TOP 32 mẫu Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng (2023) SIÊU HAY

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng lớp 11 gồm dàn ý và 32 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 1,202 18/03/2023
Tải về


Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng - Ngữ văn 11

Bài giảng Ngữ Văn 11 Bài ca ngất ngưởng

Dàn ý Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng

I. Mở bài:

- Giới thiệu những nét tiêu biểu về Nguyễn Công Trứ: một nhân vật lịch sử nổi tiếng in đậm dấu ấn không chỉ trong văn chương mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, thơ văn ông phản ánh nhân sinh và thế sự sâu sắc

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bài ca ngất ngưởng là một trong số những bài hát nói tiêu biểu thể hiện tài năng, chí khí và ý thức cá nhân của Nguyễn Công Trứ - đó chính là nhân cách nhà nho chân chính.

II. Thân bài:

30 bài Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng  (ảnh 1)

1. Làm rõ vấn đề “nhân cách nhà nho chân chính”

- Nhân cách: phẩm cách, phẩm đức, phẩm hạnh con người

- Nhà nho chân chính: Nhà nho sống với những nguyên tắc, chuẩn mực, của bản thân, không làm trái với lương tâm, dám khẳng định tài năng và bản lĩnh của mình

2. Nhà nho chân chính là người dám thể hiện bản lĩnh, đem tài năng cống hiến chốn quan trường

- Sự xuất hiện của nhà nho với tài năng, bản lĩnh và cá tính phóng khoáng

    + “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: thái độ tự tin khẳng định mọi việc trong trời đất đều là phận sự của tác giả ⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ.

    + “Ông Hi Văn…vào lồng”: Coi nhập thế là việc làm trói buộc nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng của nhà nho chân chính

- Tác giả điểm lại việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình ⇒ Những việc làm mà nhà nho chân chính nên làm, cần làm

    + Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược) ⇒ Tài năng lỗi lạc xuất chúng

    + Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên

⇒ khẳng định tài năng và lí tưởng phóng khoáng của một nhà nho với tài năng xuất chúng

3. Nhà nho chân chính còn là người có phong cách lối sống tự nhiên, ung dung tự tại

- Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ có cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân

    + Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

    + Đi chùa có gót tiên theo sau.

    + Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường (lưu ý nhân cách nhà nho chân chính ở đây được chứng minh theo quan điểm nhà nho của Nguyễn Công Trứ)

⇒ Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng

- Nhà nho với triết lí tự nhiên , ung dung tự tại, lấy tận hưởng lạc thú làm lẽ tồn tại

    + “ Được mất ... ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian

    + “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên .

    + “ Không …tục”: Khẳng định lối sống riêng độc nhất của bản thân mình

⇒ Nhà nho chân chính theo Nguyễn Công Trứ là con người thoát mình khỏi những tư tưởng phong kiến siêu hình, bảo thủ

4. Nhà nho chân chính theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ còn là người mang trong mình đạo lí trung quân

    + “ Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố , ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật…

⇒ khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành.

    + “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”

⇒ Nhà nho chân chính không phải là người khuôn mình vào những quy tắc, nguyên tắc bảo thủ lạc hậu mà là sống chân chính với tài năng và quan niệm của mình

III. Kết bài:

- Khái lược một số nét đặc sắc trên phương diện nghệ thuật thể hiện thành công nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

Bài giảng Ngữ Văn 11 Bài ca ngất ngưởng

Dàn ý Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng

1. Mở bài

- Giới thiệu: nhân cách nhà nho chân chính.

2. Thân bài

30 bài Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng  (ảnh 1)

a. Nhân cách nhà nho chân chính là cái gì?

- Giải thích:

- Nhân cách là gì? Nhân cách là tư cách, phẩm chất của con người.

- Thế nào là nhà nho? Nhà nho là những người tri thức thời xưa, theo Nho học.

Nhà nho là người đã học sách thánh hiền được thiên hạ cần để dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lí ….

Nhìn chung “Nho” là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa, biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

b. Nhân cách nhà nho chân chính là thế nào?

- Trước hết nhân cách nhà nho chân chính là phải biết “tu thân”. Trong tu thân, sự học là rất quan trọng. Mà học là để đỗ đạt trong thi cử. Sau đó “trị quốc”, ra làm quan để kính bang tế thế, giúp nước giúp đời.

“Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đóc Đông …

- Nhân cách nhà nho chân chính như Nguyễn Công Trứ còn có tính cách của một nhà nho tài tử.

“Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng …

- Nhân cách của nhà nho chân chính Cao Bá Quát lại có những nét đặc biệt:

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước …”

3. Kết bài

- Đánh giá chung: Nhân cách nhà nho chân chính

Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ - Soạn văn 11 siêu ngắn -  Memo.vn

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 1)

Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sóng gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh”. Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học. Thế nhưng ông “Hi Văn” người Hà Tĩnh ấy có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang chơi đùa với Nguyễn Công Trứ. Vậy nên ông mới “ngất ngưởng”, mới khinh thường, ông làm nổi bật một nhà nho “khác thường” trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của mình: Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn mẫu. Theo quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết nhiều. Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức. Một con người vẹn toàn, hoàn hảo. Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm nhuần tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình.

“Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ theo thể hát nói còn gọi là ca trù, được tuân theo một qui tắc nhất định. Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu chữ Nôm “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” tạo một nét độc đáo.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình Tây cờ đại tướng

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”

Theo ông, trong vòng trời đất này không có cái gì thuộc quyền sở hữu riêng của một người. Ông đỗ đạt, làm quan và dung tài, đức của mình để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Thế nhưng, ông dung từ “vào lồng” để thay thế cho việc làm quan, ông bị gò bó vào một khuôn mẫu. Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và  từng giữ nhiều chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông. Tư tưởng của một nhà nho học sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái độ khiêm tốn dù mình có tài giỏi đến đâu. Vậy mà ông đi ngược cái điều ấy, ông phá vỡ cái bức tường vững chắc của luật lệ Nho học để thể hiện thái độ sống của chính mình, một phong cách rất Nguyễn Công Trứ. “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” ông tự tin, mạnh dạn cho mọi người biết cái tài cầm binh, thao lược của mình. Ông không khiêm tốn mà có phần ngang tàng, tự kiêu khi thêm vào chữ “ngất ngưởng”. “Ngất ngưởng” là rất cao, ông dung từ đó để nêu bật cái phong cách sống của ông. Một phong cách sống vượt bậc, hơn người, thật “ngất ngưởng”! Trớ trêu thay, cái xã hội phong kiến xưa, cái suy nghĩ hà khắc của Nho giáo phải chăng ghét cái suy nghĩ cách tân như ông nên cứ hết giáng chức làm một người lính quèn rồi lại lên chức đúng với năng lực của ông. Lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên và ông đã kết thúc trò chơi “công danh” ấy khi lui về chốn thường dân.

                                                  “Đô môn giải tổ chi niên

                                                   Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

                                                   Kìa núi nọ phau phau mây trắng

                                                   Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

                                                   Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

                                                  Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Ông cáo quan về quê, thoát khỏi chốn quan trường năm 1848. Đó cũng chính là thời điểm ông sang tác bài thơ này. Ông cho mọi người biết rằng Nguyễn Công Trứ đã hết làm quan, đã được tự do, thoát khỏi “cái lồng” làm quan. Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông có trong con người ông  khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc. Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Con bò cũng trở nên “ngất ngưởng” nhờ Nguyễn Công Trứ! Câu thơ tiếp theo hiện lên là một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống dưới chốn thần tiên ấy- núi Đại Nại. Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của nhà Nho. Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà tu, hành xử không đúng với việc ông được học. Những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn vậy mà các nhà sư lại làm lơ phải chăng  vì nể ông từng giữ một chức quan cao khi hết thời mới phải sống ẩn dật thế này. Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động “lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng”.

                                            “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

                                              Phật, không tiên, không vướng tục.”

Hai câu thơ nhịp 2/2/2 và 2/3 tạo âm hưởng cho bài thơ. Nó còn nhấn mạnh được việc Nguyễn Công Trứ dù đi chùa mà lại dẫn theo hầu gái, lại còn gảy đàn và ca hát nơi tôn nghiêm  thế nhưng ông không thuộc về nơi trần tục ấy, ông không vướng vào thói hư tật xấu vì ông là một nhà nho chân chính. Cao hơn đó là ông “ngất ngưởng” hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên. Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai.

                                           “Được mất dương dương người thái thượng

                                             Khen chê phơi phới ngọc đông phong.”

Ông nêu bật suy nghĩ của mình- “được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Cùng với quan niệm “được – mất”, “khen – chê” cũng được Nguyễn Công Trứ suy nghĩ theo một hướng tích cực, không quan trọng.

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

 Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”

Hai câu cuối kết thúc bài thơ cũng đồng thời nhấn mạnh một lần nữa phong cách của ông. Ông tự liệt mình vào hang danh nhân, những người tài giỏi. Nguyễn Công Trứ kết thúc với khẳng định và kết thúc “Trong triều ai ngất ngưởng được như ông”. Đó là phong cách riêng biệt của nhà thơ.

Cùng với một cách nghĩ khác về nhân cách nhà nho chân chính là Cao Bá Quát trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên cát) thể hiện tầm nhìn xa rộng của mình. Cao Bá Quát coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến xưa đã bị thối nát. Đi trên cát mà cứ nghĩ mình đang đi trên đường công danh, bị sa lầy trong cát như vướng vào công danh. Một suy nghĩ sang tạo, cảnh báo công danh là bả mồi mà con người không nên vướng vào. Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đã có những suy nghĩ rất độc đáo tuy đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo.

“Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ cái sự khác biệt, “ngất ngưởng” trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính. Ông không ép mình bị trói buộc, đóng khuôn theo tư tưởng Nho học lỗi thời. Nguyễn Công Trứ đã tạo nên cái tôi, phong cách sống thật lạ, đặc trưng của riêng ông Hi Văn mà thôi. Chính Nguyễn Công Trứ, hay Cao Bá Quát hay những người có suy nghĩ như ông Hi Văn đã tạo nên một bộ mặt mới cho Nho học.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (5 mẫu) (ảnh 1)

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 2)

Tự xếp mình vào hàng những người luôn lo mọi việc trong trời đất, nhà thơ tự xưng tên: "ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng" đã về hưu. Con chim bằng cánh sải chín dặm trời mây đã xếp cánh "vào lồng", thời lừng lẫy nam bắc đông tây đã lui vào quá khứ nhưng trận gió cuốn, triều dâng đôi cánh ấy tạo nên vẫn thật vang động bốn bề:

"Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình tây cờ đại tướng

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên"

Trong lịch sử văn học Việt Nam, cùng với một số ít tác giả độc đáo như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương thì Nguyễn Công Trứ được ghi nhận là cái tôi cá tính, xưng tên riêng của mình trọng tác phẩm - nhà thơ viết "ông Hi Văn". Nho giáo răn dạy học trò phải biết khẳng định vai trò cá nhân giữa trời đất nhưng đó là cái cá nhân "phi ngã" là cái "ta" ; Nguyễn Công Trứ đã lấy cái "tôi" của mình để chuẩn mực hoá biểu hiện của yêu cầu ấy. Điều đó thể hiện nhà thơ ý thức sâu sắc về cái "tôi" của mình giữa những cái ta chung chung đại khái. Không chỉ vậy ông còn hiểu rõ tài năng của mình. Điệp từ "Khi...khi..." cùng lối nhắt nhịp ngắn, rắn chắc của câu thơ đã khẳng định những tài năng cụ thể, phong phú của nhà thơ. Cuộc đời con người là hành trình đi tìm chính bản thân mình nhưng xã hội phong kiến không cho phép họ nhận thức, khẳng định cái tôi cá nhân. Trong thời đại ấy, thơ Nguyễn Công Trứ là lời ca đẹp ngợi ca khẳng định tính cá nhân của con người, đó là biểu hiện kín đáo của tính nhân bản, nhân vãn trong ý thơ tác giả.

Ý thức được tài năng, con người "ngất ngưởng" ấy còn ý thức được cả đức hạnh phẩm chất tốt đẹp của mình. Song, vẻ thanh cao trong đạo đức ông Hi Văn không phải để (và cũng không thể để, không chịu để) nơi thanh bần ẩn dật. Khác với Nguyên Trãi, Nguyễn Khuyến,... đức hạnh Nguyễn Công Trứ còn đi cùng một cá tính "ngông" khác đời khác người nên ông không ngại ngần phô phang con người thật của mình: "Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng". Thiên hạ cỡi ngựa riêng ông Hi Văn cưỡi bò! Đã vậy ông còn đeo mo cau sau đuôi bò nhằm "che miệng thế gian . Lối sống khác người, khác đời vô cùng độc đáo ấy nhằm tách mình ra khỏi bụi trân xô bồ, xu nịnh, tham danh hám lợi của thê gian. Cá tính của nhà thơ cũng là thái độ của nhà thơ khinh thị những kẻ a dua, tầm thường, giả dôi. Ta từng ngợi ca khí tiết như mai như tùng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến,... thì ắt hăn không thể quên nét thanh cao nơi Nguyễn Công Trứ (dù chúng cao ngạo "ngất ngưởng" trên lưng bò!).

Không chỉ ngạo nghễ ngồi trên thế gian, ông Hi Vãn cũng biết hạ xuống nhân gian để thể hiện cái đa tình ở một nơi rất mực thanh cao:

"Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Gót tiên theo đủng đỉnh một dôi dì"

Chỉ nhà thơ đi chùa mang cô đầu theo mà thôi. Không phải Nguyễn Công Trứ không biết sự ấy đáng cười: "Bụt cũng bật cười ông ngất ngưởng", đó là bụt cười, là người đời cười và cũng chính ông tự cười mình đó thôi.

Ai cười thù cũng mặc ai. Con người đã nếm đủ vị đời "lên voi xuống chó" thì còn sợ gì nữa! Ông ung dung trước những được mất của cuộc đời, trước những khen chè của thế gian.

"Được mất dương dương người tái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong"

Bản lĩnh sống ấy đâu phải ai cũng có. Đó là khí tiết của bậc trượng phu đã thấu lẽ đời, hiểu mệnh trời "Kinh luân sẵn có trong tay" (Nguyễn Đình Chiểu) chỉ còn ung dung mà sống. Âm thanh "cắc - tùng" đệm vào câu thơ khiến ta tưởng cuộc đời này cũng như một cuộc chơi mà thôi. Những thú vui ca hát, rượu thơ giúp cuộc chơi thêm phong phú.

Ttưởng như ung dung bảo thủ với lối sống "chẳng giống ai" nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn biết gắn lô'i sống riêng với cuộc đời chung. Điều ấy nhà thơ cũng đã tự ý thức được giá trị của nó. Dù sống sao đi nữa, ông Hi Văn vẫn dặn lòng mình "Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung". Giữ được cá tính nhưng vẫn hoà nhập vào cái chung, đó là bản lĩnh, là vẻ đẹp của sự tự tin hiếm có trên đời.

Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc đến một cá tính có một không hai trong nền văn học Việt Nam. Thơ Nguyễn Công Trứ luôn "ngất ngưởng" một cái tôi ngạo nghễ, song không hề tách rời cuộc sống đời thường. "Bài ca ngất ngưởng" đã chứng minh vẻ đẹp trong lốỉ sống tự tại, thấu tỏ lẽ đời ấy.

Bài ca ngất ngưởng - Tác giả: Nguyễn Công Trứ

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 3)

Bài ca ngất ngưởng" được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau 1848 là năm ông cáo quan về hưu. Bài thơ có giá trị tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ, cả trí tuệ, tài năng, cả cốt cách, cá tính và triết lí. Khúc ca trác tuyệt viết bằng thể Hát nói này là tài hoa và khí phách của "Ông Hi Văn".

"Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

...

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!"

Khác với những bài hát nói khác, Nguyễn Công Trứ không mở đầu bằng hai câu chữ Hán mà bằng một câu Hán: "Vũ trụ nội mạc phi phận sự" và một câu Việt: "Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng". Câu thơ chữ Hán có nghĩa là trong vũ trụ này không có việc gì là không phải phận sự của ta. Đây là quan niệm thiêng liêng của nhà Nho mà Nguyễn Công Trứ đã nhận thức sâu sắc và hạnh động nhất quán từ trẻ cho đến già. Vì nhiễm quan điểm chính thống đó mà "Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng". Câu thơ hay tuyệt! Nội lực phải dữ dội lắm mới có cái điệu tự hào như vậy. Tưởng chừng như Nguyễn Công Trứ cười một "ông Hi Văn" nào đó, không ngờ "ông Hi Văn" chính lại là Nguyễn Công Trứ! Con người suốt đời say mê công danh nhưng lại coi cái vòng công danh ấy là một cái "lồng". Tại sao lại có thái độ khinh bạc ấy? Cũng dễ hiểu, Nguyễn Công Trứ là người có tài đã đem hết tài năng, trí tuệ giúp đời, cứu nước, cứu dân. Nhưng xã hội phong kiến mà ông cúc cung tận tụy lại quá bé nhỏ, thảm hại, ông Hi Văn luôn luôn cảm thấy bị ràng buộc, mất tự do, khác chi một con chim trong lồng!

Thành ra những hành động chọc trời khuấy nước, tài thao lược của vị đại tướng để trả "nợ tang bồng" cũng chẳng qua là hành vi bay nhảy của con chim trong lồng.

"Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên".

Kể như thế cũng đã oanh liệt! Văn võ song toàn ở đỉnh cao. Ấy là tác giả chưa kể đến những công trạng khác mà ông đã sáng tạo và đóng góp cho dân cho nước. Nhưng như thế thì Nguyễn Công Trứ có gì khác với giới quan trường vào luồn ra cúi bấy giờ? Đây, "ông Hi Văn" đây rồi!

"Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng"

"Ngất ngưởng" ngay trong những hoạt động chính thống! "Ngất ngưởng" ngay trên đỉnh cao danh vọng! Thật là hiếm thấy. Đấy không phải là bộ dạng, hành vi bên ngoài mà ngất ngưởng đã trở thành bản chất của Nguyễn Công Trứ. Là thái độ sống, cũng là cốt cách, là cá tính của "ông Hi Văn". Làm quan cho một triều đại suy tàn của chế độ pk, giữa đám quan lại, mua bán tước, bên cạnh những "tiến sĩ giấy" oái oăm thay lại cùng trong một "lồng", nên Nguyễn Công Trứ "ngất ngưởng" cao ngạo là phải. Xét về mặt nhân cách thì thái độ "ngất ngưởng" là "công trạng" lớn nhất của Nguyễn Công Trứ. Thái độ "ngất ngưởng" xuyên suốt của cuộc đời. Nguyễn Công Trứ, nhưng xét đến cùng thì "ngất ngưởng" giữa triều, "ngất ngưởng" trên đỉnh cao danh vọng là thái độ đáng kính nhất của "ông Hi Văn".

Ngông đã trở thành cốt tủy của Nguyễn Công Trứ. Trong tiểu triều "ngất ngưởng", cáo quan về "ngất ngưởng":

"Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng..."

Năm cởi áo mũ, cáo quan về hưu, không thèm cưỡi ngựa mà cưỡi bò vàng có đeo lục lạc, "ông Hi Văn" thật là "ngất ngưởng". Chưa hết, ông còn cột mo cau sau đuôi bò, nói với thiên hạ là để che miệng thế gian. Rồi bỗng xuất hiện dãy núi quen thuộc của quê nhà: "Kìa núi nọ phau phau mây trắng". Núi Đại Nại trên quê hương của thi nhân đẹp một cách hư ảo.

Người anh hùng chọc trời khuấy nước nay trở về lân la nơi cõi Phật. "Tay kiếm cung" ấy chỉ có làm đổ đình đổ chùa chứ sao "mà nên dạng từ bi"!

"Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì"

Vào chùa mà dắt theo cả ả đào thì chỉ có Nguyễn Công Trứ, hay nói đúng hơn chỉ có Nguyễn Công Trứ là thành thật. Sự thành thật đã làm cho câu thơ trở nên xôn xao, có lẽ còn ở tài hoa nữa. Từ "đủng đỉnh" hay quá, đây là nhịp đi của các nàng ả đào vào chùa, cái nhịp "đủng đỉnh" của tiếng chuông mõ tịch diệt, chứ không phải là nhịp "tùng", "cắc" dưới "xóm". Nhưng không phải "đủng đỉnh" chốc lát trước sân chùa mà ả đào thành ni cô. Thì cũng như Nguyễn Công Trứ vào cửa từ bi mà đâu có diệt được lòng ham muốn.

"Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng"

Trong một xã hội mà cá nhân bị thủ tiêu, cá tính bị vo tròn, Nguyễn Công Trứ lại lồ lộ ra một cá nhân, hồn nhiên một cá tính. Với tinh thần nhân văn "ngất ngưởng", nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã đi trước thời đại hàng thế kỉ!

Theo dõi bài ca từ đầu, ta thấy đã diễn ra ba giai điệu "ngất ngưởng". "Gồm thao lược đã nên ngất ngưởng" là "ông Hi Văn" "ngất ngưởng" ở trong "lồng". Đây là giai điệu kỳ tuyệt, thể hiện khí phách của Nguyễn Công Trứ. Nói một cách khác đây là chiến thắng oanh liệt của sự tự diệt (khi lên đỉnh cao danh vọng người ta không còn là mình nữa). "Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng" là giai điệu Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu "ngất ngưởng". "Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng" là giai điệu tự hào của Nguyễn Công Trứ muốn "ngất ngưởng" thoát tục.

Và đây là giai điệu cuối có giá trị tổng kết cuộc đời của một nhà nho trung nghĩa mà không đánh mất mình:

"Được mất dương dương người tái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!"

Đối với Nguyễn Công Trứ, "được mất dương dương người tái thượng". Tác giả dùng điển tích "Tái ông thất mã". Được chưa chắc là may, mất chưa hẳn là rùi. Trong cuộc sống bon chen đó, "được mất" một chút là người ta có thể làm thịt nhau, mà Nguyễn Công Trứ lại có thái độ bất biến trước sự được mất thì phải nói "ông Hi Văn" có bản lĩnh cao cường. Lại còn "khen chê" nữa, "khen chê phơi phới ngọn đông phong". Khen thì vui "phơi phới" đã đành, chứ sao chê mà cũng "phơi phới ngọn đông phong" nghĩa là cũng vui như ngọn gió xuân? Là vì cái gọi là chuẩn mực chính thống không trùng khít với chuẩn mực của nhà thơ. Thì mới oai phong đại tướng "Nguyễn Công Trứ đó đã bị cách tuột xuống làm lính thú, có hề chi, vẫn "phơi phới ngọn đông phong". Có thể mất chức đại tướng nhưng miễn còn Nguyễn Công Trứ! Những âm thanh này mới làm bận lòng con người yêu đời, ham sống đó:

"Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không tiên, không vướng tục"

Các giác quan của nhà thơ mở về phía cuộc sống tự do, về phía cái đẹp, về phía hưởng lạc. Thơ, rượu, ca trù, hát ả đào mới là đam mê của Nguyễn Công Trứ. Câu thơ nhịp 2/2 réo rắt thật hay (khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng) làm sôi động cả khúc ca. Tác giả cũng không quên đánh giá lại công trạng của "ông Hi Văn" với triều đại mà ông phụng sự:

"Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung"

Nguyễn Công Trứ tự liệt vào hàng danh tướng, công thần đời Hán, đời Tống của Trung Quốc như Trái (Trái Tuân), Nhạc (Nhạc Phi), Hàn (Hàn Kì), Phú (Phú Bật). Ông tự hào như vậy là chính đáng, vì lý tưởng anh hùng của ông cũng không ngoài lí tưởng trung quân ái quốc của đạo Nho và ông đã sống thủy chung trọn đạo vua tôi.

Kể ra tìm một bậc danh sĩ văn võ song toàn như Nguyễn Công Trứ trong thời đại nào cũng hiếm, nhưng không phải là không có. Chứ còn "ông ngất ngưởng" thì tìm đâu ra?

"Trong triều ai ngất ngưởng như ông?"

Đây cũng là giai điệu cuối cùng của "Bài ca ngất ngưởng". Tác giả đã chọn giai điệu "ngất ngưởng" đích đáng để kết thúc bài ca. "Ngất ngưởng" ngay trong triều, "ngất ngưởng" trên đỉnh núi cao danh vọng, đó là nhân cách, là khí phách của Nguyễn Công Trứ.

Nếu được chọn một tác phẩm tiêu biểu cho toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ thì đó là "Bài ca ngất ngưởng". Con người, tài năng, khí phách, tinh hoa của Nguyễn Công Trứ thể hiện sinh động trong tác phẩm trác tuyệt này. Thể hát nói đã thành thơ, thơ hay, vừa triết lí, vừa trữ tình, vừa trào lộng. Có một Nguyễn Công Trứ ngoài "lồng" cười một "ông Hi Văn" trong "lồng", có một Nguyễn Công Trứ ngoại đạo cười một "ông Hi Văn" trong chung. Bốn giai điệu "ngất ngưởng" đã ghi lại cả cuộc đời hoạt động phong phú của một danh sĩ tài tình, trung nghĩa mà không đánh mất mình. Trong một xã hội mà cá nhân không được coi trọng, cá tính bị thủ tiêu thì thái độ "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ chẳng những là khí phách của ông mà còn là một giá trị nhân văn vượt thời đại.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 4)

Cuộc đời vắt ngang qua hai thế kỉ XVIII, XIX với cá tính độc đáo trong cà lối sống và thơ ca, Nguyễn Công trứ xứng đáng tiếp nối cái "Tôi" phá cách thể hiện trong văn học được truyền lại từ Phạm Thái, Hồ Xuân Hương... Chính những nét riêng ấy đã tạo thành vẻ đẹp cho nhiều sáng tác của nhà thơ, trong đó có "Bài ca ngất ngưởng".

Bài thơ có một tiêu đề rất lạ "Bài ca ngất ngưởng". "Ngất ngưởng" là từ chỉ thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. Tên bài thơ đã phản ánh cuộc đời cũng rất thăng trầm nhiều biến động của tác giả. Một cuộc đời chênh vênh lên xuống thất thường. Nhưng những trầm luân thế thái chỉ càng làm nổi bật nhân cách lớn lao của nhà nho chân chính Nguyễn Công Trứ. Nhà thơ sống "ngất ngưởng", sống tự chủ, phóng khoáng chẳng màng điều tiếng nhân gian.

Bài thơ được viết sau nãm 1848, tức là sau khi Nguyễn Công Trứ về hưu ở quê nhà - Hà Tĩnh. Cuộc sống tự do tự tại không bị gò bó bởi những lệ luật chốn quan trường khiến tác giả đã vốn "ngông" nay càng "ngông" hơn nữa. Ong càng bộc lộ cao độ cá tính phóng khoáng của mình. Đã bước sang bên kia cái dốc của cuộc đời mình, không ai tránh khởi cái quay đầu nhìn lại những vật đổi sao dời thế sự.

Quay lại phía sau, nhà thơ thấy tự hào vì đã không sống hoài, sống phí. Cuộc đời mình, ông đã làm được những gì mà một kẻ sĩ có thể làm để khẳng định vai trò cá nhân, gánh vác mọi việc trong trời đất:

"Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Trong trời đất không việc gì không phải là phận sự của ta.”

 Những học trò chốn cửa Khổng sân Trình luôn tâm niệm vai trò của tầng lớp: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Theo đó, cầu thơ của Nguyễn Công trứ đã thể hiện ý thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm của bản thân, của tầng lớp mình đối với thời cuộc.

TOP 15 mở bài Bài ca ngất ngưởng siêu hay - Văn 11

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 5)

Trong khoảng cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX , Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sống gió, thăng trầm "lên thác xuống ghềnh". Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học. Thế nhưng ông "Hi Văn" người Hà Tĩnh ấy có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang chơi đùa với Nguyễn Công Trứ. Vậy nên ông mới "ngất ngưởng", mới khinh thường, ông làm nổi bật một nhà nho "khác thường" trong tác phẩm "Bài ca ngất ngưởng" của mình: Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn mẫu.Theo quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết nhiều. Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức. Một con người vẹn toàn, hoàn hảo. Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm nhuần tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình.

"Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình Tây cờ đại tướng

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên."

"Bài ca ngất ngưởng" là một bài thơ theo thể hát nói còn gọi là ca trù, được tuân theo một qui tắc nhất định. Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán "Vũ trụ nội mạc phi phận sự" và một câu chữ Nôm "Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng" tạo một nét độc đáo.

Theo ông, trong vòng trời đất này không có cái gì thuộc quyền sở hữu riêng của một người. Ông đỗ đạt, làm quan và dung tài, đức của mình để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Thế nhưng, ông dung từ "vào lồng" để thay thế cho việc làm quan, ông bị gò bó vào một khuôn mẫu. Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và từng giữ nhiều chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông. Tư tưởng của một nhà nho học sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái độ khiêm tốn dù mình có tài giỏi đến đâu. Vậy mà ông đi ngược cái điều ấy, ông phá vỡ cái bức tường vững chắc của luật lệ Nho học để thể hiện thái độ sống của chính mình, một phong cách rất Nguyễn Công Trứ. "Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng" ông tự tin, mạnh dạn cho mọi người biết cái tài cầm binh, thao lược của mình. Ông không khiêm tốn mà có phần ngang tàng, tự kiêu khi thêm vào chữ "ngất ngưởng". "Ngất ngưởng" là rất cao, ông dung từ đó để nêu bật cái phong cách sống của ông. Một phong cách sống vượt bậc, hơn người, thật "ngất ngưởng"! Trớ trêu thay, cái xã hội phong kiến xưa, cái suy nghĩ hà khắc của Nho giáo phải chăng ghét cái suy nghĩ cách tân như ông nên cứ hết giáng chức làm một người lính quèn rồi lại lên chức đúng với năng lực của ông. Lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên và ông đã kết thúc trò chơi "công danh" ấy khi lui về chốn thường dân.

"Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng."

Ông cáo quan về quê, thoát khỏi chốn quan trường năm 1848. Đó cũng chính là thời điểm ông sang tác bài thơ này. Ông cho mọi người biết rằng Nguyễn Công Trứ đã hết làm quan, đã được tự do, thoát khỏi "cái lồng" làm quan. Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông có trong con người ông khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc. Ông "ngất ngưởng" ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Con bò cũng trở nên "ngất ngưởng" nhờ Nguyễn Công Trứ! Câu thơ tiếp theo hiện lên là một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên "Kìa núi nọ phau phau mây trắng". Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống dưới chốn thần tiên ấy- núi Đại Nại. Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của nah2 Nho. Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà tu, hành xử không đúng với việc ông được học. Những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn vậy mà các nhà sư lại làm lơ phải chăng vì nể ông từng giữ một chức quan cao khi hết thời mới phải sống ẩn dật thế này. Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động "lạ", ngông cuồng và "ngất ngưởng".

"Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục."

Hai câu thơ nhịp 2/2/2 và 2/3 tạo âm hưởng cho bài thơ. Nó còn nhấn mạnh được việc Nguyễn Công Trứ dù đi chùa mà lại dẫn theo hầu gái, lại còn gảy đàn và ca hát nơi tôn nghiêm thế nhưng ông không thuộc về nơi trần tục ấy, ông không vướng vào thói hư tật xấu vì ông là một nhà nho chân chính. Cao hơn đó là ông "ngất ngưởng" hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên. Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai.

"Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọc đông phong."

Ông nêu bật suy nghĩ của mình- "được" và "mất" là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi "mất" cũng chẳng vui khi "được". Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là "được" hay "mất" cũng không quan trọng. Cùng với quan niệm "được - mất", "khen - chê" cũng được Nguyễn Công Trứ suy nghĩ theo một hướng tích cực, không quan trọng.

"Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Trong triều ai ngất ngưởng được như ông."

Hai câu cuối kết thúc bài thơ cũng đồng thời nhấn mạnh một lần nữa phong cách của ông. Ông tự liệt mình vào hang danh nhân, những người tài giỏi. Nguyễn Công Trứ kết thúc với khẳng định và kết thúc "Trong triều ai ngất ngưởng được như ông". Đó là phong cách riêng biệt của nhà thơ.

Cùng với một cách nghĩ khác về nhân cách nhà nho chân chính là Cao Bá Quát trong tác phẩm "Sa hành đoản ca" (Bài ca ngắn đi trên cát) thể hiện tầm nhìn xa rộng của mình. Cao Bá Quát coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến xưa đã bị thối nát. Đi trên cát mà cứ nghĩ mình đang đi trên đường công danh, bị sa lầy trong cát như vướng vào công danh. Một suy nghĩ sang tạo, cảnh báo công danh là bả mồi mà con người không nên vướng vào. Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đã có những suy nghĩ rất độc đáo tuy đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo.

"Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ cái sự khác biệt, "ngất ngưởng" trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính. Ông không ép mình bị trói buộc, đóng khuôn theo tư tưởng Nho học lỗi thời. Nguyễn Công Trứ đã tạo nên cái tôi, phong cách sống thật lạ, đặc trưng của riêng ông Hi Văn mà thôi. Chính Nguyễn Công Trứ, hay Cao Bá Quát hay những người có suy nghĩ như ông Hi Văn đã tạo nên một bộ mặt mới cho Nho học.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 6)

Nguyễn Công Trứ là người học rộng, tài cao, làm nhiều chức quan lớn trong triều đình. Nhưng cuộc đời ông cũng gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở trên con đường hoạn lộ, khi đang làm chức quan lớn trong triều, ông đột ngột bị giáng chức, nhưng khí chất của một nhà nho chân chính thì không gì có thể lay chuyển được. Ông vẫn giữ lối sống “ngất ngưởng” khác thường. Vẻ đẹp của nhà nho chân chính đã được thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của ông.

Nhân cách để nói về tư cách, phẩm chất đạo đức của con người, nhà nho là cách gọi những người tri thức xưa, theo lối Nho học. Như vậy, nhân cách của một nhà nho chân chính tức là phải biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nhân cách nhà nho chân chính đối với Nguyễn Công Trứ được thể hiện khi ông còn làm quan trong triều, có đến khi ông cáo quan về hưu.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình Tây cờ đại tướng

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”

Mở đầu tác phẩm ông đã khẳng định mọi việc trong trời đất này đều thuộc phận sự của chính tác giả. Và quả thật trong cuộc đời mình, ông thi đỗ đạt và giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình, nhưng đồng thời ông cùng bộc lộ nỗi buồn vì bản thân bị “vào lồng” sống cuộc đời gò bó, chật hẹp. Các chức vụ ông được giữ đều là những chức vụ quan trọng: Tham tán, Tổng đốc đông, Bình Tây đại tướng, Phủ doãn Thừa Thiên. Bản thân Nguyễn Công Trứ là người có ý thức rất rõ ràng trách nhiệm của một kẻ sĩ với đời. Dù biết rõ ra làm quan sẽ mất đi sự tự do, nhưng ông vẫn sẵn sàng vào cái lồng đó, bởi ở đấy ông mới có cơ hội đem tài năng cống hiến cho đất nước, làm tròn chí làm trai của một nam nhi: “Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển”.

Nếu như các nhà Nho luôn sống theo lối khiêm nhường dù bản thân có tài giỏi đến đâu cũng không bao giờ bộc lộ, thì ngược lại ông Hi Văn lại sẵn sàng bộc lộ, dám thể hiện mình và khẳng định bản lĩnh cá nhân: “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Dường như sau lời thơ của ông ta còn thấy được thái độ coi thường của tác giả với những loại người bất tài nhưng hám danh lợi, sống cuộc đời luồn cúi, trong khuôn khổ. Nhưng con đường làm quan của ông cũng đầy thăng trầm, một cá nhân khi có những biểu hiện khác thường, cách tân so với đám đông thường sẽ bị mọi người ghét bỏ, tìm mọi cách hãm hại. Bởi vậy con đường hoạn lộ của ông mới thăng giáng bất thường như vậy. Có lẽ, lối sống “ngất ngưởng” của ông không phù hợp với khuôn khổ chật hẹp, gò bó của xã hội phong kiến. Khi ông từ quan, chính là khoảnh khắc cái tôi ngất ngưởng có cơ hội được thể hiện rõ nhất:

Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng định một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Nguyễn Công Trứ đã thực sự được sống cuộc đời tự do, tự tại, như con chim được tháo cũ sổ lồng. Những hành động lời nói của ông là biểu hiện của lối sống rất “ngông” đây cũng là nét phẩm chất làm nên cốt cách Nguyễn Công Trứ. Ông Hi Văn cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa, ông làm biết bao con mắt dõi theo. Về hưu ông dựng nhà ở núi Đại, với mây trắng phau phau bao phủ bốn phía, như chốn bồng lai tiên cảnh. Đồng thời ông cũng thường xuyên đi viếng, thăm thú cảnh chùa nhưng lúc nào cũng dắt theo các cô hầu con. Điều này thật trái với quy tắc của nhà chùa. Nguyễn Công Trứ đã bất chấp mọi luật lệ, sống cuộc đời phá cách, ngang tàng, ngất ngưởng khiến cho bụt “cũng phải cười ông ngất ngưởng”.

Không chỉ vậy, ông còn bày tỏ quan điểm về lẽ sống: “Được mất dương dương người thái thượng/ Khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Ông đưa ra quan niệm giữa được – mất trong cuộc đời này là chuyện bình thường và mỗi người cần bình thản đón nhận những biến đổi của cuộc sống. Đồng thời ông cùng khẳng định ông bỏ ngoài tai những lời khen – chê của thiên hạ đối với mình, thỏa thích vui chơi bất cứ những điều mình muốn: “Khi ca khi tửu, khi cắc, khi tùng/ Không Phật, không Tiên, không vướng tục”.

Khổ thơ cuối, như một lời tổng kết của Nguyễn Công Trứ: “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú/ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung/ Trong triều ai ngất ngưởng như ông”. Dù có thể ông không phải một danh tướng, danh nho nhưng trước sau lòng trung với vua ông vẫn vẹn đạo, đây chính là phẩm chất cao quý của nhà nho, thật đáng trân trọng. Ông đã dành cả cuộc đời cống hiến cho đất nước, làm trọn đạo vua tôi, ở đời ai có thể ngất ngưởng được như ông?

Qua bài Bài ca nhất ngưởng, ta có thể thấy rằng, lối sống ngất ngưởng của ông đều được xuất phát từ quan niệm Nho giáo đó là đề cao lòng trung quân, đây cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy thật đặc biệt, khác lạ, ông không khuôn mình, trói buộc theo những tư tưởng Nho học, mà “ngất ngưởng” theo cách của riêng mình nhưng vẫn vẹn đạo với vua, với nước. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt cho Nguyễn Công Trứ.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 7)

Nguyễn Công Trứ là người có tài có chí có đức. Xuất thân dòng dõi Nho gia, ngay từ nhỏ đã học vỡ lẽ sách thánh hiền, thi cử đỗ đạt và ra làm quan lớn dưới các triều đại của nhà Nguyễn. Ông không chỉ là nhà quân sự, chính trị tài ba mà còn là một nhà thơ tài năng dùng thơ ca để “tỏ chí” và khẳng định bản thân. Trong các tác phẩm văn chương của ông tiêu biểu nhất là “Bài ca ngất ngưởng” thể hiện nhân cách nhà Nho chân chính nhưng có nhiều nét khác biệt vượt lên lễ giáo nho gia làm nên một nhân cách mới mang đặc trưng riêng của Nguyễn Công Trứ.

“Bài ca ngất ngưởng” có thể coi là bản tự thuật ngắn gọn, tóm tắt lại cuộc đời và tính cách ông Hi Văn (tên hiệu của tác giả). Ông phô bày giá trị bản thân với thái độ ngang tàn, lối sống thật thà và “ngông” của mình. Qua đó hiện lên nhân cách nhà Nho chân chính có quan điểm sống tiến bộ xứng đáng được người đời ca tụng và học tập.

Vậy nhà Nho họ là ai? Nhà Nho chính là người trí thức thời xưa theo học Nho giáo_ đó là hệ thống đạo đức, triết lí và tôn giáo do Khổng Tử đề ra để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Những con người ấy đi theo chuẩn mực luân thường đạo lí thì được gọi là các nho sĩ, nho sinh hay nhà nho. Nhân cách là gì? Nhân cách là tư cách, phẩm chất đạo đức làm người có trong mỗi chúng ta. Nhân cách ấy làm nên giá trị con người và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vậy nhân cách nhà Nho chân chính được hiểu như thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ thể hiện nhân cách của mình.

Trước hết, nhân cách của một nhà Nho chân chính phải là người có “Chí làm trai”. Ngay từ những câu thơ mở đầu ông đã khẳng định: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nghĩa là mọi việc trong vũ trụ chẳng có việc nào không phải phận sự của ta. Tư tưởng ấy rất nhiều lần được ông thể hiện trong các tác phẩm như “Gánh trung hiếu” với câu thơ “Vũ trụ chức phận nội”, hay trong bài “Luận kẻ sĩ” có câu “Vũ trụ giao ngô phận sự” tức đều có nghĩa là mọi việc trong vũ trụ là phận sự của ta. Ý nói đến trách nhiệm của kẻ sĩ đối với cuộc đời. Tư tưởng nhập thế cống hiến cho đời được tiếp nối truyền thống của cha ông như: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đều là các nhà Nho chân chính từ xưa.

Thứ hai, nhân cách nhà Nho chân chính được biểu hiện là con người biết “tu thân” bởi theo quan niệm của nho gia có ba việc “tu thân, trị quốc, bình thiên hạ” mà người nho sĩ phải làm được. Trong “tu thân” thì việc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Học tập là theo đuổi con đường hoạn lộ công danh. Cũng như bao các nhà nho khác Nguyễn Công Trứ luôn cố gắng thi đỗ để ra làm quan cống hiến tài đức củ mình cho nước cho dân. Điều đó được minhg chứng bằng việc ông đã từng giữ nhiều chức quan trong triều được tóm tắt lại bằng bốn câu thơ:

“Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.

Ông đã từng nắm giữ các vị trí quan trọng như Thủ khoa đứng đầu khoa thi Hương tức Giải nguyên, Tham tán đại thần chỉ huy quân sự ở vùng Tây Nam Bộ, Tổng đốc Đông đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh, Đại tướng tức là người cầm đầu đội quân bình Trấn Tây, phủ doãn đứng đầu ở kinh đô. Ngoài ra, ông còn có đóng góp khác như: khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, trị thủy ở đê sông Hồng; đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn… Tất cả công việc ấy đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện với tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao. Con đường công danh của ông thênh thang rộng mở cho đến khi ông được ‘Giải tố chi niên”. Ông tự tin khẳng định mình là người “Tài bộ” tức là kẻ có “tài năng lỗi lạc xuất chúng” trong vũ trụ. Theo quan niệm của nho giáo thì dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải khiêm tốn giữ mình nhưng Nguyễn Công Trứ đi ngược lại điều ấy tự tin, mạnh dạn đề cao vai trò của bản thân, thể hiện tài năng của mình phá vỡ bức tường thành của nho gia.

Nhà nho chân chính là những người coi thường danh lợi, không màng vinh hoa phú quý. Lập thân cốt chỉ để giúp vua giúp nước. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy khi triều chính rối ren bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua nhau nhưng họ lựa cho mình con đường cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Công Trứ cũng vậy khi nói về các chức vị của mình ông chỉ dùng những từ cộc lộc, ngắn gọn chứng tỏ ông không phải là người coi trọng công danh, mà tất cả chỉ là phận sự của đấng nam nhi đứng trong vũ trụ. Nguyễn Công Trứ đã từng có một câu nói nổi tiếng: “Làm tổng đốc tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục”. Dù đã giữ nhiều chức quan lớn trong triều nhưng đối với ông cũng thật nhẹ tênh, không có gì quan trọng. Chính điều ấy khiến ông thể hiện mình với cái tôi “Ngất ngưởng” trong toàn bài.

Nhân cách nhà nho chân chính của Nguyễn Công Trứ thật khác thường, khác người làm nên nét độc đáo riêng. Nếu như những nhà nho khác khi đã thi đỗ làm quan thì suốt một đời cố gắng cho hoạn lộ công danh nhưng với ông khi đã làm trọn bổn phận “bề tôi”, trọn phận sự của mình với đất nước ông cho phép mình được hưởng thú tiêu dao, hành lạc. Ông quan niệm “cuộc đời hành lạc chơi đâu là lãi đấy”, ông hành động ngất ngưởng xưa nay chưa từng có. Ngày xưa các quan lớn đi đâu thường đi bằng ngựa hoặc có kiệu rước nhưng Nguyễn Công Trứ lại ngất ngưởng trên con bò vàng đeo đạc ngựa: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” là thế. Người đời có kẻ bảo ông ngông nghênh, lập dị, kẻ lại cho rằng ông cao ngạo coi thường dư luận nhưng đây là một lối chơi ngông khẳng định cái tôi của mình, cho thiên hạ thấy ông đã được “giải tố chi niên”, được tự do thoát khỏi “cái lồng” làm quan tù túng, giam hãm tâm hồn cá nhân tác giả. Ông cáo quan về ở ẩn với cái cách sống khác, tận hưởng thú vui của mình. Nếu người ta đến chùa là để lễ Phật, cầu may cầu lộc cầu tài thì ông lại đến bày tiệc ca hát, có cả ả đào đàn trống theo sau:

“Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay Kiếm tay cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

Chỉ với bốn câu thơ cho thấy nhân cách đối lập của nhà nho. Kiếm cung, binh đao mà lại từ bi được sao? Viếng chùa chay tịnh, thanh tục mà lại đem theo ả hầu? Những điều đó tưởng chừng là bất kính, vô lễ nhưng lại khiến Bụt cũng phải cười độ lượng trước ông quan già tính khí khác người. Ông coi thường danh lợi, chẳng bận tâm đến được mất khen chê ở trên đời mà:

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục”

Còn người ông ở nơi trần tục mà tâm hồn thoát tục bay vút lên trên cao với âm điệu rộn rã của giọng ca, tiếng đàn. Đối với ông thú vui của bản thân mới là hạnh phúc đáng được quan tâm mọi sự cái được, cái mất, tiếng khen, tiếng chê không còn quan trọng, coi nó không tồn tại ở trên đời. Dù cho cuộc vui chơi của ông đang được thực hiện ở nơi cửa Phật, có cả đôi dì theo sau nhưng ông thấy mình vẫn thanh sạch và thoát tục không vướng bận Phật tiên. Những câu thơ trải dài nhịp điệu thênh thang, thanh thoát với cách ngắt nhịp 2/2/2/2 linh hoạt thể hiện được tâm hồn, tấm lòng mênh mông rộng mở, phóng khoáng theo kiểu khác thường của con người đã ngoài vòng cương tỏa. Ông ngông ghênh tự đặt mình ngang hàng với những danh tài lỗi lạc bên Trung Hoa:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông”

Ông hành lạc vui chơi với đời nhưng vẫn tự tin khẳng định mình là nhà nho chân chính đã trọn vẹn đạo sơ chung. Ông sống, làm việc và cống hiến hết mình đồng thời cũng biết hưởng lạc, tận hưởng niềm vui mà cuộc đời ban tặng. Câu thơ cuối ông tự tin khẳng định trong triều không có ai được như ông.

Tuy là ngất ngưởng, là ngông nghênh nhưng ông vẫn luôn là một nhà nho chân chính với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Cùng với suy nghĩ khác người và có tầm nhìn xa trông rộng như ông là Cao Bá Quát nhân cách nhà nho chân chính cũng được thể hiện trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” Thánh Quát coi thường danh lợi, công danh trong bối cảnh thời đại phong kiến thối nát đang bước vào “cơn hấp hối”, ông coi những kẻ ham danh lợi xưa nay tất tả ngược xuôi bon chen cũng giống như người đời thấy quán rượu ngon tranh nhau đổ xô đến có mấy ai tỉnh táo để thoát ra được sự cám dỗ. Ông đi trên cát mà cứ nghĩ như mình đang bước trên con đường công danh bị sa lầy, khổ cực. Để rồi nhà nho ấy phải cất lên câu hỏi cuối cùng “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” điều ấy đã lí giải phần nào nguyên nhân tại sao Cao Bá Quát đứng về phía nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Bài ca ngất ngưởng” thể hiện cái tôi ngất ngưởng độc đáo trong tính cách khác thường của Uy Viễn đại nhân. Ông không cột chặt mình vào lễ giáo nho gia, luôn tự do phóng khoáng với thú vui của bản thân. Những gương mặt tiêu biểu của nhân cách nhà nho chân chính như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đã góp phần làm nên bộ mặt mới cho các nho sĩ lúc bấy giờ.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 8)

Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sóng gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh”. Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học. Thế nhưng ông “Hi Văn” người Hà Tĩnh ấy có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang chơi đùa với Nguyễn Công Trứ. Vậy nên ông mới “ngất ngưởng”, mới khinh thường, ông làm nổi bật một nhà nho “khác thường” trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của mình: Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn mẫu. Theo quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết nhiều. Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức. Một con người vẹn toàn, hoàn hảo. Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm nhuần tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình.

“Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ theo thể hát nói còn gọi là ca trù, được tuân theo một qui tắc nhất định. Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu chữ Nôm “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” tạo một nét độc đáo.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình Tây cờ đại tướng

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”

Theo ông, trong vòng trời đất này không có cái gì thuộc quyền sở hữu riêng của một người. Ông đỗ đạt, làm quan và dung tài, đức của mình để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Thế nhưng, ông dung từ “vào lồng” để thay thế cho việc làm quan, ông bị gò bó vào một khuôn mẫu. Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và từng giữ nhiều chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông. Tư tưởng của một nhà nho học sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái độ khiêm tốn dù mình có tài giỏi đến đâu. Vậy mà ông đi ngược cái điều ấy, ông phá vỡ cái bức tường vững chắc của luật lệ Nho học để thể hiện thái độ sống của chính mình, một phong cách rất Nguyễn Công Trứ. “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” ông tự tin, mạnh dạn cho mọi người biết cái tài cầm binh, thao lược của mình. Ông không khiêm tốn mà có phần ngang tàng, tự kiêu khi thêm vào chữ “ngất ngưởng”. “Ngất ngưởng” là rất cao, ông dung từ đó để nêu bật cái phong cách sống của ông. Một phong cách sống vượt bậc, hơn người, thật “ngất ngưởng”! Trớ trêu thay, cái xã hội phong kiến xưa, cái suy nghĩ hà khắc của Nho giáo phải chăng ghét cái suy nghĩ cách tân như ông nên cứ hết giáng chức làm một người lính quèn rồi lại lên chức đúng với năng lực của ông. Lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên và ông đã kết thúc trò chơi “công danh” ấy khi lui về chốn thường dân.

“Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Ông cáo quan về quê, thoát khỏi chốn quan trường năm 1848. Đó cũng chính là thời điểm ông sang tác bài thơ này. Ông cho mọi người biết rằng Nguyễn Công Trứ đã hết làm quan, đã được tự do, thoát khỏi “cái lồng” làm quan. Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông có trong con người ông khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc. Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Con bò cũng trở nên “ngất ngưởng” nhờ Nguyễn Công Trứ! Câu thơ tiếp theo hiện lên là một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống dưới chốn thần tiên ấy- núi Đại Nại. Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của nhà Nho. Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà tu, hành xử không đúng với việc ông được học. Những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn vậy mà các nhà sư lại làm lơ phải chăng vì nể ông từng giữ một chức quan cao khi hết thời mới phải sống ẩn dật thế này. Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động “lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng”.

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục.”

Hai câu thơ nhịp 2/2/2 và 2/3 tạo âm hưởng cho bài thơ. Nó còn nhấn mạnh được việc Nguyễn Công Trứ dù đi chùa mà lại dẫn theo hầu gái, lại còn gảy đàn và ca hát nơi tôn nghiêm thế nhưng ông không thuộc về nơi trần tục ấy, ông không vướng vào thói hư tật xấu vì ông là một nhà nho chân chính. Cao hơn đó là ông “ngất ngưởng” hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên. Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai.

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọc đông phong.”

Ông nêu bật suy nghĩ của mình- “được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Cùng với quan niệm “được – mất”, “khen – chê” cũng được Nguyễn Công Trứ suy nghĩ theo một hướng tích cực, không quan trọng.

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”

Hai câu cuối kết thúc bài thơ cũng đồng thời nhấn mạnh một lần nữa phong cách của ông. Ông tự liệt mình vào hang danh nhân, những người tài giỏi. Nguyễn Công Trứ kết thúc với khẳng định và kết thúc “Trong triều ai ngất ngưởng được như ông”. Đó là phong cách riêng biệt của nhà thơ.

Cùng với một cách nghĩ khác về nhân cách nhà nho chân chính là Cao Bá Quát trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên cát) thể hiện tầm nhìn xa rộng của mình. Cao Bá Quát coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến xưa đã bị thối nát. Đi trên cát mà cứ nghĩ mình đang đi trên đường công danh, bị sa lầy trong cát như vướng vào công danh. Một suy nghĩ sang tạo, cảnh báo công danh là bả mồi mà con người không nên vướng vào. Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đã có những suy nghĩ rất độc đáo tuy đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo.

“Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ cái sự khác biệt, “ngất ngưởng” trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính. Ông không ép mình bị trói buộc, đóng khuôn theo tư tưởng Nho học lỗi thời. Nguyễn Công Trứ đã tạo nên cái tôi, phong cách sống thật lạ, đặc trưng của riêng ông Hi Văn mà thôi. Chính Nguyễn Công Trứ, hay Cao Bá Quát hay những người có suy nghĩ như ông Hi Văn đã tạo nên một bộ mặt mới cho Nho học.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 9)

Nguyễn Công Trứ là một nhà nho đã có những đóng góp lớn cho sự hình thành thơ ca hát nói. Trong hàng loạt bài thơ ca hát nói đạt tới mức cổ điển, mẫu mực mà ông để lại, “Bài ca ngất ngưởng” thuộc loại xuất sắc nhất, có thể xem đây như một bản tổng kết về cuộc đời đầy thăng trầm và phong phú của ông. Thể hiện nhân cách của nhà nho chân chính thật cụ thể và lay động lòng người.

Bài ca ngất ngưởng như một lời tự thuật độc đáo về cái tôi ngông nghênh, khinh đời ngạo nghễ, đối lập giữa bậc tài danh có phong cách chân chính với tầng lớp bất tài. Nhan đề của bài thơ tạo ra nhiều ấn tượng độc đáo “bài ca ngất ngưởng” tác giả sử dụng từ láy chỉ trạng thái đồ vật ở trên cao, không chịu giữ yên vị trí lúc lắc chông chênh, muốn đổ nhưng không thể đổ. Qua đó diễn tả được thái độ sống, tư thế và tinh thần của con người vươn lên thế tục. Sống giữa mọi người dường như không thấy ai, đi giữa cuộc đời tưởng như không có ai, một cá tính ngang tàn, khác đời, bất chấp mọi người và khẳng định cái tôi đầy tự tin, ngạo nghễ trước cuộc đời này. Nhân cách ở đây đó chính là tư cách phẩm giá của mỗi con người. Nhà nho là những người có tri thức thời xưa, theo nho học đọc sách thánh hiền và được thiên hạ vô cùng kính nể. Họ nhìn chung là những người rất hiểu lễ giáo có ích cho đất nước và cho thiên hạ. Hình ảnh nhà nho chân chính ngất ngưởng ở chốn quan trường, đó là sự xuất hiện của nhà nho với tài năng, bản lĩnh với cá tính phóng khoáng:

“ Vũ trụ nội mạc phi phận sự ’’

Câu thơ đầu tiên thể hiện thái độ tự tin với quan niệm chí làm trai cùng tinh thần, ý thức trách nhiệm trong đời sống, mọi việc trong trời đất đều là phận sự của tác giả. Chí làm trai này ta đã từng bắt gặp trong thơ của Phạm Ngũ Lão:

‘’Công danh nam tử còn vương nợ’’

Nợ công danh như một món nợ mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu của mình. Họ sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình để ‘’cùng trời đất muôn đời bất hủ’’. Trả xong món nợ công danh cũng là lúc hoàn thành nghĩa vụ với dân với nước. Họ khao khát lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm cho đời. Như trong ca dao:

‘’Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng’’.

Hay như Nguyễn Công Trứ đã từng khẳng định:

‘’Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông’’

Còn Nguyễn Công Trứ cũng thể hiện được cái tôi cá nhân của mình:

“ Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng ‘’

Hy Văn là biệt hiệu của Nguyễn Công Trứ, cách xưng danh cho thấy cái tôi và khẳng định cái tôi cá nhân, hoàn toàn khác với văn học Trung Đại là văn học phi cá nhân “xưng thì khiêm, hô thì tôn” ít khi đề cao mình. Còn Nguyễn Công Trứ lại mang tâm thế thật tự tin với cách nói cường điệu độc đáo, mang đến phong cách mới mẻ. Coi nhập thế là việc làm trói buộc nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng của nhà nho chân chính. Tác giả đã điểm lại việc mình đã làm ở chốn quan trường và những tài năng của mình:

“ Khi Thủ khoa, khi Tham tân, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.’’

Trong câu thơ đã có sự biến đổi linh hoạt với cách ngắt nhịp nhanh, âm điệu nhịp nhàng thể hiện tâm trạng của nhà nho. Sử dụng điệp từ “khi” bốn lần liệt kê ra những danh vị đã trải qua, nhấn mạnh cuộc đời đã gắn bó với nhiều danh vị, khẳng định được tài năng lỗi lạc xuất chúng, đó cũng là niềm tự hào xong vẫn có phần xem nhẹ danh vị. Từ “tay ngất ngưởng” thể hiện được phong cách sống, tư thế tài năng khác đời, khác người và khác thiên hạ. Một cốt cách tài tử phóng túng ”ngông” một cách tự tin và cũng là sự ý thức tài năng, trách nghiệm của Nguyễn Công Trứ. Trớ trêu thay, trong xã hội phong kiến xưa luôn phải tuân theo những khuôn khổ, khiến cho lối sống của ông có sự ràng buộc, đó cũng là sự thách thức với thế gian. Nhà nho chân chính ấy còn mang phong cách sống tự nhiên, độc đáo:

“Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Ông cưỡi bò vàng đeo đạc ngựa, đi chùa có mang theo kiếm cung, có gót tiên theo sau. Phải chăng đó là thái độ sống bất cần, trêu ngươi, thách thức cả xã hội và cả thế gian.Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Con bò cũng trở nên “ngất ngưởng” nhờ Nguyễn Công Trứ. Nhà nho với triết lí sống tự nhiên, lấy tận hưởng lạc thú làm lẽ tồn tài trên đời:

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọc đông phong.”

Trong câu thơ tác giả sử dụng từ láy ”dương dương, phơi phới” kết hợp cùng điển tích ”tái ông thất mã” thể hiện tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản và thoải mái. Cách ngắt nhịp thơ 2/2/3 cùng tiểu đối, từ ngữ được – mất, khen chê: nêu ra suy nghĩ của mình “được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Những hành động của ông khiến cho bụt cũng phải cười vì cái lạ, cái ngông của một nhà nho:

”Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục.”

