TOP 10 mẫu Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ (2023) SIÊU HAY

Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ lớp 11 gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 639 18/03/2023
Tải về


Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” – Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ văn 11 Chữ người tử tù

Dàn ý Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ”

I. Mở bài :

Giới thiệu khái quát về hai tác giả Thạch Lam, Nguyễn Tuân và hai bài truyện ngắn hai đứa trẻ, chữ người tử tù hai chi tiết được yêu cầu cảm nhận.

II. Thân Bài

Cảm nhận về hai chi tiết nghệ thuật

a. Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ.

– Dạng thức của ánh sáng, bóng tối

+ Ánh sáng: vừa mang ý nghĩa vật lý (những nguồn sáng xuất hiện trong tác phẩm như: Phương tây đỏ rực, ngọn đèn chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, chuyến tàu…) vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho ước mơ, khát vọng

+ Bóng tối: vừa mang ý nghĩa vật lý (dãy tre làng đen lại, bóng tối mù mịt dày đặc trong đêm…)

– Tương quan ánh sáng, bóng tối: tồn tại trong thế giao tranh từ đầu đến cuối tác phẩm trong đó bóng tối càng lúc càng chiếm ưu thế để rồi thắng thế còn ánh sáng thì nhỏ bé, tội nghiệp. Về ý nghĩa thực nó cho thấy bức tranh phố huyện nghèo nàn, tăm tối. Về ý nghĩa biểu tượng nó cho thấy những con người nhỏ bé như chị em Liên mang trong mình ước mơ, khát vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng nhưng ước mơ đã mâu thuẫn gay gắt và có nguy cơ bị bóp nghẹt bởi hiện thực tăm tối.

b. Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

– Dạng thức của ánh sáng, bóng tối:

+ Ánh sáng: vừa có dạng thức vật lý ( ngọn đèn của Quản ngục, ánh sáng của vì sao Hôm , ngọn đuốc tẩm dầu..) vừa mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp của nghệ thuật cao quý và thiên lương trong sáng tốt đẹp của con người.

+ Bóng tối: Vừa có dạng thức vật lý (Bóng tối bao trùm trong đêm quản ngục ngồi suy nghĩ cùng cái chật hẹp, tối tăm, bẩn thỉu của buồng giam..) vừa mang tính biểu tượng cho hiện thực đen tối, ngột ngạt, bạo tàn của nhà ngục nói riêng và xã hội nói chung

- Tương quan ánh sáng, bóng tối và ý nghĩa: Có sự giao tranh gay gắt nhưng ánh sáng đã nổi bật trên nền cái tăm tối, bẩn thỉu ( như ánh sáng của bó đuốc và màu trắng của tấm lụa nổi bật trên nền của nhà giam bẩn thỉu, chật chội; như vẻ đẹp trong thiên lương của Huấn Cao và Quản ngục đã nổi bật trên nền hiện thực khắc nghiệt)

So sánh:

– Điểm tương đồng:

+ Cả ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm đều xuất hiện với một tần số lớn

+ Ánh sáng đều biểu tượng cho những điều tốt đẹp còn bóng tối biểu tượng cho hiện thực đen tối, nghiệt ngã.

+ Ánh sáng và bóng tối ở cả hai tác phẩm đều tồn tại trong thế giao tranh với nhau một cách gay gắt

+ Đều được xây dựng bằng bút pháp tương phản đối lập đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.

– Điểm khác biệt:

+ Trong Hai đứa trẻ, ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt còn bóng tối bao trùm, chiếm ưu thế còn trong Chữ người tử tù ánh sáng lại nổi bật rực rỡ trên nền bóng tối.

+ Thông điệp mà Thạch Lam muốn gửi gắm là hãy thay đổi hiện thực để con người có thể sống trọn vẹn với ước mơ hi vọng của mình còn của Nguyễn Tuân lại là cái đẹp có một sức mạnh kì diệu, nó có thể nối liền mọi khoảng cách, có thể thanh lọc tâm hồn cho con người

+ Về Nghệ thuật: Thạch Lam miêu tả ánh sáng, bóng tối bằng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu nhạc điệu hình ảnh còn Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình

- Lí giải điểm tương đồng khác biệt:

+ Có những điểm tương đồng là do cả Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là những nhà văn lãng mạn, cùng sống trong hiện thực tăm tối trước 1945

+ Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn

III. Kết bài:

- Khẳng định đây đều là hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện rõ phong cách của hai nhà văn.

Bài giảng Ngữ văn 11 Chữ người tử tù

Dàn ý Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ”

1. Mở bài

- Sơ lược về phong cách sáng tác của hai nhà văn, đi vào chủ đề chính.

2. Thân bài

a. Hai đứa trẻ:

Ánh sáng:

- Phố huyện: Ánh hoàng hôn đỏ rực, những nguồn sáng leo lét bé nhỏ xuất phát từ ngọn đèn dầu của chị Tí, từ bếp lửa bập bùng tỏa sáng một vùng mờ mờ của bác Siêu, hay là những hột sáng, tia sáng lọt ra từ những khe cửa của những căn nhà trên phố huyện

=> Đem đến sự yếu ớt, ảm đạm của khu phố huyện, bộc lộ khung cảnh buồn bã ảm đạm nơi phố huyện nghèo, mà còn là biểu trưng cho những kiếp người tàn, đang sống lay lắt từng ngày.

- Đoàn tàu đêm: "toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuống đường... đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng", thể hiện sự giàu có, sung túc, đưa ký ức của Liên về một thời tuổi thơ xa xăm mà chị đã từng có, không chỉ vậy nó còn là biểu tượng cho sự hy vọng, khát khao mãnh liệt, tiềm tàng về một cuộc đời tươi sáng hơn của người dân phố huyện, với ước mơ đổi đời.

Bóng tối:

- Bóng tối lan dần trong mắt Liên, đến hình ảnh "dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời", rồi cảnh bóng tối đen đặc đến tột cùng với hình ảnh "đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối", "tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa".

=> Tất cả đều thể hiện sự u tịch, buồn bã và yên ắng của phố huyện nghèo khi trời đêm sập xuống.

*Tiểu kết:

Sự xuất hiện của những thứ ánh sáng yếu ớt, leo lét thành từng chòm, từng hột, từng vệt,... giữa đêm tối mịt mùng nơi phố huyện là một sự tương phản sâu sắc, biểu trưng cho những kiếp người tàn, lầm lũi, nhỏ bé nơi phố huyện, biểu trưng cho cuộc sống chán nản, nghèo khó, và bế tắc, ngột ngạt của những con người nơi đây.

b. Chữ người tử tù:

*Ánh sáng:

- "ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc", "lửa đóm cháy rừng rực", ngọn đèn nến trên án của viên quản ngục, rồi thì ánh sáng nhấp nháy của những vì tinh tú, của ngôi sao Hôm,...

=> Tượng trưng cho vẻ đẹp nghệ thuật cao quý và tâm hồn trong sáng, thiện lương của con người, chúng tồn tại ngay cả trong những hoàn cảnh tối tăm dơ bẩn nhất, chiếu sáng tâm hồn của những con người có thiên lương là thứ ánh sáng trường tồn bất diệt và vô cùng mãnh liệt.

*Bóng tối:

- cảnh "trại giam tối om", "trời tối mịt" quạnh quẽ bao phủ lên người viên quản ngục trong đêm ông nhận được lệnh giam Huấn Cao, cảnh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam chật hẹp ẩm thấp, đầy phân gián, phân chuột bừa bãi.

=> Mang ý nghĩa tả thực cảnh tù đày trong nhà lao của Huấn Cao mà suy rộng ra hơn nữa nó chính là biểu tượng cho sự bức bối, ngột ngạt, tối tăm của xã hội đương thời, cũng như của cái môi trường mà viên quản ngục đang làm việc và sinh sống.

* Tiểu kết:

- Ánh sáng và màu trắng tinh khôi của tấm lụa nổi bật trên cái nền đen tối, chật hẹp của nhà lao và ngược lại, từ đó suy ra mối tương quan rằng trong hoàn cảnh tối tăm, bẩn thỉu và tàn ác thì thiên lương, tâm hồn biệt nhưỡng liên tài của viên quản ngục, cũng như vẻ đẹp tâm hồn cao quý, cùng với nghệ thuật thanh cao được đẩy lên một cách rõ rệt, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

c. Giống và khác:

*Giống:

·       Sử dụng các chi tiết ánh sáng và bóng tối một cách dày đặc trên tác phẩm của mình.

·       Ánh sáng tượng trưng cho vẻ đẹp trong tâm hồn con người, sự thanh cao thuần khiết, niềm hy vọng tốt đẹp, còn bóng tối lại tượng trưng cho sự bế tắc, khốn khổ chật hẹp và cái xấu xa tiêu cực trong xã hội.

·       Ánh sáng và bóng tối đều được xây dựng ở thế giao tranh kịch liệt và gay gắt, với nghệ thuật tương phản đối lập rõ ràng.

*Khác:

·       Hai đứa trẻ cách sử dụng nghệ thuật sáng tối của Thạch Lam thiên về khuynh hướng mềm mại, lãng mạn trữ tình, phảng phất sự u buồn, tịch liêu, trái lại trong Chữ người tử tù thì ánh sáng và bóng tối được khắc họa tạo hình sắc nét, sống động và mạnh mẽ.

·       Ánh sáng ở Hai đứa trẻ được tác giả dựng lên một cách yếu ớt, lẻ tẻ, nhạt nhòa dường như bị màn đêm nuốt chửng. Chữ người tử tù ánh sáng và bóng tối được tác giả miêu tả ở thế cạnh tranh ngang bằng, kịch liệt, trong đó có vẻ ánh sáng được miêu tả một cách nổi bật, áp đảo bóng tối.

=> Từ đó suy ra thông điệp Thạch Lam muốn gửi gắm là sự vươn lên, vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, niềm khát khao hy vọng tốt đẹp của những kiếp người nhỏ bé trong cuộc sống còn nhiều tối tăm, ảm đạm. Còn Nguyễn Tuân khẳng định chân lý vẻ đẹp thiên lương và tâm hồn thanh cao sẽ luôn thắng và tỏa sáng rực rỡ, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau dù cho có ở điều kiện khắc nghiệt, tối tăm và bẩn thỉu đến thế nào.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận.

So sánh ánh sáng và bóng tối trong chữ người tử tù và hai đứa trẻ mới nhất  2021 - Học văn 12

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (mẫu 1) 

Nhắc đến văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, người ta nghĩ ngay đến những sự thay đổi mạnh mẽ trên bình diện thơ. Nhưng bên cạnh thơ, văn xuôi trong giai đoạn này cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Bên cạnh những nỗ lực đổi mới của Tự lực văn đoàn, người đọc còn nhớ đến một giọng văn tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân hay một chất giọng tự sự giàu xúc cảm của Thạch Lam. Sự xuất hiện của Nguyễn Tuân cũng như Thạch Lam trên văn đàn Việt Nam đã mang đến những dấu ấn riêng biệt không phai nhòa theo năm tháng. Tác phẩm mang đậm dấu ấn của Nguyễn Tuân phải nhắc đến là Chữ người tử tù. Và tác phẩm Hai đứa trẻ đã ghi nhận phong cách rất sâu đậm của Thạch Lam. Qua việc khắc họa ánh sáng và bóng tối, cả hai nhà văn đã nhắn gửi người đọc bao điều.

Khi phân tích ánh sáng và bóng tối trong chữ người tử tù, ta thấy tác phẩm này ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn. Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ éo le giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Trong tác phẩm ấy, người đọc không chỉ bị thu hút bởi tài năng và thiên lương của Huấn Cao và viên quản ngục mà còn bị ấn tượng bởi ánh sáng và bóng tối.

Hai đứa trẻ được trích trong tập truyện Nắng trong vườn (1938). Tác phẩm kể về người dân nơi phố huyện nghèo với cuộc sống tối tăm khó khăn buôn bán trên ga xép, nổi bật là hai chị em An và Liên. Hai đứa trẻ từ giã cuộc sống Hà Nội để chuyển đến một ga xép nghèo.

Mẹ nghèo làm hàng xáo còn hai chị em thì buôn bán tạp hóa nhỏ trong gian hàng thuê của người khác. Như mọi ngày, hai đứa trẻ trong tác phẩm vẫn lặp đi lặp lại vòng tròn đơn điệu của cuộc sống buôn bán lặt vặt. Niềm an ủi duy nhất của chúng chính là được nhìn thấy chuyến tàu đêm.

Với hai tác phẩm này, ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ hiện lên với những nét rất riêng biệt.

Ánh sáng và bóng tối trong chữ người tử tù trước hết đến từ khung cảnh thiên nhiên cũng như khung cảnh tù túng nơi làm việc của viên quản ngục. Đầu tiên chính là thời gian nghệ thuật của cốt truyện. Viên quản ngục hiện ra trong thời gian đêm tối cô đơn “Trên bốn chòi canh, nhục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt”. Đó là một thời gian nghệ thuật độc đáo thường được các nhà văn nhà thơ vận dụng làm cơ sở để tạo ra tình huống.

Đêm tối ấy chính là lúc con người sống thật với lòng mình, gạt bỏ những bộn bề của công việc, cuộc sống thường nhật. Đối diện với đêm tối cũng là lúc con người đối diện với chính mình, với sự cô đơn. Chính vì vậy, con người dễ dàng giãi bày nỗi lòng. Và thời gian ấy cũng khiến không gian trở nên rộng lớn hơn. “Những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” vang lên.

Ánh sáng và bóng tối trong chữ người tử tù còn thể hiện ở âm thanh của không khí mù mịt, âm u mà càng khiến lòng người cô quạnh. Giữa không gian thời gian ấy, cuộc đối thoại rời rạc, e ấp và có phần nghi nhại của thầy thơ lại và viên quản ngục như tô đậm thêm không gian tù túng nơi đây. Viên quản ngục hiện lên với những nét phác họa trong một khung cảnh le lói ánh sáng của cây đèn dầu.

“Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi”. Đó là khuôn mặt trầm tư suy nghĩ của viên quản ngục. Khuôn mặt ấy cũng như nỗi lòng của viên quản ngục bấy giờ. Ông đang băn khoăn vì một lẽ – nhà tù này sắp đón một tên tử tù hết sức nguy hiểm mà quan trọng hơn đó còn là ông ngưỡng mộ khát khao gặp bấy lâu nay. Viên quản ngục đảm nhiệm chức quản ngục sống giữa gông xiềng tội ác – nơi “người ta sống với nhau bằng lừa lọc, bằng tàn nhẫn”.

Hằng ngày viên quản ngục phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn, chứng kiến bao điều xấu xa chốn nhà giam u tối. Hoàn cảnh ấy dễ đẩy con người vào đường cùng, bùn nhơ, nhấn chìm nhân cách con người vào vòng xoáy tội ác của nó. Thế nhưng có ai ngờ cái ước mơ, sở nguyện duy nhất của viên quản ngục là “có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”.

Chính vì vậy, khi biết tin Huấn Cao sẽ bị giam đến đây thì ông vừa mừng vừa lo. Ông vui mừng bởi lẽ người mà ông ngưỡng mộ bấy lâu cuối cùng cũng có thể gặp mặt. Ông lo bởi lẽ ông không biết làm sao có thể đối mặt với Huấn Cao và phải đối xử thế nào với Huấn Cao giữa chốn ngục tù này. Ánh đèn dầu leo lét giữa đêm tối cũng như sự xuất hiện của viên quản ngục nơi đây.

Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù còn thể hiện ở ánh đèn dầu tuy nhỏ nhưng vẫn mang đến cho không gian tăm tối chút ánh sáng hy vọng. Viên quản ngục được Nguyễn Tuân nhận xét “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Một tâm hồn thuần khiết lại sống giữa nơi tăm tối, một người tốt lại sống giữa một vòng xoáy tội ác. Giữa không gian tràn đầy bóng tối ấy không chỉ có ánh sáng của ánh đèn dầu mà còn có sự xuất hiện của một vì sao lạc “Trong khung cửa sổ có nhiều con sông kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn tụt xuống phía chân giới không định”.

Bầu trời đêm vốn u ám nhưng cũng là lúc khiến cho vẻ đẹp tinh tú dù nhỏ bé cũng trở nên lấp lánh hơn. Và cũng chính vì đêm tối mà người ta càng thêm trân trọng ánh sáng. Không gian huyền ảo của bầu trời còn được khuấy động bởi âm thanh của “tiếng dội chó sử ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ láy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Ngôi sao ấy xuất hiện bất ngờ nhưng làm sáng cả bầu trời đêm, phải chăng đó là Huấn Cao.

Nhưng tiếc thay, ngôi sao ấy cũng sắp vụt tắt. Dù lấp lánh đến đâu cũng khó tránh khỏi số phận. Ngôi sao ấy đã phần nào dự báo số phận của Huấn Cao. Ở bức tranh thiên nhiên, không gian và thời gian phủ đầy một màu đen tối nhưng trong bóng tối vẫn ánh lên những tia sáng.

Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù còn thể hiện rõ nét rằng đó không chỉ là ánh sáng của ngọn đèn dầu, của vì sao mà đó còn là ánh sáng toát lên từ viên quản ngục đặc biệt này. Đó là vẻ đẹp của thiên lương, là niềm tin của tác giả về thiên lương của con người dù trong hoàn cảnh nào, ta vẫn có thể bắt gặp được thiên lương của con người. ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ, tất cả như chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ ứng xử đẹp.

Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù nổi bật nhất là trong cảnh cho chữ – một khung cảnh xưa nay chưa từng thấy. Người tử tù Huấn Cao vốn là người có tâm hồn nghệ sĩ yêu thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân. Chính vì vậy, Huấn Cao đã đứng lên chống lại chính quyền. Ngoài ra, ông còn là người nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ gìn thiên lương trong sáng.

Huấn Cao trên lĩnh vực nghệ thuật cũng có nguyên tắc riêng của mình, ông viết chữ nổi tiếng nhưng chỉ cho những người yêu quý cái đẹp, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền. Huấn Cao sáng tác nghệ thuật nhưng không bán nghệ thuật. Vì vậy, lúc đầu dù viên quản ngục tốt với Huấn Cao bao nhiêu nhưng Huấn Cao vẫn dửng dưng không quan tâm đến viên quản ngục.

Nhưng khi hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã đồng ý cho cái sở nguyện xin chữ ấy của viên quản ngục. Cảnh cho chữ nằm ở cuối truyện nhưng lại là phần trung tâm thể hiện giá trị nghệ thuật. Khung cảnh cho chữ diễn ra vào thời gian đêm tối, khi “chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh”. Giây phút này quý giá hơn bởi đó còn là những khoảnh khắc cuối cùng của con người tài hoa.

Không gian cho chữ thường là nơi gác sách trang nhã, thơm mùi giấy hay một không gian trang trọng cao sang nhưng trong khung cảnh lúc bấy giờ đó chỉ là “một căn buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián”. Một không gian tối tăm, một thời khắc sắp vĩnh biệt cuộc sống nhưng đó cũng là khi Huấn Cao sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật như một di ngôn của mình.

Trong không gian ấy được thắp sáng bởi “khói tỏa như đám nhà cháy, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dịu mắt lia lịa”. Giữa không gian tối đen bởi màn đêm buông xuống, bởi không gian tăm tối ngục tù, nhưng được bừng sáng từ ánh sáng của bó đuốc, của tấm lụa.

Trong không gian ấy hiện lên là Huấn Cao “một người tù cổ đeo gông, chân mang xiềng xích, đang giậm tô từng nét trên tấm lụa trắng tinh” – người tử tù bị mất tự do nhưng lại hiên ngang, trở thành người nghệ sĩ, viên quản ngục đứng chờ Huấn Cao viết xong từng nét chữ thì vội “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng” và thầy thơ lại run run.

Xét về bình diện xã hội Huấn Cao là người chống lại trật tự xã hội, viên quản ngục lại là người đại diện cho trật tự xã hội đó. Nhưng xét trên bình diện nghệ thuật, thì Huấn Cao là người tạo ra cái đẹp, viên quản ngục là người thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Người tưởng đang trong tư thế tự do nhất hóa ra lại “khúm núm, sợ sệt”, còn người tù mang gông xiềng tưởng chừng mất tự do hóa ra lại là người tự do nhất lúc này.

Khi phân tích ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù, ta thấy chỉ trong một cảnh cho chữ mà có sự đan xen giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối. Nhưng trong không gian đầy mùi ẩm ốc, tối đen ấy, Huấn Cao lại không cảm thấy khó chịu mà cái đọng lại chỉ còn là ánh sáng của bó đuốc, mùi thơm của giấy. Huấn Cao nói về mùi thơm của mực: “Thỏi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?…”. như thể ông không hề đang ở trong tù, không còn bóng tối, cũng không còn mạng nhện, phân chuột, phân gián nữa. Chỉ còn lại sự thơm tho của mực, sự tinh khiết của lụa – nó là sự thơm tho và tinh khiết của thiên lương con người.

Bó đuốc ấy còn là ánh sáng thiên lương của cái đẹp mà Huấn Cao đã tạo ra để soi đường tương lai cho viên quản ngục. Bóng tối kia hay chính là cái xấu, cái ác. Hình ảnh bó đuốc xua bóng tối cũng chính là ẩn dụ cho tài năng xua đi cái ác, sinh sôi từ cái ác. Huấn Cao không chỉ tặng chữ mà ông còn truyền giao cả lý tưởng hướng thiện đến cho viên quản ngục. Từ đó, tô đậm chủ đề của tác phẩm – cái thiện tuy mỏng manh nhưng bất diệt và có thể hướng con người về chân thiện mỹ. Cuối cùng rồi cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ánh sáng sẽ đẩy lùi bóng tối.

Với việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình kết hợp với cái đa ngành – hội họa và điện ảnh, Nguyễn Tuân đã tạo nên một khung cảnh xưa nay chưa từng có trong một tình huống đầy éo le, ngang trái. Đặc biệt là những liệu pháp sử dụng để thể hiện ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù.

Bức cảnh ấy tuy chỉ được sử dụng hai màu sắc tương phản đối lập nhau của ánh sáng và bóng tối, nhưng khung cảnh ấy không nhạt nhòa mà càng thêm nổi bật và khắc sâu vào lòng người. Ánh sáng đến từ thiên lương chính là ánh sáng rực rỡ nhất, cũng chính là ánh sáng của sự giao hòa giữa cái đẹp và cái thiện. Thông điệp ấy đến giờ phút này tuy trải qua bao thay đổi của thời gian nhưng vẫn còn nguyên giá trị của nó.

Khác với ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù, tác phẩm Hai đứa trẻ được nhà văn thể hiện điều này một cách rất khác biệt. Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được nhà văn Thạch Lam sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật của tác phẩm.

Bối cảnh là không gian phố huyện buồn tẻ với thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, hay “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Khung cảnh phố huyện của tác phẩm là trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây.

Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên khi số phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh phố huyện cùng với tâm trạng nhân vật được Thạch Lam xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc hoàng hôn, khi đêm về và lúc đêm đã khuya.

Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trong bếp lửa của bác Siêu và những hạt sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, những con người ở đây hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách. Họ như chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của cái “ao đời bằng phẳng” hàng ngày họ nếm trải.

Ánh sáng trong Hai đứa trẻ thể hiện ở thiên nhiên và ước mơ của họ. Bầu trời huyền ảo trong Hai đứa trẻ là phương tây đỏ rực như lửa cháy hay ánh sáng của ngàn sao ganh nhau lấp lánh, đó còn là vệt sáng của những con đom đóm, từ ngọn đèn trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo loét trong nhà ông Cửu hay những ánh sáng xanh trong hiệu khách…

Ánh sáng trong Hai đứa trẻ còn thể hiện từ ngọn đèn của chị Tí, khe ánh sáng từ một vài cửa hàng còn thức hay một chấm lửa ở phía huyện, ánh sáng đèn lồng của những người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ về…

Nhìn chung, cả ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm trên đều xuất hiện với một tần số lơn. Ở cả hai thiên truyện này, ánh sáng đều biểu tượng cho những điều tốt đẹp còn bóng tối biểu tượng cho hiện thực đen tối, nghiệt ngã. Bên cạnh đó, ánh sáng và bóng tối ở cả hai tác phẩm đều tồn tại trong thế giao tranh với nhau một cách gay gắt. Ngoài ra, ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ đều được xây dựng bằng bút pháp tương phản đối lập đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.

Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù vừa là ánh sáng và bóng tối của bức tranh thiên nhiên, không gian vừa là ánh sáng và bóng tối của lòng người. Bóng tối bao trùm khắp không gian ấy mang tính biểu tượng cho hiện thực đen tối của buồng giam nói riêng và của xã hội ngột ngạt hiện tại nói chung.

Trong bóng tối bao trùm ấy, ánh sáng vẫn le lói xuất hiện đến cuối cùng bùng cháy mãnh liệt dữ dội soi sáng cả lòng người. Cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối cũng chính là ánh sáng giữa thiện và ác. Đó là một cuộc chiến dai dẳng, khốc nghiệt. Cái đẹp tuy mỏng manh nhưng có thể hồi sinh ở bất cứ đâu, ở bất cứ ai. Cái đẹp khởi phát từ lòng người và sẽ đi đến lòng người.

Còn ở tác phẩm Hai đứa trẻ, ánh sáng lại nhỏ bé, yếu ớt còn bóng tối bao trùm, chiếm ưu thế. Thông điệp mà nhà văn Thạch Lam muốn gửi gắm đến bạn đọc là hãy thay đổi hiện thực để con người có thể sống trọn vẹn với ước mơ hi vọng của mình. Nhà văn Thạch Lam đã miêu tả ánh sáng cũng như bóng tối bằng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ và giàu nhạc điệu hình ảnh.

Qua đây ta thấy có những điểm tương đồng là do cả Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều là những nhà văn lãng mạn, cùng sống trong hiện thực tăm tối trước 1945. Và điểm khác biệt là bởi yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và cũng bởi phong cách sáng tác riêng của mỗi nhà văn

Cả hai tác phẩm hai tác giả khác nhau sử dụng nghệ thuật ánh sáng bóng tối mang lại cho người đọc những liên tưởng và ý nghĩa khác nhau. Mỗi tác phẩm mang tới cho người đọc những ý nghĩa riêng biệt tuy nhiên cũng không thể phủ nhận chính nghệ thuật này góp phần vào sự thành công của hai thiên truyện.

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (mẫu 2) 

Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống.

Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt "biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả" của tác giả. Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, tạo nên những thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả.

Miệt mài trong hành trình kiếm tìm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, Nguyễn Tuân và Thạch Lam, trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ, ánh sáng và bóng tối được sử dụng không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp trong cuộc đời. Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như một kiểu song trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt. Song chính vì là đối cực như ánh sáng với bóng tối nên bản thân sự khác nhau này cũng đã hàm chứa một sự tương liên, bổ sung cho nhau, thậm chí chuyển hóa từ tối ra sáng như một quy luật tất yếu.

“Chữ” hiểu theo nghĩa của tác phẩm chính là Thư pháp, một “nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người... Thư pháp gắn với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan của người viết”. Từ nét chữ, người ta có thể đọc được tính tình, nhân cách, khí phách người viết, nó thể hiện thế giới nội tâm của người viết chữ. Vì vậy người xưa coi việc chơi chữ như một cách di dưỡng tính tình, hun đúc tinh thần. Viên quản ngục yêu chữ của Huấn Cao là yêu nhân cách, khí phách, tài hoa của người viết chữ, yêu cái đẹp tỏa ra từ thế giới nội tâm của con người này.

Không gian nghệ thuật của Chữ người tử tù chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ âm thầm, u ám. Mẩu đối thoại ngắn đầy e dè, gìn giữ, nghi ngại lẫn nhau giữa quản ngục và thầy thơ lại như khắc họa rõ hơn số phận những con người quanh năm trong bóng tối, tuy tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Không gian nghệ thuật của tác phẩm được giới hạn ở một nhà tù nhỏ, một cõi nhân sinh mà bóng tối nhiều hơn ánh sáng, ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét lọt thỏm giữa bóng tối mịt mù và quạnh quẽ, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ". Chút ánh sáng ấy quá nhỏ nhoi so với toàn bộ màn đêm bao phủ nơi đây, nhưng giữa sự tương phản có vẻ không cân đối ấy, tác giả muốn gửi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. Đó là nét đẹp, là chút ánh sáng còn sót lại trong tâm hồn ngục quan. Con người đang tồn tại ở một nơi mà những vẻ đẹp và những điều xấu xa luôn kề cận nhau, ánh sáng luôn có nguy cơ bị dập tắt bởi bóng tối.

Trong thế giới tăm tối ấy, quản ngục như lạc lõng cô độc trong thế giới riêng của mình: một ngọn đèn leo lét, một bóng tối mịt mù quạnh quẽ, tiếng trống thu không, tiếng kiểng tiếng mõ thưa thớt, tiếng chó sủa vào những bóng ma mơ hồ huyền bí cứ bám mãi vào màn đêm hoang hút... Những sợi dây, những vòng dây trói vô hình cứ tròng lên, thít vào cuộc đời mòn rỉ của con người mà Nguyễn Tuân nói là "đang băn khoăn ngồi bóp thái dương", với một ngoại hình mòn mỏi, cô đơn "tóc hoa râm, râu đã ngả màu". Tuy vậy ẩn sâu bên trong con người này là một đời sống tâm hồn như "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tạo lập bối cảnh và không khí để xây dựng tình huống truyện. Nỗi băn khoăn dẫn đến quyết định biệt đãi Huấn Cao của quản ngục được đặt trong một không gian nền đầy bóng tối - nơi chỉ có vài đốm sáng nhấp nháy trên bầu trời, thậm chí có một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ, tất cả như chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ ứng xử đẹp.

Cuộc gặp gỡ giữa hai con người tưởng như đối địch quyết liệt nhưng lại hòa hợp vô cùng ở kết thúc của truyện. Huấn Cao càng khí khái, cương trường, khinh thế ngạo vật bao nhiêu, quản ngục càng nhẫn nhịn, lễ phép, cam chịu bấy nhiêu. Tất cả chỉ vì sự tác động của cái đẹp, của ánh sáng tỏa ra từ một nhân cách, vì quý trọng một tài năng, xót xa một báu vật văn hóa sắp bị chôn vùi vĩnh viễn. Mạch ngợi ca tăng lên từ hai phía đối lập của hai thế đứng, hai tâm trạng, hai thái độ ứng xử, hai mặt của cuộc sống. Chính công việc, môi trường trại giam đã ràng buộc quản ngục vào một giới hạn nghiệt ngã, con người này hàng ngày là công cụ, là người máy, còn sâu trong cõi lòng kia chất chứa một nỗi cô đơn không kẻ tỏ bày, không người tri âm tri kỷ. Một con người mà mới thoạt trông bên ngoài tưởng như là một khối bóng tối khổng lồ nhưng rồi cái tài hoa của Nguyễn Tuân là đã biết chớp lấy cái khoảnh khắc thuận lợi nhất để chút ánh sáng le lói trong tâm hồn quản ngục có cơ hội bừng sáng lên. Không những thế tác giả còn dựng tình huống cho phút giây bừng sáng đó thành thiên thu vĩnh viễn ở đoạn kết - sự chiến thắng của ánh sáng và bóng tối, trong "cảnh cho chữ", “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".

Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn "phi cốt truyện". Đó là điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách riêng trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam.

Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam. Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được tác giả sử dụng trong cách xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm.

Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ - một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị. Thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, "dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời". Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây. Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên. Số phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật được tác giả xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc hoàng hôn, khi đêm về và lúc đêm đã khuya. Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trong bếp lửa của bác Siêu và những hạt sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, con người hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách. Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra, tối đến họ tập trung ở đây như để bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng đến ánh sáng. Tất cả cùng chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của cái "ao đời bằng phẳng" hàng ngày họ nếm trải.

Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây nhiều ám ảnh. Những hạt sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập tràn bóng tối tăng thêm độ mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố huyện vào đêm. Nỗi buồn chán của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya nó càng rõ nét. Bầu trời đầy sao và vũ trụ bao la như tương phản, đối lập gay gắt với cuộc sống tù đọng đơn điệu ở phố huyện, hé mở tâm hồn khao khát hạnh phúc của chị em Liên. Lúc này nỗi buồn không còn nhòa nhạt mơ hồ nữa mà đã sắc nét, rõ rệt hơn khi cô nhớ về Hà Nội, một thứ "siêu cảm giác" bởi cô đang hồi tưởng về quá khứ, cảm thấy bằng tâm hồn về một thời khác với thời hiện tại Liên đang sống - "một vùng sáng rực và lấp lánh".

Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những con người nơi đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành hiện thực. Hình tượng ánh sáng và bóng tối ở Hai đứa trẻ khi đặt vào diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp của Liên trong cảm nhận độ dày của bóng tối từ chiều đến đêm khuya mới thấy rõ giá trị của nó, thấy được độ "khát thèm được chiếu sáng và được đổi thay"(7) của hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm vì vậy được nâng lên một tầm khác hẳn khiến Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở thành một trong những truyện ngắn hay, đặc sắc của văn học Việt Nam.

Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ vừa có điểm giống nhau lẫn khác nhau. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Nhưng với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật viên quản ngục khi được Huấn Cao “khai tâm” đã nghẹn ngào “xin bái lĩnh”, là một minh chứng cho sự chuyển hóa này. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng. Đều hướng tới mục đích ngợi ca cái đẹp, nhưng cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là cái đẹp thiêng liêng, sang trọng đã ổn định và có giá trị như một bảo vật văn hóa của dân tộc, như một kiểu chơi đẹp, thú uống trà, chơi chữ, một kiểu sống đẹp, một nhân cách đẹp... Chính vì vậy ánh sáng trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác phẩm cũng được kết thúc đẹp bằng sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người với cái xấu cái ác. Bóng tối ở đây vừa là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh mòn mỏi âm u - là nét giống với bóng tối trong Hai đứa trẻ - nhưng nó cũng vừa đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống cũng như trong bản chất con người, điểm khác với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng: a) Ánh sáng nơi phố huyện - những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hạt sáng... tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con người nơi đây; b) Ánh sáng đô thị - vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; c) Ánh sáng con tàu - ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng, bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Còn với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác. Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.

Chính từ tính quy phạm của ánh sáng và bóng tối trong hội họa, vào văn chương nó đã vừa kế tục vừa phá vỡ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mới, góp phần đắc lực cho xây dựng tình huống truyện, được sử dụng như một tình tiết nghệ thuật đặc sắc. So sánh hai tác phẩm để thấy sự giống nhau và khác nhau trong nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối, lý giải nó từ quan niệm nghệ thuật, vốn văn hóa của tác giả để thấy tài năng của nhà văn và giá trị nghệ thuật to lớn của tác phẩm. Từ đó có thể khắc họa rõ hơn diện mạo của tác giả, tác phẩm, xác lập một cách thức tiếp cận văn bản không phải chỉ từ chính nó mà bằng liên văn bản. Điều này không nằm ngoài mục đích khám phá các vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm văn chương khiến nó luôn mới mẻ, lấp lánh nhiều giá trị.

Nghệ Thuật Miêu Tả Ánh Sáng & Bóng Tối trong Hai Đứa Trẻ (Thạch Lam) & Chữ  Người Tử Tù (Nguyễn Tuân) - YouTube

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (mẫu 3)

Một tác phẩm hay không chỉ cần có nội dung hấp dẫn mà còn cần đến những đặc sắc nghệ thuật nhất định. Có thể nói rằng có những đặc sắc nghệ thuật đã mang đến thành công và sự hấp dẫn cho tác phẩm. Ngoài cốt truyện hấp dẫn bất ngờ, chi tiết nghệ thuật mang những ý nghĩa sâu xa, những ngôn ngữ đậm chất vùng miền nào đó thì còn nhiều nghệ thuật khác nữa. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ cũng vậy. Hai tác phẩm có những đặc sắc nghệ thuật khác nhau thế nhưng nghệ thuật chung mà cả hai tác phẩm cùng có đó chính là nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối.

Trước hết nghệ thuật đó được thể hiện rất rõ trong tác phẩm chữ người tử tù. Như chúng ta đã biết thì nghệ thuật này được sử dụng thành công trong đoạn miêu tả cảnh Huấn Cao cho viên quản ngục chữ. chính nghệ thuật này đã mang lại những giá trị biểu đạt nôi dung của cảnh tượng đó và cũng có lẽ thế mà cảnh tượng ấy được xem là cảnh tượng chưa từng có.

Đầu tiên là ánh sáng trong đoạn ấy. Có thể nói trong cảnh cho chữ ấy ánh sáng duy nhất chỉ có một ngọn đuốc soi sáng căn phòng. Ánh sáng ấy không thể rực rỡ mà chi đủ để huấn Cao có thể nhìn rõ mà viết chữ tặng quản ngục mà thôi. Thật vậy, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả thật chính xác cái ánh sáng ấy. ba con người chụm lại bên tờ giấy với ngọn đuốc đủ để thắp sáng cho Huấn Cao viết chữ.

Thế mà bóng tối thì lại dày đặc, dường như ở đây không chỉ có sự tương phản giữa không gian cho chữ và không gian nhà tù, giữa người cho chữ và người nhận chữ thái độ của họ mà còn tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Chúng ta không thể nào quên được cái không gian bóng tối bao trùm ấy. Không gian thì toàn phân gián phân chuột ẩm thấp và ghê gớm. thế nhưng cái đẹp đã thăng hoa lấn át tất cả những điều đó. Lấy bóng tối để làm nên cho ánh sáng ấy Nguyễn Tuân nhằm nói lên sự thức tỉnh của con người khỏi những “bản nhạc xô bồ” của cuộc sống kia. Và ở đây nó chính là sự thức tỉnh của viên quản ngục.

Tiếp theo nghệ thuật đó cũng được thể hiện rất rõ trong tác phẩm hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Có thể nói rằng qua những miêu tả của Thạch Lam chúng ta thấy được rõ nghệ thuật ấy nhất là cảnh chợ tàn. Hình ảnh của phố huyện trong tác phẩm hiện lên như một miền quê bị lãng quê hình ảnh những cảnh chiều buông xuống gợi lên sự rơi rụng tàn tạ. Không chỉ thế mà khi nó về đêm khi những phiên chợ ồn ào kết thúc thì nó lại càng tàn tạ hơn. Nghệ thuật lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối của Thạch Lam vô cùng thành công trong việc biểu đạt nội dung. Nhà văn tài ở chỗ nói ánh sáng nhiều hơn nhưng người đọc vẫn thấy được sự dày đặc của bóng. Ánh sáng được nói đến như là hạt sáng, khe sáng, quầng sáng, bầu trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, ánh sáng từ ngọn đèn Liên, hột sáng từ những ngọn đèn chị Tí thế nhưng nó không thể nào đấu lại nhưng bóng tối kia khi mà Thạch Lam chỉ dành cho nó có mấy câu văn. “Tối hết cả”, tối đường từ nhà ra ngõ đều thăm thẳm đen xì, có thể thấy rằng đó chính là lấy cái ít để nói cái nhiều.

Trong tác phẩm này còn sử dụng nghệ thuật miêu tả bóng tối, ánh sáng ở đoạn cuối khi tàu đêm đến. Đó là ánh sáng của đoàn tàu với những tia lửa như chớp, rồi ánh sáng rực trên những khoa hạng sang nhất lố nhố những người. Thế rồi khi ánh sáng ấy qua đi chỉ còn nhìn thấy đốm lửa hồng thì phố huyện lại ngập tràn trong bóng tối.

Có thể nói chính nghệ thuật ấy là hình thức cao hóa biểu thị nội dung của tác phẩm. Cả hai tác phẩm trên đều dùng ánh sáng và bóng tối để nói lên ý nghĩa của nội dung đó. Nếu như cảnh cho chữ diễn ra trong những ánh sáng bóng tối ấy nhằm nói lên sự thăng hoa của cái đẹp và sự gần gũi nhau của con người thì hai đứa trẻ sử dụng nghệ thuật ấy để nói lên sự tối tăm của cuộc sống nơi phố huyện. hay đó chính là sự nghèo đói lam lũ khổ cực, sự cầm cự sống của những con người nơi đây.

Tuy nhiên hai nhà văn, hai cách sử dụng nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích để nói lên những ý nghĩ của mình.

Trước hết là Nguyễn Tuân thì ở đây ông đã nói đến bóng tối nhiều hơn để cho thấy được sự tỏa sáng của ngọn đuốc kia dẫu cho nó chỉ là một nguồn ánh sáng. Bóng tối kia dù dày đặc nhưng lại không thể nào che lấp được ánh sáng kia. Đồng thời miêu tả như thế nhà văn muốn gửi đến ý nghĩa của cảnh tượng ấy là cái đẹp thăng hoa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng như con người xóa bỏ mọi ranh giới tăm tối để xích lại gần nhau hơn.

Còn Thạch Lam thì lại khác. Ông miêu tả ánh sáng nhiều hơn là bóng tối, nào khe sáng, hột sáng…bóng tối chỉ được diễn tả trong một hai câu văn.

Thế nhưng chúng ta lại thấy được ý đồ nghệ thuật của nhà văn đó chính là làm nổi bật bóng tối để cho thấy sự tối tăm đói nghèo của những con người nơi đây.

Qua đây ta khẳng định được một điều tác phẩm văn học hay thì thường có những nghệ thuật đặc sắc. Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù chính vì thế mà rất xứng đáng là một tác phẩm hay. Đồng thời hai nhà văn đó xứng đáng là một nhà văn giỏi.

 

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (mẫu 4)

 

Khi nhắc tới Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân người ta ắt hẳn không thể quên được hình tượng của Huấn Cao và hình ảnh cho chữ của ông trong ngục tù u tối. Hình ảnh ấy như hiện lên làm sáng cả một vùng và đồng thời nổi bật lên những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Tác phẩm ấy đã đi vào sự chú ý của độc giả và cả những nhà phê bình văn học. Có thể nói những gì mà tác phẩm mang lại không chỉ dừng lại ở cốt truyện hay tình huống mà chính là đặc sắc nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được và chạm tới được.

Đúng như những nhà phê bình văn học đã cho thấy nội dung hấp dẫn không thể kéo người đọc nhớ và ghi nhận những đóng góp của tác phẩm đó mà phải kể tới những nét nghệ thuật đặc sắc. Và một trong những nghệ thuật nổi bật lên đó chính là cách mà Nguyễn Tuân sử dụng mảng sáng tối trong tác phẩm của mình. Hay nói cách khác đó chính là cách sử dụng ánh sáng và bóng tối ở trong tác phẩm văn học của ông. Nó mang tới cho người đọc những cái nhìn mới lại và những cái đặc sắc cho tác phẩm về triết lí nhân văn.

Một tác phẩm hay không chỉ cần có nội dung hấp dẫn mà còn cần đến những đặc sắc nghệ thuật nhất định. Có thể nói rằng có những đặc sắc nghệ thuật đã mang đến thành công và sự hấp dẫn cho tác phẩm. Ngoài cốt truyện hấp dẫn bất ngờ, chi tiết nghệ thuật mang những ý nghĩa sâu xa, những ngôn ngữ đậm chất vùng miền nào đó thì còn nhiều nghệ thuật khác nữa.

Có thể nói Nguyễn Tuân và Thạch Lam là hai nhà văn đa tài của nền văn học Việt Nam. Chưa nói tới nội dung và cốt truyện của những tác phẩm, Thạch Lam và Nguyễn Tuân luôn để lại dấu ấn cho người đọc người nghe thông qua những nghệ thuật đặc sắc trong đó có nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù.

Trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thì thứ ánh sáng đầu tiên hiện lên trong căn phòng ngục tù là ánh sáng của ngọn đuốc. Thứ ánh sáng hiếm hoi ấy lại có thể chiếu sáng cho con người Huấn Cao cho chữ cho viên quản ngục và chỉ có một ngọn đuốc duy nhất để chiếu sáng gian phòng ấy.

Nguyễn Tuân đã chọn cách lấy ánh sáng để làm lấn át đi không gian vốn dĩ ẩm thấp tăm tối của ngục tù. Để át đi không gian tăm tối đầy phân chuột ấy nhưng hình ảnh cho chữ lại được nổi bật lên với những đường nét vừa giản dị lại hết sức thiêng liêng. Nguyễn Tuân như muốn thứ ánh sáng ấy chính là cái cớ để muốn con người bật ra khỏi “bản nhạc xô bồ” của cuộc sống kia.

Ánh sáng ấy cũng tạo điều kiện để tháo nút cho những mảng sáng tối trong con người của viên quản ngục. Hình ảnh và nghệ thuật ánh sáng và bóng tối của Nguyễn Tuân cũng phần nào góp phần vào sự thành công vào công cuộc lây chuyên và thức tỉnh thiên lương trong sáng của Huấn Cao dành cho viên quản ngục. Qua đây ta cũng thấy được không chỉ có ánh sáng của bó đuốc là hiện hữu mà còn là thứ ánh sáng của tâm hồn của thiên lương luôn soi tận những tấm lòng của người đời.

Còn đối với Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ông như thổi một làn gió mới cho người cảm thụ văn chương. Trong tác phẩm nghệ thuật sử dụng ánh sáng bóng tối cũng được ông sử dụng một cách triệt để.

Chúng ta có thể thấy được ánh sáng và bóng tối có sự chuyển động bắt đầu từ hình ảnh phiên chợ tàn ở chốn phố huyện khi mà có tàu chạy qua. Phiên chợ tàn cũng lúc là những hình ảnh mờ nhòe và đáng thương biết bao nhiêu. Xuất hiện qua đó là hình ảnh khi lũ trẻ nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót lại trên chợ và không gian bắt đầu chuyển tối

Ánh sáng trong tác phẩm như được chắp nhặt từng chút một chút một để tạo nên nguồn sáng cho người dân phố huyện: hạt sáng, khe sáng, quầng sáng, bầu trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh Bên cạnh đó ánh sáng đó còn được góp nhặt từ ánh sáng từ ngọn đèn Liên ngọn đèn chị Tí. Bên cạnh đó một thứ ánh sáng mới lạ đó chính là ánh sáng của đoàn tàu mà mọi người đều mong chờ để nhìn thấy thứ ánh sáng ấy ánh sáng của một vùng xa xôi trên khắp mọi miền đất nước.

Hai tác giả thông qua nghệ thuật sử dụng ánh sáng bóng tối tác giả khắc họa cảnh sống ở chốn phố huyện cũng như hình ảnh tối tăm nhưng bừng sáng ở trong không gian của ngục lao. Tuy nhiên khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân cũng là người sử dụng nghệ thuật ánh sáng bóng tối thành công đặc biệt ở đoạn trích Chữ người tử tù hình ảnh bóng tối dù dày đặc hơn nhưng cũng không thể lấn át đi ánh sáng của ngọn đuốc của thiên lương và những tâm hồn cao cả. Còn mặc dù đã sử dụng nhiều hình ảnh ánh sáng trong tác phẩm nhưng người ta vẫn mường tượng ra một phố huyện với cảnh nghèo nàn trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Cả hai tác phẩm hai tác giả khác nhau sử dụng nghệ thuật ánh sáng bóng tối mang lại cho người đọc những liên tưởng và ý nghĩa khác nhau. Mỗi tác phẩm mang tới cho người đọc những ý nghĩa riêng biệt tuy nhiên cũng không thể phủ nhận chính nghệ thuật này góp phần vào sự thành công của hai thiên truyện.

Bài văn Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ và C

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (mẫu 5)

Thạch Lam là một nhà văn có lối viết văn đặc biệt, viết truyện không cần cốt truyện, mà nhà văn lại có hứng thú khai thác và tìm tòi những cái đẹp ẩn mình từ những ngóc ngách của vũ trụ bao la, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn của những con người nghèo khổ, cuộc sống tối tăm nhưng sâu trong đó là những khát khao hy vọng về một tương lai tốt đẹp và tươi sáng không bao giờ bị vùi dập dẫu cuộc đời đầy khó khăn. Còn với Nguyễn Tuân một nhà văn gắn liền với hai từ uyên bác và tài hoa, các sáng tác trước cách mạng đều xoay quanh ba chủ đề với chủ nghĩa "xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời" và "lối sống trụy lạc", trong đó vẻ đẹp "vang bóng một thời" của nhà văn có lẽ là gây được nhiều tiếng tăm nhất. Cả Thạch Lam và Nguyễn Tuân trong văn chương của mình đều yêu thích việc sử dụng nghệ thuật ánh sáng và bóng tối để làm nổi bật lên chủ đề của tác phẩm, điều đó thể hiện rất rõ trong Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù, thế nhưng với mỗi ngòi bút khác nhau thì cách vận dụng loại nghệ thuật này lại cũng có những điểm đặc sắc riêng biệt, in đậm dấu ấn của người sáng tác.

Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, ánh sáng và bóng tối được tác giả miêu tả một cách tinh tế, lãng mạn thế nhưng lại mang những màu sắc u buồn, trầm lắng thể hiện cuộc sống nghèo nàn nơi phố huyện. Ánh sáng trong tác phẩm được thể hiện qua nhiều dạng thức và nhiều nguồn, với cường độ khác nhau, ví như ánh hoàng hôn đỏ rực, thi vị, rực rỡ thế nhưng lại không đem đến sắc thái tươi vui, sôi động vốn có của màu đỏ, mà ánh nắng ấy cũng là báo hiệu cho một buổi chiều tàn lụi, gợi xúc cảm buồn bã. Những nguồn sáng leo lét bé nhỏ xuất phát từ ngọn đèn dầu của chị Tí, từ bếp lửa bập bùng tỏa sáng một vùng mờ mờ của bác Siêu, hay là những hột sáng, tia sáng lọt ra từ những khe cửa của những căn nhà trên phố huyện cũng đều là thứ ánh sáng đem đến sự yếu ớt, ảm đạm của khu phố huyện. Thứ ánh sáng tù mù, lẻ tẻ ấy không chỉ bộc lộ khung cảnh buồn bã ảm đạm nơi phố huyện nghèo, mà còn là biểu trưng cho những kiếp người tàn, đang sống lay lắt từng ngày như chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm, chị em Liên, bà cụ Thi điên, những đứa trẻ tội nghiệp ven chợ,... Trái ngược với thứ ánh sáng tù mù từ phố huyện thì ánh sáng mà chuyến tàu đêm từ Hà Nội về lại mang những sắc thái khác hẳn, các "toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuống đường... đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng", thể hiện sự giàu có, sung túc, đưa ký ức của Liên về một thời tuổi thơ xa xăm mà chị đã từng có, không chỉ vậy nó còn là biểu tượng cho sự hy vọng, khát khao mãnh liệt, tiềm tàng về một cuộc đời tươi sáng hơn của người dân phố huyện, với ước mơ đổi đời, nhưng chỉ có điều họ vẫn chưa tìm ra cho mình được một con đường sáng.

Khác với ánh sáng nơi phố huyện, thì bóng tối ở nơi đây lại chiếm ưu thế hơn cả, Thạch Lam đã rất tinh tế và tài hoa khi diễn tả dáng hình vật lý của bóng tối thông qua các hình ảnh đặc sắc, từ chuyện bóng tối lan dần trong mắt Liên, đến hình ảnh "dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời", rồi cảnh bóng tối đen đặc đến tột cùng với hình ảnh "đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối", "tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa". Tất cả đều thể hiện sự u tịch, buồn bã và yên ắng của phố huyện nghèo khi trời đêm sập xuống. Không chỉ vậy sự xuất hiện của những thứ ánh sáng yếu ớt, không đủ soi sáng màn đêm, mà dường như bị màn đêm nuốt chửng đã đề cập ở trên lại càng làm cho màn đêm càng trở nên tăm tối và ảm đạm. Như vậy tổng kết lại sự xuất hiện của những thứ ánh sáng yếu ớt, leo lét thành từng chòm, từng hột, từng vệt,... giữa đêm tối mịt mùng nơi phố huyện là một sự tương phản sâu sắc, biểu trưng cho những kiếp người tàn, lầm lũi, nhỏ bé nơi phố huyện, biểu trưng cho cuộc sống chán nản, nghèo khó, và bế tắc, ngột ngạt của những con người nơi đây. Nó vẫn cứ mãi tối tăm và ảm đạm, dẫu rằng bản thân họ cũng có những niềm hy vọng khát khao mãnh liệt như ánh đèn của chuyến tàu từ Hà Nội về, chỉ có điều dẫu mạnh mẽ nhưng nó lại quá ngắn ngủi, mà khi qua rồi thì bóng đêm nơi phố huyện lại càng trầm tĩnh và u buồn hơn tất thảy. Niềm mơ ước hy vọng ấy, vẫn chưa tìm được giải pháp để thực hiện và có nguy cơ bị bóng đêm, cũng như cuộc sống bế tắc, buồn chán nơi đây bóp nghẹt.

Trong Chữ người tử tù, ánh sáng hiện lên trên phương diện vật lý với những hình ảnh khá ấn tượng, điển hình là hình ảnh "ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc", "lửa đóm cháy rừng rực", ngọn đèn nến trên án của viên quản ngục, rồi thì ánh sáng nhấp nháy của những vì tinh tú, của ngôi sao Hôm,... Tất cả những thứ ánh sáng ấy đều tượng trưng cho vẻ đẹp nghệ thuật cao quý và tâm hồn trong sáng, thiện lương của con người, chúng tồn tại ngay cả trong những hoàn cảnh tối tăm dơ bẩn nhất, chiếu sáng tâm hồn của những con người có thiên lương là thứ ánh sáng trường tồn bất diệt và vô cùng mãnh liệt. Trái lại với ánh sáng thì bóng tối trong truyện ngắn được miêu tả bằng những chi tiết khá đặc sắc từ cảnh "trại giam tối om", "trời tối mịt" quạnh quẽ bao phủ lên người viên quản ngục trong đêm ông nhận được lệnh giam Huấn Cao, rồi cái tối tăm còn hiện ra trong cảnh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam chật hẹp ẩm thấp, đầy phân gián, phân chuột bừa bãi. Bóng tối này không chỉ mang ý nghĩa tả thực cảnh tù đày trong nhà lao của Huấn Cao mà suy rộng ra hơn nữa nó chính là biểu tượng cho sự bức bối, ngột ngạt, tối tăm của xã hội đương thời, cũng như của cái môi trường mà viên quản ngục đang làm việc và sinh sống. Kết hợp giữa sự tương quan của ánh sáng và bóng tối, với sự cạnh tranh gay gắt, bản thân chúng đã làm nổi bật lẫn nhau không chỉ về bản chất vật lý, mà quan trọng hơn là về ý nghĩa biểu tượng. Ánh sáng và màu trắng tinh khôi của tấm lụa nổi bật trên cái nền đen tối, chật hẹp của nhà lao và ngược lại, từ đó suy ra mối tương quan rằng trong hoàn cảnh tối tăm, bẩn thỉu và tàn ác thì thiên lương, tâm hồn biệt nhưỡng liên tài của viên quản ngục, cũng như vẻ đẹp tâm hồn cao quý, cùng với nghệ thuật thanh cao được đẩy lên một cách rõ rệt, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

Xét về điểm tương đồng trong bút pháp nghệ thuật ánh sáng - bóng tối ở hai nhà văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân ta có thể nhận ra rằng cả hai tác giả đều sử dụng các chi tiết ánh sáng và bóng tối một cách dày đặc trên tác phẩm của mình. Về ý nghĩa biểu tượng thì ánh sáng tượng trưng cho vẻ đẹp trong tâm hồn con người, sự thanh cao thuần khiết, niềm hy vọng tốt đẹp, còn bóng tối lại tượng trưng cho sự bế tắc, khốn khổ chật hẹp và cái xấu xa tiêu cực trong xã hội. Thêm một điểm nữa là ở cả hai tác phẩm ánh sáng và bóng tối đều được xây dựng ở thế giao tranh kịch liệt và gay gắt, với nghệ thuật tương phản đối lập rõ ràng.

Về điểm khác biệt, thì trong Hai đứa trẻ cách sử dụng nghệ thuật sáng tối của Thạch Lam thiên về khuynh hướng mềm mại, lãng mạn trữ tình, phảng phất sự u buồn, tịch liêu, trái lại trong Chữ người tử tù thì ánh sáng và bóng tối được khắc họa tạo hình sắc nét, sống động và mạnh mẽ. Thêm nữa so với Chữ người tử tù thì ánh sáng ở Hai đứa trẻ được tác giả dựng lên một cách yếu ớt, lẻ tẻ, nhạt nhòa dường như bị màn đêm nuốt chửng, phản ánh đúng với cuộc sống của con người nơi phố huyện, bế tắc và tối tăm vô cùng. Trái lại trong Chữ người tử tù ánh sáng và bóng tối được tác giả miêu tả ở thế cạnh tranh ngang bằng, kịch liệt, trong đó có vẻ ánh sáng được miêu tả một cách nổi bật, áp đảo bóng tối của sự xấu xa, độc ác. Từ đó suy ra thông điệp Thạch Lam muốn gửi gắm là sự vươn lên, vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, niềm khát khao hy vọng tốt đẹp của những kiếp người nhỏ bé trong cuộc sống còn nhiều tối tăm, ảm đạm. Còn Nguyễn Tuân lại muốn thông qua chi tiết ánh sáng và bóng tối khẳng định chân lý vẻ đẹp thiên lương và tâm hồn thanh cao sẽ luôn thắng và tỏa sáng rực rỡ, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau dù cho có ở điều kiện khắc nghiệt, tối tăm và bẩn thỉu đến thế nào.

Như vậy có thể thấy rằng tuy cùng có chung một chi tiết nghệ thuật về ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của mình, thế nhưng ngoài những điểm tương đồng chung nhất, thì bản thân mỗi tác giả lại có cách thể hiện khác nhau từ giá trị hình ảnh đến giá trị biểu tượng. Điều đó đã khẳng định được phong cách nghệ thuật cũng như tài năng của mỗi nhà văn trong sự nghiệp sáng tác, sự nỗ lực sáng tạo của họ đã đem lại cho độc giả những tác phẩm xuất sắc với những tầng ý nghĩa khác nhau, góp phần là phong phú văn đàn Việt Nam hiện đại.

 

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (mẫu 6)

 

Một tác phẩm hay không chỉ cần có nội dung hấp dẫn mà còn cần đến những đặc sắc nghệ thuật nhất định. Có thể nói rằng có những đặc sắc nghệ thuật đã mang đến thành công và sự hấp dẫn cho tác phẩm. Ngoài cốt truyện hấp dẫn bất ngờ, chi tiết nghệ thuật mang những ý nghĩa sâu sa, những ngôn ngữ đậm chất vùng miền nào đó thì còn nhiều nghệ thuật khác nữa. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ cũng vậy. Hai tác phẩm có những đặc sắc nghệ thuật khác nhau thế nhưng nghệ thuật chung mà cả hai tác phẩm cùng có đó chính là nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối.

Trước hết nghệ thuật đó được thể hiện rất rõ trong tác phẩm chữ người tử tù. Như chúng ta đã biết thì nghệ thuật này được sử dụng thành công trong đoạn miêu tả cảnh Huấn Cao cho viên quan ngục chữ. chính nghệ thuật này đã mang lại những giá trị biểu đạt nôi dung của cảnh tượng đó và cũng có lẽ thế mà cảnh tượng ấy được xem là cảnh tượng chưa từng có.

Đầu tiên là ánh sáng trong đoạn ấy. có thể nói trong cảnh cho chữ ấy ánh sáng duy nhất chỉ có một ngọn đuốc soi sáng căn phòng. Ánh sáng ấy không thể rực rỡ mà chi đủ để huấn Cao có thể nhìn rõ mà viết chữ tặng quản ngục mà thôi. Thật vậy, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả thật chính xác cái ánh sáng ấy. ba con người chụm lại bên tờ giấy với ngọn đuốc đủ để thắp sáng cho Huấn Cao viết chữ.

Thế mà bóng tối thì lại dày đặc, dường như ở đây không chỉ có sự tương phản giữa không gian cho chữ và không gian nhà tù, giữa người cho chữ và người nhận chữ thái độ của họ mà còn tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Chúng ta không thể nào quên được cái không gian bóng tối bao chùm ấy. Không gian thì toàn phân gián phân chuột ẩm thấp và ghê gớm. thế nhưng cái đẹp đã thăng hoa lấn át tất cả những điều đó. Lấy bóng tối để làm nên cho ánh sáng ấy Nguyễn Tuân nhằm nói lên sự thức tỉnh của con người khỏi những "bản nhạc xô bồ" của cuộc sống kia. Và ở đây nó chính là sự thức tỉnh của viên quan ngục.

Tiếp theo nghệ thuật đó cũng được thể hiện rất rõ trong tác phẩm hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Có thể nói rằng qua những miêu tả của Thạch Lam chúng ta thấy được rõ nghệ thuật ấy nhất là cảnh chợ tàn. Hình ảnh của phố huyện trong tác phẩm hiện lên như một miền quê bị lãng quê hình ảnh những cảnh chiều buông xuống gợi lên sự rơi rụng tàn tạ. Không chỉ thế mà khi nó về đêm khi những phiên chợ ồn ào kết thúc thì nó lại càng tàn tạ hơn. Nghệ thuật lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối của Thạch Lam vô cùng thành công trong việc biểu đạt nội dung. Nhà văn tài ở chỗ nói ánh sáng nhiều hơn nhưng người đọc vẫn thấy được sự dày đặc của bóng. Ánh sáng được nói đến như là hạt sáng, khe sáng, quầng sáng, bầu tròi hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, ánh sáng từ ngọn đèn Liên, hột sáng từ những ngọn đèn chị Tý thế nhưng nó không thể nào đấu lại nhưng bóng tối kia khi mà Thạch Lam chỉ dành cho nó có mấy câu văn. "Tối hết cả", tối đường từ nhà ra ngõ đều thăm thẳm đen xì, có thể thấy rằng đó chính là lấy cái ít để nói cái nhiều.

Trong tác phẩm này còn sử dụng nghệ thuật miêu tả bóng tối, ánh sáng ở đoạn cuối khi tàu đêm đến. Đó là ánh sáng của đoàn tàu với những tia lửa như chớp, rồi ánh sáng rực trên những khoa hạng sang nhất lố nhố những người. Thế rồi khi ánh sáng ấy qua đi chỉ còn nhìn thấy đốm lửa hồng thì phố huyện lại ngập tràn trong bóng tối.

Có thể nói chính nghệ thuật ấy là hình thức cao hóa biểu thị nội dung của tác phẩm. Cả hai tác phẩm trên đều dùng ánh sáng và bóng tối để nói lên ý nghĩa của nội dung đó. Nếu như cảnh cho chữ diễn ra trong những ánh sáng bóng tối ấy nhằm nói lên sự thăng hoa của cái đẹp và sự gần gũi nhau của con người thì hai đứa trẻ sử dụng nghệ thuật ấy để nói lên sự tối tăm của cuộc sống nơi phố huyện. hay đó chính là sự nghèo đói lam lũ khổ cực, sự cầm cự sống của những con người nơi đây.

Tuy nhiên hai nhà văn, hai cách sử dụng nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích để nói lên những ý nghĩ của mình.

Trước hết là Nguyễn Tuân thì ở đây ông đã nói đến bóng tối nhiều hơn để cho thấy được sự tỏa sáng của ngọn đuốc kia dẫu cho nó chỉ là một nguồn ánh sáng. Bóng tối kia dù dày đặc nhưng lại không thể nào che lấp được ánh sáng kia. Đồng thời miêu tả như thế nhà văn muốn gửi đến ý nghĩa của cảnh tượng ấy là cái đẹp thăng hoa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng như con người xóa bỏ mọi ranh giới tăm tối để xích lại gần nhau hơn.

Còn Thạch Lam thì lại khác. Ông miêu tả ánh sáng nhiều hơn là bóng tối, nào khe sáng, hột sáng... bóng tối chỉ được diễn tả trong một hai câu văn.

Thế nhưng chúng ta lại thấy được ý đồ nghệ thuật của nhà văn đó chính là làm nổi bật bóng tối để cho thấy sự tối tăm đói nghèo của những con người nơi đây.

Qua đây ta khẳng định được một điều tác phẩm văn học hay thì thường có những nghệ thuật đặc sắc. Hai đứa trẻ và chữ người tử tù chính vì thế mà rất xứng đáng là một tác phẩm hay. Đồng thời hai nhà văn đó xứng đáng là một nhà văn giỏi.

 

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (mẫu 7)

Khi nhắc tới Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân người ta ắt hẳn không thể quên được hình tượng của Huấn Cao và hình ảnh cho chữ của ông trong ngục tù u tối. Hình ảnh ấy như hiện lên làm sáng cả một vùng và đồng thời nổi bật lên những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Tác phẩm ấy đã đi vào sự chú ý của độc giả và cả những nhà phê bình văn học. Có thể nói những gì mà tác phẩm mang lại không chỉ dừng lại ở cốt truyện hay tình huống mà chính là đặc sắc nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được và chạm tới được.

Đúng như những nhà phê bình văn học đã cho thấy nôi dung hấp dẫn không thể kéo người đọc nhớ và ghi nhận những đóng góp của tác phẩm đó mà phải kể tới những nét nghệ thuật đặc sắc. Và một trong những nghệ thuật nổi bật lên đó chính là cách mà Nguyên Tuân sử dụng mảng sáng tối trong tác phẩm của mình. Hay nói cách khác đó chính là cách sử dụng ánh sáng và bóng tối ở trong tác phẩm văn học của ông. Nó mang tới cho người đọc những cái nhìn mới lại và những cái đặc sắc cho tác phẩm về triết lí nhân văn.

Một tác phẩm hay không chỉ cần có nội dung hấp dẫn mà còn cần đến những đặc sắc nghệ thuật nhất định. Có thể nói rằng có những đặc sắc nghệ thuật đã mang đến thành công và sự hấp dẫn cho tác phẩm. Ngoài cốt truyện hấp dẫn bất ngờ, chi tiết nghệ thuật mang những ý nghĩa sâu sa, những ngôn ngữ đậm chất vùng miền nào đó thì còn nhiều nghệ thuật khác nữa.

Có thể nói Nguyễn Tuân và Thạch Lam là hai nhà văn đa tài của nền văn học Việt Nam. Chưa nói tới nội dung và cốt truyện của những tác phẩm, Thạch Lam và Nguyễn Tuân luôn để lại dấu ấn cho người đọc người nghe thông qua những nghệ thuật đặc sắc trong đó có nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù.

Trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thì thứ ánh sáng đầu tiên hiện lên trong căn phòng ngục tù là ánh sáng của ngọn đuốc. Thứ ánh sáng hiếm hoi ấy lại có thể chiếu sáng cho con người Huấn Cao cho chữ cho viên quản ngục và chỉ có một ngọn đuốc duy nhất để chiếu sáng gian phòng ấy.

Nguyễn Tuân đã chọn cách lấy ánh sáng để làm lấn át đi không gian vốn dĩ ẩm thấp tăm tối của ngục tù. Để át đi không gian tăm tối đầy phân chuột ấy nhưng hình ảnh cho chữ lại được nổi bật lên với những đường nét vừa giản dị lại hết sức thiêng liêng. Nguyễn Tuân như muốn thứ ánh sáng ấy chính là cái cớ để muốn con người bật ra khỏi "bản nhạc xô bồ" của cuộc sống kia.

Ánh sáng ấy cũng tạo điều kiện để tháo nút cho những mảng sáng tối trong con người của viên quản ngục. Hình ảnh và nghệ thuật ánh sáng và bóng tối của Nguyễn Tuân cũng phần nào góp phần vào sự thành công vào công cuộc lay chuyên và thức tỉnh thiên lương trong sáng của Huấn Cao dành cho viên quản ngục. Qua đây ta cũng thấy được không chỉ có ánh sáng của bó đuốc là hiện hữu mà còn là thứ ánh sáng của tâm hồn của thiên lương luôn soi tận những tấm lòng của người đời.

Còn đối với Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ông như thổi một làn gió mới cho người cảm thụ văn chương. Trong tác phẩm nghệ thuật sử dụng ánh sáng bóng tối cũng được ông sử dụng một cách triệt để.

Chúng ta có thể thấy được ánh sáng và bóng tối có sự chuyển động bắt đầu từ hình ảnh phiên chợ tàn ở chốn phố huyện khi mà có tàu chạy qua. Phiên chợ tàn cũng lúc là những hình ảnh mờ nhòa và đáng thương biết bao nhiêu. Xuất hiện qua đó là hình ảnh khi lũ trẻ nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót lại trên chợ và không gian bắt đầu chuyển tối

Ánh sáng trong tác phẩm như được chắp nhặt từng chút một chút một để tạo nên nguồn sáng cho người dân phố huyện: hạt sáng, khe sáng, quầng sáng, bầu trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh Bên cạnh đó ánh sáng đó còn được cóp nhặt từ ánh sáng từ ngọn đèn Liên ngọn đèn chị Tý. Bên cạnh đó một thứ ánh sáng mới lạ đó chính là ánh sáng của đoàn tàu mà mọi người đêu mong chờ để nhìn thấy thứ ánh sáng ấy ánh sáng của một vùng xa xôi trên khắp mọi miền đất nước.

Hai tác giả thông qua nghệ thuật sử dụng ánh sáng bóng tối tác giả khắc họa cảnh sống ở chốn phố huyện cũng như hình ảnh tối tăm nhưng bừng sáng ở trong không gian của ngục lao. Tuy nhiên khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân cũng là người sử dụng nghệ thuật ánh sáng bóng tối thành công đặc biệt ở đoạn trích Chữ người tử tù hình ảnh bóng tối dù dày đặc hơn nhưng cũng không thể lấn át đi ánh sáng của ngọn đuốc của thiên lương và những tâm hồn cao cả. Còn mặc dù đã sử dụng nhiều hình ảnh ánh sáng trong tác phẩm nhưng người ta vẫn mường tượng ra một phố huyện với cảnh nghèo nàn trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Cả hai tác phẩm hai tác giả khác nhau sử dụng nghệ thuật ánh sáng bóng tối mang lại cho người đọc những liên tưởng và ý nghĩa khác nhau. Mỗi tác phẩm mang tới cho người đọc những ý nghĩa riêng biệt tuy nhiên cũng không thể phủ nhận chính nghệ thuật này góp phần vào sự thành công của hai thiên truyện.

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (mẫu 8) 

Một tác phẩm hay không chỉ cần có nội dung hấp dẫn mà còn cần đến những đặc sắc nghệ thuật nhất định. Có thể nói rằng có những đặc sắc nghệ thuật đã mang đến thành công và sự hấp dẫn cho tác phẩm. Ngoài cốt truyện hấp dẫn bất ngờ, chi tiết nghệ thuật mang những ý nghĩa sâu sa, những ngôn ngữ đậm chất vùng miền nào đó thì còn nhiều nghệ thuật khác nữa. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ cũng vậy. Hai tác phẩm có những đặc sắc nghệ thuật khác nhau thế nhưng nghệ thuật chung mà cả hai tác phẩm cùng có đó chính là nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối.

Trước hết nghệ thuật đó được thể hiện rất rõ trong tác phẩm chữ người tử tù. Như chúng ta đã biết thì nghệ thuật này được sử dụng thành công trong đoạn miêu tả cảnh Huấn Cao cho viên quan ngục chữ. chính nghệ thuật này đã mang lại những giá trị biểu đạt nôi dung của cảnh tượng đó và cũng có lẽ thế mà cảnh tượng ấy được xem là cảnh tượng chưa từng có.

Đầu tiên là ánh sáng trong đoạn ấy. Có thể nói trong cảnh cho chữ ấy ánh sáng duy nhất chỉ có một ngọn đuốc soi sáng căn phòng. Ánh sáng ấy không thể rực rỡ mà chi đủ để huấn Cao có thể nhìn rõ mà viết chữ tặng quản ngục mà thôi. Thật vậy, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả thật chính xác cái ánh sáng ấy. ba con người chụm lại bên tờ giấy với ngọn đuốc đủ để thắp sáng cho Huấn Cao viết chữ.

Thế mà bóng tối thì lại dày đặc, dường như ở đây không chỉ có sự tương phản giữa không gian cho chữ và không gian nhà tù, giữa người cho chữ và người nhận chữ thái độ của họ mà còn tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Chúng ta không thể nào quên được cái không gian bóng tối bao chùm ấy. Không gian thì toàn phân gián phân chuột ẩm thấp và ghê gớm. thế nhưng cái đẹp đã thăng hoa lấn át tất cả những điều đó. Lấy bóng tối để làm nên cho ánh sáng ấy Nguyễn Tuân nhằm nói lên sự thức tỉnh của con người khỏi những "bản nhạc xô bồ" của cuộc sống kia. Và ở đây nó chính là sự thức tỉnh của viên quan ngục.

Tiếp theo nghệ thuật đó cũng được thể hiện rất rõ trong tác phẩm hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Có thể nói rằng qua những miêu tả của Thạch Lam chúng ta thấy được rõ nghệ thuật ấy nhất là cảnh chợ tàn. Hình ảnh của phố huyện trong tác phẩm hiện lên như một miền quê bị lãng quê hình ảnh những cảnh chiều buông xuống gợi lên sự rơi rụng tàn tạ. Không chỉ thế mà khi nó về đêm khi những phiên chợ ồn ào kết thúc thì nó lại càng tàn tạ hơn. Nghệ thuật lấy ánh sáng để miêu tả bóng tối của Thạch Lam vô cùng thành công trong việc biểu đạt nội dung. Nhà văn tài ở chỗ nói ánh sáng nhiều hơn nhưng người đọc vẫn thấy được sự dày đặc của bóng. Ánh sáng được nói đến như là hạt sáng, khe sáng, quầng sáng, bầu tròi hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, ánh sáng từ ngọn đèn Liên, hột sáng từ những ngọn đèn chị Tý thế nhưng nó không thể nào đấu lại nhưng bóng tối kia khi mà Thạch Lam chỉ dành cho nó có mấy câu văn. "Tối hết cả", tối đường từ nhà ra ngõ đều thăm thẳm đen xì, có thể thấy rằng đó chính là lấy cái ít để nói cái nhiều.

Trong tác phẩm này còn sử dụng nghệ thuật miêu tả bóng tối, ánh sáng ở đoạn cuối khi tàu đêm đến. Đó là ánh sáng của đoàn tàu với những tia lửa như chớp, rồi ánh sáng rực trên những khoa hạng sang nhất lố nhố những người. Thế rồi khi ánh sáng ấy qua đi chỉ còn nhìn thấy đốm lửa hồng thì phố huyện lại ngập tràn trong bóng tối.

Có thể nói chính nghệ thuật ấy là hình thức cao hóa biểu thị nội dung của tác phẩm. Cả hai tác phẩm trên đều dùng ánh sáng và bóng tối để nói lên ý nghĩa của nội dung đó. Nếu như cảnh cho chữ diễn ra trong những ánh sáng bóng tối ấy nhằm nói lên sự thăng hoa của cái đẹp và sự gần gũi nhau của con người thì hai đứa trẻ sử dụng nghệ thuật ấy để nói lên sự tối tăm của cuộc sống nơi phố huyện. hay đó chính là sự nghèo đói lam lũ khổ cực, sự cầm cự sống của những con người nơi đây.

Tuy nhiên hai nhà văn, hai cách sử dụng nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích để nói lên những ý nghĩ của mình.

Trước hết là Nguyễn Tuân thì ở đây ông đã nói đến bóng tối nhiều hơn để cho thấy được sự tỏa sáng của ngọn đuốc kia dẫu cho nó chỉ là một nguồn ánh sáng. Bóng tối kia dù dày đặc nhưng lại không thể nào che lấp được ánh sáng kia. Đồng thời miêu tả như thế nhà văn muốn gửi đến ý nghĩa của cảnh tượng ấy là cái đẹp thăng hoa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng như con người xóa bỏ mọi ranh giới tăm tối để xích lại gần nhau hơn.

Còn Thạch Lam thì lại khác. Ông miêu tả ánh sáng nhiều hơn là bóng tối, nào khe sáng, hột sáng...bóng tối chỉ được diễn tả trong một hai câu văn.

Thế nhưng chúng ta lại thấy được ý đồ nghệ thuật của nhà văn đó chính là làm nổi bật bóng tối để cho thấy sự tối tăm đói nghèo của những con người nơi đây.

Qua đây ta khẳng định được một điều tác phẩm văn học hay thì thường có những nghệ thuật đặc sắc. Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù chính vì thế mà rất xứng đáng là một tác phẩm hay. Đồng thời hai nhà văn đó xứng đáng là một nhà văn giỏi. 

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (mẫu 9)

Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống.

Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt "biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả" của tác giả. Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, tạo nên những thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả.

Miệt mài trong hành trình kiếm tìm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, Nguyễn Tuân và Thạch Lam, trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ, ánh sáng và bóng tối được sử dụng không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp trong cuộc đời. Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như một kiểu song trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt. Song chính vì là đối cực như ánh sáng với bóng tối nên bản thân sự khác nhau này cũng đã hàm chứa một sự tương liên, bổ sung cho nhau, thậm chí chuyển hóa từ tối ra sáng như một quy luật tất yếu.

"Chữ" hiểu theo nghĩa của tác phẩm chính là Thư pháp, một "nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người... Thư pháp gắn với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan của người viết". Từ nét chữ, người ta có thể đọc được tính tình, nhân cách, khí phách người viết, nó thể hiện thế giới nội tâm của người viết chữ. Vì vậy người xưa coi việc chơi chữ như một cách di dưỡng tính tình, hun đúc tinh thần. Viên quản ngục yêu chữ của Huấn Cao là yêu nhân cách, khí phách, tài hoa của người viết chữ, yêu cái đẹp tỏa ra từ thế giới nội tâm của con người này.

Không gian nghệ thuật của Chữ người tử tù chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ âm thầm, u ám. Mẩu đối thoại ngắn đầy e dè, gìn giữ, nghi ngại lẫn nhau giữa quản ngục và thầy thơ lại như khắc họa rõ hơn số phận những con người quanh năm trong bóng tối, tuy tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Không gian nghệ thuật của tác phẩm được giới hạn ở một nhà tù nhỏ, một cõi nhân sinh mà bóng tối nhiều hơn ánh sáng, ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét lọt thỏm giữa bóng tối mịt mù và quạnh quẽ, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ". Chút ánh sáng ấy quá nhỏ nhoi so với toàn bộ màn đêm bao phủ nơi đây, nhưng giữa sự tương phản có vẻ không cân đối ấy, tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. Đó là nét đẹp, là chút ánh sáng còn sót lại trong tâm hồn ngục quan. Con người đang tồn tại ở một nơi mà những vẻ đẹp và những điều xấu xa luôn kế cận nhau, ánh sáng luôn có nguy cơ bị dập tắt bởi bóng tối.

Trong thế giới tăm tối ấy, quản ngục như lạc lõng cô độc trong thế giới riêng của mình: một ngọn đèn leo lét, một bóng tối mịt mù quạnh quẽ, tiếng trống thu không, tiếng kiểng tiếng mõ thưa thớt, tiếng chó sủa vào những bóng ma mơ hồ huyền bí cứ ám mãi vào màn đêm hoang hút... Những sợi dây, những vòng dây trói vô hình cứ tròng lên, thít vào cuộc đời mòn rỉ của con người mà Nguyễn Tuân nói là "đang băn khoăn ngồi bóp thái dương", với một ngoại hình mòn mỏi, cô đơn "tóc hoa râm, râu đã ngả màu". Tuy vậy ẩn sâu bên trong con người này là một đời sống tâm hồn như "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tạo lập bối cảnh và không khí để xây dựng tình huống truyện. Nỗi băn khoăn dẫn đến quyết định biệt đãi Huấn Cao của quản ngục được đặt trong một không gian nền đầy bóng tối - nơi chỉ có vài đốm sáng nhấp nháy trên bầu trời, thậm chí có một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ, tất cả như chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ ứng xử đẹp.

Cuộc gặp gỡ giữa hai con người tưởng như đối địch quyết liệt nhưng lại hòa hợp vô cùng ở kết thúc của truyện. Huấn Cao càng khí khái, cương trường, khinh thế ngạo vật bao nhiêu, quản ngục càng nhẫn nhịn, lễ phép, cam chịu bấy nhiêu. Tất cả chỉ vì sự tác động của cái đẹp, của ánh sáng tỏa ra từ một nhân cách, vì quý trọng một tài năng, xót xa một báu vật văn hóa sắp bị chôn vùi vĩnh viễn. Mạch ngợi ca tăng lên từ hai phía đối lập của hai thế đứng, hai tâm trạng, hai thái độ ứng xử, hai mặt của cuộc sống. Chính công việc, môi trường trại giam đã ràng buộc quản ngục vào một giới hạn nghiệt ngã, con người này hàng ngày là công cụ, là người máy, còn sâu trong cõi lòng kia chất chứa một nỗi cô đơn không kẻ tỏ bày, không người tri âm tri kỷ. Một con người mà mới thoạt trông bên ngoài tưởng như là một khối bóng tối khổng lồ nhưng rồi cái tài hoa của Nguyễn Tuân là đã biết chớp lấy cái khoảnh khắc thuận lợi nhất để chút ánh sáng le lói trong tâm hồn quản ngục có cơ hội bừng sáng lên. Không những thế tác giả còn dựng tình huống cho phút giây bừng sáng đó thành thiên thu vĩnh viễn ở đoạn kết - ở sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, trong "cảnh cho chữ", "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".

Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn "phi cốt truyện". Đó là điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách riêng trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam.

Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam. Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được tác giả sử dụng trong cách xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm.

Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ - một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hỉện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị. Thời gian là một buổi chiều "êm ả như ru" đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, "dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời". Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây. Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên. Số phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật được tác giả xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc hoàng hôn, khi đêm về và lúc đêm đã khuya. Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trên bếp lửa của bác Siêu và những hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, con người hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách. Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra, tối đến họ tập trung ở đây như để bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng đến ánh sáng. Tất cả cùng chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của cái "ao đời bằng phẳng" hàng ngày họ nếm trải.

Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây nhiều ám ảnh. Những hột sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập tràn bóng tối tăng thêm độ mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố huyện vào đêm. Nỗi buồn chán của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya nó càng rõ nét. Bầu trời đầy sao và vũ trụ bao la như tương phản, đối lập gay gắt với cuộc sống tù đọng đơn điệu ở phố huyện, hé mở tâm hồn khao khát hạnh phúc của chị em Liên. Lúc này nỗi buồn không còn nhòa nhạt mơ hồ nữa mà đã sắc nét, rõ rệt hơn khi cô nhớ về Hà Nội, một thứ "siêu cảm giác" bởi cô đang hồi tưởng về quá khứ, cảm thấy bằng tâm hồn về một thời khác với thời hiện tại Liên đang sống - "một vùng sáng rực và lấp lánh".

Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những con người nơi đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành hiện thực. Hình tượng ánh sáng và bóng tối ở Hai đứa trẻ khi đặt vào diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp của Liên trong cảm nhận độ dày của bóng tối từ chiều đến đêm khuya mới thấy rõ giá trị của nó, thấy được độ "khát thèm được chiếu sáng và được đổi thay"(7) của hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm vì vậy được nâng lên một tầm khác hẳn khiến Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở thành một trong những truyện ngắn hay, đặc sắc của văn học Việt Nam.

Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ vừa có điểm giống nhau lẫn khác nhau. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Nhưng với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật viên quản ngục khi được Huấn Cao "khai tâm" đã nghẹn ngào "xin bái lĩnh", là một minh chứng cho sự chuyển hóa này. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng. Đều hướng tới mục đích ngợi ca cái đẹp, nhưng cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là cái đẹp thiêng liêng, sang trọng đã ổn định và có giá trị như một bảo vật văn hóa của dân tộc, như một kiểu chơi đẹp, thú uống trà, chơi chữ, một kiểu sống đẹp, một nhân cách đẹp... Chính vì vậy ánh sáng trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác phẩm cũng được kết thúc đẹp bằng sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người với cái xấu cái ác. Bóng tối ở đây vừa là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh mòn mỏi âm u - là nét giống với bóng tối trong Hai đứa trẻ - nhưng nó cũng vừa đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống cũng như trong bản chất con người, điểm khác với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng: a) Ánh sáng nơi phố huyện - những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột sáng... tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây; b) Ánh sáng đô thị - vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; c) Ánh sáng con tàu - ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng, bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Còn với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sámg và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác. Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.

Chính từ tính quy phạm của ánh sáng và bóng tối trong hội họa, vào văn chương nó đã vừa kế tục vừa phá vỡ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mới, góp phần đắc lực cho xây dựng tình huống truyện, được sử dụng như một tình tiết nghệ thuật đặc sắc. So sánh hai tác phẩm để thấy sự giống nhau và khác nhau trong nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối, lý giải nó từ quan niệm nghệ thuật, vốn văn hóa của tác giả để thấy tài năng của nhà văn và giá trị nghệ thuật to lớn của tác phẩm. Từ đó có thể khắc họa rõ hơn diện mạo của tác giả, tác phẩm, xác lập một cách thức tiếp cận văn bản không phải chỉ từ chính nó mà bằng liên văn bản. Điều này không nằm ngoài mục đích khám phá các vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm văn chương khiến nó luôn mới mẻ, lấp lánh nhiều giá trị.

Ánh sáng và bóng tối trong “Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ” (mẫu 10)

Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống.

Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Với Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt “biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả”(1) của tác giả. Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, tạo nên những thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả.

Miệt mài trong hành trình kiếm tìm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, Nguyễn Tuân và Thạch Lam, trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ, ánh sáng và bóng tối được sử dụng không chỉ như một nguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươn đến ý nghĩa biểu tượng về cái đẹp trong cuộc đời. Nguyễn Tuân viết Chữ người tử tù từ cảm hứng về một thú chơi tao nhã của người xưa, trong một tình huống đặc biệt mà người viết chữ và người chơi chữ là người tử tù và người quản ngục. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như một kiểu song trùng của sự tồn tại không thể thiếu nhau giữa hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt. Song chính vì là đối cực như ánh sáng với bóng tối nên bản thân sự khác nhau này cũng đã hàm chứa một sự tương liên, bổ sung cho nhau, thậm chí chuyển hóa từ tối ra sáng như một quy luật tất yếu.

“Chữ” hiểu theo nghĩa của tác phẩm chính là Thư pháp, một “nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu lộ tâm thức của con người… Thư pháp gắn với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan của người viết”(2). Từ nét chữ, người ta có thể đọc được tính tình, nhân cách, khí phách người viết, nó thể hiện thế giới nội tâm của người viết chữ. Vì vậy người xưa coi việc chơi chữ như một cách di dưỡng tính tình, hun đúc tinh thần. Viên quản ngục yêu chữ của Huấn Cao là yêu nhân cách, khí phách, tài hoa của người viết chữ, yêu cái đẹp tỏa ra từ thế giới nội tâm của con người này.

Không gian nghệ thuật của Chữ người tử tù chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà tù – một “trại giam tối om”, khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, “quạnh quẽ” và “tối mịt”, tất cả đều nhuốm vẻ âm thầm, u ám. Mẩu đối thoại ngắn đầy e dè, gìn giữ, nghi ngại lẫn nhau giữa quản ngục và thầy thơ lại như khắc họa rõ hơn số phận những con người quanh năm trong bóng tối, tuy tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Không gian nghệ thuật của tác phẩm được giới hạn ở một nhà tù nhỏ, một cõi nhân sinh mà bóng tối nhiều hơn ánh sáng, ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét lọt thỏm giữa bóng tối mịt mù và quạnh quẽ, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một “ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Chút ánh sáng ấy quá nhỏ nhoi so với toàn bộ màn đêm bao phủ nơi đây, nhưng giữa sự tương phản có vẻ không cân đối ấy, tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. Đó là nét đẹp, là chút ánh sáng còn sót lại trong tâm hồn ngục quan. Con người đang tồn tại ở một nơi mà những vẻ đẹp và những điều xấu xa luôn kế cận nhau, ánh sáng luôn có nguy cơ bị dập tắt bởi bóng tối.

Trong thế giới tăm tối ấy, quản ngục như lạc lõng cô độc trong thế giới riêng của mình: một ngọn đèn leo lét, một bóng tối mịt mù quạnh quẽ, tiếng trống thu không, tiếng kiểng tiếng mõ thưa thớt, tiếng chó sủa vào những bóng ma mơ hồ huyền bí cứ ám mãi vào màn đêm hoang hút… Những sợi dây, những vòng dây trói vô hình cứ tròng lên, thít vào cuộc đời mòn rỉ của con người mà Nguyễn Tuân nói là “đang băn khoăn ngồi bóp thái dương”, với một ngoại hình mòn mỏi, cô đơn “tóc hoa râm, râu đã ngả màu”(3). Tuy vậy ẩn sâu bên trong con người này là một đời sống tâm hồn như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ(4). Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tạo lập bối cảnh và không khí để xây dựng tình huống truyện. Nỗi băn khoăn dẫn đến quyết định biệt đãi Huấn Cao của quản ngục được đặt trong một không gian nền đầy bóng tối – nơi chỉ có vài đốm sáng nhấp nháy trên bầu trời, thậm chí có một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ, tất cả như chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ ứng xử đẹp.

Cuộc gặp gỡ giữa hai con người tưởng như đối địch quyết liệt nhưng lại hòa hợp vô cùng ở kết thúc của truyện. Huấn Cao càng khí khái, cương trường, khinh thế ngạo vật bao nhiêu, quản ngục càng nhẫn nhịn, lễ phép, cam chịu bấy nhiêu. Tất cả chỉ vì sự tác động của cái đẹp, của ánh sáng tỏa ra từ một nhân cách, vì quý trọng một tài năng, xót xa một báu vật văn hóa sắp bị chôn vùi vĩnh viễn. Mạch ngợi ca tăng lên từ hai phía đối lập của hai thế đứng, hai tâm trạng, hai thái độ ứng xử, hai mặt của cuộc sống. Chính công việc, môi trường trại giam đã ràng buộc quản ngục vào một giới hạn nghiệt ngã, con người này hàng ngày là công cụ, là người máy, còn sâu trong cõi lòng kia chất chứa một nỗi cô đơn không kẻ tỏ bày, không người tri âm tri kỷ. Một con người mà mới thoạt trông bên ngoài tưởng như là một khối bóng tối khổng lồ nhưng rồi cái tài hoa của Nguyễn Tuân là đã biết chớp lấy cái khoảnh khắc thuận lợi nhất để chút ánh sáng le lói trong tâm hồn quản ngục có cơ hội bừng sáng lên. Không những thế tác giả còn dựng tình huống cho phút giây bừng sáng đó thành thiên thu vĩnh viễn ở đoạn kết – ở sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, trong “cảnh cho chữ”, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn “phi cốt truyện”. Đó là điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách riêng trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam.

Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam. Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được tác giả sử dụng trong cách xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm.

Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ – một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hỉện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị. Thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm, “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”(5). Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây. Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên. Số phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh phố huyện và tâm trạng nhân vật được tác giả xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc hoàng hôn, khi đêm về và lúc đêm đã khuya. Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trên bếp lửa của bác Siêu và những hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, con người hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách. Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra, tối đến họ tập trung ở đây như để bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng đến ánh sáng. Tất cả cùng chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của cái “ao đời bằng phẳng” hàng ngày họ nếm trải.

Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây nhiều ám ảnh. Những hột sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập tràn bóng tối tăng thêm độ mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố huyện vào đêm. Nỗi buồn chán của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya nó càng rõ nét. Bầu trời đầy sao và vũ trụ bao la như tương phản, đối lập gay gắt với cuộc sống tù đọng đơn điệu ở phố huyện, hé mở tâm hồn khao khát hạnh phúc của chị em Liên. Lúc này nỗi buồn không còn nhòa nhạt mơ hồ nữa mà đã sắc nét, rõ rệt hơn khi cô nhớ về Hà Nội, một thứ “siêu cảm giác” bởi cô đang hồi tưởng về quá khứ, cảm thấy bằng tâm hồn về một thời khác với thời hiện tại Liên đang sống – “một vùng sáng rực và lấp lánh”.(6)

Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những con người nơi đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành hiện thực. Hình tượng ánh sáng và bóng tối ở Hai đứa trẻ khi đặt vào diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp của Liên trong cảm nhận độ dày của bóng tối từ chiều đến đêm khuya mới thấy rõ giá trị của nó, thấy được độ “khát thèm được chiếu sáng và được đổi thay”(7) của hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm vì vậy được nâng lên một tầm khác hẳn khiến Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở thành một trong những truyện ngắn hay, đặc sắc của văn học Việt Nam.

Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ vừa có điểm giống nhau lẫn khác nhau. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Nhưng với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật viên quản ngục khi được Huấn Cao “khai tâm” đã nghẹn ngào “xin bái lĩnh”, là một minh chứng cho sự chuyển hóa này. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng. Đều hướng tới mục đích ngợi ca cái đẹp, nhưng cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là cái đẹp thiêng liêng, sang trọng đã ổn định và có giá trị như một bảo vật văn hóa của dân tộc, như một kiểu chơi đẹp, thú uống trà, chơi chữ, một kiểu sống đẹp, một nhân cách đẹp… Chính vì vậy ánh sáng trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác phẩm cũng được kết thúc đẹp bằng sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người với cái xấu cái ác. Bóng tối ở đây vừa là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh mòn mỏi âm u – là nét giống với bóng tối trong Hai đứa trẻ – nhưng nó cũng vừa đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống cũng như trong bản chất con người, điểm khác với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng: a) Ánh sáng nơi phố huyện – những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột sáng… tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây; b) Ánh sáng đô thị – vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; c) Ánh sáng con tàu – ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng, bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Còn với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn… nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sámg và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác. Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.

Chính từ tính quy phạm của ánh sáng và bóng tối trong hội họa, vào văn chương nó đã vừa kế tục vừa phá vỡ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mới, góp phần đắc lực cho xây dựng tình huống truyện, được sử dụng như một tình tiết nghệ thuật đặc sắc. So sánh hai tác phẩm để thấy sự giống nhau và khác nhau trong nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối, lý giải nó từ quan niệm nghệ thuật, vốn văn hóa của tác giả để thấy tài năng của nhà văn và giá trị nghệ thuật to lớn của tác phẩm. Từ đó có thể khắc họa rõ hơn diện mạo của tác giả, tác phẩm, xác lập một cách thức tiếp cận văn bản không phải chỉ từ chính nó mà bằng liên văn bản. Điều này không nằm ngoài mục đích khám phá các vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm văn chương khiến nó luôn mới mẻ, lấp lánh nhiều giá trị.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:  

TOP 30 bài Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam hay nhất

TOP 30 bài Phân tích tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu (2022)

TOP 30 bài Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" (2022)

TOP 30 bài Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ yêu nước trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" (2022)

TOP 30 bài Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân (2022)

1 639 18/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: