làm ta gục ngã, mệt mỏi có thể chùn chân nhưng không được lùi về phía sau, hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ở phía sau bạn. Hãy giữ vững tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 13)
“Nhật kí trong tù” được xem là tập thơ thể hiện rõ nhất tâm hồn người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. “Chiều tối” được Người sáng tác vào cuối thu năm 1942 khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ, bài thơ thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng ý chí, tinh thần thép của Bác ngay trong hoàn cảnh tù đày, xiềng xích mất tự do.
“Chiều tối” là bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn đến hài hòa giữa mang đậm phong vị cổ điển và tinh thần hiện đại. Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã phác họa bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà đầy sinh động, gợi cảm qua hình ảnh cánh chim mỏi mệt và đám mây cô đơn:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Dịch thơ:
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Chiều tà là khoảng thời gian dễ khắc sâu vào lòng người nỗi cô đơn, trống trải nhất đặc biệt là đối với người nữ khách tha phương. Bức tranh thiên nhiên chiều tối được Bác gợi mở với hình ảnh cánh chim mỏi mệt đang tìm về chốn ngủ, là đám mây trắng đơn độc trôi vô định giữa tầng không rộng lớn của bầu trời. Với một vài nét chấm phá, Bác đã mở ra trước mắt người đọc cả một khung cảnh rừng núi rộng lớn, choáng ngợp nhưng lại tịch mịch, quạnh quẽ khi hoàng hôn. Dường như thiên nhiên đã có sự đồng điệu, hòa quyện làm một với tâm trạng con người hay chính con người đã làm cho bức tranh thiên trở nên đượm buồn, tràn đầy cảm xúc như Nguyễn Du từng nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”?
Cánh chim mỏi mệt và đám mây cô đơn vốn là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ điển, trong bài thơ Chiều tối, Bác Hồ đã sử dụng những thi liệu đậm màu sắc cổ điển ấy để làm cầu nối thể hiện nỗi buồn xa xứ, tâm trạng cô đơn của người cộng sản khi phải lưu lạc nơi đất khách. Hình ảnh cánh chim mỏi mệt như ẩn dụ cho những mỏi mệt về thể xác của người tù cộng sản khi phải thực hiện chuyển lao liên tục suốt một ngày dài, đám mây cô đơn lại liên tưởng đến tâm trạng cô đơn, lạc lõng của Bác nơi đất khách.
Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng nhưng vắng lặng, đượm buồn. Đến hai câu thơ sau Bác lại hướng ngòi bút của mình đến bức tranh của đời sống ấm áp, rực sáng giữa vùng sơn cước vắng lặng, cô đơn:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
Dịch thơ:
(Cô em xóm núi xay ngô tối’
Xay hết, lò than đã rực hồng)
Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô không chỉ gợi ra cái khỏe khoắn của con người trong công việc lao động mà còn phản chiếu bức tranh đời sống bình dị mà ấm áp, yên vui. Trong cảm nhận của người tù cộng sản, ánh sáng của lò than, hơi ấm của cuộc sống vô cùng thiêng liêng, quý giá, nó mang đến hơi ấm cho người cộng sản nơi đất khách, hơn nữa chính sự sống giản đơn, bình dị ấy đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để vượt qua xiềng xích của hiện tại và hướng đến một tương lai tươi sáng.
Chữ “hồng” được coi là nhãn tự của bài thơ bởi sự xuất hiện của lò than rực hồng đã xua đi bóng tối và sự lạnh lẽo của khung cảnh rừng núi trong hai câu thơ trước và thắp lên ngọn lửa của niềm tin, của hi vọng. Hai câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu cuộc đời và sự lạc quan của Bác ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thử thách nhất.
Qua bài thơ Chiều tối, người đọc không chỉ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống sinh động, tràn đầy cảm xúc mà còn xúc động trước một tâm hồn đẹp, một nghị lực phi thường và một tình yêu cuộc sống tha thiết nơi Bác.
Cảm nhận về bài thơ Chiều Tối (Mẫu 14)
Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại đáng kính của cả dân tộc, ngôi sao Khuê soi sáng con đường cách mạng Việt Nam đi đến thành công thắng lợi. Không những thế, Người còn là danh nhân văn hóa với sự nghiệp văn học đồ sộ, thành công trên nhiều thể loại khác nhau. Nổi tiếng và tiêu biểu nhất phải kể đến tập “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù) hoàn thành từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. Giữa chốn gông cùm xiềng xích những áng thơ vẫn cất lên ngời ngời tư tưởng cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Trong đó “Mộ” (Chiều tối) chính là bài thơ mang giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo.
Mở đầu bài thơ là một bức tranh thiên nhiên yên bình, êm ả:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Bằng ngòi bút đặc tả của mình, Hồ Chí Minh đã tạo ra khung cảnh có sự chuyển động của cánh chim và chòm mây vào cái độ chiều tà dần buông. “Quyện điểu” nghĩa là “chim mỏi”, “tầm” nghĩa là “tìm”. Vào thời khắc mặt trời xuống núi, ngày dần tàn, mọi sự vật đều cần một nơi chốn nghỉ ngơi. Cánh chim sau một ngày mải miết rong ruổi kiếm ăn cũng không phải ngoại lệ. Đến loài vật cũng biết mệt mỏi để tìm chốn ngủ thì hẳn con người cũng đã kiệt quệ sức lực khi phải di chuyển cả một chặng đường tù đày dài liên tục. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ, chim cố gắng bay về với tổ ấm của nó, còn người tù chính trị mà chính là tác giả ở đây chỉ có thể đi từ nhà lao này đến nhà lao khác. Nếu chim có động lực thúc đẩy cất đôi cánh bay đi thì mỗi bước chân di chuyển của người tù ở đây gần như là vô nghĩa.
Con người chẳng thể tự do như cánh chim, ngước lên bầu trời mà bỗng thấy cô đơn, trống trải như “Cô vân mạn mạn độ thiên không” – “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”. Trên bầu trời chiều cao và rộng ấy, có lẻ loi một áng mây chiều.
Từ xưa đến nay, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, có lẽ trong lòng người thi nhân lúc bấy giờ có cái sầu, có cái bi nhưng tuyệt nhiên lại không thấy cất một lời nào ai oán than vãn. Tất cả chỉ có sự thả hồn tận hưởng khung cảnh như người nghệ sĩ ngắm nhìn bức tranh tuyệt mĩ tạo hóa đã dệt nên vào cuối ngày. Nó cho thấy một tình yêu thiên nhiên đến rạo rực. Chắc hẳn nhìn cánh “chim mỏi về rừng”, nhìn “chòm ấy trôi nhẹ”, trong tâm tưởng của Hồ Chí Minh ít nhiều cũng khao khát sự tự do, muốn được trở về với quê hương, đất nước.
Có mấy ai giữa cảnh lao từ vẫn có phong thái ung dung, tinh lần lạc quan thả hồn chắp nên những vần thơ tuyệt vời như vậy. Hai câu thơ tuy ngắn nhưng lại và sự kết hợp tổng hòa, nhuần nhuyễn giữa nét cổ điển và hiện đại. Ở đây, Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, không có một chữ nào nhắc đến “chiều” nhưng người đọc vẫn có thể hình dung một cách rõ nét về không gian chiều tà cũng như nỗi lòng mà tác giả muốn gửi gắm.
Cánh chim hay mây vốn không phải đề tài xa lạ trong những tác phẩm thi cổ xưa. Tuy nhiên khi đưa vào thơ Hồ Chí Minh vẫn tràn đầy sức sống, một cánh chim nhỏ chao liệng đủ để làm chủ cả một không gian bao la rộng lớn.
Hai câu sau, hình ảnh con người xuất hiện bình dị và tràn đầy sức sống
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng)
Bức tranh thiên nhiên dần khép lại, nhường chỗ cho bức tranh sinh hoạt của con người nơi sơn cước. Không gian chiều tà giờ đây đã bị bóng tối đã lấp đầy phủ kín không gian.
Trên đoạn đường bị giải đi, Hồ Chí Minh bắt gặp hình ảnh “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”, không phải là giai nhân yểu điệu, mà là cô thôn nữ đang hăng say uyển chuyển với công việc của mình. Một vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn và tràn đầy sức sống trong lao động thường ngày. Hiếm có nhà thơ nào lại tinh tế để khám phá ra được sức hấp dẫn trong những điều bình dị nhất như vậy. Nguyên tác, Hồ Chí Minh dùng từ “sơn thôn thiếu nữ” thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ vẻ đẹp của cô gái. Nhưng rất tiếc ở bản dịch đã bị chuyển thành “Cô em xóm núi”, ít nhiều bị mất đi tính hình tượng mà tác giả cố ý xây dựng. Cấu trúc điệp liên hoàn được sử dụng trong câu 3 và 4: “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn” tạo ra sự nhịp nhàng, uyển chuyển khéo léo. Đặc biệt cái hồn cả cả bài thơ đọng lại trong nhãn tự “hồng”. Hình ảnh “lô dĩ hồng” bừng lên thứ ánh sáng để xua tan đi bóng tối và sự mệt mỏi, sưởi ấm không gian vẫn đang hiu quạnh vắng vẻ ở hai câu thơ đầu tiên. Một chữ “hồng” ấy thôi cũng đủ để thổi bùng lên bao nhiêu ý chí, khát vọng và quyết tâm của người thi nhân – người chiến sĩ cách mạng trong cảnh cầm lao.
Hai câu thơ cuối của bài thơ “Chiều tối” đã tô điểm bức tranh trở nên hoàn hảo, có cảnh, có người. Con người hiện lên không nhỏ bé, cô lập mà thật kỳ vĩ, làm chủ cả không gian, thời gian, lấp đầy khoảng trống thiên nhiên đem đến. Ý thơ còn bộc lộ được sức sống mãnh liệt cũng như tinh thần sắt đá của tác giả Hồ Chí Minh.
“Mộ” (Chiều tối) tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. Giữa gông cùm và xiềng xích, tâm hồn người thi nhân vẫn cất lên tiếng lòng tha thiết với cảnh vật, con người hữu tình. Bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy động tả tĩnh, lấy mây điểm trăng cùng sự kết hợp cổ điển xen lẫn hiện đại đã tạo nên một bài thơ xuất sắc cả về nội dung và giá trị nghệ thuật.
Xem thêm các văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:
Phân tích bài thơ "Chiều tối" – Hồ Chí Minh
Phân tích bài thơ “Vội vàng” – Xuân Diệu
Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11