Từ ”khi” được điệp bốn lần và từ ”không” được điệp lại ba lần, câu thơ diễn tả niềm vui, tâm hồn thật sảng khoái và thảnh thơi, không bị ràng buộc bởi điều gì ở đời. Qua đó thể hiện tâm hồn phóng khoáng và bản lĩnh cứng cỏi, cá tính ”ngông” độc đáo, hoàn toàn thoát khỏi tư tưởng phong kiến bảo thủ. Nhà nho chân chính theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ còn là thái độ ngất ngưởng giữa chốn quan trường mang theo đạo lí trung quân:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”

Sử dụng nghệ thuật so sánh để thấy được sự ý thức về tài năng, giá trị của cá nhân, luôn giữ được nhân cách của vua tôi. Sử dụng điển cố điển tích và ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật… Cũng là lời tự hào kiêu hãnh với cách sống riêng của mình, như một lời tuyên ngôn khẳng định cái tôi phi thường của Nguyễn Công Trứ. Đó là sự tôn trọng trung thực cá tính của chính bản thân, không uốn mình theo dư luận bên ngoài, phải luôn có tài năng và sống với đúng quan niệm của chính mình mới thực là đáng sống.

Bài ca ngất ngưởng thể hiện phong cách sống đẹp, sống phải có bản lĩnh ngay cả trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp những được mất và khen chê ở đời. Không chỉ ở nội dung mà còn ở phương thức nghệ thuật đã tạo nên một con người phong cách mới lạ và độc đáo, Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đem đến cho thơ hát nói một nội dung phù hợp, sâu sắc để bày tỏ tư tưởng, sự phóng túng trong tâm hồn và là giá trị nhân văn của một thời đại, của một nhà nho chân chính.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 10)

Nguyễn Công Trứ là một nhà nho tài tử nổi tiếng với những tác phẩm ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, đương thời ông là một con người sống khí phách, hiên ngang bản lĩnh dám đối đầu với những bất công trong cuộc đời, ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Ông đến với văn thơ bằng cái tài và cái tâm, ông là một trong những người đã góp phần phát triển thể hát nói của nước nhà. Nguyễn Công Trứ có bản lĩnh sống vững vàng, phóng khoảng, không sợ quyền uy, thế lực. Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được tác giả sáng tác khi cáo quan về ở ẩn, đó là lúc tác giả cảm thấy bất lực với triều đình phong kiến, không trọng dụng người tài chỉ chăm lo chia bè, kết cánh, trục lợi của nhân dân, đất nước. Bài thơ cũng thể hiện những tâm sự của ông trong thời buổi đương thời đồng thời người đọc sẽ phát hiện vẻ đẹp nhân cách của tác giả qua bài thơ.

Ngất ngưởng là một từ chỉ cách sống, lối sống phóng khoáng, những con người có tài năng, bản lĩnh mới dám sống ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ là một nhà nho tài tử và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình vì thế ông có thể ngạo nghễ nâng cao giá trị bản thân mình, tự hào về những gì mình đã làm được. Sáu câu đầu của bài thơ là lời tự thuật về tài năng, chức vụ, danh vị của chính mình, mở đầu ông viết: Vũ trụ nội mạc phi phận sự ( mọi việc trong trời đất đều thuộc phận sự của ta). Đây là câu thơ thể hiện thái độ tự tin, ý thức trách nhiệm trước cuộc đời ý chí lớn lao của Nguyễn Công Trứ, phải là người có tài năng có lực mới có thể nhận trách nhiệm lớn lao ở cuộc đời về chính mình. Thời trẻ, ông đã từng có câu nói:

“Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”,

“Không công danh thà nát với cây cỏ”.

Những câu thơ trên cho thấy ý thức muốn tự khẳng định mình của Nguyễn Công Trứ, ông tự tin bản lĩnh nhìn nhận thực chất về tài năng của mình. “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng”, tài bộ tức là tài hoa, đặc biệt là tài thao lược, câu thơ đã thể hiện được tinh thần nhập thế tích cực của Nguyễn Công Trứ, như thế tài năng của Nguyễn Công Trứ đã được sử dụng để phục vụ triều đình và nhân dân, hơn nữa Nguyễn Công Trứ không chỉ giữ một chức vụ, mà ông đã kinh qua nhiều vị trí khác nhau: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông, đại tướng, phủ doãn, đó là những vị trí cần những tài năng đặc biệt và Nguyễn Công Trứ đã chứng minh được khả năng của mình qua những vị trí đó, để làm rạng danh cho bản thân mình và cho dòng họ. Trong khổ thơ sử dụng cách ngắt nhịp dồn dập, mạnh mẽ thể hiện niềm vui, niềm tự hào của tác giả, trong khổ thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt cùng với điệp từ Khi mang âm hưởng lâng lâng tự hào. Tự hào vì mình có tài năng thực sự thì mới đảm nhiệm những vị trí như vậy.

Cách viết của Nguyễn Công Trứ không phải là để khoe khoang tự mãn, mà đây là một cách ông tự khẳng định bản thân, cách nhà nho tự tin, vững chãi khi đứng giữa cuộc đời đầy biến động, bấp bênh. Những câu thơ trên đã làm hiện lên hình ảnh một người quân tử ngạo nghễ giữa cuộc đời, đầy bản lĩnh, đầy sự kiên trì lý tưởng. Nguyễn Công Trứ xứng đáng là tấm gương cho thế hệ sau không ngừng học hỏi và noi theo. Đó là những hình ảnh mà chúng ta biết được khi ông làm quan trong triều, còn sau khi cáo quan về quê thì tâm thế của tác giả như thế nào, chúng ta cùng nhau phân tích những câu thơ tiếp theo đó là hình ảnh ông ngất ngưởng khi cáo quan về hưu. Ngày về hưu: Đô môn giải tổ chi niên những câu thơ chữ Hán mở đầu chặng đường về hưu của mình, âm điệu dường như trang trọng và nghiêm túc. Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng, ngày về hưu của Nguyễn Công Trứ thật bình yên và giản dị, không lọng, võng, không chiêng trống, kèn pháo mà lại hiện lên một hình ảnh bình dị đời thường tác giả cưỡi con bò vàng, đeo đạc ngựa, treo mo cau có ghi một bài thơ trong đó có câu: Sẵn tấm mo che miệng thế gian. Đó là hành động ngược đời ngạo nghễ nhằm mục đích trêu người ngạo thế.

Bức chân dung của Nguyễn Công Trứ hiện lên đầy tính trào lộng. Vậy thì khi cáo quan về quê ở ẩn thì cuộc sống ngày thường của Nguyễn Công Trứ như thế nào qua những câu thơ tiếp theo: Cuộc sống hàng ngày lối sống ngất ngưởng được thể hiện trong sự dối lập gay gắt: Đi thăm thú những nơi danh làm thắng cảnh, đây quả thực là một phong cách của bậc tao nhân, Nguyễn Công Trứ lại mang theo cung kiếm. Tư thế của một võ tướng đi lại với khuôn mặt từ bi. Ông lên chùa lại mang theo hầu gái: Chùa chiền là nơi thâm nghiêm, nghiêm túc đến đây con người phải rũ bỏ hết mọi phàm tục của đời sống, Nguyễn Công Trứ giữ nguyên kiểu sống đời thường để vào nơi tôn nghiêm, trang trọng nên Bụt cũng nực cười. Qua phép đối lập và cách nói trào lộng, tác giả đã vẽ nên hình ảnh một con người trái khoáy lạ lùng. Đây là hình ảnh có phong thái lãng mạn của một con người muốn gạt bỏ tất cả những ràng buộc của đời thường để tận hưởng cuộc sống theo thú vui yêu thích của mình chứ không phải theo tiêu chuẩn đạo đức cho phép. Âm điệu lời thơ nhẹ nhàng thể hiện phong thái lãng mạn, hào hoa của con người.

Khi rời khỏi chốn quan trường Nguyễn Công Trứ không còn quan tâm đến những danh lợi, quyền hành mà trở về với lối sống ung dung tự tại của một con người bình thường. Càng thờ ơ với danh vọng ông càng vui thú với cuộc sống. Điệp từ khi cùng với nhịp thơ ngắn dồn dập, và phép đối gợi không khí cảm giác được đắm chìn vào cung đàn nhịp phách, đắm trong men rượu chếnh choáng mà Nguyễn Công Trứ là người thăng hoa. Lời thơ thể hiện thái độ sống thiên về hưởng lạc, vui thú tinh thần. Nguyễn Công Trứ tự khẳng định bản thân trước tất cả mọi người, ông tự tin vào khả năng của mình xếp mình vào hạng danh tướng, tự hào về cái người ta ít tự hào, ít kể – nghĩa vua – tôi. Đây là con người có tài có đức ít ai bì kịp, không ai sánh bằng. Từ đây chúng ta có thể nhìn nhận về con người Nguyễn Công Trứ một con người giàu năng lực, dám sống tự tin bản lĩnh, tự khẳng định mình bỏ qua lễ giáo phong kiến, theo đuổi cái tâm tự nhiên. Chúng ta nhận ra vẻ đẹp nhân cách của tác giả càng thêm mến yêu, và khâm phục những gì mà tác giả đã để lại cho cuộc đời. Đọc thơ Nguyễn Công Trứ chúng ta được thừa hưởng nhiều bài học: đó là bài học về thái độ sống tự tin, bản lĩnh dám đương đầu với mọi thách thức trong cuộc sống nhưng vẫn giữ được nhân cách cao đẹp của mình. Đó là bài học về cách sống hiên ngang, không sợ cường quyền, ung dung tự tại. Nhân cách nhà nho Nguyễn Công Trứ được nâng cao, được mọi người kính trọng, mến phục.

Bài ca ngất ngưởng đã thể hiện được nhân cách, tấm lòng của Nguyễn Công Trứ là một con người sống bản lĩnh, phóng khoáng, có nhiều quan niệm sống mới mẻ vượt qua những khắt khe của lễ giáo phong kiến. Hơn nữa Nguyễn Công Trứ là người đi tiên phong trong việc phát triển thể hát nói phù hợp với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do phóng túng thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 11)

Trong khoảng cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX , Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sống gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh”. Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học. Thế nhưng ông “Hi Văn” người Hà Tĩnh ấy có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang chơi đùa với Nguyễn Công Trứ. Vậy nên ông mới “ngất ngưởng”, mới khinh thường, ông làm nổi bật một nhà nho “khác thường” trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của mình: Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn mẫu.Theo quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết nhiều. Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức. Một con người vẹn toàn, hoàn hảo. Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm nhuần tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc Bình Tây cờ đại tướng
Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”

“Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ theo thể hát nói còn gọi là ca trù, được tuân theo một qui tắc nhất định. Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu chữ Nôm “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” tạo một nét độc đáo.

Theo ông, trong vòng trời đất này không có cái gì thuộc quyền sở hữu riêng của một người. Ông đỗ đạt, làm quan và dung tài, đức của mình để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Thế nhưng, ông dung từ “vào lồng” để thay thế cho việc làm quan, ông bị gò bó vào một khuôn mẫu. Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và từng giữ nhiều chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông. Tư tưởng của một nhà nho học sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái độ khiêm tốn dù mình có tài giỏi đến đâu. Vậy mà ông đi ngược cái điều ấy, ông phá vỡ cái bức tường vững chắc của luật lệ Nho học để thể hiện thái độ sống của chính mình, một phong cách rất Nguyễn Công Trứ. “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” ông tự tin, mạnh dạn cho mọi người biết cái tài cầm binh, thao lược của mình. Ông không khiêm tốn mà có phần ngang tàng, tự kiêu khi thêm vào chữ “ngất ngưởng”. “Ngất ngưởng” là rất cao, ông dung từ đó để nêu bật cái phong cách sống của ông. Một phong cách sống vượt bậc, hơn người, thật “ngất ngưởng”! Trớ trêu thay, cái xã hội phong kiến xưa, cái suy nghĩ hà khắc của Nho giáo phải chăng ghét cái suy nghĩ cách tân như ông nên cứ hết giáng chức làm một người lính quèn rồi lại lên chức đúng với năng lực của ông. Lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên và ông đã kết thúc trò chơi “công danh” ấy khi lui về chốn thường dân.

“Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Ông cáo quan về quê, thoát khỏi chốn quan trường năm 1848. Đó cũng chính là thời điểm ông sang tác bài thơ này. Ông cho mọi người biết rằng Nguyễn Công Trứ đã hết làm quan, đã được tự do, thoát khỏi “cái lồng” làm quan. Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông có trong con người ông khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc. Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Con bò cũng trở nên “ngất ngưởng” nhờ Nguyễn Công Trứ! Câu thơ tiếp theo hiện lên là một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống dưới chốn thần tiên ấy- núi Đại Nại. Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của nah2 Nho. Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà tu, hành xử không đúng với việc ông được học. Những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn vậy mà các nhà sư lại làm lơ phải chăng vì nể ông từng giữ một chức quan cao khi hết thời mới phải sống ẩn dật thế này. Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động “lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng”.

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không tiên, không vướng tục.”

Hai câu thơ nhịp 2/2/2 và 2/3 tạo âm hưởng cho bài thơ. Nó còn nhấn mạnh được việc Nguyễn Công Trứ dù đi chùa mà lại dẫn theo hầu gái, lại còn gảy đàn và ca hát nơi tôn nghiêm thế nhưng ông không thuộc về nơi trần tục ấy, ông không vướng vào thói hư tật xấu vì ông là một nhà nho chân chính. Cao hơn đó là ông “ngất ngưởng” hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên. Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai.

“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọc đông phong.”

Ông nêu bật suy nghĩ của mình- “được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Cùng với quan niệm “được – mất”, “khen – chê” cũng được Nguyễn Công Trứ suy nghĩ theo một hướng tích cực, không quan trọng.

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”

Hai câu cuối kết thúc bài thơ cũng đồng thời nhấn mạnh một lần nữa phong cách của ông. Ông tự liệt mình vào hang danh nhân, những người tài giỏi. Nguyễn Công Trứ kết thúc với khẳng định và kết thúc “Trong triều ai ngất ngưởng được như ông”. Đó là phong cách riêng biệt của nhà thơ.

Cùng với một cách nghĩ khác về nhân cách nhà nho chân chính là Cao Bá Quát trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên cát) thể hiện tầm nhìn xa rộng của mình. Cao Bá Quát coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến xưa đã bị thối nát. Đi trên cát mà cứ nghĩ mình đang đi trên đường công danh, bị sa lầy trong cát như vướng vào công danh. Một suy nghĩ sang tạo, cảnh báo công danh là bả mồi mà con người không nên vướng vào. Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đã có những suy nghĩ rất độc đáo tuy đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo.

“Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ cái sự khác biệt, “ngất ngưởng” trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính. Ông không ép mình bị trói buộc, đóng khuôn theo tư tưởng Nho học lỗi thời. Nguyễn Công Trứ đã tạo nên cái tôi, phong cách sống thật lạ, đặc trưng của riêng ông Hi Văn mà thôi. Chính Nguyễn Công Trứ, hay Cao Bá Quát hay những người có suy nghĩ như ông Hi Văn đã tạo nên một bộ mặt mới cho Nho học.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 12)

Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau 1848 là năm ông cáo quan về hưu. Bài thơ có giá trị tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ, cả trí tuệ, tài năng, cả cốt cách, cá tính và triết lí. Khúc ca trác tuyệt viết bằng thể Hát nói này là tài hoa và khí phách của “Ông Hi Văn”.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Khác với những bài hát nói khác, Nguyễn Công Trứ không mở đầu bằng hai câu chữ Hán mà bằng một câu Hán: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu Việt: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Câu thơ chữ Hán có nghĩa là trong vũ trụ này không có việc gì là không phải phận sự của ta. Đây là quan niệm thiêng liêng của nhà Nho mà Nguyễn Công Trứ đã nhận thức sâu sắc và hạnh động nhất quán từ trẻ cho đến già. Vì nhiễm quan điểm chính thống đó mà “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Câu thơ hay tuyệt! Nội lực phải dữ dội lắm mới có cái điệu tự hào như vậy. Tưởng chừng như Nguyễn Công Trứ cười một “ông Hi Văn” nào đó, không ngờ “ông Hi Văn” chính lại là Nguyễn Công Trứ! Con người suốt đời say mê công danh nhưng lại coi cái vòng công danh ấy là một cái “lồng”. Tại sao lại có thái độ khinh bạc ấy? Cũng dễ hiểu, Nguyễn Công Trứ là người có tài đã đem hết tài năng, trí tuệ giúp đời, cứu nước, cứu dân. Nhưng xã hội phong kiến mà ông cúc cung tận tụy lại quá bé nhỏ, thảm hại, ông Hi Văn luôn luôn cảm thấy bị ràng buộc, mất tự do, khác chi một con chim trong lồng!

Thành ra những hành động chọc trời khuấy nước, tài thao lược của vị đại tướng để trả “nợ tang bồng” cũng chẳng qua là hành vi bay nhảy của con chim trong lồng.

“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.

Kể như thế cũng đã oanh liệt! Văn võ song toàn ở đỉnh cao. Ấy là tác giả chưa kể đến những công trạng khác mà ông đã sáng tạo và đóng góp cho dân cho nước. Nhưng như thế thì Nguyễn Công Trứ có gì khác với giới quan trường vào luồn ra cúi bấy giờ? Đây, “ông Hi Văn” đây rồi!

“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”

“Ngất ngưởng” ngay trong những hoạt động chính thống! “Ngất ngưởng” ngay trên đỉnh cao danh vọng! Thật là hiếm thấy. Đấy không phải là bộ dạng, hành vi bên ngoài mà ngất ngưởng đã trở thành bản chất của Nguyễn Công Trứ. Là thái độ sống, cũng là cốt cách, là cá tính của “ông Hi Văn”. Làm quan cho một triều đại suy tàn của chế độ pk, giữa đám quan lại, mua bán tước, bên cạnh những “tiến sĩ giấy” oái oăm thay lại cùng trong một “lồng”, nên Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” cao ngạo là phải. Xét về mặt nhân cách thì thái độ “ngất ngưởng” là “công trạng” lớn nhất của Nguyễn Công Trứ. Thái độ “ngất ngưởng” xuyên suốt của cuộc đời. Nguyễn Công Trứ, nhưng xét đến cùng thì “ngất ngưởng” giữa triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh cao danh vọng là thái độ đáng kính nhất của “ông Hi Văn”.

Ngông đã trở thành cốt tủy của Nguyễn Công Trứ. Trong tiểu triều “ngất ngưởng”, cáo quan về “ngất ngưởng”:

“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng…”

Năm cởi áo mũ, cáo quan về hưu, không thèm cưỡi ngựa mà cưỡi bò vàng có đeo lục lạc, “ông Hi Văn” thật là “ngất ngưởng”. Chưa hết, ông còn cột mo cau sau đuôi bò, nói với thiên hạ là để che miệng thế gian. Rồi bỗng xuất hiện dãy núi quen thuộc của quê nhà: “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Núi Đại Nại trên quê hương của thi nhân đẹp một cách hư ảo.

Người anh hùng chọc trời khuấy nước nay trở về lân la nơi cõi Phật. “Tay kiếm cung” ấy chỉ có làm đổ đình đổ chùa chứ sao “mà nên dạng từ bi”!

“Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”

Vào chùa mà dắt theo cả ả đào thì chỉ có Nguyễn Công Trứ, hay nói đúng hơn chỉ có Nguyễn Công Trứ là thành thật. Sự thành thật đã làm cho câu thơ trở nên xôn xao, có lẽ còn ở tài hoa nữa. Từ “đủng đỉnh” hay quá, đây là nhịp đi của các nàng ả đào vào chùa, cái nhịp “đủng đỉnh” của tiếng chuông mõ tịch diệt, chứ không phải là nhịp “tùng”, “cắc” dưới “xóm”. Nhưng không phải “đủng đỉnh” chốc lát trước sân chùa mà ả đào thành ni cô. Thì cũng như Nguyễn Công Trứ vào cửa từ bi mà đâu có diệt được lòng ham muốn.

“Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

Trong một xã hội mà cá nhân bị thủ tiêu, cá tính bị vo tròn, Nguyễn Công Trứ lại lồ lộ ra một cá nhân, hồn nhiên một cá tính. Với tinh thần nhân văn “ngất ngưởng”, nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã đi trước thời đại hàng thế kỉ!

Theo dõi bài ca từ đầu, ta thấy đã diễn ra ba giai điệu “ngất ngưởng”. “Gồm thao lược đã nên ngất ngưởng” là “ông Hi Văn” “ngất ngưởng” ở trong “lồng”. Đây là giai điệu kỳ tuyệt, thể hiện khí phách của Nguyễn Công Trứ. Nói một cách khác đây là chiến thắng oanh liệt của sự tự diệt (khi lên đỉnh cao danh vọng người ta không còn là mình nữa). “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” là giai điệu Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu “ngất ngưởng”. “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” là giai điệu tự hào của Nguyễn Công Trứ muốn “ngất ngưởng” thoát tục.

Và đây là giai điệu cuối có giá trị tổng kết cuộc đời của một nhà nho trung nghĩa mà không đánh mất mình:

“Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Đối với Nguyễn Công Trứ, “được mất dương dương người tái thượng”. Tác giả dùng điển tích “Tái ông thất mã”. Được chưa chắc là may, mất chưa hẳn là rùi. Trong cuộc sống bon chen đó, “được mất” một chút là người ta có thể làm thịt nhau, mà Nguyễn Công Trứ lại có thái độ bất biến trước sự được mất thì phải nói “ông Hi Văn” có bản lĩnh cao cường. Lại còn “khen chê” nữa, “khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Khen thì vui “phơi phới” đã đành, chứ sao chê mà cũng “phơi phới ngọn đông phong” nghĩa là cũng vui như ngọn gió xuân? Là vì cái gọi là chuẩn mực chính thống không trùng khít với chuẩn mực của nhà thơ. Thì mới oai phong đại tướng “Nguyễn Công Trứ đó đã bị cách tuột xuống làm lính thú, có hề chi, vẫn “phơi phới ngọn đông phong”. Có thể mất chức đại tướng nhưng miễn còn Nguyễn Công Trứ! Những âm thanh này mới làm bận lòng con người yêu đời, ham sống đó:

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.
Không Phật, không tiên, không vướng tục”

Các giác quan của nhà thơ mở về phía cuộc sống tự do, về phía cái đẹp, về phía hưởng lạc. Thơ, rượu, ca trù, hát ả đào mới là đam mê của Nguyễn Công Trứ. Câu thơ nhịp 2/2 réo rắt thật hay (khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng) làm sôi động cả khúc ca. Tác giả cũng không quên đánh giá lại công trạng của “ông Hi Văn” với triều đại mà ông phụng sự:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”

Nguyễn Công Trứ tự liệt vào hàng danh tướng, công thần đời Hán, đời Tống của Trung Quốc như Trái (Trái Tuân), Nhạc (Nhạc Phi), Hàn (Hàn Kì), Phú (Phú Bật). Ông tự hào như vậy là chính đáng, vì lý tưởng anh hùng của ông cũng không ngoài lí tưởng trung quân ái quốc của đạo Nho và ông đã sống thủy chung trọn đạo vua tôi.

Kể ra tìm một bậc danh sĩ văn võ song toàn như Nguyễn Công Trứ trong thời đại nào cũng hiếm, nhưng không phải là không có. Chứ còn “ông ngất ngưởng” thì tìm đâu ra?

“Trong triều ai ngất ngưởng như ông?”

Đây cũng là giai điệu cuối cùng của “Bài ca ngất ngưởng”. Tác giả đã chọn giai điệu “ngất ngưởng” đích đáng để kết thúc bài ca. “Ngất ngưởng” ngay trong triều, “ngất ngưởng” trên đỉnh núi cao danh vọng, đó là nhân cách, là khí phách của Nguyễn Công Trứ.

Nếu được chọn một tác phẩm tiêu biểu cho toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ thì đó là “Bài ca ngất ngưởng”. Con người, tài năng, khí phách, tinh hoa của Nguyễn Công Trứ thể hiện sinh động trong tác phẩm trác tuyệt này. Thể hát nói đã thành thơ, thơ hay, vừa triết lí, vừa trữ tình, vừa trào lộng. Có một Nguyễn Công Trứ ngoài “lồng” cười một “ông Hi Văn” trong “lồng”, có một Nguyễn Công Trứ ngoại đạo cười một “ông Hi Văn” trong chung. Bốn giai điệu “ngất ngưởng” đã ghi lại cả cuộc đời hoạt động phong phú của một danh sĩ tài tình, trung nghĩa mà không đánh mất mình. Trong một xã hội mà cá nhân không được coi trọng, cá tính bị thủ tiêu thì thái độ “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ chẳng những là khí phách của ông mà còn là một giá trị nhân văn vượt thời đại.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 13)

Cuộc đời vắt ngang qua hai thế kỉ XVIII, XIX với cá tính độc đáo trong cà lối sống và thơ ca, Nguyễn Công trứ xứng đáng tiếp nối cái “Tôi” phá cách thể hiện trong văn học được truyền lại từ Phạm Thái, Hồ Xuân Hương… Chính những nét riêng ấy đã tạo thành vẻ đẹp cho nhiều sáng tác của nhà thơ, trong đó có “Bài ca ngất ngưởng”.

Bài thơ có một tiêu đề rất lạ “Bài ca ngất ngưởng”. “Ngất ngưởng” là từ chỉ thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. Tên bài thơ đã phản ánh cuộc đời cũng rất thăng trầm nhiều biến động của tác giả. Một cuộc đời chênh vênh lên xuống thất thường. Nhưng những trầm luân thế thái chỉ càng làm nổi bật nhân cách lớn lao của nhà nho chân chính Nguyễn Công Trứ. Nhà thơ sống “ngất ngưởng”, sống tự chủ, phóng khoáng chẳng màng điều tiếng nhân gian.

Bài thơ được viết sau nãm 1848, tức là sau khi Nguyễn Công Trứ về hưu ở quê nhà – Hà Tĩnh. Cuộc sống tự do tự tại không bị gò bó bởi những lệ luật chốn quan trường khiến tác giả đã vốn “ngông” nay càng “ngông” hơn nữa. Ong càng bộc lộ cao độ cá tính phóng khoáng của mình. Đã bước sang bên kia cái dốc của cuộc đời mình, không ai tránh khởi cái quay đầu nhìn lại những vật đổi sao dời thế sự.

Quay lại phía sau, nhà thơ thấy tự hào vì đã không sống hoài, sống phí. Cuộc đời mình, ông đã làm được những gì mà một kẻ sĩ có thể làm để khẳng định vai trò cá nhân, gánh vác mọi việc trong trời dất: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” – Trong trời đất không việc gì không phải là phận sự của ta. Những học trò chốn cửa Khổng sân Trình luôn tâm niệm vai trò của tầng lớp: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Theo dó, cầu thơ của Nguyễn Công trứ đã thể hiện ý thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm của bản thân, của tầng lớp mình đối với thời cuộc.

Tự xếp mình vào hàng những người luôn lo mọi việc trong trời đất, nhà thơ tự xưng tên: “ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” đã về hưu. Con chim bằng cánh sải chín dặm trời mây đã xếp cánh “vào lồng”, thời lừng lẫy nam bắc đông tây đã lui vào quá khứ nhưng trận gió cuốn, triều dâng đôi cánh ấy tạo nên vẫn thật vang động bốn bề:

“Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc Bình tây cờ đại tướng
Có khi về phủ doãn Thừa Thiên”

Trong lịch sử văn học Việt Nam, cùng với một số ít tác giả độc đáo như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương thì Nguyễn Công Trứ được ghi nhận là cái tôi cá tính, xưng tên riêng của mình trọng tác phẩm – nhà thơ viết “ông Hi Văn”. Nho giáo răn dạy học trò phải biết khẳng định vai trò cá nhân giữa trời đất nhưng đó là cái cá nhân “phi ngã” là cái “ta” ; Nguyễn Công Trứ đã lấy cái “tôi” của mình để chuẩn mực hoá biểu hiện của yêu cầu ấy. Điều đó thể hiện nhà thơ ý thức sâu sắc về cái “tôi” của mình giữa những cái ta chung chung đại khái. Không chỉ vậy ông còn hiểu rõ tài năng của mình. Điệp từ “Khi…khi…” cùng lối nhắt nhịp ngắn, rắn chắc của câu thơ đã khẳng định những tài năng cụ thể, phong phú của nhà thơ. Cuộc đời con người là hành trình đi tìm chính bản thân mình nhưng xã hội phong kiến không cho phép họ nhận thức, khẳng định cái tôi cá nhân. Trong thời đại ấy, thơ Nguyễn Công Trứ là lời ca đẹp ngợi ca khẳng định tính cá nhân của con người, đó là biểu hiện kín đáo của tính nhân bản, nhân vãn trong ý thơ tác giả.

Ý thức được tài năng, con người “ngất ngưởng” ấy còn ý thức được cả đức hạnh phẩm chất tốt đẹp của mình. Song, vẻ thanh cao trong đạo đức ông Hi Văn không phải để (và cũng không thể để, không chịu để) nơi thanh bần ẩn dật. Khác với Nguyên Trãi, Nguyễn Khuyến,… đức hạnh Nguyễn Công Trứ còn đi cùng một cá tính “ngông” khác đời khác người nên ông không ngại ngần phô phang con người thật của mình: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. Thiên hạ cỡi ngựa riêng ông Hi Văn cưỡi bò! Đã vậy ông còn đeo mo cau sau đuôi bò nhằm “che miệng thế gian . Lối sống khác người, khác đời vô cùng độc đáo ấy nhằm tách mình ra khỏi bụi trân xô bồ, xu nịnh, tham danh hám lợi của thê gian. Cá tính của nhà thơ cũng là thái độ của nhà thơ khinh thị những kẻ a dua, tầm thường, giả dôi. Ta từng ngợi ca khí tiết như mai như tùng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến,… thì ắt hăn không thể quên nét thanh cao nơi Nguyễn Công Trứ (dù chúng cao ngạo “ngất ngưởng” trên lưng bò!).

Không chỉ ngạo nghễ ngồi trên thế gian, ông Hi Vãn cũng biết hạ xuống nhân gian để thể hiện cái đa tình ở một nơi rất mực thanh cao:

“Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Gót tiên theo đủng đỉnh một dôi dì”

Chỉ nhà thơ đi chùa mang cô đầu theo mà thôi. Không phải Nguyễn Công Trứ không biết sự ấy đáng cười: “Bụt cũng bật cười ông ngất ngưởng”, đó là bụt cười, là người đời cười và cũng chính ông tự cười mình đó thôi.

Ai cười thù cũng mặc ai. Con người đã nếm đủ vị đời “lên voi xuống chó” thì còn sợ gì nữa! Ông ung dung trước những được mất của cuộc đời, trước những khen chè của thế gian.

“Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong”

Bản lĩnh sống ấy đâu phải ai cũng có. Đó là khí tiết của bậc trượng phu đã thấu lẽ đời, hiểu mệnh trời “Kinh luân sẵn có trong tay” (Nguyễn Đình Chiểu) chỉ còn ung dung mà sống. Âm thanh “cắc – tùng” đệm vào câu thơ khiến ta tưởng cuộc đời này cũng như một cuộc chơi mà thôi. Những thú vui ca hát, rượu thơ giúp cuộc chơi thêm phong phú.

Ttưởng như ung dung bảo thủ với lối sống “chẳng giống ai” nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn biết gắn lô’i sống riêng với cuộc đời chung. Điều ấy nhà thơ cũng đã tự ý thức được giá trị của nó. Dù sống sao đi nữa, ông Hi Văn vẫn dặn lòng mình “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. Giữ được cá tính nhưng vẫn hoà nhập vào cái chung, đó là bản lĩnh, là vẻ đẹp của sự tự tin hiếm có trên đời.

Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc đến một cá tính có một không hai trong nền văn học Việt Nam. Thơ Nguyễn Công Trứ luôn “ngất ngưởng” một cái tôi ngạo nghễ, song không hề tách rời cuộc sống đời thường. “Bài ca ngất ngưởng” đã chứng minh vẻ đẹp trong lốỉ sống tự tại, thấu tỏ lẽ đời ấy.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 14)

Nguyễn Công Trứ là người học rộng, tài cao, làm nhiều chức quan lớn trong triều đình. Nhưng cuộc đời ông cũng gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở trên con đường hoạn lộ, khi đang làm chức quan lớn trong triều, ông đột ngột bị giáng chức, nhưng khí chất của một nhà nho chân chính thì không gì có thể lay chuyển được. Ông vẫn giữ lối sống “ngất ngưởng” khác thường. Vẻ đẹp của nhà nho chân chính đã được thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của ông.

Nhân cách để nói về tư cách, phẩm chất đạo đức của con người, nhà nho là cách gọi những người tri thức xưa, theo lối Nho học. Như vậy, nhân cách của một nhà nho chân chính tức là phải biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nhân cách nhà nho chân chính đối với Nguyễn Công Trứ được thể hiện khi ông còn làm quan trong triều, có đến khi ông cáo quan về hưu.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình Tây cờ đại tướng

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”

Mở đầu tác phẩm ông đã khẳng định mọi việc trong trời đất này đều thuộc phận sự của chính tác giả. Và quả thật trong cuộc đời mình, ông thi đỗ đạt và giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình, nhưng đồng thời ông cùng bộc lộ nỗi buồn vì bản thân bị “vào lồng” sống cuộc đời gò bó, chật hẹp. Các chức vụ ông được giữ đều là những chức vụ quan trọng: Tham tán, Tổng đốc đông, Bình Tây đại tướng, Phủ doãn Thừa Thiên. Bản thân Nguyễn Công Trứ là người có ý thức rất rõ ràng trách nhiệm của một kẻ sĩ với đời. Dù biết rõ ra làm quan sẽ mất đi sự tự do, nhưng ông vẫn sẵn sàng vào cái lồng đó, bởi ở đấy ông mới có cơ hội đem tài năng cống hiến cho đất nước, làm tròn chí làm trai của một nam nhi: “Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển”. Nếu như các nhà Nho luôn sống theo lối khiêm nhường dù bản thân có tài giỏi đến đâu cũng không bao giờ bộc lộ, thì ngược lại ông Hi Văn lại sẵn sàng bộc lộ, dám thể hiện mình và khẳng định bản lĩnh cá nhân: “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Dường như sau lời thơ của ông ta còn thấy được thái độ coi thường của tác giả với những loại người bất tài nhưng hám danh lợi, sống cuộc đời luồn cúi, trong khuôn khổ. Nhưng con đường làm quan của ông cũng đầy thăng trầm, một cá nhân khi có những biểu hiện khác thường, cách tân so với đám đông thường sẽ bị mọi người ghét bỏ, tìm mọi cách hãm hại. Bởi vậy con đường hoạn lộ của ông mới thăng giáng bất thường như vậy. Có lẽ, lối sống “ngất ngưởng” của ông không phù hợp với khuôn khổ chật hẹp, gò bó của xã hội phong kiến.

Khi ông từ quan, chính là khoảnh khắc cái tôi ngất ngưởng có cơ hội được thể hiện rõ nhất:

Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng định một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Nguyễn Công Trứ đã thực sự được sống cuộc đời tự do, tự tại, như con chim được tháo cũ sổ lồng. Những hành động lời nói của ông là biểu hiện của lối sống rất “ngông” đây cũng là nét phẩm chất làm nên cốt cách Nguyễn Công Trứ. Ông Hi Văn cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa, ông làm biết bao con mắt dõi theo. Về hưu ông dựng nhà ở núi Đại, với mây trắng phau phau bao phủ bốn phía, như chốn bồng lai tiên cảnh. Đồng thời ông cũng thường xuyên đi viếng, thăm thú cảnh chùa nhưng lúc nào cũng dắt theo các cô hầu con. Điều này thật trái với quy tắc của nhà chùa. Nguyễn Công Trứ đã bất chấp mọi luật lệ, sống cuộc đời phá cách, ngang tàng, ngất ngưởng khiến cho bụt “cũng phải cười ông ngất ngưởng”.

Không chỉ vậy, ông còn bày tỏ quan điểm về lẽ sống: “Được mất dương dương người thái thượng/ Khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Ông đưa ra quan niệm giữa được – mất trong cuộc đời này là chuyện bình thường và mỗi người cần bình thản đón nhận những biến đổi của cuộc sống. Đồng thời ông cùng khẳng định ông bỏ ngoài tai những lời khen – chê của thiên hạ đối với mình, thỏa thích vui chơi bất cứ những điều mình muốn: “Khi ca khi tửu, khi cắc, khi tùng/ Không Phật, không Tiên, không vướng tục”.

Khổ thơ cuối, như một lời tổng kết của Nguyễn Công Trứ: “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú/ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung/ Trong triều ai ngất ngưởng như ông”. Dù có thể ông không phải một danh tướng, danh nho nhưng trước sau lòng trung với vua ông vẫn vẹn đạo, đây chính là phẩm chất cao quý của nhà nho, thật đáng trân trọng. Ông đã dành cả cuộc đời cống hiến cho đất nước, làm trọn đạo vua tôi, ở đời ai có thể ngất ngưởng được như ông?

Qua bài Bài ca nhất ngưởng, ta có thể thấy rằng, lối sống ngất ngưởng của ông đều được xuất phát từ quan niệm Nho giáo đó là đề cao lòng trung quân, đây cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy thật đặc biệt, khác lạ, ông không khuôn mình, trói buộc theo những tư tưởng Nho học, mà “ngất ngưởng” theo cách của riêng mình nhưng vẫn vẹn đạo với vua, với nước. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt cho Nguyễn Công Trứ.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 15)

Nguyễn Công Trứ là người có tài có chí có đức. Xuất thân dòng dõi Nho gia, ngay từ nhỏ đã học vỡ lẽ sách thánh hiền, thi cử đỗ đạt và ra làm quan lớn dưới các triều đại của nhà Nguyễn. Ông không chỉ là nhà quân sự, chính trị tài ba mà còn là một nhà thơ tài năng dùng thơ ca để “tỏ chí” và khẳng định bản thân. Trong các tác phẩm văn chương của ông tiêu biểu nhất là “Bài ca ngất ngưởng” thể hiện nhân cách nhà Nho chân chính nhưng có nhiều nét khác biệt vượt lên lễ giáo nho gia làm nên một nhân cách mới mang đặc trưng riêng của Nguyễn Công Trứ.

“Bài ca ngất ngưởng” có thể coi là bản tự thuật ngắn gọn, tóm tắt lại cuộc đời và tính cách ông Hi Văn (tên hiệu của tác giả). Ông phô bày giá trị bản thân với thái độ ngang tàn, lối sống thật thà và “ngông” của mình. Qua đó hiện lên nhân cách nhà Nho chân chính có quan điểm sống tiến bộ xứng đáng được người đời ca tụng và học tập.

Vậy nhà Nho họ là ai? Nhà Nho chính là người trí thức thời xưa theo học Nho giáo_ đó là hệ thống đạo đức, triết lí và tôn giáo do Khổng Tử đề ra để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Những con người ấy đi theo chuẩn mực luân thường đạo lí thì được gọi là các nho sĩ, nho sinh hay nhà nho. Nhân cách là gì? Nhân cách là tư cách, phẩm chất đạo đức làm người có trong mỗi chúng ta. Nhân cách ấy làm nên giá trị con người và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vậy nhân cách nhà Nho chân chính được hiểu như thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ thể hiện nhân cách của mình.

Trước hết, nhân cách của một nhà Nho chân chính phải là người có “Chí làm trai”. Ngay từ những câu thơ mở đầu ông đã khẳng định: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nghĩa là mọi việc trong vũ trụ chẳng có việc nào không phải phận sự của ta. Tư tưởng ấy rất nhiều lần được ông thể hiện trong các tác phẩm như “Gánh trung hiếu” với câu thơ “Vũ trụ chức phận nội”, hay trong bài “Luận kẻ sĩ” có câu “Vũ trụ giao ngô phận sự” tức đều có nghĩa là mọi việc trong vũ trụ là phận sự của ta. Ý nói đến trách nhiệm của kẻ sĩ đối với cuộc đời. Tư tưởng nhập thế cống hiến cho đời được tiếp nối truyền thống của cha ông như: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đều là các nhà Nho chân chính từ xưa.

Thứ hai, nhân cách nhà Nho chân chính được biểu hiện là con người biết “tu thân” bởi theo quan niệm của nho gia có ba việc “tu thân, trị quốc, bình thiên hạ” mà người nho sĩ phải làm được. Trong “tu thân” thì việc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Học tập là theo đuổi con đường hoạn lộ công danh. Cũng như bao các nhà nho khác Nguyễn Công Trứ luôn cố gắng thi đỗ để ra làm quan cống hiến tài đức củ mình cho nước cho dân. Điều đó được minhg chứng bằng việc ông đã từng giữ nhiều chức quan trong triều được tóm tắt lại bằng bốn câu thơ:

“Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.

Ông đã từng nắm giữ các vị trí quan trọng như Thủ khoa đứng đầu khoa thi Hương tức Giải nguyên, Tham tán đại thần chỉ huy quân sự ở vùng Tây Nam Bộ, Tổng đốc Đông đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh, Đại tướng tức là người cầm đầu đội quân bình Trấn Tây, phủ doãn đứng đầu ở kinh đô. Ngoài ra, ông còn có đóng góp khác như: khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, trị thủy ở đê sông Hồng; đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn… Tất cả công việc ấy đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện với tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao. Con đường công danh của ông thênh thang rộng mở cho đến khi ông được ‘Giải tố chi niên”. Ông tự tin khẳng định mình là người “Tài bộ” tức là kẻ có “tài năng lỗi lạc xuất chúng” trong vũ trụ. Theo quan niệm của nho giáo thì dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải khiêm tốn giữ mình nhưng Nguyễn Công Trứ đi ngược lại điều ấy tự tin, mạnh dạn đề cao vai trò của bản thân, thể hiện tài năng của mình phá vỡ bức tường thành của nho gia.

Nhà nho chân chính là những người coi thường danh lợi, không màng vinh hoa phú quý. Lập thân cốt chỉ để giúp vua giúp nước. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy khi triều chính rối ren bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua nhau nhưng họ lựa cho mình con đường cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Công Trứ cũng vậy khi nói về các chức vị của mình ông chỉ dùng những từ cộc lộc, ngắn gọn chứng tỏ ông không phải là người coi trọng công danh, mà tất cả chỉ là phận sự của đấng nam nhi đứng trong vũ trụ. Nguyễn Công Trứ đã từng có một câu nói nổi tiếng: “Làm tổng đốc tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục”. Dù đã giữ nhiều chức quan lớn trong triều nhưng đối với ông cũng thật nhẹ tênh, không có gì quan trọng. Chính điều ấy khiến ông thể hiện mình với cái tôi “Ngất ngưởng” trong toàn bài.

Nhân cách nhà nho chân chính của Nguyễn Công Trứ thật khác thường, khác người làm nên nét độc đáo riêng. Nếu như những nhà nho khác khi đã thi đỗ làm quan thì suốt một đời cố gắng cho hoạn lộ công danh nhưng với ông khi đã làm trọn bổn phận “bề tôi”, trọn phận sự của mình với đất nước ông cho phép mình được hưởng thú tiêu dao, hành lạc. Ông quan niệm “cuộc đời hành lạc chơi đâu là lãi đấy”, ông hành động ngất ngưởng xưa nay chưa từng có. Ngày xưa các quan lớn đi đâu thường đi bằng ngựa hoặc có kiệu rước nhưng Nguyễn Công Trứ lại ngất ngưởng trên con bò vàng đeo đạc ngựa: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” là thế. Người đời có kẻ bảo ông ngông nghênh, lập dị, kẻ lại cho rằng ông cao ngạo coi thường dư luận nhưng đây là một lối chơi ngông khẳng định cái tôi của mình, cho thiên hạ thấy ông đã được “giải tố chi niên”, được tự do thoát khỏi “cái lồng” làm quan tù túng, giam hãm tâm hồn cá nhân tác giả.

Ông cáo quan về ở ẩn với cái cách sống khác, tận hưởng thú vui của mình. Nếu người ta đến chùa là để lễ Phật, cầu may cầu lộc cầu tài thì ông lại đến bày tiệc ca hát, có cả ả đào đàn trống theo sau:

“Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay Kiếm tay cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

Chỉ với bốn câu thơ cho thấy nhân cách đối lập của nhà nho. Kiếm cung, binh đao mà lại từ bi được sao? Viếng chùa chay tịnh, thanh tục mà lại đem theo ả hầu? Những điều đó tưởng chừng là bất kính, vô lễ nhưng lại khiến Bụt cũng phải cười độ lượng trước ông quan già tính khí khác người.

Ông coi thường danh lợi, chẳng bận tâm đến được mất khen chê ở trên đời mà:

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục”

Còn người ông ở nơi trần tục mà tâm hồn thoát tục bay vút lên trên cao với âm điệu rộn rã của giọng ca, tiếng đàn. Đối với ông thú vui của bản thân mới là hạnh phúc đáng được quan tâm mọi sự cái được, cái mất, tiếng khen, tiếng chê không còn quan trọng, coi nó không tồn tại ở trên đời. Dù cho cuộc vui chơi của ông đang được thực hiện ở nơi cửa Phật, có cả đôi dì theo sau nhưng ông thấy mình vẫn thanh sạch và thoát tục không vướng bận Phật tiên. Những câu thơ trải dài nhịp điệu thênh thang, thanh thoát với cách ngắt nhịp 2/2/2/2 linh hoạt thể hiện được tâm hồn, tấm lòng mênh mông rộng mở, phóng khoáng theo kiểu khác thường của con người đã ngoài vòng cương tỏa.

Ông ngông ghênh tự đặt mình ngang hàng với những danh tài lỗi lạc bên Trung Hoa:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông”

Ông hành lạc vui chơi với đời nhưng vẫn tự tin khẳng định mình là nhà nho chân chính đã trọn vẹn đạo sơ chung. Ông sống, làm việc và cống hiến hết mình đồng thời cũng biết hưởng lạc, tận hưởng niềm vui mà cuộc đời ban tặng. Câu thơ cuối ông tự tin khẳng định trong triều không có ai được như ông.

Tuy là ngất ngưởng, là ngông nghênh nhưng ông vẫn luôn là một nhà nho chân chính với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Cùng với suy nghĩ khác người và có tầm nhìn xa trông rộng như ông là Cao Bá Quát nhân cách nhà nho chân chính cũng được thể hiện trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” Thánh Quát coi thường danh lợi, công danh trong bối cảnh thời đại phong kiến thối nát đang bước vào “cơn hấp hối”, ông coi những kẻ ham danh lợi xưa nay tất tả ngược xuôi bon chen cũng giống như người đời thấy quán rượu ngon tranh nhau đổ xô đến có mấy ai tỉnh táo để thoát ra được sự cám dỗ. Ông đi trên cát mà cứ nghĩ như mình đang bước trên con đường công danh bị sa lầy, khổ cực. Để rồi nhà nho ấy phải cất lên câu hỏi cuối cùng “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” điều ấy đã lí giải phần nào nguyên nhân tại sao Cao Bá Quát đứng về phía nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Bài ca ngất ngưởng” thể hiện cái tôi ngất ngưởng độc đáo trong tính cách khác thường của Uy Viễn đại nhân. Ông không cột chặt mình vào lễ giáo nho gia, luôn tự do phóng khoáng với thú vui của bản thân. Những gương mặt tiêu biểu của nhân cách nhà nho chân chính như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đã góp phần làm nên bộ mặt mới cho các nho sĩ lúc bấy giờ.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 16)

Nguyễn Công Trứ là người học rộng, tài cao, làm nhiều chức quan lớn trong triều đình. Nhưng cuộc đời ông cũng gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở trên con đường hoạn lộ, khi đang làm chức quan lớn trong triều, ông đột ngột bị giáng chức, nhưng khí chất của một nhà nho chân chính thì không gì có thể lay chuyển được. Ông vẫn giữ lối sống “ngất ngưởng” khác thường. Vẻ đẹp của nhà nho chân chính đã được thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của ông.

Nhân cách để nói về tư cách, phẩm chất đạo đức của con người, nhà nho là cách gọi những người tri thức xưa, theo lối Nho học. Như vậy, nhân cách của một nhà nho chân chính tức là phải biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nhân cách nhà nho chân chính đối với Nguyễn Công Trứ được thể hiện khi ông còn làm quan trong triều, có đến khi ông cáo quan về hưu.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình Tây cờ đại tướng

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”

Mở đầu tác phẩm ông đã khẳng định mọi việc trong trời đất này đều thuộc phận sự của chính tác giả. Và quả thật trong cuộc đời mình, ông thi đỗ đạt và giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình, nhưng đồng thời ông cùng bộc lộ nỗi buồn vì bản thân bị “vào lồng” sống cuộc đời gò bó, chật hẹp. Các chức vụ ông được giữ đều là những chức vụ quan trọng: Tham tán, Tổng đốc đông, Bình Tây đại tướng, Phủ doãn Thừa Thiên. Bản thân Nguyễn Công Trứ là người có ý thức rất rõ ràng trách nhiệm của một kẻ sĩ với đời. Dù biết rõ ra làm quan sẽ mất đi sự tự do, nhưng ông vẫn sẵn sàng vào cái lồng đó, bởi ở đấy ông mới có cơ hội đem tài năng cống hiến cho đất nước, làm tròn chí làm trai của một nam nhi: “Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển”.

Nếu như các nhà Nho luôn sống theo lối khiêm nhường dù bản thân có tài giỏi đến đâu cũng không bao giờ bộc lộ, thì ngược lại ông Hi Văn lại sẵn sàng bộc lộ, dám thể hiện mình và khẳng định bản lĩnh cá nhân: “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Dường như sau lời thơ của ông ta còn thấy được thái độ coi thường của tác giả với những loại người bất tài nhưng hám danh lợi, sống cuộc đời luồn cúi, trong khuôn khổ. Nhưng con đường làm quan của ông cũng đầy thăng trầm, một cá nhân khi có những biểu hiện khác thường, cách tân so với đám đông thường sẽ bị mọi người ghét bỏ, tìm mọi cách hãm hại. Bởi vậy con đường hoạn lộ của ông mới thăng giáng bất thường như vậy. Có lẽ, lối sống “ngất ngưởng” của ông không phù hợp với khuôn khổ chật hẹp, gò bó của xã hội phong kiến. Khi ông từ quan, chính là khoảnh khắc cái tôi ngất ngưởng có cơ hội được thể hiện rõ nhất:

Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng định một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Nguyễn Công Trứ đã thực sự được sống cuộc đời tự do, tự tại, như con chim được tháo cũ sổ lồng. Những hành động lời nói của ông là biểu hiện của lối sống rất “ngông” đây cũng là nét phẩm chất làm nên cốt cách Nguyễn Công Trứ. Ông Hi Văn cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa, ông làm biết bao con mắt dõi theo. Về hưu ông dựng nhà ở núi Đại, với mây trắng phau phau bao phủ bốn phía, như chốn bồng lai tiên cảnh. Đồng thời ông cũng thường xuyên đi viếng, thăm thú cảnh chùa nhưng lúc nào cũng dắt theo các cô hầu con. Điều này thật trái với quy tắc của nhà chùa. Nguyễn Công Trứ đã bất chấp mọi luật lệ, sống cuộc đời phá cách, ngang tàng, ngất ngưởng khiến cho bụt “cũng phải cười ông ngất ngưởng”.

Không chỉ vậy, ông còn bày tỏ quan điểm về lẽ sống: “Được mất dương dương người thái thượng/ Khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Ông đưa ra quan niệm giữa được – mất trong cuộc đời này là chuyện bình thường và mỗi người cần bình thản đón nhận những biến đổi của cuộc sống. Đồng thời ông cùng khẳng định ông bỏ ngoài tai những lời khen – chê của thiên hạ đối với mình, thỏa thích vui chơi bất cứ những điều mình muốn: “Khi ca khi tửu, khi cắc, khi tùng/ Không Phật, không Tiên, không vướng tục”.

Khổ thơ cuối, như một lời tổng kết của Nguyễn Công Trứ: “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú/ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung/ Trong triều ai ngất ngưởng như ông”. Dù có thể ông không phải một danh tướng, danh nho nhưng trước sau lòng trung với vua ông vẫn vẹn đạo, đây chính là phẩm chất cao quý của nhà nho, thật đáng trân trọng. Ông đã dành cả cuộc đời cống hiến cho đất nước, làm trọn đạo vua tôi, ở đời ai có thể ngất ngưởng được như ông?

Qua bài Bài ca nhất ngưởng, ta có thể thấy rằng, lối sống ngất ngưởng của ông đều được xuất phát từ quan niệm Nho giáo đó là đề cao lòng trung quân, đây cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy thật đặc biệt, khác lạ, ông không khuôn mình, trói buộc theo những tư tưởng Nho học, mà “ngất ngưởng” theo cách của riêng mình nhưng vẫn vẹn đạo với vua, với nước. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt cho Nguyễn Công Trứ.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 17)

Nguyễn Công Trứ là người có tài có chí có đức. Xuất thân dòng dõi Nho gia, ngay từ nhỏ đã học vỡ lẽ sách thánh hiền, thi cử đỗ đạt và ra làm quan lớn dưới các triều đại của nhà Nguyễn. Ông không chỉ là nhà quân sự, chính trị tài ba mà còn là một nhà thơ tài năng dùng thơ ca để “tỏ chí” và khẳng định bản thân. Trong các tác phẩm văn chương của ông tiêu biểu nhất là “Bài ca ngất ngưởng” thể hiện nhân cách nhà Nho chân chính nhưng có nhiều nét khác biệt vượt lên lễ giáo nho gia làm nên một nhân cách mới mang đặc trưng riêng của Nguyễn Công Trứ.

“Bài ca ngất ngưởng” có thể coi là bản tự thuật ngắn gọn, tóm tắt lại cuộc đời và tính cách ông Hi Văn (tên hiệu của tác giả). Ông phô bày giá trị bản thân với thái độ ngang tàn, lối sống thật thà và “ngông” của mình. Qua đó hiện lên nhân cách nhà Nho chân chính có quan điểm sống tiến bộ xứng đáng được người đời ca tụng và học tập.

Vậy nhà Nho họ là ai? Nhà Nho chính là người trí thức thời xưa theo học Nho giáo_ đó là hệ thống đạo đức, triết lí và tôn giáo do Khổng Tử đề ra để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Những con người ấy đi theo chuẩn mực luân thường đạo lí thì được gọi là các nho sĩ, nho sinh hay nhà nho. Nhân cách là gì? Nhân cách là tư cách, phẩm chất đạo đức làm người có trong mỗi chúng ta. Nhân cách ấy làm nên giá trị con người và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vậy nhân cách nhà Nho chân chính được hiểu như thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ thể hiện nhân cách của mình.

Trước hết, nhân cách của một nhà Nho chân chính phải là người có “Chí làm trai”. Ngay từ những câu thơ mở đầu ông đã khẳng định: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nghĩa là mọi việc trong vũ trụ chẳng có việc nào không phải phận sự của ta. Tư tưởng ấy rất nhiều lần được ông thể hiện trong các tác phẩm như “Gánh trung hiếu” với câu thơ “Vũ trụ chức phận nội”, hay trong bài “Luận kẻ sĩ” có câu “Vũ trụ giao ngô phận sự” tức đều có nghĩa là mọi việc trong vũ trụ là phận sự của ta. Ý nói đến trách nhiệm của kẻ sĩ đối với cuộc đời. Tư tưởng nhập thế cống hiến cho đời được tiếp nối truyền thống của cha ông như: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đều là các nhà Nho chân chính từ xưa.

Thứ hai, nhân cách nhà Nho chân chính được biểu hiện là con người biết “tu thân” bởi theo quan niệm của nho gia có ba việc “tu thân, trị quốc, bình thiên hạ” mà người nho sĩ phải làm được. Trong “tu thân” thì việc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Học tập là theo đuổi con đường hoạn lộ công danh. Cũng như bao các nhà nho khác Nguyễn Công Trứ luôn cố gắng thi đỗ để ra làm quan cống hiến tài đức củ mình cho nước cho dân. Điều đó được minhg chứng bằng việc ông đã từng giữ nhiều chức quan trong triều được tóm tắt lại bằng bốn câu thơ:

“Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.

Ông đã từng nắm giữ các vị trí quan trọng như Thủ khoa đứng đầu khoa thi Hương tức Giải nguyên, Tham tán đại thần chỉ huy quân sự ở vùng Tây Nam Bộ, Tổng đốc Đông đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh, Đại tướng tức là người cầm đầu đội quân bình Trấn Tây, phủ doãn đứng đầu ở kinh đô. Ngoài ra, ông còn có đóng góp khác như: khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, trị thủy ở đê sông Hồng; đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn… Tất cả công việc ấy đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện với tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao. Con đường công danh của ông thênh thang rộng mở cho đến khi ông được ‘Giải tố chi niên”. Ông tự tin khẳng định mình là người “Tài bộ” tức là kẻ có “tài năng lỗi lạc xuất chúng” trong vũ trụ. Theo quan niệm của nho giáo thì dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải khiêm tốn giữ mình nhưng Nguyễn Công Trứ đi ngược lại điều ấy tự tin, mạnh dạn đề cao vai trò của bản thân, thể hiện tài năng của mình phá vỡ bức tường thành của nho gia.

Nhà nho chân chính là những người coi thường danh lợi, không màng vinh hoa phú quý. Lập thân cốt chỉ để giúp vua giúp nước. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy khi triều chính rối ren bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua nhau nhưng họ lựa cho mình con đường cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Công Trứ cũng vậy khi nói về các chức vị của mình ông chỉ dùng những từ cộc lộc, ngắn gọn chứng tỏ ông không phải là người coi trọng công danh, mà tất cả chỉ là phận sự của đấng nam nhi đứng trong vũ trụ. Nguyễn Công Trứ đã từng có một câu nói nổi tiếng: “Làm tổng đốc tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục”. Dù đã giữ nhiều chức quan lớn trong triều nhưng đối với ông cũng thật nhẹ tênh, không có gì quan trọng. Chính điều ấy khiến ông thể hiện mình với cái tôi “Ngất ngưởng” trong toàn bài.

Nhân cách nhà nho chân chính của Nguyễn Công Trứ thật khác thường, khác người làm nên nét độc đáo riêng. Nếu như những nhà nho khác khi đã thi đỗ làm quan thì suốt một đời cố gắng cho hoạn lộ công danh nhưng với ông khi đã làm trọn bổn phận “bề tôi”, trọn phận sự của mình với đất nước ông cho phép mình được hưởng thú tiêu dao, hành lạc. Ông quan niệm “cuộc đời hành lạc chơi đâu là lãi đấy”, ông hành động ngất ngưởng xưa nay chưa từng có. Ngày xưa các quan lớn đi đâu thường đi bằng ngựa hoặc có kiệu rước nhưng Nguyễn Công Trứ lại ngất ngưởng trên con bò vàng đeo đạc ngựa: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” là thế. Người đời có kẻ bảo ông ngông nghênh, lập dị, kẻ lại cho rằng ông cao ngạo coi thường dư luận nhưng đây là một lối chơi ngông khẳng định cái tôi của mình, cho thiên hạ thấy ông đã được “giải tố chi niên”, được tự do thoát khỏi “cái lồng” làm quan tù túng, giam hãm tâm hồn cá nhân tác giả. Ông cáo quan về ở ẩn với cái cách sống khác, tận hưởng thú vui của mình. Nếu người ta đến chùa là để lễ Phật, cầu may cầu lộc cầu tài thì ông lại đến bày tiệc ca hát, có cả ả đào đàn trống theo sau:

“Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay Kiếm tay cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

Chỉ với bốn câu thơ cho thấy nhân cách đối lập của nhà nho. Kiếm cung, binh đao mà lại từ bi được sao? Viếng chùa chay tịnh, thanh tục mà lại đem theo ả hầu? Những điều đó tưởng chừng là bất kính, vô lễ nhưng lại khiến Bụt cũng phải cười độ lượng trước ông quan già tính khí khác người. Ông coi thường danh lợi, chẳng bận tâm đến được mất khen chê ở trên đời mà:

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục”

Còn người ông ở nơi trần tục mà tâm hồn thoát tục bay vút lên trên cao với âm điệu rộn rã của giọng ca, tiếng đàn. Đối với ông thú vui của bản thân mới là hạnh phúc đáng được quan tâm mọi sự cái được, cái mất, tiếng khen, tiếng chê không còn quan trọng, coi nó không tồn tại ở trên đời. Dù cho cuộc vui chơi của ông đang được thực hiện ở nơi cửa Phật, có cả đôi dì theo sau nhưng ông thấy mình vẫn thanh sạch và thoát tục không vướng bận Phật tiên. Những câu thơ trải dài nhịp điệu thênh thang, thanh thoát với cách ngắt nhịp 2/2/2/2 linh hoạt thể hiện được tâm hồn, tấm lòng mênh mông rộng mở, phóng khoáng theo kiểu khác thường của con người đã ngoài vòng cương tỏa. Ông ngông ghênh tự đặt mình ngang hàng với những danh tài lỗi lạc bên Trung Hoa:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông”

Ông hành lạc vui chơi với đời nhưng vẫn tự tin khẳng định mình là nhà nho chân chính đã trọn vẹn đạo sơ chung. Ông sống, làm việc và cống hiến hết mình đồng thời cũng biết hưởng lạc, tận hưởng niềm vui mà cuộc đời ban tặng. Câu thơ cuối ông tự tin khẳng định trong triều không có ai được như ông.

Tuy là ngất ngưởng, là ngông nghênh nhưng ông vẫn luôn là một nhà nho chân chính với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Cùng với suy nghĩ khác người và có tầm nhìn xa trông rộng như ông là Cao Bá Quát nhân cách nhà nho chân chính cũng được thể hiện trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” Thánh Quát coi thường danh lợi, công danh trong bối cảnh thời đại phong kiến thối nát đang bước vào “cơn hấp hối”, ông coi những kẻ ham danh lợi xưa nay tất tả ngược xuôi bon chen cũng giống như người đời thấy quán rượu ngon tranh nhau đổ xô đến có mấy ai tỉnh táo để thoát ra được sự cám dỗ. Ông đi trên cát mà cứ nghĩ như mình đang bước trên con đường công danh bị sa lầy, khổ cực. Để rồi nhà nho ấy phải cất lên câu hỏi cuối cùng “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” điều ấy đã lí giải phần nào nguyên nhân tại sao Cao Bá Quát đứng về phía nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Bài ca ngất ngưởng” thể hiện cái tôi ngất ngưởng độc đáo trong tính cách khác thường của Uy Viễn đại nhân. Ông không cột chặt mình vào lễ giáo nho gia, luôn tự do phóng khoáng với thú vui của bản thân. Những gương mặt tiêu biểu của nhân cách nhà nho chân chính như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đã góp phần làm nên bộ mặt mới cho các nho sĩ lúc bấy giờ.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 18)

Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sóng gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh”. Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học. Thế nhưng ông “Hi Văn” người Hà Tĩnh ấy có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang chơi đùa với Nguyễn Công Trứ. Vậy nên ông mới “ngất ngưởng”, mới khinh thường, ông làm nổi bật một nhà nho “khác thường” trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của mình: Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn mẫu. Theo quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết nhiều. Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức. Một con người vẹn toàn, hoàn hảo. Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm nhuần tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình.

“Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ theo thể hát nói còn gọi là ca trù, được tuân theo một qui tắc nhất định. Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu chữ Nôm “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” tạo một nét độc đáo.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình Tây cờ đại tướng

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”

Theo ông, trong vòng trời đất này không có cái gì thuộc quyền sở hữu riêng của một người. Ông đỗ đạt, làm quan và dung tài, đức của mình để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Thế nhưng, ông dung từ “vào lồng” để thay thế cho việc làm quan, ông bị gò bó vào một khuôn mẫu. Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và từng giữ nhiều chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông. Tư tưởng của một nhà nho học sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái độ khiêm tốn dù mình có tài giỏi đến đâu. Vậy mà ông đi ngược cái điều ấy, ông phá vỡ cái bức tường vững chắc của luật lệ Nho học để thể hiện thái độ sống của chính mình, một phong cách rất Nguyễn Công Trứ. “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” ông tự tin, mạnh dạn cho mọi người biết cái tài cầm binh, thao lược của mình. Ông không khiêm tốn mà có phần ngang tàng, tự kiêu khi thêm vào chữ “ngất ngưởng”. “Ngất ngưởng” là rất cao, ông dung từ đó để nêu bật cái phong cách sống của ông. Một phong cách sống vượt bậc, hơn người, thật “ngất ngưởng”! Trớ trêu thay, cái xã hội phong kiến xưa, cái suy nghĩ hà khắc của Nho giáo phải chăng ghét cái suy nghĩ cách tân như ông nên cứ hết giáng chức làm một người lính quèn rồi lại lên chức đúng với năng lực của ông. Lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên và ông đã kết thúc trò chơi “công danh” ấy khi lui về chốn thường dân.

“Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Ông cáo quan về quê, thoát khỏi chốn quan trường năm 1848. Đó cũng chính là thời điểm ông sang tác bài thơ này. Ông cho mọi người biết rằng Nguyễn Công Trứ đã hết làm quan, đã được tự do, thoát khỏi “cái lồng” làm quan. Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông có trong con người ông khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc. Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Con bò cũng trở nên “ngất ngưởng” nhờ Nguyễn Công Trứ! Câu thơ tiếp theo hiện lên là một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống dưới chốn thần tiên ấy- núi Đại Nại. Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của nhà Nho. Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà tu, hành xử không đúng với việc ông được học. Những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn vậy mà các nhà sư lại làm lơ phải chăng vì nể ông từng giữ một chức quan cao khi hết thời mới phải sống ẩn dật thế này. Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động “lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng”.

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục.”

Hai câu thơ nhịp 2/2/2 và 2/3 tạo âm hưởng cho bài thơ. Nó còn nhấn mạnh được việc Nguyễn Công Trứ dù đi chùa mà lại dẫn theo hầu gái, lại còn gảy đàn và ca hát nơi tôn nghiêm thế nhưng ông không thuộc về nơi trần tục ấy, ông không vướng vào thói hư tật xấu vì ông là một nhà nho chân chính. Cao hơn đó là ông “ngất ngưởng” hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên. Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai.

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọc đông phong.”

Ông nêu bật suy nghĩ của mình- “được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Cùng với quan niệm “được – mất”, “khen – chê” cũng được Nguyễn Công Trứ suy nghĩ theo một hướng tích cực, không quan trọng.

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”

Hai câu cuối kết thúc bài thơ cũng đồng thời nhấn mạnh một lần nữa phong cách của ông. Ông tự liệt mình vào hang danh nhân, những người tài giỏi. Nguyễn Công Trứ kết thúc với khẳng định và kết thúc “Trong triều ai ngất ngưởng được như ông”. Đó là phong cách riêng biệt của nhà thơ.

Cùng với một cách nghĩ khác về nhân cách nhà nho chân chính là Cao Bá Quát trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên cát) thể hiện tầm nhìn xa rộng của mình. Cao Bá Quát coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến xưa đã bị thối nát. Đi trên cát mà cứ nghĩ mình đang đi trên đường công danh, bị sa lầy trong cát như vướng vào công danh. Một suy nghĩ sang tạo, cảnh báo công danh là bả mồi mà con người không nên vướng vào. Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đã có những suy nghĩ rất độc đáo tuy đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo.

“Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ cái sự khác biệt, “ngất ngưởng” trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính. Ông không ép mình bị trói buộc, đóng khuôn theo tư tưởng Nho học lỗi thời. Nguyễn Công Trứ đã tạo nên cái tôi, phong cách sống thật lạ, đặc trưng của riêng ông Hi Văn mà thôi. Chính Nguyễn Công Trứ, hay Cao Bá Quát hay những người có suy nghĩ như ông Hi Văn đã tạo nên một bộ mặt mới cho Nho học.

Phân tích nhân cách nhà nho chân chính trong "Bài ca ngất ngưởng" bài số 4

Nguyễn Công Trứ là một nhà nho đã có những đóng góp lớn cho sự hình thành thơ ca hát nói. Trong hàng loạt bài thơ ca hát nói đạt tới mức cổ điển, mẫu mực mà ông để lại, “Bài ca ngất ngưởng” thuộc loại xuất sắc nhất, có thể xem đây như một bản tổng kết về cuộc đời đầy thăng trầm và phong phú của ông. Thể hiện nhân cách của nhà nho chân chính thật cụ thể và lay động lòng người.

Bài ca ngất ngưởng như một lời tự thuật độc đáo về cái tôi ngông nghênh, khinh đời ngạo nghễ, đối lập giữa bậc tài danh có phong cách chân chính với tầng lớp bất tài. Nhan đề của bài thơ tạo ra nhiều ấn tượng độc đáo “bài ca ngất ngưởng” tác giả sử dụng từ láy chỉ trạng thái đồ vật ở trên cao, không chịu giữ yên vị trí lúc lắc chông chênh, muốn đổ nhưng không thể đổ. Qua đó diễn tả được thái độ sống, tư thế và tinh thần của con người vươn lên thế tục. Sống giữa mọi người dường như không thấy ai, đi giữa cuộc đời tưởng như không có ai, một cá tính ngang tàn, khác đời, bất chấp mọi người và khẳng định cái tôi đầy tự tin, ngạo nghễ trước cuộc đời này. Nhân cách ở đây đó chính là tư cách phẩm giá của mỗi con người. Nhà nho là những người có tri thức thời xưa, theo nho học đọc sách thánh hiền và được thiên hạ vô cùng kính nể. Họ nhìn chung là những người rất hiểu lễ giáo có ích cho đất nước và cho thiên hạ. Hình ảnh nhà nho chân chính ngất ngưởng ở chốn quan trường, đó là sự xuất hiện của nhà nho với tài năng, bản lĩnh với cá tính phóng khoáng:

“ Vũ trụ nội mạc phi phận sự ’’

Câu thơ đầu tiên thể hiện thái độ tự tin với quan niệm chí làm trai cùng tinh thần, ý thức trách nhiệm trong đời sống, mọi việc trong trời đất đều là phận sự của tác giả. Chí làm trai này ta đã từng bắt gặp trong thơ của Phạm Ngũ Lão:

‘’Công danh nam tử còn vương nợ’’

Nợ công danh như một món nợ mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu của mình. Họ sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình để ‘’cùng trời đất muôn đời bất hủ’’. Trả xong món nợ công danh cũng là lúc hoàn thành nghĩa vụ với dân với nước. Họ khao khát lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm cho đời. Như trong ca dao:

‘’Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng’’.

Hay như Nguyễn Công Trứ đã từng khẳng định:

‘’Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông’’

Còn Nguyễn Công Trứ cũng thể hiện được cái tôi cá nhân của mình:

“ Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng ‘’

Hy Văn là biệt hiệu của Nguyễn Công Trứ, cách xưng danh cho thấy cái tôi và khẳng định cái tôi cá nhân, hoàn toàn khác với văn học Trung Đại là văn học phi cá nhân “xưng thì khiêm, hô thì tôn” ít khi đề cao mình. Còn Nguyễn Công Trứ lại mang tâm thế thật tự tin với cách nói cường điệu độc đáo, mang đến phong cách mới mẻ. Coi nhập thế là việc làm trói buộc nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng của nhà nho chân chính. Tác giả đã điểm lại việc mình đã làm ở chốn quan trường và những tài năng của mình:

“ Khi Thủ khoa, khi Tham tân, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.’’

Trong câu thơ đã có sự biến đổi linh hoạt với cách ngắt nhịp nhanh, âm điệu nhịp nhàng thể hiện tâm trạng của nhà nho. Sử dụng điệp từ “khi” bốn lần liệt kê ra những danh vị đã trải qua, nhấn mạnh cuộc đời đã gắn bó với nhiều danh vị, khẳng định được tài năng lỗi lạc xuất chúng, đó cũng là niềm tự hào xong vẫn có phần xem nhẹ danh vị. Từ “tay ngất ngưởng” thể hiện được phong cách sống, tư thế tài năng khác đời, khác người và khác thiên hạ. Một cốt cách tài tử phóng túng ”ngông” một cách tự tin và cũng là sự ý thức tài năng, trách nghiệm của Nguyễn Công Trứ. Trớ trêu thay, trong xã hội phong kiến xưa luôn phải tuân theo những khuôn khổ, khiến cho lối sống của ông có sự ràng buộc, đó cũng là sự thách thức với thế gian. Nhà nho chân chính ấy còn mang phong cách sống tự nhiên, độc đáo:

“Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Ông cưỡi bò vàng đeo đạc ngựa, đi chùa có mang theo kiếm cung, có gót tiên theo sau. Phải chăng đó là thái độ sống bất cần, trêu ngươi, thách thức cả xã hội và cả thế gian.Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Con bò cũng trở nên “ngất ngưởng” nhờ Nguyễn Công Trứ. Nhà nho với triết lí sống tự nhiên, lấy tận hưởng lạc thú làm lẽ tồn tài trên đời:

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọc đông phong.”

Trong câu thơ tác giả sử dụng từ láy ”dương dương, phơi phới” kết hợp cùng điển tích ”tái ông thất mã” thể hiện tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản và thoải mái. Cách ngắt nhịp thơ 2/2/3 cùng tiểu đối, từ ngữ được – mất, khen chê: nêu ra suy nghĩ của mình “được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Những hành động của ông khiến cho bụt cũng phải cười vì cái lạ, cái ngông của một nhà nho:

”Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục.”

Từ ”khi” được điệp bốn lần và từ ”không” được điệp lại ba lần, câu thơ diễn tả niềm vui, tâm hồn thật sảng khoái và thảnh thơi, không bị ràng buộc bởi điều gì ở đời. Qua đó thể hiện tâm hồn phóng khoáng và bản lĩnh cứng cỏi, cá tính ”ngông” độc đáo, hoàn toàn thoát khỏi tư tưởng phong kiến bảo thủ. Nhà nho chân chính theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ còn là thái độ ngất ngưởng giữa chốn quan trường mang theo đạo lí trung quân:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”

Sử dụng nghệ thuật so sánh để thấy được sự ý thức về tài năng, giá trị của cá nhân, luôn giữ được nhân cách của vua tôi. Sử dụng điển cố điển tích và ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật… Cũng là lời tự hào kiêu hãnh với cách sống riêng của mình, như một lời tuyên ngôn khẳng định cái tôi phi thường của Nguyễn Công Trứ. Đó là sự tôn trọng trung thực cá tính của chính bản thân, không uốn mình theo dư luận bên ngoài, phải luôn có tài năng và sống với đúng quan niệm của chính mình mới thực là đáng sống.

Bài ca ngất ngưởng thể hiện phong cách sống đẹp, sống phải có bản lĩnh ngay cả trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp những được mất và khen chê ở đời. Không chỉ ở nội dung mà còn ở phương thức nghệ thuật đã tạo nên một con người phong cách mới lạ và độc đáo, Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đem đến cho thơ hát nói một nội dung phù hợp, sâu sắc để bày tỏ tư tưởng, sự phóng túng trong tâm hồn và là giá trị nhân văn của một thời đại, của một nhà nho chân chính.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 19)

Nguyễn Công Trứ là một nhà nho tài tử nổi tiếng với những tác phẩm ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, đương thời ông là một con người sống khí phách, hiên ngang bản lĩnh dám đối đầu với những bất công trong cuộc đời, ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Ông đến với văn thơ bằng cái tài và cái tâm, ông là một trong những người đã góp phần phát triển thể hát nói của nước nhà. Nguyễn Công Trứ có bản lĩnh sống vững vàng, phóng khoảng, không sợ quyền uy, thế lực. Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được tác giả sáng tác khi cáo quan về ở ẩn, đó là lúc tác giả cảm thấy bất lực với triều đình phong kiến, không trọng dụng người tài chỉ chăm lo chia bè, kết cánh, trục lợi của nhân dân, đất nước. Bài thơ cũng thể hiện những tâm sự của ông trong thời buổi đương thời đồng thời người đọc sẽ phát hiện vẻ đẹp nhân cách của tác giả qua bài thơ.

Ngất ngưởng là một từ chỉ cách sống, lối sống phóng khoáng, những con người có tài năng, bản lĩnh mới dám sống ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ là một nhà nho tài tử và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình vì thế ông có thể ngạo nghễ nâng cao giá trị bản thân mình, tự hào về những gì mình đã làm được. Sáu câu đầu của bài thơ là lời tự thuật về tài năng, chức vụ, danh vị của chính mình, mở đầu ông viết: Vũ trụ nội mạc phi phận sự ( mọi việc trong trời đất đều thuộc phận sự của ta). Đây là câu thơ thể hiện thái độ tự tin, ý thức trách nhiệm trước cuộc đời ý chí lớn lao của Nguyễn Công Trứ, phải là người có tài năng có lực mới có thể nhận trách nhiệm lớn lao ở cuộc đời về chính mình. Thời trẻ, ông đã từng có câu nói:

“Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”,

“Không công danh thà nát với cây cỏ”.

Những câu thơ trên cho thấy ý thức muốn tự khẳng định mình của Nguyễn Công Trứ, ông tự tin bản lĩnh nhìn nhận thực chất về tài năng của mình. “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng”, tài bộ tức là tài hoa, đặc biệt là tài thao lược, câu thơ đã thể hiện được tinh thần nhập thế tích cực của Nguyễn Công Trứ, như thế tài năng của Nguyễn Công Trứ đã được sử dụng để phục vụ triều đình và nhân dân, hơn nữa Nguyễn Công Trứ không chỉ giữ một chức vụ, mà ông đã kinh qua nhiều vị trí khác nhau: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông, đại tướng, phủ doãn, đó là những vị trí cần những tài năng đặc biệt và Nguyễn Công Trứ đã chứng minh được khả năng của mình qua những vị trí đó, để làm rạng danh cho bản thân mình và cho dòng họ. Trong khổ thơ sử dụng cách ngắt nhịp dồn dập, mạnh mẽ thể hiện niềm vui, niềm tự hào của tác giả, trong khổ thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt cùng với điệp từ Khi mang âm hưởng lâng lâng tự hào. Tự hào vì mình có tài năng thực sự thì mới đảm nhiệm những vị trí như vậy.

Cách viết của Nguyễn Công Trứ không phải là để khoe khoang tự mãn, mà đây là một cách ông tự khẳng định bản thân, cách nhà nho tự tin, vững chãi khi đứng giữa cuộc đời đầy biến động, bấp bênh. Những câu thơ trên đã làm hiện lên hình ảnh một người quân tử ngạo nghễ giữa cuộc đời, đầy bản lĩnh, đầy sự kiên trì lý tưởng. Nguyễn Công Trứ xứng đáng là tấm gương cho thế hệ sau không ngừng học hỏi và noi theo. Đó là những hình ảnh mà chúng ta biết được khi ông làm quan trong triều, còn sau khi cáo quan về quê thì tâm thế của tác giả như thế nào, chúng ta cùng nhau phân tích những câu thơ tiếp theo đó là hình ảnh ông ngất ngưởng khi cáo quan về hưu. Ngày về hưu: Đô môn giải tổ chi niên những câu thơ chữ Hán mở đầu chặng đường về hưu của mình, âm điệu dường như trang trọng và nghiêm túc. Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng, ngày về hưu của Nguyễn Công Trứ thật bình yên và giản dị, không lọng, võng, không chiêng trống, kèn pháo mà lại hiện lên một hình ảnh bình dị đời thường tác giả cưỡi con bò vàng, đeo đạc ngựa, treo mo cau có ghi một bài thơ trong đó có câu: Sẵn tấm mo che miệng thế gian. Đó là hành động ngược đời ngạo nghễ nhằm mục đích trêu người ngạo thế.

Bức chân dung của Nguyễn Công Trứ hiện lên đầy tính trào lộng. Vậy thì khi cáo quan về quê ở ẩn thì cuộc sống ngày thường của Nguyễn Công Trứ như thế nào qua những câu thơ tiếp theo: Cuộc sống hàng ngày lối sống ngất ngưởng được thể hiện trong sự dối lập gay gắt: Đi thăm thú những nơi danh làm thắng cảnh, đây quả thực là một phong cách của bậc tao nhân, Nguyễn Công Trứ lại mang theo cung kiếm. Tư thế của một võ tướng đi lại với khuôn mặt từ bi. Ông lên chùa lại mang theo hầu gái: Chùa chiền là nơi thâm nghiêm, nghiêm túc đến đây con người phải rũ bỏ hết mọi phàm tục của đời sống, Nguyễn Công Trứ giữ nguyên kiểu sống đời thường để vào nơi tôn nghiêm, trang trọng nên Bụt cũng nực cười. Qua phép đối lập và cách nói trào lộng, tác giả đã vẽ nên hình ảnh một con người trái khoáy lạ lùng. Đây là hình ảnh có phong thái lãng mạn của một con người muốn gạt bỏ tất cả những ràng buộc của đời thường để tận hưởng cuộc sống theo thú vui yêu thích của mình chứ không phải theo tiêu chuẩn đạo đức cho phép. Âm điệu lời thơ nhẹ nhàng thể hiện phong thái lãng mạn, hào hoa của con người.

Khi rời khỏi chốn quan trường Nguyễn Công Trứ không còn quan tâm đến những danh lợi, quyền hành mà trở về với lối sống ung dung tự tại của một con người bình thường. Càng thờ ơ với danh vọng ông càng vui thú với cuộc sống. Điệp từ khi cùng với nhịp thơ ngắn dồn dập, và phép đối gợi không khí cảm giác được đắm chìn vào cung đàn nhịp phách, đắm trong men rượu chếnh choáng mà Nguyễn Công Trứ là người thăng hoa. Lời thơ thể hiện thái độ sống thiên về hưởng lạc, vui thú tinh thần. Nguyễn Công Trứ tự khẳng định bản thân trước tất cả mọi người, ông tự tin vào khả năng của mình xếp mình vào hạng danh tướng, tự hào về cái người ta ít tự hào, ít kể – nghĩa vua – tôi. Đây là con người có tài có đức ít ai bì kịp, không ai sánh bằng. Từ đây chúng ta có thể nhìn nhận về con người Nguyễn Công Trứ một con người giàu năng lực, dám sống tự tin bản lĩnh, tự khẳng định mình bỏ qua lễ giáo phong kiến, theo đuổi cái tâm tự nhiên. Chúng ta nhận ra vẻ đẹp nhân cách của tác giả càng thêm mến yêu, và khâm phục những gì mà tác giả đã để lại cho cuộc đời. Đọc thơ Nguyễn Công Trứ chúng ta được thừa hưởng nhiều bài học: đó là bài học về thái độ sống tự tin, bản lĩnh dám đương đầu với mọi thách thức trong cuộc sống nhưng vẫn giữ được nhân cách cao đẹp của mình. Đó là bài học về cách sống hiên ngang, không sợ cường quyền, ung dung tự tại. Nhân cách nhà nho Nguyễn Công Trứ được nâng cao, được mọi người kính trọng, mến phục.

Bài ca ngất ngưởng đã thể hiện được nhân cách, tấm lòng của Nguyễn Công Trứ là một con người sống bản lĩnh, phóng khoáng, có nhiều quan niệm sống mới mẻ vượt qua những khắt khe của lễ giáo phong kiến. Hơn nữa Nguyễn Công Trứ là người đi tiên phong trong việc phát triển thể hát nói phù hợp với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do phóng túng thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 20)

Vào những năm cuối thế kỷ XIX, Nguyễn Công Trứ xuất hiện với tác phẩm “ Bài ca ngất ngưởng” là một bản tự thuật, tự bạch về cuộc đời đã ghi dấu mốc trên tiến trình văn học Việt Nam, thể hiện vẻ đẹp nhân cách cao đẹp của một nhà nho chân chính.

Nguyễn Công Trứ là nhà nho yêu nước có nhân cách cao đẹp, tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực từ văn hoá, kinh tế đến quân sự. Tuy tài năng là thế nhưng bởi tính phóng khoáng, tự do, không vướng bận bụi trần nên con đường công danh chốn quan trường của ông không hề bằng phẳng mà khá lận đận khi nhiều lần được thăng chức và giáng chức thất thường.

Không chỉ là một nhà nho có nhân cách, có tài năng, Nguyễn Công Trứ còn là một nhà thơ ưa thích thể loại hát nói. Hát nói là thể loại phổ biến trong dòng văn học trung đại, nhất là vào khoảng cuối thế kỷ XVIII nhưng, đến mãi một thế kỷ sau khi Nguyễn Công Trứ xuất hiện mới có thể đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó. Hát nói từ đó có sự vượt rào về thi pháp, vượt ra cái vỏ chật chội của văn học trung đại có tính phi ngã và quy phạm để bộc lộ cá tính của cái tôi cá nhân thi sĩ. Và, “ Bài ca ngất ngưởng” chính là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Công Trứ về thể loại hát nói này, bộc lộ rõ nét cá tính của tâm hồn tự do, phóng khoáng, của một nhà nho có nhân cách.

“Ngất ngưởng” là từ láy chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, không ổn định. “ Ngất ngưởng” trong bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” ngoài nhan đề được lặp đi lặp lại bốn lần ở cuối các khổ thơ là biểu tượng cho một phong cách, một nhân cách, một thái độ sống vượt thế tục, một lối chơi ngông thách thức cõi đời trên cơ sở ý thức rõ tài năng và nhân cách bản thân. Phong thái, nhân cách của nhà nho chân chính Nguyễn Công Trứ được thể hiện đầu tiên ở ý thức về một cái tôi có tài năng và địa vị:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ Đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”

Mở đầu tác phẩm là một tuyên ngôn về vai trò không thể thiếu của Nguyễn Công Trứ “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự” ( Mọi việc trong trời đất này chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta) như một lời khẳng định lý tưởng về chí làm trai mà ông luôn hướng đến:

“Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”

Với Nguyễn Công Trứ, chí làm trai là lập công danh “ Không công danh thà nát với cỏ cây” nên ông luôn kiêu hãnh về sự có mặt của mình trên cõi đời, tự tin khẳng định vai trò lớn lao rằng tất cả mọi việc trong trời đất rộng lớn này đều thuộc phận sự của ta. Mọi việc liên quan đến ta bởi tài năng của ta là khó ai sánh bằng:

“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ Đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”

Câu thơ thứ hai “ Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” như một lời kể, một lời than vừa hóm hỉnh vừa chua xót của bậc đại nho luôn ý thức rõ tài năng của bản thân mình. Nhập thế làm quan đối với nhân cách phóng khoáng như Nguyễn Công Trứ chẳng khác gì bó buộc mình trong cái “ lồng” chật hẹp của chế độ phong kiến với những tư tưởng, chuẩn mực khà khắc, nghiêm ngặt. Nhìn lại bao năm chọc trời khuấy nước trả nợ công danh, ông chỉ như một chú chim đang cố vẫy vùng trong cái lồng chật chội, nhỏ bé. Chú chim ấy bay nhảy trong sự giam hãm của cái lồng nhưng vẫn đạt được những kỳ tích mà khó ai bì kịp:

“Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ Đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”

Nguyễn Công Trứ tự hào, kiêu hãnh khoe khoang mọi tài năng, danh vị trong suốt hai tám năm lận đận chốn quan trường. Ông từng đạt tới vị trí cao nhất của danh vị là đỗ Thủ khoa trong kì thi Hương, làm Tham tán, Tổng đốc Đông, bình Tây và cũng đã vươn tới đỉnh cao của địa vị khi trở thành Phủ doãn Thừa Thiên. Khoe danh, khoe vị như thế để rồi Nguyễn Công Trứ đi đến kết luận “ gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Ông là người có tài văn võ song toàn, và cái tài ấy đã đúc kết thành phong cách, thành cá tính ngất ngưởng, ngất ngưởng ngay cả trên đỉnh cao danh vọng. Bởi vậy, khoe tài là một cách ông khoe cốt cách tài tử, phóng túng, tự do, là khoe niềm tự hào, mãn nguyện khi làm trọn đạo chí làm trai. Cốt cách tài tử, nho gia phóng túng ấy có lẽ mới được bộc lộ đầy đủ nhất, mãnh liệt nhất khi Nguyễn Công Trứ đô môn giải tổ, cởi mũ cáo quan:

“Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi gì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Ra khỏi cuộc chơi đầy bó buộc và giam hãm của những ràng buộc trong tư tưởng phong kiến, Nguyễn Công Trứ mới bộc lộ hết thái độ sống tự do, hưởng thụ, phóng khoáng và coi thường sự khen chê của người đời bằng những hành vi lập dị đến ngất ngưởng. Về hưu, không kẻ đưa người tiễn, không kiệu xe lộng lẫy, ông một mình cưỡi bò cái có đeo đạc ngựa, treo thêm mo cau ở phần trên đuôi bò để “ che miệng thế gian”. Khi lên chùa vốn là nơi tu hành khổ hạnh, ông vẫn đeo kiếm cung bên người với vẻ mặt từ bi cùng hai cô gái hầu chính là dáng bộ ngất ngưởng thoát ra từ hình ảnh ông tướng quyền sinh quyền sát một thời đang nhập vai một tín đồ tu hành. Tín đồ ấy cũng vẫn là một người phàm và trong bộ dạng từ bi ấy vẫn còn vương đầy bụi trần. Cho nên cốt cách của một văn nhân chân chính, thói ngạo đời có một không hai này của Nguyễn Công Trứ đã khiến “ Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”. Và cũng chính thói ngạo đời ấy đã được đúc kết thành quan niệm sống, triết lý sống tự do phóng khoáng, thoát ra khỏi vòng danh lợi tầm thường:

“Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.”

Với Nguyễn Công Trứ, ông không quan tâm mọi việc được mất khen chê bởi đó là lẽ thường tình như gió thổi bên tai. Cởi mũ cáo quan là lúc ông chính thức bước ra khỏi vòng danh lợi bon chen để sống là chính mình, sống hết mình với lẽ sống thảnh thơi, tự tại, để tận hưởng mọi lạc thú trên đời. Ông tự do say trong hơi rượu, giọng hát, thoải mái khi cắc khi tùng. Ông không Phật, không Tiên, không vướng bận bụi trần. Tuy nhiên, con người ấy nhập thế mà không vướng tục, tiêu dao hưởng thụ mà vẫn vẹn đạo sơ chung:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.”

Nhà thơ tự xếp mình vào hàng những danh tướng công thần đời Hán, Tống của Trung Quốc còn lưu danh thiên cổ là Nhạc Phí, Hàn Kì, Phú Bật như một cách thể hiện đạo sơ chung trước sau như một của một đời trọn nghĩa vua tôi. Liệu rằng trong triều đình phong kiến ấy có còn ai tài năng, trung hiếu vẹn toàn mà vẫn ngông cuồng theo cá tính cá nhân như ông? Giữa cái xã hội mà mọi cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ há chẳng phải là một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cái tôi cá nhân và là một quan niệm nhân sinh tiến bộ, hiện đại:

“Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Lưu Trọng Lư từng kính phục: “ Thật là sự điều hoà kì diệu của những cái tương phản nhau: Sự điều hoà của Mộng và Thực, cái ngông cuồng của một kẻ lãng tử với cái nền nếp của một nho sinh… Nguyễn Công Trứ vào đời trang nghiêm như đức Trọng Ni, ra đời hiền vui như thầy Trang Tử.” Ông quả thực là nhà nho tiến bộ cuối thế kỷ XIX, có sự thức dậy của ý thức về cái tôi cá nhân không bị ràng buộc, ép mình trong khuôn khổ Nho gia hà khắc. Nhà nho ấy có nhân cách cao đẹp, có tài năng và luôn một lòng tận hiếu tận trung cho quốc gia xã tắc.

Bằng giọng điệu khoa trương, ý vị trào phúng đặc biệt của thể hát nói; cách ngắt nhịp, xen kẽ nhịp dồn với câu dài tạo nên tác phẩm là một sự vượt rào về thi pháp giúp thể hiện hết mọi cá tính, sự ngất ngưởng, triết lý sống ngang tàng đầy ngạo nghễ của Nguyễn Công Trứ. Bài thơ vì vậy đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng độc giả về một bức chân dung nhà nho chân chính có tài năng, có nhân cách cao đẹp.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 21)

Suốt cuộc đời bốn phần năm thế kỉ của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm nhiều việc, thâm tâm ông giờ cũng đinh ninh rằng việc mình làm là “vì dân vì nước”

“Một mình để vì dân vì nước,

Túi kinh luân, từ trước để nghìn sau…”

Với Nguyễn Công Trứ ý thức cá nhân được khẳng định với ba phạm trù: công danh, cái nhân hưởng lạc và cái ta hơn người, cái ta riêng tư, tự hào, tự cho là đủ, tự trào. Chúng tạo cho con người một sự hài hòa, tự tin, phong lưu, tự do đứng trên mọi được mất khen chê. Bằng Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ đã trình bày một cách sinh động, độc đáo bản sơ yếu lí lịch của mình và bao trùm bài thơ, người đọc cố thể cảm nhận một lối sống khác người, khác đời của tác giả. Ông có quan điểm sống khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ mà qua đó ta thấy ngay được vẻ đẹp nhân cách của một nhà nho chân chính trong ông.

Bài thơ mang một cảm hứng chủ đạo riêng đặc sắc. Ngất ngưỡng diễn tả tư thế, hành động, thái độ, tinh thần của một con người vươn lên trên thế tục. Nó nhằm chỉ một phong cách sống khác người, đầy cá tính và bản lĩnh. Nguyễn Công Trứ ý thức được bản lĩnh và phẩm chất cá nhân của mình. Chính sự ngất ngưỡng đã tạo nên vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong ông, ông ngất ngưởng tại triều, ngất ngưỡng khi về hưu, ông mang vẻ đẹp ấy giấu sau hai chữ “Ngất ngưởng”.

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”

Ở câu thơ đầu này, Nguyễn Công Trứ sử dụng toàn từ ngữ Hán Việt như thể hiện một niềm kiêu hãnh, tự hào về sự có mặt của cá nhân mình trên cõi đời này. Ông như khẳng định ý thức trách nhiệm của bản thân.

“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”

Với ông, làm quan là mất tự do. Nhưng ông vẫn chọn con đường làm quan vì đó là phương diện duy nhất để ông thể hiện tài năng và hoài bão vì dân, vì nước của mình. Sau khi xưng danh, nhà thơ đã tự khẳng định tâm thế mình, “tài bộ” mình, chí nam nhi của mình mang tầm vóc vũ trụ.

“Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thoa lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên. ”

Ông Hi Văn là một nguời có thực có danh. Học hành thi cử, ông dám thi thố với thiên hạ. Ông như vừa kể lại việc đỗ đạt và các chức quan ông đã từng trải qua. Ông không chỉ khoe công danh mà còn khoe cốt cách tài tử. Qua sáu câu thơ trên ta như rút ra được một định nghĩa mới về Ngất ngưỡng do Nguyễn Công Trứ đặt ra. Ngất ngưỡng một lời tự khen, là sự thách thức cá tính của một nhà nho đối với trật tự xã hội phong kiến đương thời (Khắc kỉ phục lễ vi nhân) . Nguyễn Công Trứ đã phá bỏ khuôn mẫu của nhà nho là khiêm tốn, nghiêm cẩn lễ nghi để phô trương, khoe khoang tài năng của bản thân.

Một mặt, hành đạo hết mình và hành lạc cũng hết mình. Điều đó được thể hiện khi Nguyễn Công Trứ giải tổ – về hưu.

Về hưu là cột mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Công Trứ sau ba mươi năm làm quan, ông ra khỏi lồng, phát huy cao độ lối ngông của mình. Khi ông về hưu, không thấy yến tiệc linh đình, mà thay vào đó là những hành động kì quặc, khác thường. Ông đã cởi bò đeo nhạc ngựa cho bò, treo mo cau sau đuôi bò. Sự thay đổi lớn từ một tay kiếm cung trở thành dạng từ bi. Hay dẫn các cô gái trẻ lên dạo chùa, đến Bụt cũng phải nực cười.

Trở lại đời thường, cụ Thượng Trứ đã hành động một cách ngược đời, hình như để giễu cợt với tất cả sự ngất ngưởng. Ông đã sống hết mình và chơi cũng hết mình. Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng là một tứ thơ đọc đáo. Câu thơ tự trào gợi ít nhiều hóm hỉnh, hay thiên hạ đang cười? Hay ông tự cười chính mình? Thế nhưng, được mất khen chê với ông bây giờ thật sự vô nghĩa, không đáng để ông phải bận tâm. Ông tiếp tục đi hát nói – một môn nghệ thuật mà ông say mê từ nhỏ. Ông tự xếp mình vào hàng những bậc vĩ nhân, hiển hách ở đời thể hiện niềm tự hào về bản thân mình. Với chất ngông ấy, Nguyễn Công Trứ đã tổng kết cuộc đời của mình trong hai câu thơ cuối

“ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưỡng như ông! ”

Nguyễn Công Trứ ngất ngưỡng nhưng trước sau vẫn giữ đạo vua tôi. Nguyễn Công Trứ khẳng định tài năng, lối sống khác người, khác đời và như một lời thách thức trước cuộc đời. Con người ấy tự tin vào tài năng và tin tưởng vào quan điểm sống của mình nên đã rất bản lĩnh vượt lên trên thói thường cuộc đời để sống và làm điền mình thích. Nhưng dù ngất ngưởng tới đâu, ông vẫn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Dù ham cuộc sống tự do phóng túng nhưng ông vẫn nhiệt tình thực hiện trách nhiệm quân nhân.

Bài ca ngắn đi trên bãi cát dài biểu lộ sự chán ghét của một người tri thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 22)

Bài ca ngất ngưởng" được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau 1848 là năm ông cáo quan về hưu. Bài thơ có giá trị tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ, cả trí tuệ, tài năng, cả cốt cách, cá tính và triết lí. Khúc ca trác tuyệt viết bằng thể Hát nói này là tài hoa và khí phách của "Ông Hi Văn".

"Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng...

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!"

Khác với những bài hát nói khác, Nguyễn Công Trứ không mở đầu bằng hai câu chữ Hán mà bằng một câu Hán: "Vũ trụ nội mạc phi phận sự" và một câu Việt: "Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng". Câu thơ chữ Hán có nghĩa là trong vũ trụ này không có việc gì là không phải phận sự của ta. Đây là quan niệm thiêng liêng của nhà Nho mà Nguyễn Công Trứ đã nhận thức sâu sắc và hạnh động nhất quán từ trẻ cho đến già. Vì nhiễm quan điểm chính thống đó mà "Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng". Câu thơ hay tuyệt! Nội lực phải dữ dội lắm mới có cái điệu tự hào như vậy. Tưởng chừng như Nguyễn Công Trứ cười một "ông Hi Văn" nào đó, không ngờ "ông Hi Văn" chính lại là Nguyễn Công Trứ! Con người suốt đời say mê công danh nhưng lại coi cái vòng công danh ấy là một cái "lồng". Tại sao lại có thái độ khinh bạc ấy? Cũng dễ hiểu, Nguyễn Công Trứ là người có tài đã đem hết tài năng, trí tuệ giúp đời, cứu nước, cứu dân. Nhưng xã hội phong kiến mà ông cúc cung tận tụy lại quá bé nhỏ, thảm hại, ông Hi Văn luôn luôn cảm thấy bị ràng buộc, mất tự do, khác chi một con chim trong lồng! Thành ra những hành động chọc trời khuấy nước, tài thao lược của vị đại tướng để trả "nợ tang bồng" cũng chẳng qua là hành vi bay nhảy của con chim trong lồng.

"Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên".

Kể như thế cũng đã oanh liệt! Văn võ song toàn ở đỉnh cao. Ấy là tác giả chưa kể đến những công trạng khác mà ông đã sáng tạo và đóng góp cho dân cho nước. Nhưng như thế thì Nguyễn Công Trứ có gì khác với giới quan trường vào luồn ra cúi bấy giờ? Đây, "ông Hi Văn" đây rồi!

"Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng"

"Ngất ngưởng" ngay trong những hoạt động chính thống! "Ngất ngưởng" ngay trên đỉnh cao danh vọng! Thật là hiếm thấy. Đấy không phải là bộ dạng, hành vi bên ngoài mà ngất ngưởng đã trở thành bản chất của Nguyễn Công Trứ. Là thái độ sống, cũng là cốt cách, là cá tính của "ông Hi Văn". Làm quan cho một triều đại suy tàn của chế độ pk, giữa đám quan lại, mua bán tước, bên cạnh những "tiến sĩ giấy" oái oăm thay lại cùng trong một "lồng", nên Nguyễn Công Trứ "ngất ngưởng" cao ngạo là phải. Xét về mặt nhân cách thì thái độ "ngất ngưởng" là "công trạng" lớn nhất của Nguyễn Công Trứ. Thái độ "ngất ngưởng" xuyên suốt của cuộc đời. Nguyễn Công Trứ, nhưng xét đến cùng thì "ngất ngưởng" giữa triều, "ngất ngưởng" trên đỉnh cao danh vọng là thái độ đáng kính nhất của "ông Hi Văn". Ngông đã trở thành cốt tủy của Nguyễn Công Trứ. Trong tiểu triều "ngất ngưởng", cáo quan về "ngất ngưởng":

"Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng..."

Năm cởi áo mũ, cáo quan về hưu, không thèm cưỡi ngựa mà cưỡi bò vàng có đeo lục lạc, "ông Hi Văn" thật là "ngất ngưởng". Chưa hết, ông còn cột mo cau sau đuôi bò, nói với thiên hạ là để che miệng thế gian. Rồi bỗng xuất hiện dãy núi quen thuộc của quê nhà: "Kìa núi nọ phau phau mây trắng". Núi Đại Nại trên quê hương của thi nhân đẹp một cách hư ảo.

Người anh hùng chọc trời khuấy nước nay trở về lân la nơi cõi Phật. "Tay kiếm cung" ấy chỉ có làm đổ đình đổ chùa chứ sao "mà nên dạng từ bi"!

"Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì"

Vào chùa mà dắt theo cả ả đào thì chỉ có Nguyễn Công Trứ, hay nói đúng hơn chỉ có Nguyễn Công Trứ là thành thật. Sự thành thật đã làm cho câu thơ trở nên xôn xao, có lẽ còn ở tài hoa nữa. Từ "đủng đỉnh" hay quá, đây là nhịp đi của các nàng ả đào vào chùa, cái nhịp "đủng đỉnh" của tiếng chuông mõ tịch diệt, chứ không phải là nhịp "tùng", "cắc" dưới "xóm". Nhưng không phải "đủng đỉnh" chốc lát trước sân chùa mà ả đào thành ni cô. Thì cũng như Nguyễn Công Trứ vào cửa từ bi mà đâu có diệt được lòng ham muốn.

"Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng"

Trong một xã hội mà cá nhân bị thủ tiêu, cá tính bị vo tròn, Nguyễn Công Trứ lại lồ lộ ra một cá nhân, hồn nhiên một cá tính. Với tinh thần nhân văn "ngất ngưởng", nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã đi trước thời đại hàng thế kỉ! Theo dõi bài ca từ đầu, ta thấy đã diễn ra ba giai điệu "ngất ngưởng". "Gồm thao lược đã nên ngất ngưởng" là "ông Hi Văn" "ngất ngưởng" ở trong "lồng". Đây là giai điệu kỳ tuyệt, thể hiện khí phách của Nguyễn Công Trứ. Nói một cách khác đây là chiến thắng oanh liệt của sự tự diệt (khi lên đỉnh cao danh vọng người ta không còn là mình nữa). "Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng" là giai điệu Nguyễn Công Trứ cáo quan về hưu "ngất ngưởng". "Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng" là giai điệu tự hào của Nguyễn Công Trứ muốn "ngất ngưởng" thoát tục. Và đây là giai điệu cuối có giá trị tổng kết cuộc đời của một nhà nho trung nghĩa mà không đánh mất mình:

"Được mất dương dương người tái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!"

Đối với Nguyễn Công Trứ, "được mất dương dương người tái thượng". Tác giả dùng điển tích "Tái ông thất mã". Được chưa chắc là may, mất chưa hẳn là rùi. Trong cuộc sống bon chen đó, "được mất" một chút là người ta có thể làm thịt nhau, mà Nguyễn Công Trứ lại có thái độ bất biến trước sự được mất thì phải nói "ông Hi Văn" có bản lĩnh cao cường. Lại còn "khen chê" nữa, "khen chê phơi phới ngọn đông phong". Khen thì vui "phơi phới" đã đành, chứ sao chê mà cũng "phơi phới ngọn đông phong" nghĩa là cũng vui như ngọn gió xuân? Là vì cái gọi là chuẩn mực chính thống không trùng khít với chuẩn mực của nhà thơ. Thì mới oai phong đại tướng "Nguyễn Công Trứ đó đã bị cách tuột xuống làm lính thú, có hề chi, vẫn "phơi phới ngọn đông phong". Có thể mất chức đại tướng nhưng miễn còn Nguyễn Công Trứ! Những âm thanh này mới làm bận lòng con người yêu đời, ham sống đó:

"Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

Không Phật, không tiên, không vướng tục"

Các giác quan của nhà thơ mở về phía cuộc sống tự do, về phía cái đẹp, về phía hưởng lạc. Thơ, rượu, ca trù, hát ả đào mới là đam mê của Nguyễn Công Trứ. Câu thơ nhịp 2/2 réo rắt thật hay (khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng) làm sôi động cả khúc ca. Tác giả cũng không quên đánh giá lại công trạng của "ông Hi Văn" với triều đại mà ông phụng sự:

"Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung"

Nguyễn Công Trứ tự liệt vào hàng danh tướng, công thần đời Hán, đời Tống của Trung Quốc như Trái (Trái Tuân), Nhạc (Nhạc Phi), Hàn (Hàn Kì), Phú (Phú Bật). Ông tự hào như vậy là chính đáng, vì lý tưởng anh hùng của ông cũng không ngoài lí tưởng trung quân ái quốc của đạo Nho và ông đã sống thủy chung trọn đạo vua tôi. Kể ra tìm một bậc danh sĩ văn võ song toàn như Nguyễn Công Trứ trong thời đại nào cũng hiếm, nhưng không phải là không có. Chứ còn "ông ngất ngưởng" thì tìm đâu ra?

"Trong triều ai ngất ngưởng như ông?"

Đây cũng là giai điệu cuối cùng của "Bài ca ngất ngưởng". Tác giả đã chọn giai điệu "ngất ngưởng" đích đáng để kết thúc bài ca. "Ngất ngưởng" ngay trong triều, "ngất ngưởng" trên đỉnh núi cao danh vọng, đó là nhân cách, là khí phách của Nguyễn Công Trứ.

Nếu được chọn một tác phẩm tiêu biểu cho toàn bộ trước tác của Nguyễn Công Trứ thì đó là "Bài ca ngất ngưởng". Con người, tài năng, khí phách, tinh hoa của Nguyễn Công Trứ thể hiện sinh động trong tác phẩm trác tuyệt này. Thể hát nói đã thành thơ, thơ hay, vừa triết lí, vừa trữ tình, vừa trào lộng. Có một Nguyễn Công Trứ ngoài "lồng" cười một "ông Hi Văn" trong "lồng", có một Nguyễn Công Trứ ngoại đạo cười một "ông Hi Văn" trong chung. Bốn giai điệu "ngất ngưởng" đã ghi lại cả cuộc đời hoạt động phong phú của một danh sĩ tài tình, trung nghĩa mà không đánh mất mình. Trong một xã hội mà cá nhân không được coi trọng, cá tính bị thủ tiêu thì thái độ "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ chẳng những là khí phách của ông mà còn là một giá trị nhân văn vượt thời đại.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 24)

 

Cuộc đời vắt ngang qua hai thế kỉ XVIII, XIX với cá tính độc đáo trong cà lối sống và thơ ca, Nguyễn Công trứ xứng đáng tiếp nối cái "Tôi" phá cách thể hiện trong văn học được truyền lại từ Phạm Thái, Hồ Xuân Hương... Chính những nét riêng ấy đã tạo thành vẻ đẹp cho nhiều sáng tác của nhà thơ, trong đó có "Bài ca ngất ngưởng".

Bài thơ có một tiêu đề rất lạ "Bài ca ngất ngưởng". "Ngất ngưởng" là từ chỉ thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. Tên bài thơ đã phản ánh cuộc đời cũng rất thăng trầm nhiều biến động của tác giả. Một cuộc đời chênh vênh lên xuống thất thường. Nhưng những trầm luân thế thái chỉ càng làm nổi bật nhân cách lớn lao của nhà nho chân chính Nguyễn Công Trứ. Nhà thơ sống "ngất ngưởng", sống tự chủ, phóng khoáng chẳng màng điều tiếng nhân gian.

Bài thơ được viết sau nãm 1848, tức là sau khi Nguyễn Công Trứ về hưu ở quê nhà - Hà Tĩnh. Cuộc sống tự do tự tại không bị gò bó bởi những lệ luật chốn quan trường khiến tác giả đã vốn "ngông" nay càng "ngông" hơn nữa. Ong càng bộc lộ cao độ cá tính phóng khoáng của mình. Đã bước sang bên kia cái dốc của cuộc đời mình, không ai tránh khởi cái quay đầu nhìn lại những vật đổi sao dời thế sự.

Quay lại phía sau, nhà thơ thấy tự hào vì đã không sống hoài, sống phí. Cuộc đời mình, ông đã làm được những gì mà một kẻ sĩ có thể làm để khẳng định vai trò cá nhân, gánh vác mọi việc trong trời dất: "Vũ trụ nội mạc phi phận sự" - Trong trời đất không việc gì không phải là phận sự của ta. Những học trò chốn cửa Khổng sân Trình luôn tâm niệm vai trò của tầng lớp: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Theo dó, cầu thơ của Nguyễn Công trứ đã thể hiện ý thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm của bản thân, của tầng lớp mình đối với thời cuộc.

Tự xếp mình vào hàng những người luôn lo mọi việc trong trời đất, nhà thơ tự xưng tên: "ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng" đã về hưu. Con chim bằng cánh sải chín dặm trời mây đã xếp cánh "vào lồng", thời lừng lẫy nam bắc đông tây đã lui vào quá khứ nhưng trận gió cuốn, triều dâng đôi cánh ấy tạo nên vẫn thật vang động bốn bề:

"Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình tây cờ đại tướng

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên"

Trong lịch sử văn học Việt Nam, cùng với một số ít tác giả độc đáo như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương thì Nguyễn Công Trứ được ghi nhận là cái tôi cá tính, xưng tên riêng của mình trọng tác phẩm - nhà thơ viết "ông Hi Văn". Nho giáo răn dạy học trò phải biết khẳng định vai trò cá nhân giữa trời đất nhưng đó là cái cá nhân "phi ngã" là cái "ta" ; Nguyễn Công Trứ đã lấy cái "tôi" của mình để chuẩn mực hoá biểu hiện của yêu cầu ấy. Điều đó thể hiện nhà thơ ý thức sâu sắc về cái "tôi" của mình giữa những cái ta chung chung đại khái. Không chỉ vậy ông còn hiểu rõ tài năng của mình. Điệp từ "Khi...khi..." cùng lối nhắt nhịp ngắn, rắn chắc của câu thơ đã khẳng định những tài năng cụ thể, phong phú của nhà thơ. Cuộc đời con người là hành trình đi tìm chính bản thân mình nhưng xã hội phong kiến không cho phép họ nhận thức, khẳng định cái tôi cá nhân. Trong thời đại ấy, thơ Nguyễn Công Trứ là lời ca đẹp ngợi ca khẳng định tính cá nhân của con người, đó là biểu hiện kín đáo của tính nhân bản, nhân vãn trong ý thơ tác giả.

Ý thức được tài năng, con người "ngất ngưởng" ấy còn ý thức được cả đức hạnh phẩm chất tốt đẹp của mình. Song, vẻ thanh cao trong đạo đức ông Hi Văn không phải để (và cũng không thể để, không chịu để) nơi thanh bần ẩn dật. Khác với Nguyên Trãi, Nguyễn Khuyến,... đức hạnh Nguyễn Công Trứ còn đi cùng một cá tính "ngông" khác đời khác người nên ông không ngại ngần phô phang con người thật của mình: "Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng". Thiên hạ cỡi ngựa riêng ông Hi Văn cưỡi bò! Đã vậy ông còn đeo mo cau sau đuôi bò nhằm "che miệng thế gian . Lối sống khác người, khác đời vô cùng độc đáo ấy nhằm tách mình ra khỏi bụi trân xô bồ, xu nịnh, tham danh hám lợi của thê gian. Cá tính của nhà thơ cũng là thái độ của nhà thơ khinh thị những kẻ a dua, tầm thường, giả dôi. Ta từng ngợi ca khí tiết như mai như tùng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến,... thì ắt hăn không thể quên nét thanh cao nơi Nguyễn Công Trứ (dù chúng cao ngạo "ngất ngưởng" trên lưng bò!). Không chỉ ngạo nghễ ngồi trên thế gian, ông Hi Vãn cũng biết hạ xuống nhân gian để thể hiện cái đa tình ở một nơi rất mực thanh cao:

"Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Gót tiên theo đủng đỉnh một dôi dì"

Chỉ nhà thơ đi chùa mang cô đầu theo mà thôi. Không phải Nguyễn Công Trứ không biết sự ấy đáng cười: "Bụt cũng bật cười ông ngất ngưởng", đó là bụt cười, là người đời cười và cũng chính ông tự cười mình đó thôi. Ai cười thù cũng mặc ai. Con người đã nếm đủ vị đời "lên voi xuống chó" thì còn sợ gì nữa! Ông ung dung trước những được mất của cuộc đời, trước những khen chè của thế gian.

"Được mất dương dương người tái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong"

Bản lĩnh sống ấy đâu phải ai cũng có. Đó là khí tiết của bậc trượng phu đã thấu lẽ đời, hiểu mệnh trời "Kinh luân sẵn có trong tay" (Nguyễn Đình Chiểu) chỉ còn ung dung mà sống. Âm thanh "cắc - tùng" đệm vào câu thơ khiến ta tưởng cuộc đời này cũng như một cuộc chơi mà thôi. Những thú vui ca hát, rượu thơ giúp cuộc chơi thêm phong phú.

Ttưởng như ung dung bảo thủ với lối sống "chẳng giống ai" nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn biết gắn lô'i sống riêng với cuộc đời chung. Điều ấy nhà thơ cũng đã tự ý thức được giá trị của nó. Dù sống sao đi nữa, ông Hi Văn vẫn dặn lòng mình "Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung". Giữ được cá tính nhưng vẫn hoà nhập vào cái chung, đó là bản lĩnh, là vẻ đẹp của sự tự tin hiếm có trên đời.

Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc đến một cá tính có một không hai trong nền văn học Việt Nam. Thơ Nguyễn Công Trứ luôn "ngất ngưởng" một cái tôi ngạo nghễ, song không hề tách rời cuộc sống đời thường. "Bài ca ngất ngưởng" đã chứng minh vẻ đẹp trong lốỉ sống tự tại, thấu tỏ lẽ đời ấy.

 

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 25)

Phải nói rằng có những nhà thơ, nhà văn mà bóng dáng của họ giờ chỉ là niềm hoài cổ, dĩ vãng xa xưa. Nhưng ngược dòng thời gian, vẻ đẹp tâm hồn của những con người ấy vẫn mãi tỏa sáng, vĩnh hằng. Chúng ta càng thấm thía hơn điều đó khi đến với ”Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát và “Bài ca ngất ngưởng” cuă Nguyễn Công Trứ- hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính.

Trước hết, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua hai tác phẩm đều là sự thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi. Tuy nhiên mỗi người lại có một cách bộc lộ khác nhau về ước mơ thời đại ấy. Cao Bá quát chán ghét thốt lên rằng:

“Bãi cát dài bãi cát dài ơi

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Phải chăng do quá lận đận với đường danh lợi nên ông đã không mấy khát khao khi nhắc đến nó? Với ông dường như sự nghiệp đậu đạt làm quan là quá gập ghềnh, trắc trở. Nói điều ấy không có nghĩa Cao Bá Quát không có tài mà ngược lại, ông là một người có học vấn uyên thâm. Nguyên nhân chủ yếu làm mất đi một nhân tài đất nước như ông cũng là vì sự suy thoái cử xã hội, sự khủng hoảng của thời đại. Với cách sử dụng hình tượng bãi cát đầy tính gợi hình, và hình ảnh người đi trên bãi cát vô cùng tinh tế, Cao Bá Quát đã miêu tả rất thành công sự mệt nhọc, vất vả của người đi trên con dường danh lợi. Con đường ấy dài lắm, khó đi lắm đến nỗi giọt nước mắt của những người trí thức phải tuôn rơi. Giọt nước mắt đó là tiếng khóc cho sự vất vả, mệt mỏi, giọt nước mắt khóc thương cho biết bao năm đèn sách không là gì cả mà hơn nữa, đó là tiếng khóc của thời đại, tiếng lòng bi thương cho một xã hội suy đồi. Còn đến với Nguyễn Công Trứ, ta lại cảm nhận một suy nghĩ khác:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”

May mắn hơn Cao Bá Quat, Nguyễn Công Trứ rất thành công trong sự nghiệp của mình, nhưng không vì thế mà ông đề cao con đường làm quan. Dường như có một sự tương đồng nho nhỏ trong suy nghĩ của hai nhà nho lớn khi Nguyễn Công Trứ cũng cảm thấy bị gò bó, ép buộc chốn quan trường. Điều ấy được thể hiện sâu sắc qua từ “vào lồng”. Có lẽ rằng sống trong thời đại đó thì cái đích phấn đấu cuối cùng của nhà nho là một chức quan. Với họ, học là để thi cử, đèn sách là để được vinh danh. Nhưng chúng ta không nên quá phê phán lối suy nghĩ ấy bởi đó là mục đích sống của cả một thế hệ. Nếu như không đi theo con đường ấy, họ sẽ chẳng có một lối rẽ nào khác cả.

Không dừng lại ở đó, cả Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đều để lại một dáu ấn riêng qua Tác phẩm của mình để khẳng định phong cách . Với Cao Bá Quát, phong cách nhà nho chân chính thật sự toả sáng kho ông có quan niệm sống vô cùng tiến bộ. Con đường danh lợi gập ghềnh đến thế thì bạn hãy tự thoát ra. Một bước đi để đường đời thay đổi, để không còn phải vất vả bon chen, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đâu phải chỉ có làm quan mới là con đường duy nhất đi tới thành công, hãy chọn cho mình một lối rẽ riêng, không xô bồ, chen lấn.Đừng để vòng xoáy danh lợi nhấn chìm những con người tài giỏi vào hố sâu, dũng cảm bước ra khỏi vòng xoáy ấy mới là quyết định sáng suốt nhất. Cao Bá Quát đã có một quan niệm rất đúng đắn, vượt qua thời đại để hướng con người tới một cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó cũng là bước đi đầu tiên để làm thay đổi xã hội, thoát khỏi sự lũng đoàn, suy đồi. Từ đó, Cao Bá Quát đã trở thành một biểu tượng của nhà nho chân chính, rất khác biệt so với các thế hệ trước. Cũng là một nhà nho chân chính, vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ thể hiện qua phong cách, bản lĩnh cá nhân của mình.

… “Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên đủng đỉnh một đôi gì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mình vô cùng “ngất ngưởng”. Ông luôn làm những điều khác thường, không giống người trong khi mình là một vị quan trên muôn dân. Không những thế, ông còn khoe khoang tự đại về thành tích, công lao của mình, rồi coi mình cao hơn người khác. Hơn thế nữa, Nguyễn công Trứ còn có một cuộc sống vô cùng tự do,phóng khoáng. Vượt lên cả những lời đồn thổi tầm thường, ông sống mà không để ý đến xung quanh. Một cuộc sống đúng với cho chính mình, sống thật với bản thân. Nhưng ông mãi sống trong lòng nhân dân với một hình ảnh vô cùng tốt đẹp, rất đáng khâm phục. Cũng bởi vì ông đã cống hiến rất nhiều cho công cuộc xây dựng đất nước, có những tháng ngày sống hết mình vì nhân dân. Càng đáng trân trọng hơn nữa đó là ông đã dám thể hiện cái “tôi” cá nhân của mình. Một cái tôi bản ngã – vượt lên thời đại. Một nhà nho chân chính là người dám nói, dám thể hiện bản lĩnh của mình trước thiên hạ. Và ông đã làm được điều đó, xứng đáng với vị trí của mình trong đất nước.

Đúng vậy, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua 2 tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” và “ Bài ca ngất ngưởng” được thể hiện rất thành công. Tuy mỗi người có một phong cách riêng nhưng nó đều đã trở thành một nốt nhấn thời đại, trở thành điểm sáng thẩm mĩ trong lòng người đọc bởi ấy là vẻ đẹp biểu tượng của con người Việt Nam trong thời đại dĩ vãng, xa xưa.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 26)

Nguyễn Công Trứ là người có tài có chí có đức. Xuất thân dòng dõi Nho gia, ngay từ nhỏ đã học vỡ lẽ sách thánh hiền, thi cử đỗ đạt và ra làm quan lớn dưới các triều đại của nhà Nguyễn. Ông không chỉ là nhà quân sự, chính trị tài ba mà còn là một nhà thơ tài năng dùng thơ ca để “tỏ chí” và khẳng định bản thân. Trong các tác phẩm văn chương của ông tiêu biểu nhất là “Bài ca ngất ngưởng” thể hiện nhân cách nhà Nho chân chính nhưng có nhiều nét khác biệt vượt lên lễ giáo nho gia làm nên một nhân cách mới mang đặc trưng riêng của Nguyễn Công Trứ.

“Bài ca ngất ngưởng” có thể coi là bản tự thuật ngắn gọn, tóm tắt lại cuộc đời và tính cách ông Hi Văn (tên hiệu của tác giả). Ông phô bày giá trị bản thân với thái độ ngang tàn, lối sống thật thà và “ngông” của mình. Qua đó hiện lên nhân cách nhà Nho chân chính có quan điểm sống tiến bộ xứng đáng được người đời ca tụng và học tập.

Vậy nhà Nho họ là ai? Nhà Nho chính là người trí thức thời xưa theo học Nho giáo_ đó là hệ thống đạo đức, triết lí và tôn giáo do Khổng Tử đề ra để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Những con người ấy đi theo chuẩn mực luân thường đạo lí thì được gọi là các nho sĩ, nho sinh hay nhà nho. Nhân cách là gì? Nhân cách là tư cách, phẩm chất đạo đức làm người có trong mỗi chúng ta. Nhân cách ấy làm nên giá trị con người và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vậy nhân cách nhà Nho chân chính được hiểu như thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ thể hiện nhân cách của mình.

Trước hết, nhân cách của một nhà Nho chân chính phải là người có “Chí làm trai”. Ngay từ những câu thơ mở đầu ông đã khẳng định: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nghĩa là mọi việc trong vũ trụ chẳng có việc nào không phải phận sự của ta. Tư tưởng ấy rất nhiều lần được ông thể hiện trong các tác phẩm như “Gánh trung hiếu” với câu thơ “Vũ trụ chức phận nội”, hay trong bài “Luận kẻ sĩ” có câu “Vũ trụ giao ngô phận sự” tức đều có nghĩa là mọi việc trong vũ trụ là phận sự của ta. Ý nói đến trách nhiệm của kẻ sĩ đối với cuộc đời. Tư tưởng nhập thế cống hiến cho đời được tiếp nối truyền thống của cha ông như: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đều là các nhà Nho chân chính từ xưa.

Thứ hai, nhân cách nhà Nho chân chính được biểu hiện là con người biết “tu thân” bởi theo quan niệm của nho gia có ba việc “tu thân, trị quốc, bình thiên hạ” mà người nho sĩ phải làm được. Trong “tu thân” thì việc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Học tập là theo đuổi con đường hoạn lộ công danh. Cũng như bao các nhà nho khác Nguyễn Công Trứ luôn cố gắng thi đỗ để ra làm quan cống hiến tài đức củ mình cho nước cho dân. Điều đó được minhg chứng bằng việc ông đã từng giữ nhiều chức quan trong triều được tóm tắt lại bằng bốn câu thơ:

    “Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

    Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

    Lúc bình Tây, cờ đại tướng

    Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.

Ông đã từng nắm giữ các vị trí quan trọng như Thủ khoa đứng đầu khoa thi Hương tức Giải nguyên, Tham tán đại thần chỉ huy quân sự ở vùng Tây Nam Bộ, Tổng đốc Đông đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh, Đại tướng tức là người cầm đầu đội quân bình Trấn Tây, phủ doãn đứng đầu ở kinh đô. Ngoài ra, ông còn có đóng góp khác như: khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, trị thủy ở đê sông Hồng; đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn… Tất cả công việc ấy đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện với tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao. Con đường công danh của ông thênh thang rộng mở cho đến khi ông được ‘Giải tố chi niên”. Ông tự tin khẳng định mình là người “Tài bộ” tức là kẻ có “tài năng lỗi lạc xuất chúng” trong vũ trụ. Theo quan niệm của nho giáo thì dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải khiêm tốn giữ mình nhưng Nguyễn Công Trứ đi ngược lại điều ấy tự tin, mạnh dạn đề cao vai trò của bản thân, thể hiện tài năng của mình phá vỡ bức tường thành của nho gia.

Nhà nho chân chính là những người coi thường danh lợi, không màng vinh hoa phú quý. Lập thân cốt chỉ để giúp vua giúp nước. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy khi triều chính rối ren bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua nhau nhưng họ lựa cho mình con đường cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Công Trứ cũng vậy khi nói về các chức vị của mình ông chỉ dùng những từ cộc lộc, ngắn gọn chứng tỏ ông không phải là người coi trọng công danh, mà tất cả chỉ là phận sự của đấng nam nhi đứng trong vũ trụ. Nguyễn Công Trứ đã từng có một câu nói nổi tiếng: “Làm tổng đốc tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục”. Dù đã giữ nhiều chức quan lớn trong triều nhưng đối với ông cũng thật nhẹ tênh, không có gì quan trọng. Chính điều ấy khiến ông thể hiện mình với cái tôi “Ngất ngưởng” trong toàn bài.

Nhân cách nhà nho chân chính của Nguyễn Công Trứ thật khác thường, khác người làm nên nét độc đáo riêng. Nếu như những nhà nho khác khi đã thi đỗ làm quan thì suốt một đời cố gắng cho hoạn lộ công danh nhưng với ông khi đã làm trọn bổn phận “bề tôi”, trọn phận sự của mình với đất nước ông cho phép mình được hưởng thú tiêu dao, hành lạc. Ông quan niệm “cuộc đời hành lạc chơi đâu là lãi đấy”, ông hành động ngất ngưởng xưa nay chưa từng có. Ngày xưa các quan lớn đi đâu thường đi bằng ngựa hoặc có kiệu rước nhưng Nguyễn Công Trứ lại ngất ngưởng trên con bò vàng đeo đạc ngựa: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” là thế. Người đời có kẻ bảo ông ngông nghênh, lập dị, kẻ lại cho rằng ông cao ngạo coi thường dư luận nhưng đây là một lối chơi ngông khẳng định cái tôi của mình, cho thiên hạ thấy ông đã được “giải tố chi niên”, được tự do thoát khỏi “cái lồng” làm quan tù túng, giam hãm tâm hồn cá nhân tác giả.

Ông cáo quan về ở ẩn với cái cách sống khác, tận hưởng thú vui của mình. Nếu người ta đến chùa là để lễ Phật, cầu may cầu lộc cầu tài thì ông lại đến bày tiệc ca hát, có cả ả đào đàn trống theo sau:

    “Kìa núi nọ phau phau mây trắng

    Tay Kiếm tay cung mà nên dạng từ bi

    Gót tiên đủng đỉnh một đôi dì

    Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

Chỉ với bốn câu thơ cho thấy nhân cách đối lập của nhà nho. Kiếm cung, binh đao mà lại từ bi được sao? Viếng chùa chay tịnh, thanh tục mà lại đem theo ả hầu? Những điều đó tưởng chừng là bất kính, vô lễ nhưng lại khiến Bụt cũng phải cười độ lượng trước ông quan già tính khí khác người.

Ông coi thường danh lợi, chẳng bận tâm đến được mất khen chê ở trên đời mà:

    “Được mất dương dương người thái thượng

    Khen chê phơi phới ngọn đông phong

    Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

    Không Phật, không tiên, không vướng tục”

Còn người ông ở nơi trần tục mà tâm hồn thoát tục bay vút lên trên cao với âm điệu rộn rã của giọng ca, tiếng đàn. Đối với ông thú vui của bản thân mới là hạnh phúc đáng được quan tâm mọi sự cái được, cái mất, tiếng khen, tiếng chê không còn quan trọng, coi nó không tồn tại ở trên đời. Dù cho cuộc vui chơi của ông đang được thực hiện ở nơi cửa Phật, có cả đôi dì theo sau nhưng ông thấy mình vẫn thanh sạch và thoát tục không vướng bận Phật tiên. Những câu thơ trải dài nhịp điệu thênh thang, thanh thoát với cách ngắt nhịp 2/2/2/2 linh hoạt thể hiện được tâm hồn, tấm lòng mênh mông rộng mở, phóng khoáng theo kiểu khác thường của con người đã ngoài vòng cương tỏa.

Ông ngông ghênh tự đặt mình ngang hàng với những danh tài lỗi lạc bên Trung Hoa:

    “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

    Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

    Trong triều ai ngất ngưởng như ông”

Ông hành lạc vui chơi với đời nhưng vẫn tự tin khẳng định mình là nhà nho chân chính đã trọn vẹn đạo sơ chung. Ông sống, làm việc và cống hiến hết mình đồng thời cũng biết hưởng lạc, tận hưởng niềm vui mà cuộc đời ban tặng. Câu thơ cuối ông tự tin khẳng định trong triều không có ai được như ông.

Tuy là ngất ngưởng, là ngông nghênh nhưng ông vẫn luôn là một nhà nho chân chính với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Cùng với suy nghĩ khác người và có tầm nhìn xa trông rộng như ông là Cao Bá Quát nhân cách nhà nho chân chính cũng được thể hiện trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” Thánh Quát coi thường danh lợi, công danh trong bối cảnh thời đại phong kiến thối nát đang bước vào “cơn hấp hối”, ông coi những kẻ ham danh lợi xưa nay tất tả ngược xuôi bon chen cũng giống như người đời thấy quán rượu ngon tranh nhau đổ xô đến có mấy ai tỉnh táo để thoát ra được sự cám dỗ. Ông đi trên cát mà cứ nghĩ như mình đang bước trên con đường công danh bị sa lầy, khổ cực. Để rồi nhà nho ấy phải cất lên câu hỏi cuối cùng “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” điều ấy đã lí giải phần nào nguyên nhân tại sao Cao Bá Quát đứng về phía nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Bài ca ngất ngưởng” thể hiện cái tôi ngất ngưởng độc đáo trong tính cách khác thường của Uy Viễn đại nhân. Ông không cột chặt mình vào lễ giáo nho gia, luôn tự do phóng khoáng với thú vui của bản thân. Những gương mặt tiêu biểu của nhân cách nhà nho chân chính như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đã góp phần làm nên bộ mặt mới cho các nho sĩ lúc bấy giờ.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 27)

    Nguyễn Công Trứ là người học rộng, tài cao, làm nhiều chức quan lớn trong triều đình. Nhưng cuộc đời ông cũng gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở trên con đường hoạn lộ, khi đang làm chức quan lớn trong triều, ông đột ngột bị giáng chức, nhưng khí chất của một nhà nho chân chính thì không gì có thể lay chuyển được. Ông vẫn giữ lối sống “ngất ngưởng” khác thường. Vẻ đẹp của nhà nho chân chính đã được thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của ông.

    Nhân cách để nói về tư cách, phẩm chất đạo đức của con người, nhà nho là cách gọi những người tri thức xưa, theo lối Nho học. Như vậy, nhân cách của một nhà nho chân chính tức là phải biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nhân cách nhà nho chân chính đối với Nguyễn Công Trứ được thể hiện khi ông còn làm quan trong triều, có đến khi ông cáo quan về hưu.

    “Vũ trụ nội mạc phi phận sự

    Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

    Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông

    Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

    Lúc Bình Tây cờ đại tướng

    Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”

    Mở đầu tác phẩm ông đã khẳng định mọi việc trong trời đất này đều thuộc phận sự của chính tác giả. Và quả thật trong cuộc đời mình, ông thi đỗ đạt và giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình, nhưng đồng thời ông cùng bộc lộ nỗi buồn vì bản thân bị “vào lồng” sống cuộc đời gò bó, chật hẹp. Các chức vụ ông được giữ đều là những chức vụ quan trọng: Tham tán, Tổng đốc đông, Bình Tây đại tướng, Phủ doãn Thừa Thiên. Bản thân Nguyễn Công Trứ là người có ý thức rất rõ ràng trách nhiệm của một kẻ sĩ với đời. Dù biết rõ ra làm quan sẽ mất đi sự tự do, nhưng ông vẫn sẵn sàng vào cái lồng đó, bởi ở đấy ông mới có cơ hội đem tài năng cống hiến cho đất nước, làm tròn chí làm trai của một nam nhi: “Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển”. Nếu như các nhà Nho luôn sống theo lối khiêm nhường dù bản thân có tài giỏi đến đâu cũng không bao giờ bộc lộ, thì ngược lại ông Hi Văn lại sẵn sàng bộc lộ, dám thể hiện mình và khẳng định bản lĩnh cá nhân: “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Dường như sau lời thơ của ông ta còn thấy được thái độ coi thường của tác giả với những loại người bất tài nhưng hám danh lợi, sống cuộc đời luồn cúi, trong khuôn khổ. Nhưng con đường làm quan của ông cũng đầy thăng trầm, một cá nhân khi có những biểu hiện khác thường, cách tân so với đám đông thường sẽ bị mọi người ghét bỏ, tìm mọi cách hãm hại. Bởi vậy con đường hoạn lộ của ông mới thăng giáng bất thường như vậy. Có lẽ, lối sống “ngất ngưởng” của ông không phù hợp với khuôn khổ chật hẹp, gò bó của xã hội phong kiến.

    Khi ông từ quan, chính là khoảnh khắc cái tôi ngất ngưởng có cơ hội được thể hiện rõ nhất:

    Đô môn giải tổ chi niên

    Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

    Kìa núi nọ phau phau mây trắng

    Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

    Gót tiên theo đủng định một đôi dì

    Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

    Nguyễn Công Trứ đã thực sự được sống cuộc đời tự do, tự tại, như con chim được tháo cũ sổ lồng. Những hành động lời nói của ông là biểu hiện của lối sống rất “ngông” đây cũng là nét phẩm chất làm nên cốt cách Nguyễn Công Trứ. Ông Hi Văn cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa, ông làm biết bao con mắt dõi theo. Về hưu ông dựng nhà ở núi Đại, với mây trắng phau phau bao phủ bốn phía, như chốn bồng lai tiên cảnh. Đồng thời ông cũng thường xuyên đi viếng, thăm thú cảnh chùa nhưng lúc nào cũng dắt theo các cô hầu con. Điều này thật trái với quy tắc của nhà chùa. Nguyễn Công Trứ đã bất chấp mọi luật lệ, sống cuộc đời phá cách, ngang tàng, ngất ngưởng khiến cho bụt “cũng phải cười ông ngất ngưởng”.

    Không chỉ vậy, ông còn bày tỏ quan điểm về lẽ sống: “Được mất dương dương người thái thượng/ Khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Ông đưa ra quan niệm giữa được – mất trong cuộc đời này là chuyện bình thường và mỗi người cần bình thản đón nhận những biến đổi của cuộc sống. Đồng thời ông cùng khẳng định ông bỏ ngoài tai những lời khen – chê của thiên hạ đối với mình, thỏa thích vui chơi bất cứ những điều mình muốn: “Khi ca khi tửu, khi cắc, khi tùng/ Không Phật, không Tiên, không vướng tục”.

    Khổ thơ cuối, như một lời tổng kết của Nguyễn Công Trứ: “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú/ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung/ Trong triều ai ngất ngưởng như ông”. Dù có thể ông không phải một danh tướng, danh nho nhưng trước sau lòng trung với vua ông vẫn vẹn đạo, đây chính là phẩm chất cao quý của nhà nho, thật đáng trân trọng. Ông đã dành cả cuộc đời cống hiến cho đất nước, làm trọn đạo vua tôi, ở đời ai có thể ngất ngưởng được như ông?

    Qua bài Bài ca nhất ngưởng, ta có thể thấy rằng, lối sống ngất ngưởng của ông đều được xuất phát từ quan niệm Nho giáo đó là đề cao lòng trung quân, đây cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy thật đặc biệt, khác lạ, ông không khuôn mình, trói buộc theo những tư tưởng Nho học, mà “ngất ngưởng” theo cách của riêng mình nhưng vẫn vẹn đạo với vua, với nước. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt cho Nguyễn Công Trứ.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 28)

Nhắc đến nhà nho là nhắc đến niềm hoài cổ một thời vang bóng. Tuy ở xã hội hiện đại nó chỉ là hoài niệm thế nhưng có một giai đoạn rất dài nó trở thành niềm tự hào của rất nhiều thế hệ. Và không thể phủ nhận một điều rằng giá trị nhân cách ấy vẫn tỏa sáng vĩnh hằng trong mỗi người. Chúng ta càng thấm thía hơn khi đọc Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát và Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, nhân cách nhà nho chân chính được tái hiện vô cùng cụ thể và lay động.

Nhân cách ở đây đó chính là tư cách phẩm giá của mỗi con người. Nhà nho là những người có tri thức thời xưa, theo nho học đọc sách thánh hiền và được thiên hạ vô cùng kính nể. Họ nhìn chung là những người rất hiểu lễ giáo có ích cho đất nước và cho thiên hạ.

Đầu tiên ta có thể cảm nhận sự cộng hưởng và điểm chung giữa nhân cách nhà nho chân chính mà hai tác giả đề cập đến đó là quan điểm về con đường danh lợi. Song mỗi tác giả lại có một cách bộc lộc khác nhau. Nếu Cao Bá Quát thốt lên mà rằng :

“Bãi cát dài bãi cát dài ơi

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Phải chăng bản thân vì quá lận đận vớ con đường danh lợi cho nên nhà thơ mới trở nên bi quan đến thế? Ông không còn khao khát mà chán nản khi nhắc đến nó. Bởi vì với ông con đường ấy quá gập ghềnh trắc trở. Ông là người có tài, kiến thức uyên thâm thế nhưng có lẽ sự mục rũa của  thời đại đã hủy hoại đi một con người. Với cách sử dụng hình ảnh tượng trưng bãi cát dài vô cùng sâu sắc, người đi trên bãi cát cũng vô cùng tinh tế. Con đường danh lợi dài đằng đẵng khó đi và lắm vất vả, mệt mỏi… Giọt nước mắt không chỉ khóc thương cho bao năm dài miệt mài đèn sách mà quan trọng hơn nó còn xót thương cho một xã hội suy đồi và thối nát. Còn đối với Nguyễn Công Trứ ông lại cảm nhận theo một cách khác:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông HI Văn tài bộ đã vào lồng”

Nguyễn Công Trứ vô cùng thành công trong con đường công danh sự nghiệp thế nhưng ông cũng không vì thế mà đề cao con đường làm quan. Thậm chí Nguyễn Công Trứ cũng cảm thấy gò bó ở chốn quan trường. Điều đó được thể hiện rất rõ qua từ “vào lồng”. Có lẽ sống trong thời bất giờ chí làm trai mong muốn làm quan và việc học hành thi cử là để vinh quanh. Có thể với nhiều người có lẽ sẽ phê phán con đường ấy nhưng đặt trong hoàn cảnh bấy giờ thì họ chẳng còn ngã rẽ nào cho mình cả.

Thế nhưng đối với Cao Bá Quát ông đã thể hiện một phong cách riêng. Không cần cứ phải bon chen vất vả trên con đường ấy. Nếu không có nó thì sẽ có một lối rẽ khác. Đừng để danh lợi nhấn chìm chính bản thân bạn mà hãy dũng cảm vượt qua nó. Và có thể nói trong xã hội bấy giờ Cao Bá Quát là một con người vô cùng tiến bộ khi đã đề cao sự hạnh phúc. Còn đối với Nguyễn Công Trứ ông lại có cách thể hiện mình khác

“Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nen dạng tằn bi

Gót tiên đủng đỉnh một đôi gì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.

Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mình vô cùng ngất ngưởng. Ông luôn tạo nên những sự khác biệt không giống ai. Ông tự hào về những gì mà mình đã đạt được và cho nó là hơn người khác. Hơn thế nữa  ông còn thể hiện một lối sống vô cùng phóng khoáng vượt lên trên tất cả những lời đồn thổi tầm thường sống không cần để ý đến xung quanh.  Thế nhưng hình ảnh của ông sống mãi trong lòng người dân với hình ảnh vô cùng tốt đẹp và đáng khâm phục. Càng đáng quý hơn đó là đã dám đứng lên thể hiện cái tôi cá nhân của mình, bản ngã của chính mình.

Vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua hai tác phẩm bài ca ngắn đi trên bãi cát và bài ca ngất ngưởng thể hiện vô cùng thành công. Mỗi tác giả tuy có một cách thể hiện riêng song nó đều thể hiện được tâm hồn  của kẻ sĩ và tạo thành dấu ấn độc đáo trong lòng độc giả mãi sau này.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 29)

Ta vẫn thường nghe: "Tài cao phận thấp, chí khí uất". Dường như cái tài năng vẫn chưa đủ để con người ta tỏa sáng những còn bởi một chữ "phận". Đó cũng chính là bi kịch cuộc đời của một con người tài hoa bậc nhất Cao Bá Quát. Ông hiện ra là một nhà nho giỏi, đức độ với một tâm hồn văn chương và cốt cách thanh cao. Được nhân dân tôn lên hàng thánh – thánh Quát. Vậy nhưng đương thời Chu Thẩn lại phải trải qua biết bao khổ ải, gian truân của một chế độ phong kiến thối nát suy tàn. Những nỗi niềm xót xa, phẫn uất của một đấng nam nhi đã được ông gửi gắm kín đáo trong tác phẩm Sa hành đoản ca.

Là một nhà nho chân chính, Cao Bá Quát vốn chịu ảnh hưởng rất lớn của quan niệm "chí làm trai". Cũng như Nguyễn Công Trứ và bao bậc trượng phu đương thời, ông luôn tâm niệm va khao khát lập nên công danh sự nghiệp vẻ vang hiển hách cho đời, coi đó là lý tưởng sống, là trách nhiệm trọn đời và là món nợ phải trả - "nợ tang bồng". Ông vố đã sớm được coi như một tài năng xuất chúng khi mới chỉ ít tuổi và càng trưởng thành, ông lại càng chứng tỏ rõ khí phách hiên ngang và hoài bão lớn lao của mình. Tuy nhiên đứng trước một xã hội phong kiến bảo thủ, trì trệ và khủng hoảng, con người ấy đã không thể thỏa mãn khát vọng của mình.

"Bãi cát dài lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước."

"Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là một khúc ca ngắn, vậy mà bản thân nó lại vẽ nên một con đường rất dài. Bức tranh sa mạc mênh mông cát trắng với bóng người nhỏ bé đang bước đi từng bước khó nhọc. Đi mà như lùi, vậy ra đi mà thực ra không đi. Đó là một hình ảnh rất thực và cũng bao hàm ý nghĩa ẩn dụ. Đây thực ra là con đường thi cử của chính tác giả, cái tủi nhục của bãi cát cũng là cái nhọc nhằn ông đang phải gánh chịu vì con đường ấy – khó nhọc mà xa vời. Đối với trí thức nho sĩ ngày xưa, con đường học – thi – làm quan ấy đầy gian nan vất vả, càng khó khăn hơn trong những buổi cuối của nho học và đây cũng là cách duy nhất để họ thực hiện chí làm trai lập công danh của mình. Suốt những năm từ lúc 14 tuổi cho đến khi 31 tuổi, Cao Bá Quát đã vào Huế đi thi không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào ông cũng bị đánh hỏng. Không phải vì ông không có tài mà vì lẽ cái tính cách ngông nghênh của ông vốn đã quá nổi tiếng và không được lòng các vị quan triều thần. Đến đây lời thơ như những tiếng thở dài của chính tác giả, ta thấy được trướng nhất là sự chán ngán của Chu Thần trước thời cuộc. Bản thân ông ngày càng nhận thức được sự lạc hậu, thoái hóa của chế độ học hành thi cử truyền thống trong cái chuyển mình của thời thế.

"Mặt trời đã lặn chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi."

"Mặt trời lặn" là hình ảnh chuyển giao của thời gian, khi thiên nhiên đã chìm dần vào giấc nghỉ ngơi, thì đối lập với nó là hình ảnh người lữ khách "chưa dừng được". Vì sao chưa dừng được? Bởi lữ đường còn dài mà đích thì chẳng thấy đâu. Con đường cuộc đời ông đi mãi mà ông vẫn chưa tìm được cho mình chỗ đứng trong xã họi, chưa thỏa mãn ý chí lập nên công danh. Vậy nên bản thân ông không cho phép mình dừng lại. Nếu ở câu đầu mở ra là sự rộng lớn của không gian thì đến lúc này, Cao Bá Quát lại nói đến sự chảy trôi liên tục của thời gian, tất cả những yếu tố thiên nhiên vũ trụ ấy dường như đều là lực cản đường, cản trở những bước đi vốn đã đầy khó nhọc trên cát. Do đó, ông thấy mình trơ trọi cô đơn trước bãi cát hoang vu ấy và tự khóc cho số phận dai dẳng của mình. Có thể những giọt nước mắt ấy ban đầu chỉ đơn thuần do tác động của ngoại cảnh (gió, cát, bụi) nhưng chúng trở nên đắng hơn, mặn hơn và xót xa hơn bởi tâm sự của tác giả. Để rồi từ đây, những cung bậc cảm xúc của Chu Thần được đưa lên một vị trí mới:

"Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối giận khôn vơi."

Chu Thần đang giận ai hay giận cái gì vậy? Ông đang giận chính bản thân ông bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, ta có thể hiểu: trước những cảnh đời khổ cực của nhân dân và thời thế thay đổi, ông dù một lòng trung quân ái quốc, hết mực thương dân nhưng vẫn chưa thể làm để đem tài năng ra giúp dân giúp nước. Ngay cả Nguyễn Công Trứ "ngất ngưởng" là thế mà con luôn tâm niệm "nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chúng". Vậy nên ông tự trách bản thân vẫn chưa làm tròn nhiệm vụ với giang sơn xã tắc: "Không có lấy một sách lược gì làm cho đời được thái bình, thẹn mình là nhà nho mà lại tầm thường đến thế". Tâm sự này của ông khiến ta cảm thấy trân trọng một con người có tấm lòng đức độ và tâm hồn thanh cao trong thơ văn: "Nhất sinh đê thủ bái mao hoa".

Thứ hai, ông vô cùng hổ thẹn vì dù đã đeo đuổi con đường thi cử rất lâu mà vẫn chưa có được chức danh xứng đáng, vẫn chưa đạt được công danh để cho người đời thán phục. Thế nên lòng người càng trở nên bế tắc, oán hận và bi phẫn. Ông đã từng dùng hình ảnh tượng trưng để nói lên khí chất cao vời của mình"

"Ta ngẩng đầu lên nhìn tận ngoài trời

Những muốn vịn mây mà lên cao mãi."

Ông mong muốn có được phép thần tiên kì diệu để có tiếp tục đi trên con đường chông gai mặc cho đói khát, mệt mỏi hay buồn ngủ. Hy vọng có thể mau chóng tìm ra cho mình một cái đích rõ ràng.

Cách hiểu cuối cùng rất sâu sắc: đó chính là sự thoát li khỏi thực tại tầm thường. Đến như Nguyễn Công Trứ lỗi lạc là thế mà còn tìm kiếm lối thoát bằng cách cáo quan ở ẩn. Ở đây, Cao Bá Quát giá như bản thân có thể nhắm mắt làm ngơ, mặc cho sự đời biến đổi và mong muốn vất bỏ phiền muộn. Nhưng không! Với lý tưởng cao cả, chí khí ngoan cường, Chu Thần không thể thực hiện điều trái với đạo lý của bản thân. Do đó, cái "giận khôn vơi" ở đây, càng chiếu soi, làm tỏ hiện cho ta thấy được một Chu Thần với nhân cách cao cả, quý giá biết bao. Ông không muốn trốn tránh khó khăn nhưng luôn biết đối đầu và khắc phục khó khăn. Thật là nhân cách đáng ngưỡng mộ.

Những câu thơ tiếp theo lại đem đến cho người đọc về cái nhìn của Cao Bá Quát trước cảnh xã hội mưu cầu danh lợi:

"Xưa nay, phường danh lợi,

Tất cả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?"

Con đường danh lợi cũng là một thứ rất đường đời thật gập ghềnh, trắc trở. Công danh được ví như một thứ rượu cám dỗ đời người, khiến con người phải bon chen, phải gạt đi mọi giá trị đạo đức luân lí đểm thảm hại chạy theo vật chất. Học hành, độ đạt rồi vào chốn quan trường để phú quý vinh hoa, con đường lập thân, sự nghiêp ấy sao quá đỗi tầm thường. Lòng nhủ phải làm cái gì đó lớn lao hơn, cao cả hơn. Nhưng tiếc thay, chẳng mấy kẻ thắng được cái sức lôi cuốn của tiền tài. Họ chẳng khác nào những con thiêu thân, lao đầu vào nơi có ánh sáng và đông không kể. Qua đây, Cao Bá Quát cho thấy được điểm nhìn tuyệt vời của mình. Đó là cái nhìn bao quát thực tại bình thường, vượt ra cả không gian và vượt lên trên thời gian. Những suy nghĩ ấy đã đi trước thời cuộc của ông và minh chứng cho trí tuệ uyên bác vượt bậc của danh sĩ họ Cao. Cũng có thể thấy được thái độ khinh miệt, chán ghét của ông với lối quan niệm của các sĩ tử bấy giờ và ông tự hào là kẻ tỉnh hiếm hoi giữa rừng người say ấy. Song đáng buồn thay, ông vẫn đang đi theo con đường này. Trong tâm trí đang tự hỏi mình "tỉnh" hay "say"? Để rồi lại trút tiếng thở dài vô vọng:

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít.

Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",

Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt.

Tiếng thở dài chán ngán, mệt mỏi của Cao Bá Quát khi gặp phải sự bế tắc, lòng luôn thao thức câu hỏi: "tính sao đây?". Khó khăn tiếp nối khó khăn, nhìn bốn bể, đâu đâu cũng chỉ thấy những trắc trở, gian lao muôn trùng. Lúc này, Chu Thần đã bị đẩy vào "đường cùng". Dường như, trongong đang có sự đấu tranh quyết liệt, ông dậm chân tại chỗ. Cao Bá Quát không muốn đi tiếp vì biết đường gian khổ mà vô định. Nhưng có một tiếng gọi vang lên từ tấm lòng thương dân sâu sắc, đó là cái nợ nước nhà chưa thể trả, nợ công danh cuộc đời. Vì không còn một con đường nào khác cho bất cứ một ai, kể ra những người có chí lớn vượt ra ngoài sự nghiêp công danh. Bi kịch của Chu Thần không chỉ là của riêng Chu Thần, nhưng còn là bi kịch của thời đại, một thời đại sắp đi đến phút cáo chung.

"Anh đứng làm chi trên bãi cát?"

Câu hỏi vang lên vô vọng giữa bãi cát mênh mông. Nhưng có vẻ kín đáo trả lời cho mâu thuân nội tâm của Cao Bá Quát. Một lần nữa, ông khẳng định tính chất vô nghĩa của con đường "bãi cát" ấy để làm tiền đề cho cái nhìn của mình: cái nhìn sáng suốt và đầy đạo đức: từ bỏ cái cũ lỗi thời để đến với cái mới. Đến đây, ta chợt nhớ đến triết lí của Lỗ Tấn: "Trên thế gian làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi." Quả thật vậy, câu hỏi tu từ: "Anh đứng làm chi trên bãi cát?" như là lời thúc giục, là tiếng gọi lên đường, khai phá lối đi mới tiến bộ. Đó cũng là nguyên nhân chính và động cơ thúc đẩy Chu Thần đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa Mỹ Lương, chống lại triều đình nhà Nguyễn – việc làm để lại tiếng danh muôn đời và khiến thế hệ sau nể phục khôn nguôi.

"Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là bài thơ ngắn mà dài, hiện thực mà đầy tượng trưng, trữ tình mà đầy bi phẫn với ý thơ hàm súc, đa nghĩa. Ẩn chứ trong tác phẩm là những suy nghĩ kín đáo của tác giả, là tâm tình da diết với đất nước, là khí phách hiên ngang của chí làm trai, là trí tuệ thông thái, là cái nhìn vượt thời gian, là ước muốn cải cách xã hội và cũng là nhân cách cao đẹp của nhà nho chân chính Cao Bá Quát.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 30)

“Nhất sĩ, nhì nông”

Trong xã hội phong kiến xưa, giai cấp được xếp hạng nhất, được trọng vọng nhất đó là “sĩ”, thường được gọi là các nhà nho. Vậy họ là ai? Họ làm việc gì và sinh sống ra làm sao? Chúng ta thử tìm hiểu nhân cách của nhà nho chân chính qua Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát và Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

Nhân cách là gì? Nhân cách là tư cách, phẩm chất của con người.

Thế nào là nhà nho? Nhà nho là những người tri thức thời xưa, theo Nho học. Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết lí và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà nho, nho sĩ hay nho sinh. Nhà nho là người đã học sách thánh hiền, có học thức, biết lễ nghĩa, biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, được thiên hạ cần để dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lí …

Nhân cách nhà nho chân chính thể hiện trước hết là biết “tu thân”. Trong tu thân, sự học là rất quan trọng. Khổng Tử nói: “Ta đi học là học cho ta, để gây cái phẩm giá của ta”. Mà học là để đỗ đạt trong thi cử. Sau đó “trị quốc”, ra làm quan để kinh bang tế thế, giúp nước giúp đời. Mà làm việc gì Nguyễn Công Trứ cũng làm đến nơi đến chốn. Trong bài ca ngất ngưởng, ông viết:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cầm cờ Đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên"

Nguyễn Công Trứ liệt kê các vị trí, chức quan ông đã trải qua. Chúng đều là những vị trí cao nhất trong phạm vi của nó: Thủ khoa (đứng đầu khoa thi Hương, tức Giải nguyên), Tham tán (đứng đầu đội quan văn tham chiến: Tham tán quân vụ, Tham tán đại thần), Tổng đốc (đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh), Đại tướng (cầm đầu đội quân bình Trấn Tây), phủ doãn (đứng đầu ở kinh đô). Ngoài ra, ông còn có các hoạt động đa dạng trong lĩnh vực kinh tế: khai hoang (lập nên hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải), trị thủy (đê sông Hồng); đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn; kiến nghị về quỹ xã thương (dự trữ gạo), về việc cấp tiền dưỡng liêm để chống tham nhũng … Tất cả công việc đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện đầy tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao.

Là một nhà nho chân chính, Cao Bá Quát cũng ảnh hưởng rất lớn của quan niệm “chí làm trai”. Cũng như Nguyễn Công Trứ và bao bậc sĩ phu đương thời, ông luôn tâm niệm và khao khát lập nên công danh sự nghiệp vẻ vang cho đời, coi đso là lí tưởng sống, là trách nhiệm trọn đời và là món nợ phải trả - “nợ tam bồng”. Ông vốn đã sớm được coi như một tài năng xuất chúng khi mới chỉ ít tuổi và càng trưởng thành, ông lại càng tỏ rõ khí phách hiên ngang và hoài bão lớn lao của mình. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng, xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân. Năm Nhâm Thìn (1832), Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không đỗ. Sau đó, ông vào kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng. Năm 1841, đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàn lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp  văn thơ.

Bên cạnh nhân cách nhà nho chân chính, Nguyễn Công Trứ còn có tính cách của một nhà nho tài tử. Điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nho tài tử với người nhà nho hành đạo (nhập thế) và nhà nho ẩn dật (xuất thế) là ở chỗ nhà nho tài tử coi “tài” và “tình” chứ không phải đạo đức làm nên giá trị của con người. Nhà nho tài tử quan nhiệm “tài” theo nhiều cách: có thể đó là tài trị nước, cầm quân (kinh luân), có thể là tài học vấn. Nhưng dẫu đã có những tài năng ấy, vẫn nhất thiết phải có thêm tài văn chương, văn nghệ, “cầm kì thi họa” và những thứ nghệ thuật tài hoa, và tài năng đó phải gắn với “tình” nữa mới thành nhà nho tài tử:

“Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dáng từ bi,

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.

Ông cáo quan về quê, thoát khỏi chốn quan trường năm 1848. Đó cũng chính là thời điểm ông sáng tác bài thơ này. Nguyễn Công Trứ cho mọi người biết rằng ông đã hết làm quan, đã đực tự do, thoát khỏi “cái lồng” làm quan. Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông trong con người ông khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc. Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò, được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên. Câu thơ “Kìa núi nọ phau phau mây trắng” tái hiện một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên. Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống chốn thần tiên ấy – núi Đại Nại. Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của một nhà nho. Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà nho, hành xử không đúng với việc ông được học: những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn. Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động “lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng”.

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong”.

Đối với Nguyễn Công Trứ, “Được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống. Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được”. Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là “được” hay “mất” cũng không quan trọng. Ông cứ thưởng thức “Đông phong”, gió xuân ấm áp phe phẩy bên tai, chẳng đáng quan tâm đến “được – mất”, “khen – chê”.

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật. không tiên, không vướng tục”.

Nguyễn Công Trứ dù đi chùa nhưng lại dẫn theo hần gái, lại còn gảy đàn và ca hát nơi tôn nghiêm. Thế nhưng ông không thuộc về nơi trần tục ấy, ông không vướng vào thói hư hư tật xấu vì ông là một nhà nho tài tử. Cao hơn đó là ông “ngất ngưởng” hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên. Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai.

Khác với Nguyễn Công Trứ, nhân cách của nhà nho chân chính Cao Bá Quát lại có những nét đặc biệt: đó là tầm nhìn xa rộng về cuộc đời, đó là tinh thần muốn đổi mới cuộc sống. Trong tác phẩm Bài ca ngắn đi trên cát, Cao Bá Quát đã thể hiện sự coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến xưa đã bị thối nát. Ông đã nhận ra tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo:

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”.

Bài can ngắn đi trên bãi cát là một khúc ca ngắn, vậy mà bản thân nó lại vẽ trên một con đường rất dài. Bức tranh mênh mong cát trắng với bóng người nhỏ bé đang bước đi từng bước khó nhọc. Đi mà như lùi, đi mà như không đi. Đây thực ra là con đường thi cử của chính tác gia. Cái nhọc nhằn của bãi cát cũng là cái nhọc nhằn ông đang phải gánh chịu vì con đường ấy khó nhọc mà xa vời. Đối với tri thức nho sĩ ngày xưa, con đường hoc – thi – làm quan ấy đầy gian nan vất vả, càng khó khăn hơn trong những buổi cuối của nho học và đây cũng là cách duy nhất để họ thực hiện chí làm trai lập công danh của mình. Bản thân ông ngày càng nhận thức được sự lạc hậu, tha hóa của chế độ học hành thi cử truyền thống trong cái chuyển mình củ thời thế. “Mặt trời lặn” là hình ảnh chuyển giao của thời gian, khi thiên nhiên đã chìm dần vào giấc nghỉ ngơi, thì đối lập với nó là hình ảnh người lữ khách “chưa dừng được”. Vì sao chưa dừng được? bởi lẽ đường còn dài mà đích thì chẳng thấy đâu, Cao Bá Quát lại nói đến sự chảy trôi liên tục của thời gian. Tất cả dường như đều là lực cản đường, cản trở những bước đi vốn đã đầy khó nhọc trên cát.

“Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời,

Đầu gió hơi men thơm quán rượu

Người say vô số, tình bao người?”

Con đường danh lợi cũng là một thứ đường đời thật gập gềnh, trắc trở. Công danh được ví như một thứ rượu cám dỗ đời người, khiến con người phải bon chen, phải gạt đi mọi giá trị đạo đức luân lí. Học hành, đỗ đạt rồi vào chốn quan trường để phú quý vinh hoa, con đường lập thân, lập nghiệp ấy sao quá nỗi tầm thường. Lòng nhủ phải làm cái gì đó lớn hơn, cao cả hơn. Nhưng tiếc thay, chẳng mấy kẻ thắng được cái sức lôi cuốn của danh lợi. Số đông này hễ cứ ngửi thấy men thơm là lao đầu vào cho đến say khướt. Những suy nghĩ của Chu Thần đã đi trước thời cuộc của ông và minh chứng cho trí tuệ uyên bác vượt bậc của danh sĩ họ Cao. Người đọc cũng có thể thái độ khinh miệt, chán ghét của ông với lối quan niệm của các sĩ tử bấy giờ và ông tự hào là kẻ tỉnh hiếm hoi giữa rừng người say ấy. Song đáng buồn thay, ông vẫn đang đi theo con đường này. Trong tâm trí đang tự hỏi mình “tỉnh” hay “say” để rồi lại trút tiếng thở dài:

“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiểu, đâu ít ?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng",

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,”

Tiếng thở dài chán ngán, mệt mỏi của Cao Bá Quát khi gặp phải sự bế tắc, lòng luôn thao thức câu hỏi: Tính sao đây?”. Khó khăn nối tiếp khó khăn, nhìn bốn bề, đâu đâu cũng chỉ thấy những trắc trở, gian lao muôn trùng. Dường như, trong ông đang có sự đấu tranh quyết liệt: Một mặt, ông không muốn đi tiếp vì biết đường gian khổ mà vô đích. Mặt khác lại có một tiếng gọi vang lên từ tấm lòng thương dân sâu sắc, đó là cái nợ nước nhà chưa thể trả, nợ công danh cuộc đời.

“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”   

Câu hỏi vang lên vô vọng giữa bãi cát mênh mông. Nhưng có vẻ kín đáo trả lời cho mâu thuẫn nội tâm của Cao Bá Quát. Một lần nữa, ông khẳng định tính chất vô nghĩa của con đường “bãi cát” ấy để làm tiền đề cho cái nhìn của mình, cái nhìn sáng suốt: từ bỏ cái cũ lỗi thời để đến với cái mới. Đến đây, ta chợt nhớ đến triết lí của Lỗ Tấn: “trên thế gian làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Quả thật vậy, câu hỏi tu từ “Anh đứng làm chi trên bãi cát” như là lời thúc giục, là tiếng gọi lên đường, khai phá lối đi mới tiến bộ. Đó cũng là nguyên nhân chính và động cơ thúc đẩy Chu Thần đứng ra, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa Mĩ Lương, chống lại triều đình nhà Nguyễn – việc làm để lại tiếng danh muôn đời khiến thế hệ sau nể phục khôn nguôn.

Tóm lại, Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ xứng danh là những con người có nhân cách nhà nho chân chính. Hai nhà thơ đã có những suy nghĩ rất độc đáo tuy sống trong một xã hội đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo. Với Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ chứng tỏ là một nhà nho tài tử, thể hiện rõ sự khác biệt, “ngất ngưởng” trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính, không ép mình bị trói buộc, Cao Bá Quát chứng tỏ là một nhà nho có quan niệm sống tiến bộ, có cái nhìn vượt thời đại, là ước muốn cái cách xã hội. Cả Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đều để lại dấu ấn qua tác phẩm của mình để khẳng định phong cách riêng của mỗi người. Vì thế có thể nói, cả hai nhà thơ đều đáng được đề cao như những nhà nho đã tạo nên một diện mạo mới cho Nho học Việt Nam.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 31)

Phải nói rằng có những nhà thơ, nhà văn mà bóng dáng của họ giờ chỉ là niềm hoài cổ, dĩ vãng xa xưa. Nhưng ngược dòng thời gian, vẻ đẹp tâm hồn của những con người ấy vẫn mãi toả sáng, vĩnh hằng. Chúng ta càng thấm thía hơn điều đó khi đến với”bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát và “bài ca ngất ngưỡng” cuă Nguyễn Công Trứ- hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà nho chân chính.

Trước hết, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua hai tác phẩm đều là sự thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi. Tuy nhiên mỗi người lại có một cách bộc lộ khác nhau về ước mơ thời đại ấy. Cao Bá quát chán ghét thốt lên rằng:

“Bãi cát dài bãi cát dài ơi 

Đi một bước như lùi một bước 

Mặt trời đã lặn chưa dừng được 

Lữ khấch trên đường nước mắt rơi”

Phẳi chăng do quá lận đạn với dường danh lợi nên ông được không mấy khất khao khi nhắc đến nó? Với ông dường như sự nghiệp đậu đạt làm quan là quá gập ghềnh, trắc trở. Nói diều ấy không có nghĩa Cao Bá Quát không có tài mà ngược lại, ông là một người có học vấn uyên thâm. Nguyên ngân chủ yếu làm mất đi một nhân tài đất nước như ông cũng là vì sự suy thoái cử xã hội, sự khủng hoảng của thời đại. Với cách sử dụng hình tượng bãi cát đầy tính gợi hình, và hình ảnh người đi trên bãi cát vô cùng tinh tế, Cao Bá Quát đã miêu tả rất thành công sự mệt nhọc, vất vả của người đi trên con dường danh lợi. Con dường ấy dài lắm, khó đi lắm đến nỗi giọt nước mắt của những người trí thức phải tuôn rơi. Giọt nước mắt đó là tiếng khóc cho sự vất vả, mệt mỏi, giọt nước mắt khóc thương cho biết bao năm đèn sách không là gì cả mà hơn nữa, đó là tiếng khóc của thời đại, tiếng lòng bi thương cho một xã hội suy đồi. Còn đến với Nguyễn Công Trứ, ta lại cảm nhận một suy nghĩ khác:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự 

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”

May mắn hơn Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ rất thành công trong sự nghiệp của mình, nhưng không vì thế mà ông đề cao con đường làm quan. Dường như có một sự tương đồng nho nhỏ trong suy nghĩ của hai nhà nho lớn khi Nguyễn Công Trứ cũng camt thấy bị gò bó, ép buộc chốn quan trường. Điều ấy được thể hiện sâu sắc qua từ “vào lồng”. Có lẽ rằng sống trong thời đại đó thì cái đíh phấn đấu cuối cùng của nhà nho là một chức quan. Với họ, học là để thi cử, dèn sách là để được vinh danh. Nhưng chúng ta không nên quá phê phán lối suy nghĩ ấy bởi đó là mục đích sống của cả một thế hệ. Nếu nhue không đi theo con đường ấy, họ sẽ chẳng có một lối rẽ nào khác cả.

Không dừng lại ở đó, cả Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đều để lại một dáu ấn riêng qua Tác phẩm của mình để khẳng định phong cách . Với Cao Bá Quát, phong cách nhà nho chân chính thật sự toả sáng kho ông có quan niệm sống vô cùng tiến bộ.

Con đường danh lợi gập ghềnh đến thế thì bạn hãy tự thoát ra. Một bước đi để đường đời thay đổi, để không còn phải vất vả bon chen, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đâu phải chỉ có làm quan mới là con đường duy nhất đi tới thành công, hãy chọn cho mình một lối rẽ riêng, không xô bồ, chen lấn.Đừng để vòng xoáy danh lợi nhấn chìm những con người tài giỏi vào hố sâu, dũng cảm bước ra khỏi vòng xoáy ấy mới là quyết định sáng suốt nhất. Cao Bá Quát đã có một quan niệm rất đúng đắn, vượt qua thời đại để hướng con người tới một cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó cũng là bước đi đầu tiên để làm thay đổi xã hội, thoát khỏi sự lũng đoàn, suy đồi. Từ đó, Cao Bá Quát đã trở thành một biểu tượng của nhà nho chân chính, rất khác biệt so với các thế hệ trước. Cũng là một nhà nho chan chính, vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ thể hiện qua phong cách, bản lĩnh cá nhân của mình.

… “Đô môn giải tổ chi niên 

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng 

Kìa núi nọ phau phau mây trắng 

Tay kiếm cung mà nen dạng tằ bi 

Gót tiên đủng đỉnh một đôi gì 

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Nguyễn Công Trứ đã thể hiện mình vô cùng “ngất ngưởng”. Ông luôn làm những điều khác thường, không giống người trong khi mình là một vị quan trên muôn dân. Không những thế, ông còn khoe khoang tự đại về thành tích, công lao của mình, rồi coi mình cao hơn người khác. Hơn thế nữa, Nguyễn công Trứ còn có một cuộc sống vô cùng tự do,phóng khoáng. Vượt lên cả những lời đồn thổi tầm thường, ông sống mà không để ý đến xung quanh. Một cuộc sông đúng với choính mìn, sống thật với bản thân. Nhưng ông mãi sống trong lòng nhân dân với một hình ảnh vô cùng tốt đẹp, rất đáng kham phục. Cũng bởi vì ông đã công hién rất nhiều cho công cuộc xây dựng đất nước, có những tháng ngày sống hết mình vì nhân dân. Cành đáng trân trọng hơn nữa đó là ông đã dám thể hiện cái “tôi” cá mhân của mình. Một cái tôi bản ngã – vượt lên thời đại. Một nhà nho chân chính là người dám nói, dám thể hiện bản lĩnh của mình trước thiên hạ. Và ông đã làm được điều đó, xứng đáng với vị trí của mình trong đất nước.

Đúng vậy, vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua 2 tác phẩm “Bài ca ngăn đi trên bãi cát” và “Bài ca ngất ngưỡn g” được thể hiện rất thành công. Tuy mỗi người có một phong cách riêng nhưng nó đều đã trỏ thành một nốt nhấn thời đại, trở thành điểm sáng thẩm mĩ trong lòng người đọc bởi ấy là vẻ đẹp biểu tượng của con người Việt Nam trong thời đại dĩ vãng, xa xưa.

Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (mẫu 32)

Cao Bá Quát là một nhà thơ tài năng và bản lĩnh, nổi tiếng văn hay chữ tốt, được tôn vinh như một bậc thánh “thần Siêu thánh Quát”. Là người học rộng tài cao nhưng ông lại sống trong một xã hội đầy bất công ngang trái. Chính vì điều này, ông đã lấy cảm hứng sáng tác bài thơ “Bãi ca ngắn đi trên bãi cát” để thể hiện tâm thế khinh thường những kẻ hám danh vọng và niềm khát khao được thay đổi cuộc sống. Đồng thời qua bài thơ, chúng ta thấy được bức chân dung Cao Bá Quát hiện lên là một nhà nho tài giỏi, đức độ với tâm hồn văn chương và cốt cách thanh cao.

Cũng giống như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng có quan niệm về chí làm trai. Ông luôn khao khát lập nên công danh sự nghiệp vẻ vang hiển hách cho đời, coi đó là lí tưởng sống, là trách nhiệm cả đời. Mở đầu bài thơ, tác giả đã thể hiện sự coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến thối nát. Ông nhận ra những tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo, làm con người ta không thể thỏa mãn được cái khát vọng của mình:

    ” Bãi cát lại bãi cát dài

      Đi một bước như lùi một bước

      Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

      Lữ khách trên đường nước mắt rơi “

Điệp từ “bãi cát” được lặp lại hai lần càng khiến không gian trong bài thơ trở nên dài rộng bao la. Việc đi trên bãi cát thường rất khó khăn, không thể giúp con người ta tiến nhanh về phía trước được mà chỉ thấy những bước chân bị kìm nén, bị lùi tụt lại về phía sau. Trên bãi cát mênh mông ấy chẳng biết đâu là điểm dừng, đâu là con đường mà người cần đi. Trên bãi cát ấy còn có hình ảnh của một con người cô độc đang độc hành trên bãi cát. Dáng dấp nhỏ bé tưởng chừng như bị nuốt chửng bởi bãi cát bao la ấy, càng khiến cho ta cảm thấy dễ chơi vơi, chán nản. Những giọt nước mắt của sự khó khăn vất vả hay là nỗi bất mãn trước thời đại khi phải hành hạ thân xác để theo đuổi danh vọng hư vô !

Đối với tri thức Nho sĩ ngày xưa, con đường học hành thi cử làm quan đầy vất vả, càng khó khăn hơn trong những buổi cuối của Nho học và đây cũng là cách duy nhất để họ thực hiện chí làm trai lập công danh của mình. “Mặt trời lặn” là hình ảnh chuyển giao của thời gian, khi thiên nhiên đã chìm dần vào giấc nghỉ ngơi, thì đối lập với nó là hình ảnh người lữ khách “chưa dừng được” . Điều đó cho ta thấy nhà thơ không muốn trốn tránh khó khăn nhưng ông luôn biết đối đầu và khắc phục nó.

  “Xưa nay, phường danh lợi,

   Tất cả trên đường đời

   Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

   Người say vô số, người tỉnh bao người?”

Trên đường đời, chẳng có mấy ai thoát khỏi được sự ham muốn về vật chất, công danh phú quý. Dù buồn hay vui, người ta đều tìm đến quán rượu thơm nồng để đắm say, có mấy ai tỉnh táo để thoát khỏi ma lực ấy. Qua đây tác giả muốn đánh thức người đọc về những “phường danh lợi” khiến nhiều người lầm đường lạc lối. Ông phê phán những danh vọng tầm thường nhưng cũng nhận ra sự cô độc của mình trên đời. Con đường danh lợi được ví như một thứ rượu cám dỗ đời người. Thứ công danh ấy khiến con người phải bon chen, phải gạt đi mọi giá trị đạo đức luân lí. Những suy nghĩ của Cao Bá Quát đã đi trước thời đại và đã minh chứng cho trí tuệ uyên bác của ông. Người đọc thấy được thái độ chán ghét, khinh miệt của ông với lối quan niệm của các sĩ tử lúc bấy giờ và tự hào mình là kẻ tỉnh hiếm hoi giữa rừng sai ấy. Nhưng đáng buồn nhà thơ vẫn đang đi theo con đường này. Ông tự hỏi lại mình đang “tỉnh” hay đang “say” để rồi trút tiếng thở dài. Dường như ông đang có sự đấu tranh quyết liệt: Một mặt ông không muốn đi tiếp vì biết con đường này là vô ích, mặt khác lại có một tiếng gọi đang vang lên từ tận đáy lòng yêu nước thương dân của ông. Đó là cái nợ nước chưa trả, nợ công danh cuộc đời:

“Người đi trên bãi cát bỗng nhiên dừng lại

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi !

Tính sao đây đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc đường cùng,

Phía bắc núi Bắc muôn trùng

Phía nam núi Nam sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Một lần nữa, tác giả lại thốt lên tiếng gọi về “bãi cát dài” như sự cam chịu, chấp thuận. Đã biết bao lần muốn từ bỏ con đường đi về phía trước, những câu hỏi băn khoăn chất chứa trong lòng. “Đường bằng mờ mịt” là con đường đi theo tiếng gọi danh vọng, chẳng biết đến bao giờ mới được chạm tay vào công danh ấy. “Đường ghê sợ thì nhiều” ám chỉ còn rất nhiều con đường khác để tác giả có thể lựa chọn nhưng cũng chẳng có sự lựa chọn nào tốt, sáng sủa và hạnh phúc. Nỗi bế tắc bao trùm cả một cuộc đời, cả những bãi cát dài thênh thang. Những cặp hình ảnh núi và sóng vừa là hình ảnh thực, lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho đường đời đầy gian lao, thử thách. Câu hỏi cuối bài thơ vang lên như một lời thúc giục, là tiếng gọi lên đường theo lý trí của tác giả. Đó cũng chính là động cơ thúc đẩy Cao Bá Quát đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, để lại danh tiếng muôn đời sau này.

Cao Bá Quát xứng danh là một nhà nho có nhân cách chân chính, cao cả với những suy nghĩ độc đáo tuy sống trong một xã hội đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” tuy ngắn mà dài, hiện thực mà tượng trưng, thể hiện tâm tư chân thành của một người có tài nhưng bị xã hội quay lưng. Tác giả đã gửi gắm trọn vẹn những cảm giác thất vọng, bế tắc của một bậc tri thức trước một thời đại đen tối. Đồng thời bài thơ cũng cho ta thấy một khí phách hiên ngang của chí làm trai, một trí tuệ thông thái của nhà Nho chân chính Cao Bá Quát.

Xem thêm các văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Cảm nhận về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

Phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

1 1,202 18/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: